Tìm kiếm

Nguyên nhân và cách điều trị khó thở hụt hơi 

Hình ảnh người phụ nữ này bị viêm phổi dẫn đến tình trạng khó thở hụt hơi

Khó thở hụt hơi là triệu chứng rất dễ gặp phải nhưng người bệnh thường bỏ qua và trấn an bản thân là do căng thẳng hay tuổi tác. Triệu chứng này không chỉ gây khó chịu bất tiện cho người bệnh mà còn tiềm tàng nhiều bệnh nguy hiểm. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh triệu chứng khó thở hụt hơi trong bài viết này nhé.

1. Khó thở hụt hơi có nguy hiểm không?

Khó thở hụt hơi là tình trạng xảy ra khá phổ biến khi bạn gặp vấn đề về hô hấp. Trung bình cứ 4 người sẽ có 1 người khó thở. Nhịp hít vào và thở ra bình thường của một người trưởng thành khỏe mạnh là 20 nhịp thở/phút (khoảng 30.000 nhịp thở/ngày). Bạn dễ bị khó thở khi vận động gắng sức và kèm theo hụt hơi trong thời gian dài nếu mắc các bệnh về tim, phổi.

Hình ảnh người phụ nữ đang gặp vấn đề về hô hấp dẫn đến tình trạng khó thở hụt hơi
Khó thở hụt ​​hơi xuất hiện khi bạn gặp vấn đề về hô hấp

Khi lượng oxy trong máu thấp, các hoạt động hô hấp sẽ bị rối loạn làm suy giảm các chức năng của cơ thể gây ra tình trạng khó thở hụt hơi. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, đột quỵ, hoại tử não,… 

Để tránh biến chứng nguy hiểm trên, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi có các biểu hiện sau đây:

  • Khởi phát đột ngột nhưng tiến triển phức tạp theo chiều hướng nghiêm trọng.
  • Khó hô hấp dẫn đến mất khả năng hoạt động.
  • Ngực đau tức.
  • Buồn nôn.
  • Khó/không thở được khi nằm.
  • Sốt, ớn lạnh, ho.
  • Thở khò khè.
  • Môi, da, móng tay tím tái.
Hình ảnh người phụ nữ bị khó thở hụt hơi dẫn đến khó chịu
Khó thở kèm hụt hơi thường bị bỏ qua vì lầm tưởng là dấu hiệu tuổi già hay căng thẳng

2. Nguyên nhân khó thở, hụt hơi

Trong một số trường hợp, khó thở được coi là bình thường nếu bạn vận động quá sức. Bạn sẽ trở lại trạng thái bình thường khi ngừng hoạt động thể chất. Tuy nhiên, nếu hiện tượng khó thở hụt hơi xảy ra với tần suất liên tục thì rất có thể bạn mắc một số bệnh lý dưới đây.

2.1. Bệnh lý đường hô hấp

Bệnh lý đường hô hấp là một trong những nguyên nhân thường gây ra triệu chứng khó thở hụt hơi. Các bệnh lý có thể kể đến như:

  • Cúm: Do virus cấp tính gây ra, có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng. Thông thường cúm gây ra một số triệu chứng như sốt, đau đầu, sổ mũi,… Đồng thời có thể kèm theo một số biểu hiện như khó thở hụt hơi, ho khan, viêm họng, nôn khan, ho lâu ngày, ho về đêm… 
  • Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Tình trạng đường thở bị hẹp hoặc co lại, khiến người bệnh khó thở ngay cả khi họ đang nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh xuất hiện các các biểu hiện khác như ho dai dẳng, ho có đờm, thở khò khè, tức ngực khó thở. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, trong đó người lớn tuổi và người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Viêm phế quản, viêm phổi: Nguyên nhân chính gây viêm phổi là do virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công cơ thể, người bệnh bắt đầu có triệu chứng khó thở từ vài ngày đến một tuần. Và xuất hiện thêm các biểu hiện khác như nôn, ho, sốt, đau đầu, mệt mỏi…
  • Covid-19 và hậu Covid-19: Người bệnh nhiễm virus SARS-CoV-2 xuất hiện triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi. Đồng thời cũng có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như khó thở hụt hơi, đau tức ngực, đau đầu, mất vị giác,… 
Hình ảnh người phụ nữ này bị viêm phổi dẫn đến tình trạng khó thở hụt hơi
Bệnh lý hô hấp như viêm phổi có thể là nguyên nhân gây khó thở hụt hơi

2.2. Bệnh lý tim mạch

Một số bệnh lý tim mạch thường gây ra triệu chứng khó thở hụt hơi gồm:

