Nổi mẩn ngứa ở mặt là bệnh gì? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Điều trị

Hình ảnh ngườ phụ nữ đang bị mẩn ngứa ở mặt

Mẩn ngứa ở mặt là tình trạng da liễu có thể gặp ở mọi đối tượng với các độ tuổi khác nhau. Da mặt nổi mẩn ngứa thường không chỉ gây khó chịu mà còn làm mất thẩm mỹ, khiến bạn tự ti hơn. Nếu không được can thiệp, xử lý và điều trị kịp thời, tình trạng mẩn ngứa có thể lan rộng hơn, gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng khác. Hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về nguyên nhân, giải pháp điều trị bệnh này nhé!

1. Giới thiệu tình trạng mẩn ngứa ở mặt

Mẩn ngứa ở mặt là tình trạng da nổi lên nhiều nốt sần, mẩn đỏ thành từng mảng và lan ra khắp mặt. Những nốt mẩn này gây đỏ da, ngứa rát và khó chịu cho người mắc phải. Mẩn ngứa ở mặt khiến bạn tự ti khi giao tiếp, gây tổn thương vùng da và còn khiến da có dấu hiệu lão hóa sớm. Việc da mặt bị mẩn ngứa nếu không được xử lý kịp thời thì những nốt mẩn sẽ lan rộng, làm tăng sắc tố vùng da đó.

Hình ảnh ngườ phụ nữ đang bị mẩn ngứa ở mặt

Mẩn ngứa ở mặt gây khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin

Đôi khi việc da mặt bị nổi mẩn ngứa còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng về gan, thận,… nếu phớt lờ bỏ qua có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng.  

Khi mẩn ngứa ở mặt xuất hiện các dấu hiệu bất thường, để tránh những biến chứng không mong muốn, bạn cần đến gặp bác sĩ để điều trị và theo dõi kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn nên cân nhắc:

  • Tình trạng mẩn ngứa ở mặt kéo dài hơn 2 tuần, không thuyên giảm mà còn có xu hướng nghiêm trọng hơn.
  • Nổi những nốt mẩn ngứa li ti và chảy dịch, có dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, sốt cao kèm theo đau nhức toàn thân.
  • Da mặt nóng rát, ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa ở mặt

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị nổi mẩn ngứa và đỏ rát, để có hướng điều trị tận gốc người bệnh nên nắm rõ các yếu tố gây ra bệnh. Một số nguyên nhân hàng đầu gây ra mẩn ngứa ở mặt có thể kể đến dưới đây như:

2.1. Các vấn đề về da

Da bị thiếu nước: Da bị thiếu nước dẫn đến tuyến bã nhờn hoạt động kém linh hoạt, làn da không còn được duy trì độ ẩm và trở nên thô ráp, sần sùi. Từ đó da sẽ bị khô, bong tróc, nổi mẩn, đỏ, ngứa ngáy và còn xuất hiện tình trạng lão hóa sớm.

Viêm da tiết bã: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nổi mẩn ngứa ở mặt. Viêm da tiết bã có thể do một số yếu tố như tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết tố. Các triệu chứng xuất hiện ở bệnh này là da đỏ, nóng rát và xuất hiện nhiều bã nhờn. 

Viêm da dị ứng: Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm da dị ứng có thể là do kích ứng mỹ phẩm, dị ứng thời tiết hoặc tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm. Viêm da dị ứng phổ biến với các biểu hiện như mặt nổi các nốt đỏ sần sùi, da nóng rát, nhiều trường hợp da mặt còn bị tăng sắc tố bất thường. 

Chàm tiếp xúc: Chàm tiếp xúc (hay viêm da tiếp xúc) là tình trạng da bị dị ứng do tiếp xúc trực tiếp với tác nhân kích thích hoặc chất gây dị ứng. Chàm tiếp xúc phổ biến với các biểu hiện tại vùng da tiếp xúc với tác nhân gây bệnh gồm: mẩn đỏ, ngứa, sưng, nứt nẻ da, các vết mụn nước nhỏ hoặc bóng nước lớn,…

2.2. Suy giảm chức năng gan

Khi chức năng gan bị suy giảm, các tế bào gan đang bị tổn thương thì khả năng đào thải độc tố của gan cũng giảm đáng kể. Các chất độc tích tụ gây nóng trong, da nổi đầy mụn nhọt và ngứa ngáy. Một số triệu chứng đi kèm thường gặp gồm nổi mề đay, vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu hơn bình thường,…

