Tìm kiếm

Nước tiểu có bọt có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Chẩn đoán, Phòng tránh

Hình ảnh về nước tiểu có nhiều bọt khí

Trong một số trường hợp, nước tiểu có bọt nhiều có thể là dấu hiệu của bệnh lý về thận và nguyên nhân chủ yếu là do tăng huyết áp, bệnh tiểu đường gây nên. Do đó, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với triệu chứng này. Để làm rõ hơn về tình trạng nước tiểu có bọt, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông.

1. Đôi nét về nước tiểu có bọt

Việc xét nghiệm, phân tích nước tiểu qua màu và mùi mang ý nghĩa rất quan trọng, giúp bác sĩ có thể nhận biết được những dấu hiệu bệnh tật nguy hiểm, tiềm ẩn bên trong cơ thể. Ở người khỏe mạnh, nước tiểu có màu từ vàng nhạt đến vàng do sắc tố urochrome tạo nên và có mùi đặc trưng của amoniac hoặc không mùi nếu nước tiểu loãng.

Hiện tượng nước tiểu có nhiều bọt có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Nếu nước tiểu có bọt mà cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào kèm theo nghĩa là tình trạng sức khỏe bình thường. Nguyên nhân làm nước tiểu có bọt trong trường hợp này có thể là do tốc độ dòng chảy của nước tiểu hoặc do phản ứng với chất tẩy rửa toilet tạo ra bọt.

Tuy nhiên, trong trường hợp nước tiểu có bọt ít hay có bọt nhiều như xà phòng thì người bệnh cũng cần phải chú ý vì khả năng đây là dấu hiệu của bệnh lý, nhất là vấn đề ở hệ tiết niệu.

Hình ảnh về nước đái có bọt màu vàng như xà phòng
Nước tiểu màu nâu kèm có bọt có khả năng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng sau thì nên đi khám bác sĩ để kiểm tra sức khỏe: Mệt mỏi chán ăn; khó ngủ hoặc mất ngủ; buồn nôn, nôn; phù tay, chân, mặt và bụng; màu nước tiểu đục, sẫm màu; nước tiểu có mùi; lượng nước tiểu thay đổi (ít hoặc nhiều); nước tiểu có bọt lớn và không tan ra hoặc không giảm đi sau thời gian dài.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu có bọt

Thông thường nước tiểu có nhiều bọt đơn thuần thì khả năng cao là do lực tiểu mạnh, hoặc do phản ứng với sản phẩm vệ sinh. Tuy nhiên, tình trạng nước tiểu có bọt diễn ra nhiều lần và kéo dài, có thể xuất phát từ một vài nguyên nhân bệnh lý sau đây:

  • Bệnh lý về thận: Thận là cơ quan quan trọng có vai trò lọc máu và chuyển hóa các chất dư thừa thành nước tiểu để đào thải ra khỏi cơ thể. Những trường hợp như viêm thận, suy thận, sỏi,… đều có thể gây ra hiện tượng nước tiểu nổi bọt hoặc bị đục. Ngoài ra, bệnh còn các triệu chứng đi kèm khác như: đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm, chân tay run, mỏi gối, đau khớp lưng, răng yếu, xương khớp thoái hóa, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nước tiểu xuất hiện bọt và đục hơn bình thường. Những triệu chứng đi kèm lúc này là cảm giác đau rát, nóng buốt khi đi vệ sinh, thậm chí nước tiểu cũng có thể lẫn máu.
  • Xuất tinh ngược dòng: Đối với nam giới, hiện tượng nước tiểu có bọt do tinh trùng theo đường bàng quang chảy ra ngoài qua nước tiểu, trái lại với quy luật thông thường là xuất ra từ niệu đạo. Vì vậy, khi quan hệ tình dục, lượng tinh dịch sẽ xuất ra nhiều qua đường nước tiểu khiến nước tiểu có màu trắng đục lợn cợn nhìn giống có bọt.
  • Tiểu đường: Khi hàm lượng đường trong máu cao hơn bình thường, thận sẽ phải làm việc hết công suất để chuyển hóa và chọn lọc phân tử. Do đó, các thành phần hữu cơ trong nước tiểu khi đó sẽ tăng cao khiến nước tiểu bị đục và nổi bọt.
  • Protein nước tiểu tăng cao: Bình thường, trong nước tiểu sẽ có  hàm lượng protein cực kỳ thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp chức năng lọc của cầu thận bị rối loạn, protein sẽ không được giữ lại cơ thể mà bị đào thải ra qua đường nước tiểu và khiến nước tiểu nổi bọt.
  • Mất nước: Nếu bạn không bù đủ nước cho cơ thể sau mỗi lần vận động với cường độ cao thì lúc đi vệ sinh sẽ thấy hiện tượng nước tiểu nổi bọt. Ngoài ra, những trường hợp sốt cao, tiêu chảy, ít uống nước mỗi ngày,… đều có dễ dàng bắt gặp tình trạng này vì khi đó cơ thể đang trong tình trạng mất nước, khiến nước tiểu sẽ đặc hơn và có nhiều bọt.
Hình ảnh về bộ phận thận trong cơ thể người đang có dấu hiệu suy thận
Các bệnh lý về Thận gây ra tình trạng nước tiểu có bọt

