Mụn nhọt là tình trạng nhiễm khuẩn ở da làm xuất hiện các nốt mụn có chứa mủ bên trong. Nổi mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể như mặt, sau cổ, nách, đùi, mông,… gây sưng đau. Hầu hết mụn nhọt sẽ không kéo dài và có thể dễ dàng điều trị. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng cách, mụn nhọt có thể phát triển thành cụm và gây ra những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu,… Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đôi nét về tình trạng nổi mụn nhọt
1.1. Mụn nhọt là gì?
Mụn nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào nang lông gây nên những ổ viêm. Mụn nhọt hình thành bên dưới da và tạo thành các nốt sưng, đau, có mủ bên trong. Dấu hiệu cho thấy mụn nhọt nhiễm trùng là khi mụn nhọt xuất hiện ở gần nhau và tạo thành các cụm mụn nhọt.
Khi mới hình thành thì mụn nhọt chỉ là một nốt đỏ, mềm và hơi sưng. Sau đó, các nốt này to dần và chứa đầy mủ bên trong. Chúng gây đau cho đến khi bị vỡ và chảy dịch ra ngoài. Các vùng da dễ nổi mụn nhọt là mặt, sau cổ, nách, đùi và mông. Khi bị nổi mụn nhọt, bạn không nên cố gắng nặn, bóp hay chích vì sẽ gây kích ứng khiến cho tình trạng trở nặng hơn, có thể dẫn đến bị nhiễm trùng huyết và thậm chí là tử vong.
1.2. Các loại mụn nhọt thường gặp
Các loại mụn nhọt thường gặp có thể kể đến như:
- Nhọt cụm, nhọt chùm: Đây là một dạng áp xe trong da, gây nên bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Loại mụn nhọt này có thể có một hoặc nhiều lỗ trên bề mặt da. Người bị nhọt cụm, nhọt chùm có thể đi kèm sốt hoặc lạnh run.
- Mụn bọc: Dạng áp xe này được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Bệnh này hình thành do có nhiều ổ áp xe ở nách và vùng bẹn. Tình trạng viêm khu trú các tuyến mồ hôi là nguyên nhân gây viêm ở những vùng này.
- U nang lông: Đây là kiểu áp xe xuất hiện tại các nếp gấp ở mông và thường hình thành do ngồi quá lâu.
1.3. Các biểu hiện khi bị nổi mụn nhọt
Một số dấu hiệu có thể gặp khi nổi mụn nhọt như sau:
- Xuất hiện các nốt sưng đỏ, đau, ban đầu có kích thước nhỏ và sau đó to dần lên.
- Vùng da quanh nốt mụn nhọt bị đỏ.
- Kích thước nốt sưng tăng nhanh trong vài ngày, chứa đầy mủ ở bên trong.
- Có đầu trắng trên nốt mụn nhọt bị sưng, sau đó vỡ ra và dịch bên trong chảy ra ngoài.
Đa số mụn nhọt đều sẽ tự vỡ để dịch mủ bên trong chảy hết ra ngoài mà không để lại sẹo. Quá trình này thường mất từ 2 ngày đến 3 tuần, tùy vào từng trường hợp.
2. Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt
2.1. Nguyên nhân do bệnh lý
Nổi mụn nhọt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý, trong đó có:
- Nguyên nhân gây nổi mụn nhọt chủ yếu là do vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn). Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở trên da và bên trong mũi, khi dịch mủ tích tụ đủ dưới da sẽ gây nên nốt sưng tấy.
- Gặp phải các vấn đề về da liễu như chàm, mụn trứng cá,… làm cho hàng rào bảo vệ da suy yếu, từ đó tăng khả năng nổi mụn nhọt.
- Hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn nhọt.
- Bệnh đái tháo đường cũng là yếu tố gây nên mụn nhọt. Bệnh này làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến người bệnh khó chống lại tình trạng nhiễm trùng trên da.
- Các vấn đề về gan cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nổi mụn nhọt. Gan thực hiện nhiệm vụ thanh lọc tất cả thức ăn và thức uống được thu nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, khi độc tố từ các thực phẩm không lành mạnh như: đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn,… được đưa vào quá nhiều sẽ khiến gan hoạt động quá sức và gan sẽ bị tổn thương, chức năng đào thải của gan cũng sẽ bị trì trệ. Việc này khiến cho các chất độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể và thể hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng như: mề đay, mẩn ngứa, mẩn ngứa khắp người… và đặc biệt là nổi mụn nhọt.