Hình ảnh về người phụ nữ đang bị suy giảm chức năng gan

Suy giảm chức năng gan là nguyên nhân dẫn đến mẩn ngứa ở mặt

2.3. Các bệnh lý ở thận

Ở những người gặp các bệnh lý về thận như suy thận, hội chứng thận hư,… khiến thận bị suy yếu, cơ thể không đào thải được hết các độc tố ra ngoài. Vì vậy độc tố ứ đọng lại gây phù nề, ngứa ngáy và nổi mẩn toàn thân. Đi kèm với tình trạng nổi mẩn ở da còn có các triệu chứng khác như: nước tiểu có bọt, đi tiểu với tần suất liên tục, tiểu ra máu. 

2.4. Các bệnh lý khác

Ngoài những bệnh lý về gan và thận, thì một số bệnh lý khác cũng có thể gây mẩn ngứa ở mặt.

  • Tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao là nguyên nhân gây tổn thương các mạch máu dưới da, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dưỡng chất cho da. Từ đó, da trở nên sần sùi, thô ráp, người bệnh bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và đau rát khó chịu.
  • Cường tuyến giáp: Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến hệ miễn dịch bị mất cân bằng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị nổi những nốt đỏ như bị muỗi đốt.

2.5. Thay đổi nội tiết tố

Những đối tượng dễ bị mẩn ngứa ở mặt do thay đổi hormone trong cơ thể là trẻ đang ở giai đoạn dậy thì, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Lúc này, lượng estrogen ở mức thấp, tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tình trạng nổi mụn, mẩn ngứa ở mặt và khắp cơ thể.

2.6. Nguyên nhân bên ngoài

Dưới đây là một số các nguyên nhân bên ngoài gây xuất hiện tình trạng mẩn ngứa ở mặt mà bạn nên chú ý.

Tác nhân dị ứng:

  • Do dị ứng thời tiết: Sự thay đổi thời tiết đột ngột là một trong những tác nhân gây tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn ở da. Trong đó, mặt là nơi có vùng da mỏng và thường xuyên tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên biểu hiện triệu chứng sẽ rõ rệt nhất. Lúc này, da mặt có các triệu chứng như ngứa, ửng đỏ và đau rát.
  • Do mỹ phẩm: Mỹ phẩm làm đẹp có thể chứa các thành phần làm da bạn kích ứng, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến da mặt bị dị ứng và nổi mẩn đỏ. 
  • Do thực phẩm: Không ít người có cơ địa dị ứng với một số loại thực phẩm. Vì thế, nếu ăn/uống phải các loại thực phẩm này sẽ có những biểu hiện như buồn nôn, chóng mặt, cơ thể ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn trên da đặc biệt là vùng mặt. 
  • Thuốc: Trong thành phần thuốc có chứa nhiều thành phần và hoạt chất có thể khiến người bệnh dị ứng gây mẩn đỏ, ngứa trên da. 
  • Vệ sinh sai cách: Da mặt hàng ngày tiếp xúc với khói bụi, mỹ phẩm, ánh nắng mặt trời,… Vì thế, các cặn bẩn kết hợp với dầu nhờn có trên mặt, nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, nổi mụn li ti và mẩn ngứa khắp mặt. 

3. Phương pháp chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa ở mặt

Khi gặp tình trạng mẩn ngứa ở mặt kéo dài mãi không khỏi, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán bệnh:

  • Test dị ứng da: Đây là xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng, mức độ mẫn cảm của da với các tác nhân dị ứng.
  • Xét nghiệm huyết thanh: Phương pháp này sử dụng huyết thanh của người bệnh tiêm vào da để xác định bệnh lý mãn tính tự phát.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định xem việc mẩn ngứa ở mặt có phải do các nguyên nhân như thiếu Sắt hay thiếu vi khoáng chất hay không.
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, tuyến giáp: Mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá và xác định tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan gan, thận, tuyến giáp dẫn đến nổi mẩn ngứa ở mặt.

Thực hiện xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan thận

4. Phương pháp hỗ trợ và điều trị mẩn ngứa ở mặt

Tùy thuộc vào mức độ nổi mẩn đỏ trên da sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Biện pháp xử trí với tình trạng da nổi mẩn đỏ không ngừa và bị ngứa sẽ có nhiều điểm khác biệt. Trong những trường hợp nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp mẩn ngứa lan rộng, kéo dài, gây viêm nhiễm thì người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ để nhận được tư vấn chi tiết về liệu trình điều trị phù hợp.

