Tìm kiếm

Tìm hiểu về dược liệu Nhũ hương: Công dụng và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả 

Hình ảnh về nhựa của cây thuốc nhũ hương

Nhũ hương là dược liệu đã được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh từ xưa đến nay. Dược liệu này được biết đến với công dụng chữa đau nhức xương khớp do phong tê thấp; chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều ở nữ; chữa bệnh chàm, ung nhọt, da lở loét,… Để tìm hiểu kỹ hơn về vị thuốc tuyệt vời này, hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi bài viết sau đây nhé! 

1. Giới thiệu về Nhũ hương

Nhũ hương có tên gọi khoa học là Boswellia carterii Birdw., thuộc họ Trám (Burseraceae). Cây Nhũ hương còn có một số tên gọi khác như Địa nhũ hương, Hắc lục hương,… 

Nhũ hương là loại cây thân nhỡ, có chiều cao dao động từ 4 đến 5 mét, một số cây có thể phát triển đến 6 mét. Cây khỏe mạnh, vỏ cây trơn nhẵn và có màu nâu nhạt. Vỏ cây ở thân và những cành to thường có xu hướng bong vảy. 

Lá của Nhũ hương có dạng kép cánh lẻ, mọc đối xứng và thường mọc thưa ở phần trên của cây. Cuống lá được bao phủ bởi lông trắng, một lá kép thường có khoảng 7 – 10 đôi lá, mọc đối xứng và không có cuống. Lá đơn ở phần dưới của cuống nhỏ và kích thước dần lớn hơn khi ở phía ngọn. Chiều dài của lá khoảng từ 15 – 25cm. 

Hoa của Nhũ hương thường mọc thành các cụm với kích thước nhỏ, hoa có 5 cánh hình bầu dục và có màu vàng nhạt, ở giữa có màu nâu cam. Hạch quả hình trứng ngược và mỗi ngăn có chứa một hạt. 

Hình ảnh cây hoa nhũ hương trước khi bào chế thuốc
Hoa của cây Nhũ hương

Nhũ hương là loài thực vật phát triển rộng rãi ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt tập trung ở các vùng có khí hậu nhiệt đới như vùng Địa Trung Hải, Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây Nhũ hương thường mọc phổ biến trên các sườn đồi, sườn núi và vùng đồng bằng. 

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây Nhũ hương là chất gôm nhựa của cây (Gummi resina Olibanum). Nhũ hương được thu hoạch quanh năm, mỗi cây có khả năng cung cấp từ 3 đến 4kg nhựa trong một năm. Dược liệu từ Nhũ hương thường được bào chế theo các phương pháp sau:   

  • Cách 1: Loại bỏ tạp chất, giữ lại Nhũ hương và tán với Đăng tâm để làm thành bột mịn (tỷ lệ 40g Nhũ hương và 1g Đăng tâm). Hoặc có thể sao Nhũ hương với Đăng tâm rồi tán mịn để dùng dần. Nếu tán riêng Nhũ hương rất dễ bị vón cục và gây khó khăn trong việc bảo quản. 
  • Cách 2: Thêm một ít rượu vào dược liệu Nhũ hương, sau đó tán thành bột mịn, phi qua nước và đem phơi khô, dùng dần. Hoặc tán mịn Nhũ hương kèm với bột nếp. 

Để phát huy hiệu quả của Nhũ hương, bạn nên bảo quản dược liệu ở nơi kín, khô ráo và tránh ẩm thấp. 

Hình ảnh về nhựa của cây thuốc nhũ hương
Nhựa của cây Nhũ hương được dùng làm thuốc trị bệnh

2. Công dụng của Nhũ hương

Nhũ hương từ lâu đã được ứng dụng trong các bài thuốc Đông y điều trị xương khớp, khí huyết. Cùng với đó, Tây y cũng đã có nhiều nghiên cứu về Nhũ hương. 

