Tìm kiếm

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh gì? Nguyên nhân, Phương pháp điều trị

tình trạng da bị nổi mẩn ngứa

Da bị nổi mẩn đỏ ngứa là triệu chứng phổ biến và đại đa số chúng ta cũng đã từng mắc phải. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuyên xuất hiện còn cảnh báo vấn đề bệnh lý bất ổn về sức khỏe, tuyệt đối không được xem thường. Vậy làm thế nào để khắc phục cũng như phòng ngừa tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ngứa? Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ giải đáp chi tiết cho bạn nhé!

1. Đôi nét về nổi mẩn đỏ ngứa

1.1. Nổi mẩn đỏ ngứa là gì?

Da nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng trên bề mặt da xuất hiện nhiều vết phát ban màu đỏ có kích thước lớn nhỏ khác nhau, kèm theo cảm giác nóng rát ngứa ngáy, khó chịu. Tùy vào nguyên nhân mà tình trạng này sẽ tạo thành những mảng khác nhau ở mỗi người, thời gian ngứa và tần suất lặp lại cơn ngứa cũng không giống nhau.

Các vị trí thường xuất hiện nổi mẩn đỏ ngứa là ở những vùng da hở như cổ, tay, chân, mặt,… nếu nặng hơn, vết mẩn đỏ có thể nổi lên khắp toàn thân. Phản xạ chung của người bệnh khi da xuất hiện các nốt mẩn là đưa tay lên gãi cho bớt khó chịu. Nhưng hành động này vô tình khiến các vết mẩn đỏ ngứa này xuất hiện ngày càng nhiều hơn, tình trạng ngứa ngáy cũng càng trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, da của người bệnh dễ phải chịu những tổn thương, có nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc về sau để lại sẹo thâm kém thẩm mỹ.

da bị nổi mẩn ngứa

Nổi mẩn đỏ ngứa là gì?

1.2. Dấu hiệu của nổi mẩn đỏ ngứa  

Nhiều trường hợp người bệnh khi gặp phải nổi mẩn đỏ ngứa nhưng vẫn không phát hiện ra tình trạng bệnh đang gặp phải. Dưới đây là một số dấu hiệu của nổi mẩn đỏ ngứa, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Ngứa ngáy, khó chịu.
  • Xuất hiện những mảng da dày, tăng sừng hoặc tróc vảy khô.
  • Hồng ban có dấu hiệu bóng nước.

Bệnh lý nổi mẩn đỏ ngứa cũng có một số triệu chứng bệnh như: 

  • Xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.
  • Trên da xuất hiện nhiều triệu chứng đi kèm khác như: bóng nước, sưng đỏ, sốt, bong da, ngứa hoặc đau khớp…
  • Nốt mẩn trên da gây ra cảm giác đau rát.
  • Xuất hiện nhiều bóng nước lớn và lan rộng trên da.

Khi xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng nói trên, cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được đưa ra hướng điều trị cũng như tốt nhất cho tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.

1.3. Đánh giá mức độ nặng, nhẹ của nổi mẩn đỏ ngứa

Nổi mẩn đỏ ngứa là một bệnh lý phổ biến, thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể. Việc xác định rõ tình trạng, mức độ trầm trọng của bệnh lý sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc tìm phương pháp điều trị. Cụ thể, nổi mẩn đỏ ngứa sẽ có hai mức độ như sau:

  • Mức độ nhẹ: Các vết mẩn đỏ xuất hiện lác đác và biến mất chỉ sau khoảng 3-4 giờ. 
  • Mức độ nặng: Các vết nổi mẩn đỏ ngứa xuất hiện nhiều và lan rộng. Bên cạnh da nổi các vết mẩn đỏ mà còn có thêm cả mụn, mủ. Điều này khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và có thể đi kèm với các biểu hiện như: khó thở, tức ngực, chán ăn mệt mỏi, thậm chí là ngất xỉu.

da nổi mẩn đỏ ngứa gặp ở mọi độ tuổi

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người là bệnh lý phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi

Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện nổi mẩn đỏ ngứa và mức độ bệnh lý đang gặp phải mà người bệnh có thể nhanh chóng điều trị. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, coi thường bệnh lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng. 