4.1. Điều trị theo nguyên nhân

Để có thể điều trị tình trạng mẩn ngứa ở mặt hiệu quả, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Sau đó, tương ứng với nguyên nhân mà bạn sẽ được chỉ định kê toa các loại thuốc Tây để điều trị như:

  • Thuốc kháng histamin H1 như Promethazin, Desloratadin, Loratadin,… giúp giảm bớt tình trạng dị ứng.
  • Kem dưỡng ẩm, gel mát da giúp cấp ẩm, phục hồi cho vùng da bị khô và nổi mẩn, làm dịu cơn mẩn ngứa.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp, người bệnh không đáp ứng với các nhóm thuốc trên, bác sĩ có thể kê một số thuốc ức chế miễn dịch phổ biến như Tacrolimus, Cyclosporine, Mycophenolate,…
  • Thuốc sát trùng chống viêm ngoài da: Ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm và giảm tình trạng kích ứng da…

Lưu ý: Bạn cần chú ý không được tự ý sử dụng thuốc Tây nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Hình ảnh về các loại thuốc tây điều trị mẩn ngứa ở mặt

Sử dụng thuốc Tây để điều trị tình trạng mẩn ngứa ở mặt

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm phương pháp quang trị liệu thông qua sử dụng tia cực tím với bước sóng phù hợp để chiếu vào vùng da mặt trong những trường hợp bị mẩn ngứa nổi cục mãn tính. Nhờ phương pháp này, cảm giác ngứa ngáy sẽ thuyên giảm dần và vùng da được kích thích tự phục hồi.

Xem thêm: Thuốc bổ, giải độc, mát gan: Hướng dẫn chọn lựa, lưu ý quan trọng sau khi uống

4.2. Cách xử lý tại nhà và mẹo giảm mẩn ngứa ở mặt

Nếu cơn mẩn ngứa ở mặt gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thì bạn có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ dưới đây:

Tránh các tác nhân gây dị ứng:

  • Cần chú ý: đeo khẩu trang khi ra ngoài, kiểm tra kỹ các thành phần của mỹ phẩm đang dùng hoặc chuẩn bị mua để tránh những chất dễ gây kích ứng như: cồn, paraben, chì, dầu khoáng,… 
  • Ngừng sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có thể dẫn đến dị ứng như: hải sản, chất kích thích, rượu bia,…
  • Khi bị mẩn ngứa cần hạn chế tối đa việc trang điểm.

Vệ sinh da với nước muối sinh lý:

Khi gặp tình trạng mẩn ngứa ở mặt, bạn nên hạn chế sử dụng sữa rửa mặt, nước tẩy trang hay các loại mỹ phẩm khác và thay bằng nước muối sinh lý để làm sạch da. Nước muối sinh lý sẽ giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm tình trạng mẩn đỏ, ngứa rát cho da.

Dưỡng ẩm cho da:

Da khô là một trong những nguyên nhân gây mẩn ngứa ở mặt thường gặp. Vì vậy, việc dưỡng ẩm cho da với những sản phẩm dưỡng ẩm lành tính, an toàn, phù hợp với loại da của mình sẽ giúp cải thiện triệu chứng rõ rệt.

Thải độc bằng lá Bạc hà:

Nấu nước lá Bạc hà để xông hơi sẽ giúp thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn, kháng khuẩn cho làn da và giảm tình trạng mẩn ngứa. Nước xông cũng có thể được tận dụng để rửa mặt giảm ngứa.

Đắp mặt nạ dưa leo/ yến mạch/ sữa chua và nghệ:

Khi bị mẩn ngứa ở mặt gây khó chịu bạn có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà để làm mặt nạ đắp lên da. Dưới đây là một loại mặt nạ làm giảm tình trạng này hiệu quả: 

  • Mặt nạ dưa leo 
  • Mặt nạ yến mạch 
  • Mặt nạ sữa chua và nghệ

Lưu ý, cần sàng lọc và lựa chọn những nguyên liệu, thảo dược có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo sạch sẽ, chất lượng để không gây kích ứng da.

