Viêm họng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc bị một số yếu tố gây hại khác xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, cha mẹ cần trang bị các thông tin cần thiết để chăm sóc và phòng tránh viêm họng trẻ em. Bài viết dưới đây, Dược Bình Đông giúp cha mẹ tìm hiểu kỹ hơn về viêm họng ở trẻ.
1. Đôi nét về viêm họng
Viêm họng trẻ em là tình trạng đường hô hấp của trẻ đang bị viêm nhiễm, lớp niêm mạc ở hầu họng có hiện tượng viêm và bị sưng tấy. Viêm họng cùng với viêm mũi ở trẻ thường được coi là bệnh lý cảm lạnh thông thường.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ trên 3 tuổi có thể bị viêm họng từ 6 đến 10 lần/năm. Thống kê với trẻ dưới 3 tuổi là 4 – 6 lần/năm. Tình trạng viêm họng ở trẻ em thường tăng cao khi thời tiết lạnh, chuyển mùa và thường xảy ra ở mức độ nhẹ. Nếu trẻ được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt thì tình trạng có thể biến mất sau 7 đến 10 ngày mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Tuy không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể, trẻ dễ gặp các bệnh lý như viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp,…
Viêm họng trẻ em được phân thành 2 mức độ phổ biến đó là thể viêm họng cấp và mãn tính:
- Viêm họng cấp tính xảy ra quanh năm nhất là ở thời điểm giao mùa. Nếu viêm họng cấp do virus, người bệnh thường khỏi sau 5 – 10 ngày chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần, người bệnh cần sử dụng kháng sinh theo phác đồ điều trị để tránh dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, thấp tim, nhiễm trùng huyết,… Các dạng thường gặp bao gồm viêm họng đặc tính, viêm họng giả mạc, viêm họng thể đỏ cấp hoặc viêm họng loét.
- Viêm họng mãn tính xuất hiện khi viêm họng cấp tính không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thường tái phát nhiều lần trong năm và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các dạng thường gặp đó là viêm họng hạt, viêm họng mủ, xuất tiết hoặc thể mãn tính xơ teo,…
2. Triệu chứng trẻ bị viêm họng
Khi bị viêm họng, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự như cảm lạnh, bao gồm:
- Đau rát cổ họng hoặc ngứa trong cổ họng, đau trầm trọng hơn khi nuốt, nói.
- Amidan sưng đỏ, có xuất hiện các mảng trắng hoặc mủ.
- Giọng nói bị khàn hoặc nghẹt do Amidan sưng to.
- Xuất hiện ho khan và có thể ho có đờm.
- Hắt hơi kèm theo chảy mũi.
- Người mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức toàn thân.
- Chán ăn, ăn không ngon và có thể buồn nôn.
- Sốt nhẹ và có thể sốt cao đến 39 – 40 độ C.
Các triệu chứng trên thường không nghiêm trọng, đa số trẻ viêm họng đều có thể được điều trị dứt điểm tại nhà. Tuy nhiên, nếu trẻ có một trong số biểu hiện bất thường sau đây thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được kiểm tra và điều trị kịp thời:
- Sốt cao kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã uống thuốc hạ sốt.
- Ho nhiều, thở dốc, ho khó thở.
- Nôn liên tục và tiêu chảy kéo dài.
- Tai của trẻ bắt đầu chảy mủ.
- Nếu đã được điều trị nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm sau 2 ngày.
3. Nguyên nhân gây ra viêm họng ở trẻ em
Hầu hết trẻ nhỏ bị viêm họng là do virus, vi khuẩn gây ra. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác gây ra viêm họng ở trẻ em như sau:
3.1. Do virus, vi khuẩn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng có đến hơn 200 chủng virus có thể gây viêm mũi họng ở trẻ em. Trong đó, tác nhân gây bệnh phổ biến nhất là Rhinovirus, chiếm 10 – 40% tổng số ca bệnh. Ngoài ra còn có một số loại virus khác gây bệnh viêm họng trẻ em như Adenovirus, virus cúm, sởi,…
Trẻ có thể bị viêm họng do các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào cơ thể điển hình là vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… Trong đó, liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) là một trong số các loại vi khuẩn thường gặp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn này có nguy cơ mắc phải biến chứng viêm khớp cấp và viêm cầu thận cấp.
3.2. Yếu tố bên trong
Các yếu tố bên trong do bệnh lý cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng viêm họng trẻ em. Trong đó, phải kể đến các yếu tố như:
- Viêm họng do cảm cúm: Khi trẻ bị cảm cúm thì rất dễ gặp phải triệu chứng viêm họng. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị sổ mũi và ho.
- Viêm họng do bệnh tay chân miệng: Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Các triệu chứng của bệnh đó là sốt cao, loét khoang miệng, nướu răng và viêm họng.
Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm họng do các yếu tố bệnh lý khác như ho gà, sởi và thủy đậu.