2.2. Nguyên nhân không phải do bệnh lý
Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý, nổi mụn nhọt còn do một số nguyên nhân sau gây nên:
- Do thời tiết: Mụn nhọt rất dễ xuất hiện vào những ngày mùa hè oi bức. Do tuyến mồ hôi phải hoạt động nhiều cộng thêm khói bụi trong môi trường khiến bụi bẩn dễ bám trên bề mặt da, nguy cơ nổi mụn nhọt tăng cao.
- Chế độ ăn: Những ai hay ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh sẽ rất dễ nổi mụn nhọt.
- Chế độ sinh hoạt: Thức quá khuya cũng sẽ khiến làn da nổi mụn nhọt và lão hóa da.
- Sử dụng rượu bia, thuốc lá: Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… khiến cho gan phải tăng cường đào thải chất độc dẫn tới nổi mụn nhọt.
- Do căng thẳng, áp lực: Khi căng thẳng, áp lực thì hormone trong cơ thể sẽ tăng sinh đáng kể, gây rối loạn nội tiết tố và dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt trên da, đặc biệt là ở vùng mặt.
- Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác như: sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da, vệ sinh không sạch các vùng da trên cơ thể, nọc độc từ côn trùng cắn,…
3. Nổi mụn nhọt có nguy hiểm không?
Mụn nhọt không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc thì mụn nhọt có thể gây nên nhiều biến chứng. Mụn nhọt có thể diễn tiến thành mụn nhọt tái phát trong trường hợp người bệnh mắc phải tình trạng này quá 3 lần trong 1 năm. Mụn nhọt tái phát hay xuất hiện ở nếp gấp da, điển hình là vùng da dưới vú, dưới nếp gấp bụng, dưới cánh tay và vùng bẹn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nổi mụn nhọt có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và gây nhiễm trùng máu. Tình trạng này thường ít xảy ra, tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý phòng ngừa và tuân thủ các phương pháp điều trị.
Lưu ý, khi bị nổi mụn nhọt kèm theo các dấu hiệu bất thường như: vùng da xung quanh bị nhiễm trùng, có màu đỏ, đau, sưng, nóng; xuất hiện nhiều mụn nhọt mọc lên quanh vết đầu tiên; sốt, rét run hoặc sưng hạch thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh chàm người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.
4. Phương pháp điều trị mụn nhọt
4.1. Mẹo dân gian
Mụn nhọt có thể dễ dàng điều trị bằng các phương pháp dân gian như sau:
- Đắp bánh mì: Chuẩn bị một miếng bánh mì và ngâm vào nước hoặc sữa ấm, sau đó đắp vào khu vực bị nhọt trong vài phút, thực hiện 2 lần mỗi ngày. Cách làm này giúp giảm tình trạng viêm da và chữa mụn nhọt nhanh chóng.
- Bột nghệ: Bột nghệ có tác dụng chống viêm, hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt và tránh để lại thâm sẹo. Trước tiên, khuấy 1 thìa bột nghệ vào nửa cốc nước hoặc sữa ấm. Uống 3 lần/ngày trong 4 – 5 ngày. Ngoài ra, bạn có thể trộn bột nghệ và gừng tươi với lượng bằng nhau, sau đó đắp hỗn hợp này lên khu vực sưng viêm và quấn một miếng vải mềm xung quanh.
- Tỏi: Tỏi là loại gia vị có thể điều trị mụn nhọt hiệu quả theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể làm một miếng dán dày khoảng 2 – 3 tép tỏi, sau đó dán tại khu vực bị ảnh hưởng. Hoặc có thể làm nóng 1 tép tỏi và đặt vào khu vực da tổn thương trong ít nhất 10 phút, thực hiện vài lần mỗi ngày. Một cách nữa đó là ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày cũng có tác dụng rất hiệu quả.
