Tìm kiếm

Công dụng và các bài thuốc trị bệnh từ Tang thầm

Hình ảnh về vị thuốc Tang thầm sau khi chế biến

Tang thầm là vị thuốc thường xuất hiện trong các bài thuốc Đông y và còn được gọi là quả dâu tằm chín. Loại quả này có thể ăn tươi hoặc ngâm rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm thuốc,… Trong Đông y, Tang thầm có công dụng bổ huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về vị thuốc chuyên chữa bệnh về xương khớp này trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Giới thiệu về Tang thầm

Tang thầm hay còn có tên gọi khác là quả dâu tằm, tang thực, tang táo, hắc thầm, ô thầm,… Tang thầm có tên khoa học là Fructus Mori albae, là quả chín của cây Dâu tằm (Morus alba L.), thuộc họ Dâu tằm (Moraceae).

Cây dâu tằm  thuộc loại cây thân gỗ, cao từ 2 đến 3m, lá có hình bầu dục mọc so le nhau, lá được chia làm 3 thùy, đầu lá hơi tù hoặc nhọn. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 5, kết quả vào tháng 5 – 7 hàng năm. Quả dâu chín dài từ 1 – 3cm, đường kính 7 – 10mm có hình trứng, mọc từ trong các lá đài. Cuống của quả dâu chín dài khoảng 1 – 1,5mm. Quả dâu khi chín có màu đỏ hồng hoặc đen sẫm, có mùi thơm và vị chua ngọt, chính là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. 

Mùa thu hoạch quả dâu chín là cuối mùa xuân, đầu mùa hè. Khi thu hái, người ta thường chọn những quả dâu chín, lành lặn, sau đó nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn bằng nước sạch rồi đem phơi, sấy khô và bảo quản trong lọ kín. Để bảo quản được tốt nhất, nên sử dụng lọ làm bằng sành hoặc ngâm cùng với đường. 

Cây dâu tằm ưa mọc ở nơi ẩm và nhiều ánh sáng nên được trồng nhiều ở các bãi sông, vùng đất bằng phẳng hoặc cao nguyên có diện tích lớn. Tại Việt Nam và Trung Quốc, cây dâu tằm được dùng phổ biến để lấy lá nuôi tằm, sử dụng quả để làm vị thuốc tang thầm. 

Cách sử dụng Tang thầm phổ biến đó chính là dùng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 – 15g Tang thầm đem hãm cùng với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể uống thay trà. Một cách sử dụng khác là có thể kết hợp Tang thầm cùng các vị thuốc khác giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. 

Hình ảnh về cây dâu tằm đang ra trái
Cây Tang thầm ưa sinh sống ở nơi nhiều ánh sáng và ẩm ướt

2. Công dụng của Tang thầm

Tang thầm đã được chứng minh có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Cụ thể về công dụng của vị thuốc này như sau:

2.1. Theo Tây y

Trong Y học hiện đại, vị thuốc Tang thầm chứa rất nhiều polyphenol và anthocyanin có khả năng chống viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa glucose, fructose, vitamin B1, vitamin C, tanin, protid và các loại acid hữu cơ. 

Những hợp chất này giúp tang thầm có hiệu quả hỗ trợ và điều trị các bệnh: 

  • Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, ung thư, bệnh viêm gan, béo phì và bệnh tim mạch (do hoạt tính chống oxy hóa, kháng viêm của polyphenol và anthocyanin).
  • Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện các vấn đề về đường ruột như táo bón, đau quặn bụng và đầy bụng do Tang thầm có chứa nhiều chất xơ.
  • Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch do hàm lượng vitamin C cao trong Tang thầm.

2.2. Theo Đông y

Từ lâu, Tang thầm đã là vị thuốc được ứng dụng nhiều trong Y học cổ truyền. Tang thầm trong Đông y được dùng để chữa các bệnh do Can Thận bất túc, huyết hư sinh phong gây nên. 

  • Tính vị: Vị ngọt, tính ấm. 
  • Quy kinh: Kinh Tâm, Can và Thận. 
  • Công dụng: Bổ âm và tạo máu, tăng sinh dịch cơ thể, bổ can ích thận, chống khát, nhuận tràng. 
  • Chủ trị: Hoa mắt chóng mặt, đau lưng, mỏi gối, tai ù điếc, mất ngủ, râu tóc mọc sớm, táo bón, khó khăn khi vận động khớp, liệt nửa người,… 
Hình ảnh về vị thuốc Tang thầm sau khi chế biến
Vị thuốc Tang thầm có nhiều công dụng trị bệnh

3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Tang thầm

Tang thầm chữa trị nhiều loại bệnh nên được dùng để điều chế ra các bài thuốc khác nhau. Những bài thuốc trị bệnh từ Tang thầm có nguyên liệu đơn giản, cách làm dễ dàng bạn có thể tham khảo để thực hiện chữa trị tại nhà.

3.1. Bài thuốc chữa gan, thận yếu, đau lưng, táo bón, chân tay tê bại ở người cao tuổi.

  • Nguyên liệu: 1 kg quả dâu tươi, 1 ít mật ong. 
  • Cách thực hiện: Đem dâu tươi nấu với nhiều lần nước, sau đó trộn nước dâu đã nấu lại với nhau để cô thành cao lỏng và thêm ít mật ong. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g và duy trì uống đều đặn cho tới khi thấy hiệu quả. 

3.2. Bài thuốc trị thiếu máu, suy nhược, mất ngủ, choáng váng, chóng mặt 

  • Nguyên liệu: Tang thầm 10g, Cây kỷ tử 10g, Hà thủ ô đỏ 10g, Nhân hạt táo 10g. 
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước và duy trì uống đều đặn cho tới khi thấy hiệu quả. 