3.3. Yếu tố bên ngoài
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hoặc yếu tố bên trong thì các yếu tố bên ngoài như môi trường sống, dị ứng,… cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng viêm họng. Cùng điểm qua những tác nhân chính sau đây:
- Môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi: Môi trường sống ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng và sức khỏe của trẻ. Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá hoặc không gian sống ẩm mốc là những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị viêm họng.
- Sự thay đổi thất thường của thời tiết: Thời tiết thất thường, nhiệt độ không ổn định khiến cho trẻ chưa thích nghi được và gây nên hiện tượng viêm họng.
- Chất kích thích trong không khí gây dị ứng: Lông chó mèo, khói thuốc lá, cỏ dại, phấn hoa,… rất dễ khiến trẻ đau họng.
4. Chẩn đoán viêm họng ở trẻ em
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm họng trẻ em cha mẹ nên cho trẻ đến thăm khám y tế. Khi khám bệnh, các bác sĩ thường sẽ dựa vào triệu chứng, các dấu hiệu của trẻ để chẩn đoán viêm họng. Các phương pháp kiểm tra thường được áp dụng:
- Kiểm tra họng của trẻ: Bác sĩ sẽ tiến hành khám họng bao gồm khám miệng, khám họng không có dụng cụ và khám họng có dụng cụ (bằng cách đè lưỡi). Từ đó bác sĩ sẽ quan sát, đánh giá được tình trạng họng của trẻ.
- Xét nghiệm vi khuẩn: Trẻ có thể được yêu cầu lấy mẫu dịch từ cổ họng nhằm xác định có vi khuẩn Streptococcus pyogenes hay không. Nếu việc lấy mẫu dịch từ cổ họng không đáp ứng được yêu cầu của bác sĩ, trẻ có thể cần thực hiện xét nghiệm kháng nguyên.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ chỉ định xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có nguyên nhân khác gây ra viêm họng. Thường xét nghiệm này để xác định bệnh bạch cầu đơn nhân.
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ và quyết định từ bác sĩ mà có thể thay đổi các phương pháp chẩn đoán cụ thể.
5. Điều trị
Hiện nay, bệnh viêm họng trẻ em vẫn chưa có thuốc chống lại các chủng virus gây bệnh hay rút ngắn thời gian bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ có hiệu quả với các trường hợp trẻ viêm họng do vi khuẩn hoặc các biến chứng của bệnh có liên quan đến vi khuẩn. Các phương pháp còn lại đều hướng đến điều trị triệu chứng của bệnh.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, trẻ bị viêm họng cần được nghỉ ngơi và chăm sóc đầy đủ. Các cách điều trị viêm họng trẻ em theo từng phương thức đó là:
5.1. Theo Đông y
Trường hợp trẻ viêm họng mức độ nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng điều trị theo Đông y. Cách này được đánh giá an toàn, lành tính và hiệu quả cao. Bài thuốc sử dụng phổ biến trong Đông y điều trị viêm họng trẻ em:
- Nguyên liệu: 12g Bạch thược, 12g Hoàng cầm, 12g Hăng ma, 12g Phòng phong, 12g Bạch linh, 12g Ngưu bàng tử, 12g Cát cánh, 10g Cam thảo, 10g Nhân sâm và 8g Hoàng liên.
- Cách sắc thuốc: Cha mẹ cho tất cả các vị thuốc trên vào sắc cùng 1,5 lít nước. Sắc cho đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại, chắt ra bát và để nguội. Chia thuốc thành 5 phần và cho trẻ dùng luôn trong ngày.
Ngoài ra, các loại thảo dược có công dụng tuyệt vời đối với viêm họng trẻ em đó là: Cát cánh, Tỳ bà diệp, Trần bì, Tang bạch bì, Tang diệp, Mạch môn, Kinh giới. Thuốc Đông y có đặc điểm là cần thời gian chữa trị lâu và hơi khó uống đối với trẻ. Do đó, nhiều phụ huynh lựa nên chọn thuốc được chế biến sẵn từ các loại thảo dược, tiện lợi mà vẫn giữ nguyên hiệu quả trị bệnh.
5.2. Theo Tây y
Theo Tây y, nếu trẻ bị viêm họng cha mẹ có thể cho con dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen. Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ dùng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
Cụ thể, trẻ sẽ được kê một số loại thuốc sau đây:
- Nếu trẻ bị viêm họng do virus: Bác sĩ sẽ cho trẻ dùng những loại thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc giảm ho và long đờm.
- Trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc có kháng sinh để diệt trừ hoàn toàn các vi khuẩn. Bên cạnh đó, vẫn cần bổ sung các loại thuốc ho, thuốc giảm đau để đẩy lùi các triệu chứng bệnh.
- Ngoài ra, viên ngậm và thuốc xịt cũng thường được chỉ định cho trẻ bị viêm họng.