  • Suy tim: Đây vừa là bệnh lý vừa là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch khác. Bệnh xảy ra khi tim bị tổn thương thực thể hoặc rối loạn chức năng khiến tâm thất không còn đủ khả năng tiếp nhận và tống máu đi. Người bệnh gặp một số biểu hiện chính như khó thở, hụt hơi kèm theo nhịp tim nhanh. 
  • Các dị tật tim bẩm sinh: Bệnh xuất hiện do vấn đề di truyền hoặc tổn thương trong thời kỳ bào thai khiến tim xuất hiện một số bất thường về cấu trúc hay chức năng. Các vấn đề này có thể can thiệp y tế, phẫu thuật để loại bỏ. 
  • Bệnh lý mạch vành: Bệnh xuất hiện khi mạch vành (mạch máu nuôi tim) bị hẹp, tắc dẫn đến cơ tim không được tưới đủ máu. Các bệnh lý mạch vành cần được chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

2.3. Tình trạng căng thẳng, lo âu

Căng thẳng quá mức cũng có thể đi kèm với các triệu chứng thể chất như đau đầu, khô miệng, đau cơ, chóng mặt hoặc khó thở. Khi bị căng thẳng, nồng độ cortisol và adrenaline tăng lên đáng kể. Hai loại hormone này có khả năng làm tăng huyết áp và khiến tim đập nhanh hơn bình thường. Khi nhịp tim tăng liên tục, cơ tim sẽ bơm máu nhanh hơn và cần lượng oxi lớn để thực hiện quá trình này. Chính vì vậy, lượng oxy trong phế nang bị giảm và gây khó thở. 

2.4. Ngộ độc khí carbon monoxide

Carbon monoxide hay khí CO là một loại khí độc được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong xe tải, ô tô hay đốt than,… Trong không gian nhỏ hẹp, khí này thường tích tụ và thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Sau khi vào cơ thể, khí CO gắn chiếm chỗ oxy trong tế bào máu và cản trở quá trình vận chuyển oxy đến các mô tế bào. 

Điều này có thể dẫn đến các cơ quan bị thiếu oxy, đặc biệt là ở não. Vì vậy, ngộ độc khí carbon monoxide có thể gây tổn thương não, thậm chí là tử vong. Một số triệu chứng của tình trạng này gồm: khó thở, chóng mặt, lú lẫn và đau đầu nhẹ. 

2.5. Một số nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến khó thở hụt hơi gồm:

  • Khó thở do say nắng, say nóng: Khi nhiệt độ đột ngột tăng cao, bạn dễ bị say nắng, say nóng dẫn đến tình trạng tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt tăng lên có thể dẫn đến tăng quá trình thải mồ hôi và mất lượng nước lớn. Trong những trường hợp nhẹ ban đầu có thể xuất hiện một số biểu hiện nhận biết như nhịp tim và nhịp thở tăng cao, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt và khó thở tăng dần,… 
  • Khó thở do dị ứng: Khi cơ thể phản ứng quá mức với một/ một số tác nhân nào đó dẫn đến tình trạng dị ứng. Tùy vào chất gây dị ứng và bộ phận bị ảnh hưởng có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Phản ứng dị ứng có thể từ nhẹ đến nặng, trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí là tử vong. Một số biểu hiện nhận biết như khó thở, phát ban ngứa da, chảy nước mũi,… 
  • Khó thở do thiếu sức mạnh cơ bắp: Khi luyện tập thể thao quá sức dẫn đến nhức mỏi, căng cơ và thiếu sức mạnh cơ bắp. Một số biểu hiện nhận biết như da ở chỗ bị đau đỏ lên, vùng bị tổn thương sưng tấy, yếu gân/cơ, cơn đau xuất hiện ngay cả khi ngồi, nghỉ ngơi,… Nếu không được chữa kịp thời, người bệnh xuất hiện dấu hiệu như khó thở, chóng mặt, cơn đau mãi không thuyên giảm,… 

3. Đối tượng có thể bị khó thở hụt hơi

Ngoài những đối tượng mắc bệnh tim, phổi, một số nhóm người sau đây cũng có nguy cơ gặp triệu chứng khó thở hụt hơi cao, đó là:

  • Phụ nữ mang thai mắc triệu chứng khó thở nhẹ rất phổ biến. Vì khi mang thai hormone progesterone tăng cao, tim làm việc nhiều hơn khiến các bà mẹ cảm thấy khó thở, mệt mỏi và cồng kềnh, phổi co lại vào cuối thai kỳ…
  • Người mắc bệnh mãn tính: Khi người ta đang ở giai đoạn tiến triển của một số bệnh, chẳng hạn như ung thư, tiểu đường, bệnh gan hoặc bệnh thận, khó thở có thể xảy ra.
  • Trẻ sơ sinh: Bệnh lý về đường hô hấp dễ xảy ra ở trẻ sơ sinh, có thể dẫn đến khó thở cấp tính. Ngoài ra, dị tật đường thở, dị vật hít phải, viêm nắp thanh quản… cũng là nguyên nhân phổ biến gây khó thở ở trẻ sơ sinh.