- Tinh dầu trà xanh: Tinh dầu trà có đặc tính kháng khuẩn, sát khuẩn và kháng nấm. Bạn cần lấy một miếng bông và nhỏ vài giọt tinh dầu rồi đắp trực tiếp lên các vùng bị ảnh hưởng. Làm cách này 5 – 6 lần mỗi ngày đến khi mụn nhọt hoàn toàn biến mất.
4.2. Theo Đông y
Các bài thuốc điều trị mụn nhọt theo Đông y theo từng giai đoạn có thể kể đến như:
Giai đoạn đầu viêm nhiễm
Bạn có thể dùng một trong các bài thuốc sau với công dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết tiêu viêm giúp giảm viêm, sưng tấy do mụn nhọt:
- Bài 1: Thổ phục linh 40g, Thương nhĩ tử sao vàng 20g, sắc uống.
- Bài 2: Đỗ đen sao 40g, Kim ngân 20g, Thương nhĩ tử 16g, Thổ phục linh 12g, Cỏ xước 12g, Kinh giới 8g, Cam thảo nam 8g, Vòi voi 8g, sắc uống.
Giai đoạn hóa mủ
Trong giai đoạn này, bạn có thể tham khảo các bài thuốc uống, thuốc dùng ngoài hoặc cao dán để đưa độc ra ngoài và trừ mủ:
- Bài thuốc uống: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 16g, Hoàng cầm 12g, Liên kiều 12g, Gai bồ kết 12g, Bối mẫu 8g, Trần bì 6g, Cam thảo 4g, sắc uống.
- Bài thuốc dùng ngoài: Dọc ráy, Lá xoan, muối ăn, liều lượng bằng nhau. Giã nhỏ rồi đắp vào chỗ sưng để phá vỡ mủ.
- Cao dán tiêu độc: Trong khi dán cao tiêu độc nên cho uống ít nước có cồn loãng (không dán cao khi đang dùng kháng sinh).
Giai đoạn vỡ mủ
Giai đoạn này, người bệnh có thể dùng bài thuốc uống hoặc thuốc dùng ngoài. Các bài thuốc này có tác dụng tiêu mủ và giúp vết thương mau lành.
- Bài thuốc uống: Hoàng liên giải độc thang gồm Liên kiều 12g, Kim ngân hoa 12g, Bồ công anh 16g, Xích linh 12g, Hạ khô thảo 12g, Hoàng liên 12g, Sừng trâu 10g, sắc uống.
- Bài thuốc dùng dùng ngoài bằng cao dán tiêu độc: Cắt thủng miếng cao một lỗ rộng hơn chỗ mủ vỡ; sau 1 giờ thì dùng tay ấn nhẹ cho cục mủ (ngòi) đẩy ra; đặt một miếng bông tiệt trùng lên chỗ mủ vỡ.
Giai đoạn chống tái phát
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc phòng tránh mụn nhọt tái phát do huyết địa (cơ địa dị ứng dễ bị nhiễm khuẩn):
- Trà lương huyết: Thổ phục linh 60g, Hà thủ ô 60g, Huyền sâm 60g, Sinh địa 60g, Mạch môn 50g, Thương nhĩ tử 50g, Khổ sâm 50g, Hắc chi ma 40g, Kim ngân hoa 40g, Phù bình 40g, Cỏ mực 50g, Bột nếp 0,5g. Làm thành dạng trà, ngày dùng 15 – 20g, hãm với nước sôi, chia uống 2 lần. Uống trong 15- 30 ngày.
- Kim ngân hoa 80g, Bồ công anh 40g, Sinh cam thảo 12g. Các vị thuốc cho vào nồi, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát rồi uống. Nếu nhọt chưa vỡ thì uống 2 thang; nếu nhọt đã vỡ uống 3 thang.
4.3. Theo Tây y
Đối với những trường hợp nổi mụn nhọt quá lớn hoặc mụn nhọt phát triển thành từng cụm, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị như sau:
- Rạch và dẫn lưu dịch mủ: Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên bề mặt của nốt mụn nhọt để lấy hết dịch mủ ra ngoài. Sau đó, đặt băng gạc vô trùng lên vị trí vết rạch để thấm hết dịch mủ còn sót lại bên trong và ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh cho các trường hợp bị nhiễm trùng nặng hoặc để ngăn ngừa tình trạng nổi mụn nhọt tái phát. Lưu ý, khi dùng thuốc kháng sinh bạn cần tuân thủ liệu trình thuốc theo đúng đơn của bác sĩ.
