Ho là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh hô hấp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Sử dụng siro thảo dược trị ho là phương pháp đơn giản, đạt hiệu quả, được nhiều người tin dùng. Cùng tìm hiểu một số phương pháp làm siro trị ho đơn giản, hiệu quả qua bài viết sau của Dược Bình Đông nhé!
1. Đôi nét về ho, các loại siro trị ho tại nhà
1.1. Giới thiệu về tình trạng ho
Ho là phản xạ có điều kiện của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích thích tác động lên đường hô hấp như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, chất nhầy, dị vật đường thở,… Tình trạng này xảy ra ở bất kỳ độ tuổi cũng như giới tính nào, đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ nhỏ hoặc người sống trong môi trường ô nhiễm.
Người bệnh có thể trải qua các biểu hiện ho khác nhau như ho khan, ho có đờm, ho gió kéo dài, ho húng hắng, ho từng cơn hay ho nhiều (ho dữ dội). Đặc biệt, tình trạng xảy ra thường xuyên vào ban đêm hay khi trời lạnh.
Theo thời gian bệnh mà ho được chia ra làm 2 loại:
- Ho cấp tính khi ho kéo dài dưới 3 tuần.
- Ho mạn tính khi thời gian kéo dài quá 4 tuần (1 tháng) ở trẻ em, 8 – 12 tuần (2 – 3 tháng) ở người lớn.
Cơn ho xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm bệnh lý, môi trường hay lối sống không lành mạnh. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả và ngăn ngừa ho tái phát. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, viêm xoang,…
- Các bệnh lý hô hấp khác như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi,…
- Trào ngược dạ dày, bệnh tim,…
- Môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, dị ứng.
- Lối sống, thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu và một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, mức độ tổn thương mà người bệnh có thể có một số triệu chứng đi kèm:
- Cơ thể mệt mỏi.
- Hắt hơi, sổ mũi.
- Đau đầu, buồn nôn.
- Khó thở, thở khò khè.
- Cổ họng ngứa, đau rát liên tục, có thể bị mất tiếng.
- Ớn lạnh, sốt cao.
- Ra mồ hôi trộm.
- Có cảm giác đau tức bụng và ngực gây mất ngủ, mất vị giác, cảm thấy chán ăn.
Mặc dù ho thường không quá nghiêm trọng nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Nếu tình trạng này kéo dài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, viêm thanh quản,… nghiêm trọng hơn là ung thư vòm họng. Chính vì thế, ngay khi có triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.
1.2. Đôi nét về siro thảo dược trong hỗ trợ điều trị ho khan, ho đờm
Siro thảo dược là những công thức dân gian từ các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn lành tính, giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và làm loãng đờm hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm. Sử dụng siro có những lợi ích như sau:
- Các công thức rất dễ thực hiện, không đòi hỏi kỹ thuật cao hay nguyên liệu phức tạp.
- Nguyên liệu để làm siro thường rất phổ biến, dễ tìm kiếm trong cuộc sống hằng ngày.
- Sử dụng được cho cả trẻ nhỏ trên 3 tuổi, cho cả người lớn.
Dù siro thảo dược có hiệu quả trong việc giảm ho, tuy nhiên, siro sẽ không hoàn toàn thay thế được thuốc điều trị. Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn cần thăm khám bác sĩ để nắm được tình hình sức khỏe hiện tại để lựa chọn được cách điều trị phù hợp cho bản thân, đặc biệt với người có bệnh nền.
2. Cách làm siro trị ho bằng thảo dược
Dược Bình Đông sẽ hướng dẫn bạn những mẹo làm siro thảo dược phổ biến giúp giảm ho nhanh chóng, hiệu quả. Các công thức làm siro trị ho này sử dụng những nguyên liệu dễ tìm trong gian bếp, giá thành thấp và dễ thực hiện tại nhà.
2.1. Siro Tần dày lá (Húng chanh)
Theo Y học cổ truyền, Tần dày lá (Húng chanh) mang mùi thơm, tính ấm, vị chua the, đi vào Phế, công dụng giải cảm, sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc, khu phong tà, trục hàn, giảm ho,…
Nguyên liệu: 500g Tần dày lá, 500g trái Tắc, 200g lá Diếp cá, 1kg Đường phèn, 1 củ Gừng tươi.