4.3. Giải độc và tăng cường chức năng gan

Nếu nguyên nhân gây mẩn ngứa ở mặt là do suy giảm chức năng gan thì bạn có thể tham khảo những phương pháp giúp tăng cường sức khỏe gan, đồng thời hỗ trợ giải độc gan. Một số phương pháp giải độc gan mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Thực phẩm giải độc gan: Chế độ ăn uống tạo sức ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của lá gan. Nếu chế độ ăn uống không hợp lý có thể khiến gan bị suy yếu, giảm khả năng hoạt động của các chức năng sinh hóa và chuyển hóa bình thường.
  • Cây thuốc giải độc gan: Các loại thảo dược được tin tưởng lựa chọn hỗ trợ giải độc gan nhờ tính an toàn, lành tính cao, dễ tìm, dễ thực hiện, giá thành thấp và ít tác dụng phụ, cho kết quả tốt khi sử dụng đủ liều lượng. 
  • Sản phẩm giải độc gan: Một trong những cách giải độc gan hiệu quả và tiện lợi được người dùng hiện nay ưa chuộng chính là sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe gan như Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược an toàn, lành tính như Diệp hạ châu, Long đởm thảo, Chi tử, Atiso, Cam thảo, Trạch tả, Nhân trần, Sinh địa, Sài hồ, Đại hoàng, Hoàng cầm. Các thành phần này được kết hợp trong sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông giúp tăng cường sức khỏe gan và hỗ trợ thanh nhiệt, thải độc. Nhờ đó, cải thiện rõ rệt tình trạng mẩn ngứa ở mặt cho người bệnh.
Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan Bình Đông

Sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông

5. Phòng tránh tình trạng nổi mẩn ngứa ở mặt

Để phòng tránh tình trạng vùng da ở mặt bị nổi mẩn ngứa, bạn hãy chú ý một số điểm sau:

  • Giảm căng thẳng, stress, duy trì một tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh; hạn chế sử dụng rượu bia, ăn các món nhiều dầu mỡ, giàu đạm hoặc được làm từ các thực phẩm dễ gây dị ứng; giữ vệ sinh. 
  • Sử dụng mỹ phẩm phù hợp với da: chọn sữa rửa mặt nhẹ dịu, hạn chế các loại chứa những chất dễ gây kích ứng như paraben, cồn,… để rửa mặt, dùng dưỡng ẩm để tránh khô da, với da nhạy cảm cần sử dụng kem dưỡng, kem dưỡng cũng không nên chọn loại quá đặc vì dễ gây tắc lỗ chân lông,…
  • Nhận biết và tránh xa các tác nhân dị ứng: hóa chất, thức ăn, phấn hoa, lông thú cưng, thời tiết nóng – lạnh đột ngột,…
  • Trong các trường hợp nổi mẩn ngứa do gan, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông giúp thanh nhiệt, giải độc gan. Sản phẩm được đánh giá là một giải pháp hiệu quả hỗ trợ làm mát gan, tăng cường chức năng gan giữ cho lá gan luôn khỏe mạnh, đào thải độc tố tốt hơn và phòng tránh tình trạng nổi mẩn ngứa trên cơ thể, đặc biệt là ở mặt.

6. Tổng kết

Trên đây Dược Bình Đông vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin, nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa tình trạng mẩn ngứa ở mặt. Và trong rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng da mặt nổi mẩn ngứa thì nguyên nhân do suy giảm chức năng gan khá phổ biến và có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, việc tăng cường chức năng gan, giải độc gan là điều hết sức cần thiết.

Trong thị trường đang có vô số lựa chọn cho sản phẩm bảo vệ sức khoẻ, tăng cường chức năng gan thì Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là một cái tên nổi bật. Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu Dược Bình Đông với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng các loại thảo dược thiên nhiên. Ngoài ra, sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng, uy tín và chất lượng nên được đông đảo khách hàng toàn quốc tin dùng. 