2. Nguyên nhân gây ra nổi mẩn đỏ ngứa

Hiện nay nhiều người bệnh không hiểu rõ về tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa cũng như những nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này. Dưới đây là những thông tin về các nguyên nhân gây ra nổi mẩn đỏ ngứa trên da ở người bệnh. 

2.1. Nguyên nhân bên ngoài

  • Dị ứng thời tiết: Nổi mẩn đỏ ngứa có thể do nguyên nhân thời tiết gây ra. Khi điều kiện thời tiết thay đổi. Làn da nhạy cảm không kịp thích ứng với điều kiện thời tiết sẽ gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa. Đây cũng chính là kết quả của hệ miễn dịch bị kích thích quá mức với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Người bệnh có thể bị đỏ mắt, các vùng da hở bị nổi mẩn đỏ ngứa dữ dội hoặc âm ỉ.
  • Dị ứng thuốc: Khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với thành phần trong một số loại thuốc. Điều này, có thể gây ra triệu chứng da nổi mẩn đỏ ngứa giống như vết muỗi đốt ở một vùng da bất kỳ trên cơ thể hoặc cũng có thể là toàn thân. Với trường hợp dị ứng nhẹ thì vết mẩn đỏ có thể tự hết sau vài ngày. Trường hợp dị ứng thuốc nặng hơn có thể gây khó thở, nổi hồng ban, da toàn thân đỏ ửng và nguy hiểm đến tính mạng nếu không kịp thời cứu chữa.
  • Dị ứng thực phẩm: Nổi mẩn đỏ ngứa do dị ứng thực phẩm là kết quả của việc hệ miễn dịch phản ứng với protein có trong thực phẩm. Nó làm gia tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương. Trong trường hợp này, người bệnh thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngứa trong cổ họng, da nổi mẩn đỏ giống với nốt muỗi cắn, chảy nước mắt, ngứa mũi,…
  • Vệ sinh da kém: Vệ sinh da không sạch khiến mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes phát triển, gây ra nổi nốt đỏ và ngứa ngáy.

Nguyên nhân gây ra nổi đỏ mẩn ngứa khó chịu

2.2. Nguyên nhân bên trong

Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số các bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể. Có thể kể đến như:

  • Chức năng gan suy giảm: Trong cơ thể con người, gan đảm nhiệm nhiệm vụ lọc và đào thải các chất độc tố ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều loại độc tố có thể khiến gan bị quá tải và làm suy giảm chức năng gan. Những chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày không được gan sàng lọc sẽ gây ra một số các biểu hiện đặc trưng: ngứa ngáy râm ran, khó chịu kèm theo da mẩn đỏ, mề đay. 
  • Nổi mề đay: Triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là da nổi sẩn như nốt muỗi đốt gây ngứa ngáy và nóng rát, có thể xuất hiện rải rác hoặc nổi sẩn theo từng mảng.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây ra nổi mẩn đỏ ngứa như:

  • Giun sán: Khi lượng ấu trùng di chuyển đến ống mật, gây ra tắc nghẽn quá trình lưu thông mật. Các độc tố bị lưu lại trong cơ thể khiến cho hệ miễn dịch phát sinh phản ứng quá mức. Biểu hiện lâm sàng của quá trình này chính là việc trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ. 
  • Bị rối loạn tuyến giáp: Bệnh lý này khiến cho toàn bộ hoạt động trao đổi chất trong cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng. Từ đó làm rối loạn chuyển hóa đường đạm cũng như mất cân bằng điện giải,… Điều này vô tình kích hoạt phản ứng quá mức của hệ miễn dịch và kết quả của nó là da nổi mẩn đỏ ngứa.