Cách làm:
- Tần dày lá, rau Diếp cá, Tắc ngâm nước Muối khoảng 10-15 phút, rửa sạch, để ráo nước. Gừng tươi rửa sạch, để ráo nước.
- Cắt đôi trái Tắc, bỏ hạt. Ướp Tắc với 1 kg đường phèn từ 45-60 phút. Gừng tươi giã nhỏ, để vào bát.
- Cho trái tắc đã ướp vào nồi, đặt lên bếp đun sôi ở lửa vừa. Sau khi sôi khoảng 2-3 phút, bạn nên cho lửa nhỏ lại, điều này sẽ giúp các nguyên liệu hoà tan dần, giúp đảm bảo chất lượng siro.
- Bỏ rau Tần dày lá, rau Diếp cá và Gừng tươi vào nồi Tắc vừa sôi, đun với lửa nhỏ trong vòng 1 giờ đồng hồ. Sau đó nhấc nồi xuống, lúc này siro đã hoàn thành.
- Chắt lấy phần nước siro bằng rây lọc, sau đó cho vào lọ thuỷ tinh có nắp kín để bảo quản. Phần Tắc sau khi nấu siro cũng là một bài thuốc rất tốt, bạn nên bảo quản trong lọ thuỷ tinh để sử dụng khi bị ho hoặc cảm cúm.
Bạn cần bảo quản siro trị ho trong tủ lạnh trong thời gian tối đa là 6 tháng. Nên dùng siro 1-2 lần một ngày, mỗi lần 1 thìa cà phê pha cùng nước ấm và uống trực tiếp. Siro trị ho này mang vị ngọt, dễ uống, phát huy công dụng tốt nếu sử dụng siro đúng cách, đúng liều lượng.
Đọc thêm: Hướng dẫn cách làm Siro Húng chanh đơn giản tại nhà giảm ho tiêu đờm
2.2. Siro Diếp cá
Theo Y học cổ truyền, Diếp cá mang vị chua, tính hơi hàn, vào kinh Can và Phế. Diếp cá với tác dụng chỉ khái, hóa đờm, thẩm thấp, thanh nhiệt.
Nguyên liệu: 200g lá Diếp cá, 500g trái Tắc, 500g lá Húng chanh, 100g lá Hẹ, 1kg Đường phèn, 1 củ Gừng.
Cách làm:
- Rửa sạch diếp cá, húng chanh, hẹ, ngâm nước muối pha loãng 5-10 phút rồi để ráo.
- Tắc bổ đôi, bỏ vỏ rồi ướp với đường phèn trong 1 tiếng.
- Cho hỗn hợp Tắc, Đường vào nồi và đun sôi cách thủy.
- Lúc hỗn hợp sôi thì hạ nhỏ lửa. Cho Húng chanh, Hẹ, Diếp cá cùng Gừng băm nhuyễn vào hỗn hợp. Nấu tiếp trong vòng 1 tiếng thì tắt lửa.
- Tiếp theo, nấu đến lúc hỗn hợp sệt hoàn toàn sau đó sử dụng rây để lấy phần dịch siro.
- Bảo quản siro trong bình thuỷ tinh đậy kín, đặt ở nơi râm mát, để tránh ánh nắng mặt trời.
Bạn nên uống siro ngày 2-3 lần để nâng cao sức khỏe hô hấp.
2.3. Siro Dâu tằm
Quả dâu tằm chứa nhiều Beta-carotene (tiền vitamin A), vitamin B1, vitamin C, vitamin E, vitamin K1, Kali, Axit folic, Sắt,… Ngoài ra, loại quả này còn chứa khá nhiều Alkaloid, Flavonoid, Polyphenol, Isoquercetin, Quercetin,… là những chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể.
Nguyên liệu: 2kg quả dâu tằm chín, 1 – 1.2 kg đường cát.