3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nước tiểu có bọt

Việc điều trị tình trạng nước tiểu có bọt sẽ phụ thuộc vào bệnh lý, nguyên nhân gây ra chúng. Dưới đây là một số gợi ý điều trị mà bạn có thể áp dụng tùy theo tình trạng của mình, cũng như kết hợp với sự chỉ định của bác sĩ.

Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn uống: Bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể thay nước lọc với các loại nước như nước trái cây, nước dừa, nước ép từ rau, củ, quả, nước canh,…

Hình ảnh về các loại hoa quả cam, bưởi, kiwi... dùng làm nước ép hỗ trợ giảm triệu chứng nước tiểu có nhiều bọt
Tích cực uống nhiều nước ép hoa quả, rau củ

Nếu nguyên nhân là do bệnh lý:

  • Với người bệnh bị cao huyết áp hay tiểu đường, ngoài điều trị bằng thuốc thì cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn. Hơn nữa, người bệnh nên tìm hiểu và áp dụng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, ví dụ như thực đơn dành cho người tiểu đường… Cùng với đó, bạn cũng cần theo dõi huyết áp và đường huyết thường xuyên để đảm bảo rằng nồng độ đường huyết trong mức ổn định và an toàn.
  • Hiện tượng xuất tinh ngược dòng hầu như không phải điều trị nếu không ảnh hưởng đến sinh sản. Các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp đóng cổ bàng quang như Pseudoephedrine, Chlorpheniramine, Imipramine… Tuy nhiên, những thuốc này có thể dẫn đến tác dụng phụ như tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch.

Khi xuất hiện tình trạng nước tiểu có bọt, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và xác định nguyên nhân chính xác. Sau đây là các phương pháp chẩn đoán nước tiểu có bọt thường hay áp dụng:

  • Xét nghiệm mẫu nước tiểu để kiểm tra nồng độ protein
  • Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Xét nghiệm ure máu, acid uric máu, creatinin huyết thanh,…
  • Xét nghiệm sự hiện diện của tinh trùng trong nước tiểu
Hình ảnh về người bác sĩ đang xét nghiệm về tình trạng nước đái
Xét nghiệm nước tiểu có bọt để xác định chính xác nguyên nhân 

4. Phòng tránh tình trạng nước tiểu có bọt

Để phòng ngừa tình trạng nước tiểu có bọt, bạn nên chú ý những vấn đề như sau đây:

Xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn ít dầu mỡ, đường muối, ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Đều đặn tập luyện những bài thể dục với cường độ vừa phải
  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, nếu không uống càng tốt
  • Chủ động theo dõi và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe
Hình ảnh người phụ nữ đang luyện tập thể dục để phòng bệnh nước đái có nhiều bọt
Đều đặn tập luyện thể dục mỗi ngày

Áp dụng các phương pháp bổ thận

Chức năng thận suy giảm (thận yếu) cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nước tiểu có bọt. Do đó, để phòng tránh nước tiểu có bọt, việc nâng cao sức khỏe thận là 1 trong những phương pháp quan trọng. Dưới đây là các biện pháp bổ thận hiệu quả mà bạn đọc có thể cân nhắc áp dụng:

  • Sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Để an toàn và tiết kiệm hơn, người bệnh có thể dùng những sản phẩm bảo vệ sức khỏe được thận bào chế từ các loại thảo dược có công dụng bổ thận. Một trong những sản phẩm được đông đảo người dùng tin tưởng hiện nay chính là Bổ Thận Bình Đông. Sản phẩm này được đánh giá cao trong việc bổ thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, chóng mặt, ù tai do thận kém.
  • Thực phẩm bổ thận: Để tăng cường sức khỏe cho Thận cũng như giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở thận, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho Thận, chẳng hạn như: Món ăn (cá béo, súp lơ trắng, bắp cải, lòng trắng trứng,…); nước uống (trà Ích trí nhân; Cà phê; Đỗ trọng,…); trái cây (chuối, việt quất, bơ,…)
  • Cây thuốc bổ thận: Hiện nay, phương pháp sử dụng những cây thuốc bổ thận được rất nhiều người ưa chuộng bởi những đặc tính an toàn, hiệu quả mà nó mang lại. Một số cây thuốc Nam hỗ trợ hiệu quả trong việc bồi bổ thận mà bạn có thể tham khảo: Hoài sơn, Thục địa, Câu kỷ tử, Thỏ ty tử,…

Tìm hiểu thêm: Tiêu chí lựa chọn thuốc bổ thận giúp bổ thận giúp cải thiện chứng thận hư, thận kém

5. Tổng kết

Nước tiểu có bọt tuy trông có vẻ bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng ta không nên chủ quan mà cần nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời cũng như giúp hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có về cả sức khỏe.