3.3. Bài thuốc chữa cao huyết áp 

  • Nguyên liệu: Tang thầm 15g, Cát căn 15g, Hoàng cầm 8g, Cúc hoa 8g, Tiểu kế 8g. 
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước và duy trì uống đều đặn cho tới khi thấy hiệu quả. 

3.4. Bài thuốc chữa táo bón

  • Nguyên liệu: Tang thầm 15g, Nhục dung 15g, Vừng đen 15g và Chỉ xác sao 15g. 
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước và duy trì uống đều đặn cho tới khi thấy hiệu quả. 

3.5. Bài thuốc trị bế kinh 

  • Nguyên liệu: Tang thầm 15g, Hồng hoa 3g và Kê huyết đằng 12g. 
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu sắc lấy nước và duy trì uống đều đặn cho tới khi thấy hiệu quả.  
Hình ảnh về việc kết hợp giữa các vị thuốc lại với nhau
Các bài thuốc trị bệnh từ Tang thầm

4. Một số lưu ý khi sử dụng Tang thầm

Tang thầm có rất nhiều tác dụng, nhưng để sử dụng hiệu quả nhất bạn cần lưu ý: 

  • Vị thuốc có tính lạnh, tác dụng nhuận tràng nên không nên dùng cho người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, hay đi tiêu lỏng do tỳ vị hư yếu. 
  • Không dùng cho người đang bị cảm mạo, ho do mắc phong hàn
  • Tang thầm có chứa chất tannin không nên đựng thuốc trong các dụng cụ làm từ kim loại. Nên sử dụng với các dụng cụ như nồi tráng men, nồi đất, thủy tinh. 
  • Trong quá trình sử dụng Tang thầm bạn nên kết hợp thêm các món ăn tốt cho xương khớp để tăng cường hiệu quả.
  • Tham khảo Bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng Tang thầm để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. 
Hình ảnh một người đàn ông đang cầm dâu tầm
Lưu ý khi sử dụng quả dâu tằm

5. Tổng kết

Tang thầm có rất nhiều công dụng trong Y học cổ truyền cũng như trong Y học hiện đại. Các bài thuốc từ Tang thầm được nhiều người ứng dụng để điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay, cao huyết áp, thiếu máu, mệt mỏi suy nhược cơ thể,… Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về vị thuốc Tang thầm, công dụng và các bài thuốc từ dược liệu này trong điều trị bệnh.

Không chỉ được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian, Tang thầm còn là nguyên liệu chính để điều chế ra các sản phẩm hỗ trợ, bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm nổi bật phải kể đến là Thảo Linh Tiên có thành phần chính là Tang thầm và kết hợp với các thảo dược khác như Mộc qua, Cốt toái bổ, Đảng sâm, Ngưu tất, Đỗ trọng,… Sản phẩm có công dụng hỗ trợ giảm các bệnh đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm xương khớp, thoái hóa xương khớp và phong thấp gây ra.

Hình ảnh giới thiệu về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo linh tiên
Sản phẩm Thảo Linh Tiên có thành phần chính là Tang thầm

Thảo Linh Tiên là sản phẩm của công ty Dược Bình Đông. Thương hiệu với hơn 70 năm có mặt trên thị trường và đã khẳng định được vị trí của mình bởi các sản phẩm chất lượng hướng tới chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người tiêu dùng. Các sản phẩm của Dược Bình Đông không chỉ nhận được sự tin tưởng của khách hàng mà còn được giới chuyên gia đánh giá cao. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn vui lòng truy cập website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline 028.39.808.808 để được tư vấn nhanh nhất! 

6. Câu hỏi thường gặp về Tang thầm

Tang thầm có rất nhiều tác dụng, nhưng để sử dụng hiệu quả nhất bạn cần lưu ý: 

  • Vị thuốc có tính lạnh, tác dụng nhuận tràng nên không nên dùng cho người mắc chứng rối loạn tiêu hóa, hay đi tiêu lỏng do tỳ vị hư yếu. 
  • Không dùng cho người đang bị cảm mạo, ho do mắc phong hàn. 
  • Tang thầm có chứa chất tannin không nên đựng thuốc trong các dụng cụ làm từ kim loại. Nên sử dụng với các dụng cụ như nồi tráng men, nồi đất, thủy tinh. 
  • Tham khảo Bác sĩ Y học cổ truyền trước khi sử dụng Tang thầm để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. 

Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

  • Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
  • Nguồn gốc dược liệu: Dược liệu có vai trò quan trọng trong ngành Y dược nước nhà, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc chữa bệnh và thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Tiêu chí bao gồm: Đặc điểm hình thái, Kiểm tra tinh khiết, Định tính, Định lượng.
  • Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
  • Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.

Từ lâu, Tang thầm đã là vị thuốc được ứng dụng nhiều trong Y học cổ truyền. Tang thầm trong Đông y được dùng để chữa các bệnh do Can Thận bất túc, huyết hư sinh phong gây nên. 

  • Tính vị: Vị ngọt, tính ấm. 
  • Quy kinh: Kinh Tâm, Can và Thận. 
  • Công dụng: Bổ âm và tạo máu, tăng sinh dịch cơ thể, bổ can ích thận, chống khát, nhuận tràng. 
  • Chủ trị: Hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, tai ù điếc, mất ngủ, râu tóc mọc sớm, táo bón, khó khăn khi vận động khớp, liệt nửa người,… 
Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)