4. Hướng dẫn đánh giá (Nguy cơ / Báo hiệu / Chẩn đoán)

4.1. Khám lâm sàng

Bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán dựa trên kết quả thăm khám sức khỏe của người bệnh. Bạn cần cho bác sĩ biết các triệu chứng mà bạn đang gặp phải, tần suất xuất hiện tình trạng khó thở, thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Hình ảnh bệnh nhân đang đến bệnh viện để cho bác sĩ tư vấn về tình trạng khó thở hụt hơi
Thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây khó thở hụt hơi

Việc chẩn đoán chứng khó thở có thể được bác sĩ đo bằng hệ thống tính điểm do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa phát triển bao gồm: 

  • Không khó thở.
  • Khó thở trong khi hoạt động gắng sức – chẳng hạn như chạy.
  • Không thở được khi đi bộ lên dốc.
  • Khó thở khi đi với tốc độ bình thường trên mặt phẳng, đôi khi phải dừng lại.
  • Ngừng thở sau vài phút.
  • Không thể vận động được do quá khó thở.

4.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

Sau khi chẩn đoán dựa trên kết quả thăm khám ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng sau để tìm nguyên nhân:

  • Chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT): Chẩn đoán tình trạng cụ thể hơn, đánh giá sức khỏe của tim, phổi và các hệ thống liên quan.
  • Điện tâm đồ (ECG): Để xác định dấu hiệu của cơn đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
  • Kiểm tra Xoắn ốc: Đo luồng không khí và khả năng sống của người bệnh để xác định các vấn đề về hô hấp.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra nồng độ oxy trong máu và khả năng vận chuyển oxy của máu.

5. Điều trị

Để điều trị dứt điểm, bạn cần thay đổi lối sống trước khi can thiệp y tế. Dược Bình Đông hướng dẫn một số cách điều trị như sau:

5.1. Điều trị nguyên nhân gây ra triệu chứng

Nếu bạn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hay các vấn đề về phổi khác, bạn cần được bác sĩ chuyên khoa phổi hướng dẫn các kỹ thuật thở để phổi hoạt động hiệu quả hơn. Có thể cần thở oxy để cải thiện và thực hiện liệu trình “phục hồi chức năng phổi”. 

Nếu bạn mắc bệnh về tim mạch, tim của bạn quá yếu, giảm khả năng bơm máu đến các bộ phận của cơ thể. Trong trường hợp này, phục hồi chức năng tim có thể giúp bạn kiểm soát suy tim và các bệnh tim khác. Trong trường hợp suy tim nặng, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng máy bơm nhân tạo để hỗ trợ bơm máu từ trái tim bị suy yếu.

Hình ảnh người bệnh nhân cảm thấy khó chịu vô cùng khi bị tình trạng khó thở hụt hơi
Xác định đúng nguyên nhân để điều trị triệu chứng chính xác nhất

5.2. Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm

Khi bị khó thở, bạn cần làm giảm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, chống xơ hóa, cấu trúc lại phổi, phế quản. Để hiểu rõ khó thở uống thuốc gì, người bệnh cần xác định nguyên nhân và các triệu chứng đi kèm. Một số loại thuốc thường được chỉ định như: thuốc phòng cơn khó thở (salmeterol, theophylline…); thuốc cắt nhanh cơn khó thở (salbutamol, terbutaline, ipratropium bromide…); thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm ho, long đờm… Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn chính xác loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình. 

5.3. Tập luyện, vận động phù hợp

Nếu tình trạng thừa cân, béo phì và lười vận động khiến bạn khó thở, hãy thay đổi chế độ ăn theo hướng lành mạnh hơn và tập thể dục thường xuyên để đưa cân nặng trở lại mức bình thường. Nếu mắc bệnh mãn tính, bạn nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

5.4. Áp dụng các biện pháp giảm stress, thư giãn

Stress, căng thẳng lo âu chính là một trong những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi. Vì vậy, bạn cần áp dụng các biện pháp giảm stress, thư giãn đầu óc và cơ thể để khắc phục tình trạng bệnh.