Hình ảnh về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Long đởm giải độc gan Bình Đông

Sản phẩm Long đởm giải độc gan Bình Đông

Vậy nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông hoặc các sản phẩm khác của Dược Bình Đông thì còn chần chừ gì mà không liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn thêm về sản phẩm và đặt mua ngay từ bây giờ!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: 

7. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Mẩn ngứa ở mặt là tình trạng da mặt xuất hiện các nốt sần, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Các vấn đề về da: Viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, chàm tiếp xúc, da khô,…
  • Suy giảm chức năng gan: Khi gan bị suy yếu, độc tố tích tụ có thể gây ngứa và nổi mẩn.
  • Các bệnh lý khác: Bệnh lý về thận, tiểu đường, cường tuyến giáp,…
  • Thay đổi nội tiết tố: Thường gặp ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh,…
  • Tác nhân dị ứng: Thời tiết, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc,…
  • Vệ sinh da mặt sai cách: Khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Trả lời: Bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám khi mẩn ngứa ở mặt kéo dài hơn 2 tuần, không thuyên giảm hoặc có các dấu hiệu sau:

  • Nổi mẩn ngứa li ti, chảy dịch, có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao kèm theo đau nhức.
  • Da mặt nóng rát, ngứa ngáy dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Trả lời: Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị sau:

  • Thuốc: Thuốc kháng histamin, kem dưỡng ẩm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sát trùng,…
  • Quang trị liệu: Sử dụng tia cực tím để giảm ngứa và kích thích da phục hồi.

Trả lời:
Bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để giảm ngứa tại nhà:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng.
  • Vệ sinh da mặt bằng nước muối sinh lý.
  • Dưỡng ẩm cho da.
  • Xông hơi bằng lá bạc hà.
  • Đắp mặt nạ dưa leo, yến mạch, sữa chua và nghệ.

Trả lời: Để phòng tránh mẩn ngứa ở mặt, bạn nên:

  • Giảm căng thẳng, stress.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
  • Sử dụng mỹ phẩm phù hợp.
  • Tránh xa các tác nhân gây dị ứng.
  • Vệ sinh da mặt đúng cách.

Trả lời: Hầu hết trường hợp mẩn ngứa ở mặt không nguy hiểm, có thể tự khỏi hoặc điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, mẩn ngứa có thể lan rộng, gây nhiễm trùng da, để lại sẹo thâm, thậm chí là biến chứng thành các bệnh lý da liễu mãn tính.

Trả lời: Da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Khi trẻ bị mẩn ngứa ở mặt, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý bôi các loại kem, thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tránh gây kích ứng và tổn thương da của trẻ.

Trả lời: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mẩn ngứa ở mặt. Bạn nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, rượu bia,… để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp da khỏe mạnh từ bên trong.

Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Việc tự ý chẩn đoán và điều trị có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Chăm sóc sức khỏe tại nhà

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

**** Nội dung đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
10 Bình luận
Hiển thị tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao Đánh giá thấp Thêm đánh giá của bạn
  1. Ôi trời ơi, da mặt e tự nhiên mấy hôm nay ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ lên khó chịu quá. E nghĩ chắc do e dạo này hay thức khuya làm việc, ko biết có phải không ạ? :(( Mà e đọc thấy bảo mẩn ngứa có thể do gan nữa, nghe lo quá. Bác sĩ cho e hỏi mẩn ngứa do gan thì có biểu hiện gì khác không ạ? E phải làm gì bây giờ? Huhu

    • Chào chị Linh,

      Việc thức khuya, stress kéo dài cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến da yếu đi, dễ bị kích ứng và nổi mẩn.

      Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn ngứa, chị nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám trực tiếp. Bởi vì, bên cạnh việc thức khuya, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này như:

      Do các vấn đề về da: Viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, chàm tiếp xúc, da khô,…
      Do suy giảm chức năng gan: Khi gan bị suy yếu, độc tố tích tụ có thể gây ngứa và nổi mẩn.
      Do các bệnh lý khác: Bệnh lý về thận, tiểu đường, cường tuyến giáp,…
      Do thay đổi nội tiết tố: Thường gặp ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh,…
      Do tác nhân dị ứng: Thời tiết, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc,…
      Do vệ sinh da mặt sai cách: Khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

      Riêng đối với trường hợp mẩn ngứa do suy giảm chức năng gan, ngoài mẩn ngứa, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: nổi mề đay, vàng da, vàng mắt, nước tiểu đậm màu hơn bình thường,…

      Lời khuyên cho chị lúc này là nên:

      Hạn chế gãi, chà xát lên vùng da bị mẩn ngứa.
      Vệ sinh da mặt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
      Dưỡng ẩm cho da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm.
      Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi.
      Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress.
      Sử dụng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da.

      Nếu tình trạng mẩn ngứa không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, chị nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  2. Toi bi man ngua o mat lau roi, boi nhieu loai kem ma ko khoi. Co cach nao chua tri tan goc ko?