3. Nổi mẩn đỏ ngứa có nguy hiểm không?

Về cơ bản, đa số các trường hợp da nổi mẩn đỏ ngứa không nguy hiểm đến tính mạng, các vết mẩn đỏ nhẹ có thể biến mất sau vài ngày. Nếu tình trạng này xuất phát từ bệnh lý, đặc biệt chứng bệnh liên quan đến gan mà không được phát hiện để điều trị thì dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: nhiễm trùng da, khó thở, sốc phản vệ, giảm huyết áp đột ngột,… 

Bên cạnh đó, việc nổi mẩn đỏ ngứa dễ gây thiếu thẩm mỹ khi các tổn thương của nó để lại trên da, khiến người bệnh trở nên tự ti và khó tiếp xúc với người khác. 

Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm theo hiện tượng như: sốt, đau khớp, có bóng nước xuất huyết,… cần được thăm khám cần thiết từ bác sĩ để tìm ra phương hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép cũng như kê đơn từ bác sĩ. 

4. Phương pháp điều trị nổi mẩn đỏ ngứa

Mặc dù nổi mẩn đỏ ngứa không phải là bệnh khó chữa, nhưng chúng ta vẫn nên có những phương pháp điều trị phù hợp để tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt. Mời bạn đọc những thông tin về phương pháp điều trị sau đây.

4.1. Phương pháp tác động ngoài da

Với những trường hợp da nổi mẩn đỏ ngứa có mức độ nhẹ, thì phương pháp tác động từ bên ngoài da sẽ phù hợp và dễ chịu nhất cho người bệnh. 

  • Chườm mát: Dùng khăn lạnh chườm lên vùng da bị nổi mẩn đỏ, điều này có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và ngứa ngáy cho người bệnh. Thêm vào đó, biện pháp này còn giúp cải thiện tình trạng da sưng nóng và đau rát cho người bệnh.
  • Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu được chiết xuất từ bạc hà có tác dụng lớn trong việc làm dịu kích ứng cũng như khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Tuy nhiên, trước khi bôi lên da bạn cần pha loãng tinh dầu bạc hà này với một số loại tinh dầu nền như dầu dừa hay dầu oliu để tránh tình trạng rát da. 
  • Tắm lá chè xanh: Với tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa xuất hiện trên diện rộng và gây ra những cơn ngứa ngáy âm ỉ, bạn có thể chọn cho mình phương pháp tắm lá chè xanh để giảm ngứa cũng như tiêu viêm và làm dịu vùng da đang bị kích ứng. Các thành phần trong lá chè xanh như flavonoid, EGCG, polyphenol… có tác dụng rất lớn trong việc sát trùng, chống viêm cũng như phục hồi thể trạng da.

Tắm lá chè xanh có thể làm dịu các triệu chứng của nổi mẩn ngứa

4.2. Phương pháp tác động từ bên trong

Nếu như bệnh lý nổi mẩn đỏ ngứa có dấu hiệu ngứa không giảm, vết ngứa ngày càng nhiều gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, bạn nên tìm đến phương pháp tác động từ bên trong sau đây, nó sẽ có ích rất nhiều trong việc giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. 

Bài thuốc thứ 1:

  • Chuẩn bị: 10g Lộc cửu, 10g Sinh địa hoàng, 10g Nguyên âm, 10g Bạch dược, 10g Giao đằng, 6g Cam thảo, 6g Tang kỳ, 6g Vân quy, 6g Thuyền y.
  • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng với 1 lít nước. Chia làm 4 phần dùng vào bữa sáng, trưa, chiều và tối. 