2.1. Theo Tây y

Theo Tây y, thành phần hóa học của Nhũ hương khá đa dạng và phong phú: 

  • Tinh dầu 3 – 8%, đường, gôm 27 – 35%, nhựa 60 – 70%.
  • Các acid triterpene bao gồm O-acetyl-beta-Boswellic acid 33%, Dinhyroroburic acid, Olibanoresene 33%, Arabic acid,…
  • Ngoài ra còn có hỗn hợp acid masrtixic 90%, masticolic acid, dipinen 2%…

Trong Y học hiện đại, Nhũ hương hay chiết xuất từ Nhũ hương đã được nghiên cứu có tác dụng giảm đau và giảm viêm trong nhiều bệnh lý:  

  • Giảm nhức đầu và stress: Hương thơm của Nhũ hương có khả năng giảm nhức đầu và giảm căng thẳng.
  • Cải thiện hệ tiêu hóa: Nhũ hương giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy và đầy hơi, đặc biệt hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng, loét dạ dày và bệnh Crohn.
  • Cải thiện làn da: Nhũ hương chứa các hợp chất chống oxy hóa và có khả năng điều trị viêm da.
  • Chống ung thư: Acid boswellic trong Nhũ hương đã được chứng minh ngăn chặn enzyme có ảnh hưởng tiêu cực đến DNA, chống lại tế bào ung thư vú, hạn chế sự lây lan của bệnh bạch cầu ác tính và tế bào khối u não, cũng như tế bào ung thư tuyến tụy.
  • Cải thiện hen suyễn và giảm triệu chứng: Nhũ hương giúp giảm leukotrienes, có tác dụng hỗ trợ trong điều trị hen suyễn và giảm triệu chứng liên quan.

Hiện nay, chiết xuất Nhũ hương được chứng minh có hiệu quả hơn so với Nhũ hương thô trong nhiều ứng dụng Y học.

2.2. Theo Đông y 

  • Tính vị: Vị đắng, cay, tính ấm và có mùi thơm. 
  • Quy kinh: Chủ yếu Tâm, Can, Tỳ; còn có quy vào kinh Phế, Thận và thông 12 kinh. 
  • Công năng: Khứ ác khí, liệu phong thủy độc thũng, sinh cơ, bổ can, khứ phong, chỉ thống, thư cân, ninh thần, bổ tâm, hoạt huyết. 
  • Chủ trị: Phong chẩn, trúng phong cấm khẩu, điếc, lý phong lãnh, các loại ung nhọt, bệnh khí huyết ở nữ (thống kinh, bế kinh), đau nhức vùng ngực – bụng, đau nhức do phong tê thấp,…   
Hình ảnh cây thuốc nhũ hương được sử dụng rộng rãi
Nhũ hương được ứng dụng rộng rãi trong Đông y và Tây y

3. Bài thuốc sử dụng với Nhũ hương

Tùy vào mục đích mà bạn có thể sử dụng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ Nhũ hương. 

3.1. Bài thuốc chữa đau bụng kinh, mất kinh (bế kinh)

  • Nguyên liệu: Đào nhân, Hồng hoa, Đương quy và Nhũ hương gia giảm các nguyên liệu phù hợp tùy theo tình trạng bệnh.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên sắc nước và uống dần trong ngày. 

3.2. Bài thuốc trị đau vùng gan do bệnh viêm gan

  • Nguyên liệu: Miết giáp, Ngũ linh chi, Một dược, Nhũ hương với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên sắc nước, dùng gạc thấm nước và đắp lên vùng đau khi gạc còn ấm. 

3.3. Bài thuốc trị mụn nhọt

  • Nguyên liệu: 10g Mộc miết tử, 10g Huyết kiệt, 10g Đương quy, 90g Xích thược, 60g Thanh du, 30g Ô dược, 16g mỡ heo và 16g Một dược. 
  • Cách thực hiện: Trước tiên, để riêng mỡ heo, Huyết kiệt, Nhũ hương và Một dược. Các thành phần còn lại (Mộc miết tử, Đương quy, Xích thược, Thanh du và Ô dược) đem ngâm trong nước Thanh du trong vòng 5 ngày. Sau đó, đun với lửa nhỏ, lọc bỏ bã và lấy nước để qua đêm. Tiếp theo, thêm các nguyên liệu còn lại vào nước đã lọc, đun với lửa nhỏ và khuấy đều bằng cành tre cho đến khi thành cao. Mỗi ngày uống 20ml thuốc. 