    • Chào anh Tuấn,

      Việc tự ý sử dụng nhiều loại kem bôi khi chưa rõ nguyên nhân có thể khiến tình trạng mẩn ngứa trở nên trầm trọng hơn.

      Để điều trị mẩn ngứa ở mặt tận gốc, trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Anh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết (nếu có) và có phác đồ điều trị phù hợp.

      Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như:

      Sử dụng thuốc:
      + Thuốc kháng histamin: Giúp giảm ngứa, dị ứng.
      + Kem bôi corticoid: Giảm viêm, giảm ngứa.
      + Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp nhiễm trùng da.
      + Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp viêm da nặng.

      Quang trị liệu: Sử dụng tia cực tím để giảm ngứa, kháng viêm.

      Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, anh cũng nên:

      + Tránh các tác nhân gây dị ứng: Thời tiết, mỹ phẩm, thực phẩm, thuốc,…
      + Vệ sinh da mặt sạch sẽ: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm.
      + Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp.
      + Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, stress,…

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  3. Chị ơi, em bị mẩn ngứa ở mặt do dị ứng mỹ phẩm thì phải làm sao ạ? :(((((

    • Chào chị Hương,

      Dị ứng mỹ phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây mẩn ngứa ở mặt.

      Để cải thiện tình trạng mẩn ngứa do dị ứng mỹ phẩm, chị nên:

      Ngưng sử dụng ngay loại mỹ phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
      Rửa mặt sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
      Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da nhạy cảm.
      Hạn chế trang điểm trong thời gian này.
      Uống đủ nước, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi.
      Tránh gãi, chà xát lên vùng da bị mẩn ngứa.
      Che chắn cẩn thận khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, ánh nắng mặt trời.

      Nếu tình trạng mẩn ngứa không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, em nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  4. Bài viết hay lắm! Tôi bị mẩn ngứa ở mặt lâu rồi, đi khám thì bác sĩ bảo do gan yếu. Có cách nào cải thiện chức năng gan không nhỉ?

    • Chào chị Khánh Hòa

      Cảm ơn chị đã quan tâm đến bài viết của tôi.

      Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ, việc gan suy yếu, khả năng đào thải độc tố của gan giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể đã gây nóng trong, ngứa ngáy, nổi mẩn mà chị gặp phải.

      Để cải thiện chức năng gan, chị có thể áp dụng một số phương pháp sau:

      Chế độ ăn uống:
      + Bổ sung các thực phẩm tốt cho gan như: rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, dầu oliu,…
      + Hạn chế các thực phẩm gây hại cho gan như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, rượu bia,…
      Lối sống:
      + Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít).
      + Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày).
      + Tập thể dục đều đặn (ít nhất 30 phút/ngày).
      + Tránh stress, căng thẳng.
      Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ:
      + Các loại trà thảo dược: actiso, diệp hạ châu, cà gai leo,…
      + Thực phẩm chức năng bổ gan, giải độc gan như Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông

      Bên cạnh đó, bác nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  5. Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi là ngoài các phương pháp điều trị bằng Tây y, có phương pháp nào từ tự nhiên giúp giảm mẩn ngứa ở mặt hiệu quả không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

    • Chào anh Minh,

      Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y, anh có thể tham khảo một số phương pháp từ tự nhiên giúp giảm mẩn ngứa ở mặt như:

      Xông hơi bằng lá trà xanh hoặc lá kinh giới: Giúp sát khuẩn, giảm viêm, làm dịu da.
      Đắp mặt nạ từ các nguyên liệu tự nhiên:
      + Mặt nạ nha đam: Giúp làm mát da, giảm ngứa, kháng viêm.
      + Mặt nạ mật ong và sữa chua: Giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, kháng khuẩn.
      + Mặt nạ bột yến mạch và sữa tươi: Giúp làm sạch da, giảm ngứa, kháng viêm.

      Lưu ý:

      + Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, anh nên thử trên một vùng da nhỏ ở cổ tay để kiểm tra xem có bị kích ứng hay không.
      + Nên lựa chọn các nguyên liệu tự nhiên, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
      + Nếu tình trạng mẩn ngứa không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu nặng hơn, anh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

    Để lại lời nhắn

    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
    Dược Bình Đông
    Logo
    Đăng ký tài khoản mới

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
    Giỏ hàng