Ngoài ra, để bổ thận, bạn cũng có thể sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe Bổ Thận Bình Đông của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ nhiều vị thuốc quý trong Y học cổ truyền như: Ngưu tất, Cẩu tích, Đỗ trọng, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, Độc hoạt, Thục địa và Đương quy. Sự kết hợp của các loại dược liệu này đem lại công dụng tuyệt vời trong việc bổ thận, hỗ trợ giảm các triệu chứng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rát, tiểu rắt, và các triệu chứng đau lưng, mỏi gối, ù tai, hoa mắt,… do thận kém.

Sản phẩm Bổ Thận Bình Đông giúp Bổ thận

Đây là 1 sản phẩm của Dược Bình Đông – thương hiệu uy tín nổi tiếng với phương châm hướng tới hiệu quả tối ưu cho sức khỏe cộng đồng. Công ty luôn không ngừng kế thừa và phát triển các phương thuốc cổ truyền kết hợp cùng dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại để cho ra đời rất nhiều sản phẩm thân thiện với người hiện đại và vẫn giữ được bản sắc riêng của Y học cổ truyền Việt Nam.

Nếu bạn muốn biết chi tiết về sản phẩm Bổ Thận Bình Đông hay các sản phẩm khác của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để được tư vấn và đặt hàng trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

6. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Nước tiểu có bọt có thể chỉ là 1 hiện tượng bình thường, nhưng cũng có thể là cảnh báo cho 1 số bệnh lý:

1. Hiện tượng bình thường

  • Dòng chảy mạnh: Khi bàng quang đầy, nước tiểu chảy ra mạnh có thể tạo ra bọt.
  • Chất tẩy rửa toilet: Một số chất tẩy rửa toilet có thể tạo ra bọt trong nước tiểu.

2. Cảnh báo vấn đề sức khỏe

  • Mất nước: Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu trở nên cô đặc hơn và có thể tạo ra bọt.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): Vi khuẩn trong đường tiết niệu có thể gây ra bọt trong nước tiểu.
  • Bệnh thận: Bệnh thận có thể khiến protein rò rỉ vào nước tiểu, tạo ra bọt.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể khiến lượng đường trong nước tiểu cao, tạo ra bọt.

3. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nước tiểu có bọt thường xuyên

  • Nước tiểu có bọt kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, sưng tấy, hoặc sốt
  • Bạn đang mang thai và có nước tiểu có bọt

Trả lời: Nước tiểu có bọt có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Vì vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng này.

1. Uống đủ nước

  • Nước giúp cơ thể đào thải độc tố và ngăn ngừa mất nước, một nguyên nhân phổ biến khiến nước tiểu có bọt.
  • Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tương đương 8 ly nước.
  • Bạn có thể theo dõi lượng nước nạp vào bằng cách ghi chép hoặc sử dụng ứng dụng theo dõi sức khỏe.

2. Hạn chế caffeine và rượu bia

  • Caffeine và rượu bia có thể dẫn đến mất nước và khiến nước tiểu có bọt.
  • Nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê, trà, nước ngọt có ga, bia, rượu vang,…
  • Thay thế bằng nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước trái cây ít đường.

3. Giảm lượng muối

  • Ăn nhiều muối có thể dẫn đến tăng huyết áp và giữ nước, góp phần gây ra nước tiểu có bọt.
  • Nên hạn chế lượng muối nạp vào mỗi ngày dưới 5 gam.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh và đồ ăn đóng hộp.

4. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

  • Chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
  • Chất xơ hòa tan, có nhiều trong yến mạch, táo, lê, cam, chuối, giúp giảm cholesterol và cải thiện chức năng thận.

5. Bổ sung thực phẩm tốt cho thận

  • Một số thực phẩm có lợi cho sức khỏe thận và có thể giúp cải thiện tình trạng nước tiểu có bọt, bao gồm:
  • Tỏi: Chứa hợp chất allicin có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp bảo vệ thận.
  • Cá hồi: Giàu axit béo omega-3 có lợi cho tim mạch và sức khỏe thận.
  • Bông cải xanh: Chứa vitamin C, kali và chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thận khỏi tổn thương.
  • Nho: Chứa hợp chất resveratrol có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, giúp bảo vệ thận.
  • Dưa hấu: Chứa nhiều nước và kali giúp thanh lọc thận và giảm huyết áp.