- Nếu trẻ có triệu chứng sốt, phụ huynh có thể cho con uống thuốc hạ sốt và uống thêm điện giải để tránh cơ thể trẻ bị mất nước.
5.3. Tại nhà (Chăm sóc trẻ)
Trẻ viêm họng cần được nghỉ ngơi và chăm sóc để tình trạng bệnh giảm nhẹ. Bên cạnh những cách điều trị theo Đông y hoặc Tây y, cha mẹ cần kết hợp điều trị viêm họng trẻ em tại nhà bằng những cách sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước: Khi bị viêm họng, hãy cho trẻ uống nhiều nước để làm dịu và giữ ấm cổ họng, giảm đau họng. Bạn nên cho trẻ uống nước ấm để làm dịu cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, có thể dùng nước chanh hoặc trà nóng pha cùng với mật ong để giải cảm, tiêu viêm cho trẻ.
- Cho trẻ súc miệng nước muối: Hãy cho trẻ súc miệng với nước muối thường xuyên với tỷ lệ ¼ muỗng cà phê với 250ml nước ấm. Đây là cách chữa viêm họng trẻ em đơn giản mà hiệu quả cao.
- Dùng máy phun sương tạo độ ẩm trong không khí: Nếu như không khí trong phòng quá khô, trẻ sẽ cảm thấy đau họng khi ngủ. Bạn cũng có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu như bạch đàn, húng tây,… vào máy phun sương giúp làm giảm cơn đau họng của trẻ.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Khi bị viêm họng, trẻ em cần tăng cường các chất dinh dưỡng trong bữa ăn. Bố mẹ hãy lưu ý điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với con như dùng thức ăn mềm, nhuyễn, dễ nuốt,… Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả, uống thêm các loại nước trái cây,…
- Sử dụng mẹo dân gian trị đau họng cho trẻ: Cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian chữa đau họng cho trẻ, vừa hiệu quả mà tiện lợi, dễ làm. Một số mẹo thường dùng đó là hấp lá xương sông với mật ong, quất hấp mật ong, lá hẹ hấp đường phèn hoặc dùng trà gừng.
6. Phòng tránh viêm họng
Viêm họng trẻ em có thể lây lan khi tiếp xúc với các giọt bắn có chứa virus gây bệnh trong không khí. Do đó, để phòng ngừa bệnh cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau:
- Hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng khử khuẩn.
- Tập cho trẻ thói quen khi ho, hắt hơi, xì mũi,… cần lấy giấy che miệng, mũi sau đó vứt vào thùng rác và rửa tay ngay lập tức.
- Vệ sinh không gian sống và các khu vực trẻ thường xuyên chơi đùa, vệ sinh đồ chơi của trẻ.
- Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng cho trẻ bằng nước muối sinh lý.
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học bổ sung cho trẻ các món ăn giúp bổ phổi, các thực phẩm tốt cho phổi, cho trẻ uống đủ nước hàng ngày.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các mũi vắc xin cho trẻ theo khuyến cáo từ Bộ Y tế.
- Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là vùng cổ, ngực, bàn chân, bàn tay.
- Giữ môi trường xung quanh trẻ trong lành, không ẩm mốc, khói thuốc lá,…
- Tránh cho trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc có dấu hiệu nhiễm bệnh viêm họng.
- Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mũi, mắt, miệng.
7. Tổng kết
Viêm họng trẻ em là bệnh lý thường gặp, tuy không nghiêm trọng nhưng cha mẹ cần lưu ý cách điều trị và phòng ngừa để tránh bệnh có biến chứng phức tạp. Phòng ngừa và thực hiện các phương pháp giảm nhẹ triệu chứng là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Trên đây là những thông tin về viêm họng trẻ em, hy vọng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh chăm sóc sức khỏe trẻ tốt hơn.
Trong trường hợp trẻ bị viêm họng, cha mẹ có thể điều trị bằng thuốc bổ phổi hoặc sản phẩm hỗ trợ bổ phổi, giảm đau. Chúng tôi gợi ý sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em – Giải pháp hữu hiệu giúp bổ phổi cho trẻ, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm họng trẻ em như ho, tăng tiết đờm, khan tiếng, hắt hơi, chảy nước mũi. Sản phẩm đạt chất lượng chuẩn GMP của Bộ Y tế với bảng thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như Cát cánh, Mạch môn, Trần bì, Bạc hà, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Tô tử, Kinh giới, Tang diệp. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ từ 3 tuổi, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ với sức khỏe của trẻ.
Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em là sản phẩm của công ty Dược Bình Đông – Thương hiệu chuyên cung cấp giải pháp vàng cho sức khỏe con người. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều đáp ứng được tiêu chí chất lượng. Nếu bạn muốn tham khảo về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em hoặc các sản phẩm sức khỏe khác, vui lòng liên hệ hotline 028.39.808.808.