Bài thuốc thứ 2: 

    • Chuẩn bị: 10g Hạn liên tử, 10g Đan bì, 10g Bèo ván, 10g Địa hoàng, 10g Đại thanh điệp, 10g Hoa kim ngân, 6g Hội thảo, 6g Gia tô, 6g Thuyền thoái, 6g Cam thảo. 
    • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng với 1 lít nước và đun đến khi cạn còn ½. Chia làm 4 phần dùng trong ngày

Bài thuốc thứ 3: 

    • Chuẩn bị: 8g Hoàng liên, 8g Trúc diệp, 10g Đan sâm, 12g Mạch đông, 12g Sài đất, 12g dây rau má. 
    • Thực hiện: Sắc các nguyên liệu cùng nước thật kỹ. Chia nước thuốc thành 3 phần và dùng hết trong ngày. 

Xem thêm: Phương pháp giải độc gan bằng Thuốc Tây y, Các tiêu chí lựa chọn

5. Cách phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa

Nổi mẩn đỏ ngứa là bệnh lý dễ bắt gặp và không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan và cần phải phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa để tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Các cách phòng ngừa có thể kể đến như sau:

  • Giữ gìn vệ sinh tốt.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với vật nuôi, thú cưng không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với những người bệnh có triệu chứng, biểu hiện của nổi mẩn đỏ ngứa.
  • Tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất, thực phẩm cũng như các chất gây ra kích ứng đến làn da.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung đầy đủ món ăn, các thực phẩm tốt cho gan cũng như cân bằng thời gian làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học, hiệu quả.

Đọc ngay: Top 10+ loại trà giải độc gan hiệu quả, đơn giản tại nhà

Bên cạnh đó, với các trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa do chức năng gan suy yếu, bạn cần nhanh chóng tiến hành thanh nhiệt, giải độc mát gan. Một trong những lựa chọn mà bạn hoàn toàn có thể cân nhắc chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe gan Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông.

Sản phẩm được kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền với chiết xuất 100% từ các thảo dược thiên nhiên như: Long đởm thảo, Diệp hạ châu, Chi tử, Nhân trần, Sinh địa, Hoàng cầm, Cam thảo, Sài Hồ, Đại Hoàng và Atiso có tác dụng bổ gan, giải độc gan, cải thiện chức năng gan và đặc biệt hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng ngừa tình trạng da bị nổi mẩn đỏ ngứa.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan

6. Tổng kết

Tóm lại, nổi mẩn đỏ ngứa là một bệnh lý có thể do nhiều nguyên nhân gây ra từ cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Nếu người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách thì tình trạng da nổi mẩn đỏ sẽ nhanh chóng được cải thiện tích cực. Tuy nhiên trong trường hợp da bị nổi mẩn đỏ ngứa kéo dài và có mức độ nặng, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và đưa ra các hướng điều trị kịp thời. 

Da nổi đỏ mẩn ngứa là một trong những triệu chứng điển hình báo hiệu gan đang bị tổn thương. Vì vậy, khi gan được thải độc đúng cách sẽ hạn chế tối đa được tình trạng da nổi mẩn đỏ ngứa cũng như hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Long Đởm Giải Độc Gan có công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, tăng cường chức năng gan, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm nóng gan, mẩn ngứa, mụn nhọt.

Sản phẩm là sự kết hợp giữa các cây thuốc nam giải độc gan lành tính và được dân gian tin dùng lâu năm. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng vì sản phẩm đã đạt chứng nhận tiêu chuẩn GMP của Bộ Y tế.

Để biết thêm nhiều thông tin về sản phẩm, hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về các vấn đề liên quan đến da liễu như:

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Nổi mẩn đỏ ngứa là hiện tượng trên da xuất hiện nhiều vết phát ban màu đỏ, kích thước khác nhau, kèm theo cảm giác nóng rát, ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này có thể tạo thành từng mảng hoặc rải rác, thời gian ngứa và tần suất lặp lại cũng khác nhau tùy nguyên nhân.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Ngứa ngáy, khó chịu.
  • Xuất hiện những mảng da dày, tăng sừng hoặc tróc vảy khô.
  • Hồng ban có dấu hiệu bóng nước.
  • Xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ.
  • Trên da xuất hiện nhiều triệu chứng đi kèm khác như: bóng nước, sưng đỏ, sốt, bong da, ngứa hoặc đau khớp, nốt mẩn trên da cảm giác đau rát, xuất hiện nhiều bóng nước lớn và lan rộng

Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.T

Trả lời:

Nổi mẩn đỏ ngứa có thể do nhiều nguyên nhân, cả bên trong và bên ngoài cơ thể

Nguyên nhân bên ngoài:

  • Dị ứng thời tiết
  • Dị ứng thuốc
  • Dị ứng thực phẩm
  • Vệ sinh da kém

Nguyên nhân bên trong:

  • Suy giảm chức năng gan: Gan bị quá tải, không thể lọc hết độc tố khiến độc tố tích tụ gây ngứa ngáy, mẩn đỏ, mề đay
  • Nhiễm giun sán
  • Rối loạn tuyến giáp

Như vậy, suy giảm chức năng gan có thể là một trong những nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa.

Trả lời: Đa số trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa không nguy hiểm, tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu do bệnh lý, đặc biệt là bệnh gan, không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng da
  • Khó thở
  • Sốc phản vệ
  • Giảm huyết áp đột ngột

Nên đi khám bác sĩ khi:

  • Tình trạng kéo dài, không thuyên giảm.
  • Kèm theo sốt, đau khớp, bóng nước xuất huyết.
  • Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng.
  • Nghi ngờ do bệnh lý tiềm ẩn.

    Trả lời: Phương pháp điều trị

    Dùng ngoài da: (Phù hợp với trường hợp nhẹ)

    • Chườm mát
    • Sử dụng tinh dầu bạc hà pha loãng
    • Tắm lá chè xanh
    • Dùng thuốc bôi ngoài da (theo hướng dẫn của bác sĩ)

    Sử dụng thuốc: 

    Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà có thể dùng thuốc Đông y hoặc Tây y nhưng đều cần phải tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

    Đối với trẻ em:

    • Nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
    • Tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ bằng các phương pháp dân gian hoặc thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
    Trả lời:
    • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
    • Hạn chế tiếp xúc gần với vật nuôi chưa được vệ sinh sạch sẽ.
    • Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa.
    • Không sử dụng hóa chất, thực phẩm, chất gây kích ứng da.
    • Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng thời gian làm việc, nghỉ ngơi.
    • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan như Long Đởm Giải Độc Gan (tham khảo ý kiến bác sĩ).

    Trả lời:

    Nên ăn:

    • Thực phẩm giàu vitamin C, E: cam, chanh, bưởi, kiwi, rau xanh đậm, hạt óc chó, hạnh nhân,… giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm.
    • Thực phẩm giàu Omega-3: cá hồi, cá thu, hạt chia, hạt lanh,… giúp giảm viêm da, giảm ngứa.
    • Uống đủ nước: 2-2.5 lít nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.

    Kiêng ăn:

    • Thực phẩm gây dị ứng: hải sản, nhộng tằm, trứng, sữa,…
    • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: gây nóng trong, kích thích ngứa.
    • Rượu bia, chất kích thích: làm suy giảm chức năng gan, khiến tình trạng ngứa nặng hơn.

    Trả lời: Nổi mẩn đỏ ngứa không lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, một số trường hợp do nhiễm trùng da (nấm, vi khuẩn, virus) có thể lây lan nếu tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị tổn thương hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

    Trả lời: Nổi mẩn đỏ ngứa có thể là một trong những triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV. Tuy nhiên, đây là triệu chứng không đặc hiệu, có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý khác. Không nên tự ý kết luận, hãy đến cơ sở y tế để được xét nghiệm HIV nếu nghi ngờ.

    Trả lời: Thuốc kháng histamin có tác dụng giảm ngứa, thường được sử dụng trong điều trị dị ứng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc điều trị để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

    Chăm sóc sức khỏe tại nhà

    Đánh giá bài viết này

    0 / 5

    Your page rank:

    Đang cập nhật
    Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
    Bình luận
    5 5 đánh giá
    5
    guest
    10 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)