3.4. Bài thuốc trị sản hậu nóng da thịt, vú sưng đau, đau nhức xương khớp

  • Nguyên liệu: 40g Qua lâu, 4g Nhũ hương.
  • Cách thực hiện: Nghiền các nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần dùng 8g uống cùng với rượu ấm. 

3.5. Bài thuốc trị bụng đau, đau nhức do té ngã, nhức mỏi gân xương 

  • Nguyên liệu: 40g Tang bạch bì, 40g Nhũ hương, 40g Độc khoa lật tử, 40g Một dược, 40g Đương quy, 20g Thủy điệt, 40g Hùng hắc đậu và 80g Phá cố chỉ (sao).
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 20g thêm với 1 ít Xạ hương trộn đều và uống với giấm gạo. 

3.6. Chữa đau đầu, đau nhức cơ thể, gân co cứng

  • Nguyên liệu: Nhũ hương, Thảo ô, Một dược, Vãn tàm sa, Mộc miết tử, Ngũ linh chi.
  • Cách thực hiện: Tất cả đem tán thành bột, trộn với rượu, bột hồ và vo thành viên khoảng bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 7 viên cùng với nước sắc Bạc hà.  

Ngoài các công dụng trên, Nhũ hương cũng được ứng dụng để điều trị thử thấp sinh họng đau, đầu choáng và kiết lỵ; chữa giãn tĩnh mạch chi ở thế khí huyết ứ; trị nhọt vỡ lâu ngày nhưng khó lành miệng; trị chàm, sưng độc không rõ nguyên nhân và vết loét lâu ngày không khỏi;… 

Hình ảnh người đàn ông bị té ngã
Nhũ hương chữa đau nhức do té ngã

4. Một số lưu ý để sử dụng Nhũ hương an toàn

Khi sử dụng Nhũ hương hoặc các chế phẩm từ Nhũ hương, bạn cần lưu ý về liều lượng, chỉ định và chống chỉ định. Một số lưu ý để sử dụng Nhũ hương an toàn như sau: 

  • Nhũ hương thường được sử dụng trong đồ uống hoặc tán thành bột mịn. Việc sử dụng nên hạn chế trong khoảng 3 – 10g/ngày cho người bệnh.
  • Không nên sử dụng quá liều trong thời gian dài. Nếu sử dụng để uống, bạn không nên dùng lâu hơn 6 tháng và không nên dùng lâu hơn 1 tháng khi bôi ngoài da.
  • Người bị vấn đề về dạ dày nên giảm liều khi sử dụng.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng Nhũ hương.
  • Nếu có biểu hiện bất thường, bạn cần ngừng sử dụng và liên hệ với bác sĩ ngay. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng nếu cơ thể dùng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Nhũ hương.

5. Tổng kết

Nhũ hương với tính chất dược lý đa dạng nên đã được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để dược liệu phát huy tối đa công dụng bạn nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng phụ không mong muốn. 

Không chỉ có Nhũ hương, Dược Bình Đông còn có các bài viết chia sẻ thông tin của nhiều loại dược liệu khác nhau, bạn có thể tham khảo tại đây. Bên cạnh đó, từ việc hiểu biết sâu sắc về tính chất và cách phối hợp hiệu quả giữa các loại dược liệu, Dược Bình Đông đã cho ra đời các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, góp phần nâng cao sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến các sản phẩm tiêu biểu như:

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe long đởm giải độc gan
Sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan do Dược Bình Đông sản xuất
Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song phụng điều kinh của dược bình đông
Sản phẩm Song Phụng Điều Kinh do Dược Bình Đông sản xuất
Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe thảo linh tiên
Sản phẩm Thảo Linh Tiên do Dược Bình Đông sản xuất

Để tham khảo thêm các sản phẩm tốt cho sức khỏe, vui lòng liên hệ hotline 028.39.808.808  để được tư vấn sớm nhất! 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)