6. Phòng tránh

Để ngăn ngừa khó thở, bạn cần xây dựng thói quen và lối sống lành mạnh, chẳng hạn như: 

  • Tránh xa thuốc lá vì khi hút thuốc có thể gây ra các bệnh về tim và phổi. Vì vậy, bỏ thuốc lá cũng là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
  • Tránh tiếp xúc môi trường ô nhiễm, khói bụi để hạn chế các bệnh về đường hô hấp. Trong trường hợp bắt buộc phải làm việc, tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, bạn nên chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động.
  • Tránh tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt, chẳng hạn như quá nóng và quá lạnh. Nếu phải ra ngoài trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hãy chuẩn bị sẵn đồ dùng cần thiết để che phủ vùng mặt và cổ.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức đề kháng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp bạn tránh được nhiều vấn đề về sức khỏe đường hô hấp.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở hụt hơi nhằm đưa ra cách xử lý tốt nhất.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho phổi, chế biến các món ăn bổ phổi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Hình ảnh người bệnh nhân bị khó thở hụt hơi đang kiên trì vận động để điều trị khó thở hụt hơi
Tập thể dục thường xuyên với bài tập vừa sức để tăng cường sức đề kháng

7. Điểm chính

Trong bài viết này, Dược Bình Đông cung cấp cho bạn đôi nét về triệu chứng khó thở hụt hơi, sự nghiêm trọng khi không xử lý kịp thời, cũng như cách điều trị và phòng tránh. Hy vọng bạn có thể nắm được cách điều trị, phòng tránh triệu chứng này cho bản thân và gia đình. Tình trạng này có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm phổi, COPD, suy tim,… Vì thế việc phòng ngừa trước khi xuất hiện sự tổn thương ở các cơ quan là rất quan trọng.

Để tăng cường sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của phổi bạn có thể bổ sung thêm các loại thuốc bổ phổi hoặc sản phẩm chăm sóc sức khỏe dành cho phổi như Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông giúp điều trị ho lâu ngày có đờm, ho liên tục về đêm, ho khan, khó thở hụt hơi một cách hiệu quả. Việc sử dụng sản phẩm này đều đặn hàng ngày sẽ hỗ trợ tăng cường, duy trì sức khỏe của phổi, bổ phổi và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp gây khó thở hụt hơi. Sản phẩm có sự kết hợp các vị thuốc như: Thiên môn đông, Bạc hà, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Trần bì, Gừng, Kinh giớiAtiso đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thiên môn bổ phổi
Thiên Môn Bổ Phổi hỗ trợ cải thiện triệu chứng khó thở hụt hơi

Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm này của Dược Bình Đông, vui lòng gọi điện đến số hotline (028) 39 808 808 trong thời gian sớm nhất để được tư vấn và hỗ trợ. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về cách phòng bệnh cho bản thân và gia đình, bạn có thể đọc thêm các bài viết hữu ích tại trang web của Dược Bình Đông.

8. Câu hỏi thường gặp

Khó thở hụt hơi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh tim mạch và phổi. Các bệnh tim mạch gây ra khó thở có thể là suy tim, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim. Còn các bệnh phổi gây ra khó thở có thể là hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi hay ung thư phổi. Ngoài ra, khó thở cũng có thể do rối loạn lo âu, bệnh lý hô hấp hoặc tình trạng sức khỏe tổng quát kém. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, bạn nên gặp bác sĩ và làm các xét nghiệm cần thiết.

Để phòng ngừa và giảm nguy cơ gặp tình trạng khó thở hụt hơi, bạn nên áp dụng những biện pháp sau:

  • Chú ý đến sức khỏe tổng quát: Ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, tránh rượu bia và hút thuốc lá.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất kích thích: Tránh xa khói thuốc, hóa chất, lông vật nuôi, phấn hoa và các chất gây dị ứng khác.
  • Giải tỏa căng thẳng và lo âu: Học cách thư giãn bằng việc tập thể dục, hít thở sâu, thiền định hoặc tham gia các hoạt động giải trí.
  • Kiểm soát bệnh lý nền (nếu có): Nếu bạn đã biết mình mắc bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi khác, hãy chú ý tuân theo chỉ dẫn và điều trị của bác sĩ để kiểm soát tình trạng của mình.
  • Chú ý tiêm phòng vaccine: Tiêm phòng vaccine đúng lịch, đặc biệt là vaccine phòng ngừa viêm phổi và cúm.

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động … 
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng. 
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)