5. Cách phòng ngừa tình trạng nổi mụn nhọt
Để phòng ngừa tình trạng nổi mụn nhọt, bạn hãy làm theo các cách sau:
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là các vùng da như mặt, cổ, lưng, nách,…
- Ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, E như cam, bưởi, bơ,… Hạn chế ăn những thực phẩm nóng như vải, sầu riêng,… và tránh những đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay, nóng; đồ ăn có chứa chất bảo quản, nhiều gas, chất phụ gia,…
- Uống nhiều nước mỗi ngày. Hạn chế uống bia, rượu.
- Không hút thuốc lá.
- Tránh căng thẳng, tức giận.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nên tập thể dục vừa phải để nâng cao sức khỏe và tránh thức khuya.
6. Tổng kết
Mụn nhọt tuy không phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đến nhưng cũng mang lại rất nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ. Để phòng tránh tình trạng nổi mụn nhọt, bạn hãy tạo thói quen chăm sóc da đúng cách. Ngoài ra, đối với những nốt mụn lớn, sưng viêm nghiêm trọng thì bạn nên đến khám và điều trị tại những trung tâm da liễu uy tín.
Chức năng gan suy yếu và bị nhiễm độc là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nổi mụn nhọt. Vì vậy, khi gan được thải độc đúng cách sẽ hạn chế tối đa được tình trạng nổi mụn nhọt cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Long Đởm Giải Độc Gan có công dụng thanh nhiệt, giải độc gan, tăng cường chức năng gan, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nóng gan, mụn nhọt. Sản phẩm là sự kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên lành tính và được tin dùng trong nhiều năm qua. Bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng vì sản phẩm đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế.
Long Đởm Giải Độc Gan thuộc công ty Dược Bình Đông – thương hiệu có hơn 70 năm hình thành, phát triển và cung cấp các sản phẩm hỗ trợ các vấn đề về sức khỏe. Để biết thêm thông tin chi tiết về Dược Bình Đông và sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan, vui lòng liên hệ hotline 028.39.808.808.
7. Câu hỏi thường gặp
Phần trả lời: Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty Đông y uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Các loại mụn nhọt thường gặp có thể kể đến như:
- Nhọt cụm, nhọt chùm: Đây là một dạng áp xe trong da, gây nên bởi vi khuẩn Staphylococcus aureus. Loại mụn nhọt này có thể có một hoặc nhiều lỗ trên bề mặt da. Người bị nhọt cụm, nhọt chùm có thể đi kèm sốt hoặc lạnh run.
- Mụn bọc: Dạng áp xe này được hình thành khi các ống tuyến bã bị bít tắc và nhiễm trùng. Mụn bọc thường phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ: Bệnh này hình thành do có nhiều ổ áp xe ở nách và vùng bẹn. Tình trạng viêm khu trú các tuyến mồ hôi là nguyên nhân gây viêm ở những vùng này.
- U nang lông: Đây là kiểu áp xe xuất hiện tại các nếp gấp ở mông và thường hình thành do ngồi quá lâu.
Mụn nhọt không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. Tuy nhiên nếu không biết cách chăm sóc thì mụn nhọt có thể gây nên nhiều biến chứng. Mụn nhọt có thể diễn tiến thành mụn nhọt tái phát trong trường hợp người bệnh mắc phải tình trạng này quá 3 lần trong 1 năm. Mụn nhọt tái phát hay xuất hiện ở nếp gấp da, điển hình là vùng da dưới vú, dưới nếp gấp bụng, dưới cánh tay và vùng bẹn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nổi mụn nhọt có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ phát và gây nhiễm trùng máu. Tình trạng này thường ít xảy ra, tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý phòng ngừa và tuân thủ các phương pháp điều trị.
Lưu ý, khi bị nổi mụn nhọt kèm theo các dấu hiệu bất thường như: vùng da xung quanh bị nhiễm trùng, có màu đỏ, đau, sưng, nóng; xuất hiện nhiều mụn nhọt mọc lên quanh vết đầu tiên; sốt, rét run hoặc sưng hạch thì người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.