6. Hạn chế protein

  • Ăn quá nhiều protein có thể gây áp lực lên thận và dẫn đến protein niệu, một nguyên nhân khiến nước tiểu có bọt.
  • Nên hạn chế lượng protein nạp vào mỗi ngày, đặc biệt là protein từ thịt đỏ.
  • Ưu tiên lựa chọn protein nạc từ cá, thịt gà, trứng, sữa và các loại đậu.

 Trả lời: Bên cạnh việc uống đủ nước, bạn có thể áp dụng một số thay đổi trong thói quen sinh hoạt để giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nước tiểu có bọt, bao gồm:

1. Tập thể dục thường xuyên

  • Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất, góp phần bảo vệ thận và giảm nguy cơ nước tiểu có bọt.
  • Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hoặc bơi lội.
  • Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với sở thích và thể trạng của bản thân.

2. Ngủ đủ giấc

  • Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, đồng thời hỗ trợ chức năng thận hoạt động hiệu quả.
  • Nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe tổng thể.
  • Tạo thói quen ngủ đều đặn, tránh thức khuya và sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

3. Giảm căng thẳng

  • Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, huyết áp và chức năng thận, dẫn đến nguy cơ nước tiểu có bọt.
  • Áp dụng các biện pháp thư giãn như thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ hoặc dành thời gian cho sở thích cá nhân để giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Chia sẻ tâm sự với người thân hoặc bạn bè khi gặp khó khăn để giải tỏa tâm lý.

4. Tránh hút thuốc lá

  • Hút thuốc lá có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và suy thận.
  • Việc ngừng hút thuốc lá có thể giúp cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ nước tiểu có bọt.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để được hỗ trợ cai nghiện thuốc lá hiệu quả.

5. Hạn chế sử dụng rượu bia

  • Rượu bia có thể gây mất nước, tăng huyết áp và ảnh hưởng đến chức năng thận, dẫn đến nguy cơ nước tiểu có bọt.
  • Nên hạn chế hoặc tránh uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe tổng thể.
  • Nếu bạn có thói quen uống rượu bia, hãy giảm dần lượng tiêu thụ mỗi ngày.

6. Theo dõi sức khỏe định kỳ

  • Đi khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả bệnh thận, để có thể điều trị kịp thời.
  • Nên đi khám sức khỏe ít nhất một năm một lần, hoặc thường xuyên hơn nếu bạn có tiền sử bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Trả lời: Nước tiểu bình thường có thể có một ít bọt, nhưng lượng bọt này thường không đáng kể và tan nhanh.

Có một số nguyên nhân khiến nước tiểu bình thường có thể có bọt nhẹ:

  • Dòng nước tiểu mạnh: Khi bạn đi tiểu với lực mạnh, nước tiểu có thể va chạm với nước trong bồn cầu, tạo ra bọt khí.
  • Sử dụng sản phẩm vệ sinh: Một số sản phẩm vệ sinh toilet có thể tạo ra bọt khí trong bồn cầu, khiến nước tiểu có vẻ nhiều bọt hơn.
  • Mất nước nhẹ: Khi bạn không uống đủ nước, cơ thể bạn sẽ sản xuất ra ít nước tiểu hơn. Nước tiểu đặc hơn có thể có nhiều bọt hơn và có mùi nồng hơn bình thường.

Tuy nhiên, nếu nước tiểu của bạn có nhiều bọt hoặc bọt khí lớn, đi kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn, sưng tấy, thay đổi màu sắc hoặc mùi của nước tiểu. Bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác.

Trả lời: Nước tiểu có bọt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để khắc phục hiệu quả, bạn cần xác định nguyên nhân chính xác. Dưới đây là một số cách khắc phục phổ biến:

Nếu nguyên nhân là do chế độ ăn uống:
Bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể thay nước lọc với các loại nước như nước trái cây, nước dừa, nước ép từ rau, củ, quả, nước canh,…

Nếu nguyên nhân là do bệnh lý:

Với người bệnh bị cao huyết áp hay tiểu đường, ngoài điều trị bằng thuốc thì cần duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục đều đặn. Hơn nữa, người bệnh nên tìm hiểu và áp dụng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh, ví dụ như thực đơn dành cho người tiểu đường…

Cùng với đó, bạn cũng cần theo dõi huyết áp và đường huyết thường xuyên để đảm bảo rằng nồng độ đường huyết trong mức ổn định và an toàn.

Hiện tượng xuất tinh ngược dòng hầu như không phải điều trị nếu không ảnh hưởng đến sinh sản. Các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp đóng cổ bàng quang như Pseudoephedrine, Chlorpheniramine, Imipramine,… Tuy nhiên, những thuốc này có thể dẫn đến tác dụng phụ như tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp và tim mạch.

Khi xuất hiện tình trạng nước tiểu có bọt, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm và xác định nguyên nhân chính xác.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
guest
10 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)