Cách làm:
- Nhặt bỏ những quả bị dập nát, bị sâu ăn. Cho dâu vào rổ, rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước cho sạch bụi bẩn. Để ráo nước rồi rải đều dâu ra khay cho nhanh khô.
- Rửa sạch hũ thủy tinh và nắp lọ, sau đó trụng nước sôi, lau khô bằng khăn sạch.
- Cho dâu vào hũ thủy tinh. Cho lần lượt một lớp dâu sau đó đến một lớp đường.
- Ướp dâu với đường trong khoảng 1 – 2 ngày. Khi thấy đường tan hết thì dùng vá dằm nhẹ để mật dâu tiết ra rồi cho hỗn hợp dâu, nước đường vào nồi lớn. Đun hỗn hợp với lửa vừa cho sôi đều. Sau khi sôi, giảm lửa nhỏ lại, nấu thêm 15 – 20 phút nữa rồi tắt bếp, để nguội. Lưu ý trong khi nấu siro dâu, bạn nên đảo nhẹ để dâu không bị chìm xuống đáy hay bị cháy.
- Trong khi chờ nồi siro dâu nguội, trụng rây qua nước sôi rồi lau khô bằng khăn sạch. Khi siro dâu đã nguội, bạn dùng rây lọc lấy phần siro dâu, rót vào chai để bảo quản.
2.4. Siro Dứa
Dứa là nguồn thực phẩm chứa Bromelain – một enzyme dùng để điều trị ho.
Nguyên liệu: Nửa trái Dứa loại lớn, 25g Gừng tươi, nửa trái Chanh, 3 muỗng canh Mật ong.
Cách làm:
- Xay Dứa cùng Gừng bằng máy xay sinh tố.
- Đun hỗn hợp với lửa nhỏ đến sôi, sau đó đun thêm 5 phút.
- Lọc hỗn hợp qua rây, cho thêm vào dung dịch vừa rây 3 muỗng canh Mật ong và vắt nửa trái chanh, trộn đều.
- Cho siro vào hộp thủy tinh có nắp đậy, bảo quản trong tủ lạnh, dùng trong vòng 5 ngày.
2.5. Siro Mật ong Chanh vàng, Hành tây
Mật ong có tính kháng khuẩn chống viêm, giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và tiêu đờm. Siro Mật ong kết hợp với Chanh và Hành tây giúp giảm triệu chứng ho khan, ho ra đờm, làm dịu chứng viêm họng.
Nguyên liệu: 3 trái Chanh vàng, 1 lượng vừa đủ Mật ong, 1 củ Hành tây to.
Cách làm:
- Chanh vàng rửa sạch, cắt thành nhiều miếng theo chiều cắt chéo. Hành tây lột vỏ, rửa sạch và cắt thành nhiều miếng mỏng.
- Cho chanh và hành tây đã cắt vào các lọ nhựa.
- Rót một lượng Mật ong vừa đủ ngập nguyên liệu. Sau đó đóng chặt nắp, để ở chỗ thoáng mát, đến sáng hôm sau là đã dùng được.
Uống mỗi lần 1⁄4 đến 1 muỗng cà phê siro hòa với một chút nước nóng. Bạn sử dụng cho đến khi tình trạng giảm hẳn.
Tìm hiểu thêm: Mẹo dùng Mật ong để điều trị các triệu chứng ho
2.6. Siro Lê
Lê với tính mát giúp ấm phổi, giảm ho, trừ đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu.
Nguyên liệu: 1 trái Lê (nếu quả nhỏ có thể cho 2 trái), 3 nhánh tỏi (trường hợp có đờm và đờm đặc quánh, vàng xanh thì mới nên dùng tỏi, còn nếu người bệnh chỉ bị ho khan, dịch mũi loãng thì các bạn không dùng tỏi nữa), 1 củ gừng nhỏ, 2 ly đường phèn, nửa thìa cà phê muối hột, Mật ong
Cách làm:
- Lê gọt vỏ, cắt lát mỏng cho dễ ngấm Mật ong. Mật ong rót vào đủ để thấm vào từng lát Lê và ngập 1/3 phần Lê.
- Gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái nhỏ, tỏi bỏ vỏ, băm nhỏ. Cho gừng và tỏi vào chén.
- Hấp cách thủy hỗn hợp.
- Thêm nước vừa bằng khoảng một nửa chén Lê, đun sôi sau đó hạ lửa nhỏ, đóng vung, đun trong 30 phút.
- Khi Lê đã nhừ, mở nắp ra sẽ thấy nước nổi bọt nhỏ và nhẹ, gần như không nhìn thấy.
- Để nguội rồi lấy hỗn hợp ra, lấy muỗng múc từng thìa siro cho con thưởng thức giúp giảm ho, hạ sốt, cải thiện sức khỏe nhanh chóng.
Đọc thêm:
2.7. Siro Dầu dừa Mật ong
Dầu dừa chứa nhiều chất chống oxy hóa, trong đó có Axit Lauric với đặc tính chống vi khuẩn và vi-rút, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong mang đặc tính kháng khuẩn, kháng vi-rút và rất hiệu quả trong việc chữa ho. Kết hợp Dầu dừa và Mật ong là bài thuốc chữa ho đơn giản, hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 muỗng cà phê Dầu dừa, ¼ thìa cà phê Mật ong, 3 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thanh quế.
Cách làm:
- Cho tất cả nguyên liệu vào 1 cái tô và trộn đều.
- Cho hỗn hợp vào nồi, nấu với lửa vừa. Đun đến khi sôi thì nhỏ lửa, đun tiếp cho đến khi cô đặc lại thì tắt bếp.
- Cho siro vào lọ thủy tinh để bảo quản.
2.8. Những cây thuốc khác có công dụng giảm ho
Một số loại thảo dược dân gian khác cũng được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền nhờ vào công dụng hiệu quả trong việc giảm nhanh triệu chứng ho khan như:
- Lá Ngải cứu (Ngải diệp): Lá Ngải cứu với tính chống viêm, kháng khuẩn cao nên được dùng để trị ho và một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm phế quản, hen phế quản,… Ngoài ra, tinh dầu của cây Ngải cứu có tác dụng làm giảm ho khan, ho có đờm hiệu quả.
- Lá Lược vàng: Trong lá lược vàng chứa phytosterol có khả năng sát khuẩn, kháng sinh tốt nên được dùng để tẩy uế, sát khuẩn, trị ho, viêm họng và đau rát họng.
- Lá Kinh giới: Cây kinh giới chứa các thành phần flavonoid, carvacrol và tecpen kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh có khả năng làm dịu họng, giảm ho, giảm đờm, tống đờm ra khỏi phổi.
- Lá Sống đời: Loại lá này có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn nên được dùng để chữa ho, viêm họng một cách an toàn và hiệu quả.
- Lá Mơ: Theo Đông y, lá Mơ có tính mát, vị chua, tác dụng giải nhiệt, sát trùng, trừ phong thấp, nhuận tràng, tiêu hóa nhanh, tiêu độc bổ gan tỳ,… nên được dùng để trị các bệnh cảm lạnh, viêm họng, ho gà, viêm tai giữa ở trẻ em, bệnh về đường ruột,…
- Lá Me đất: Theo Y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị chua, với công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải nhiệt, hạ huyết áp và lợi tiêu hóa nên được dùng để trị viêm họng, ho, sốt, viêm gan, đường tiết niệu.
- Lá Cỏ mực: Cây Cỏ mực tính hàn, vị ngọt chua, có tác dụng thanh can nhiệt, bổ thận âm, chỉ huyết lị. Do đó, loại thảo dược này được dùng để trị viêm họng, hen suyễn, lao phổi, rong kinh,…
3. Những thông tin cần lưu ý khi làm siro ho thảo dược tại nhà
3.1. Lưu ý khi sử dụng siro ho thảo dược
Để đem lại hiệu quả trị ho tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau khi sử dụng siro ho thảo dược:
- Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh ẩm mốc và tồn dư hóa chất.
- Theo dõi phản ứng cơ thể, ngừng sử dụng ngay nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.
- Dùng lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
- Nếu sử dụng trong thời gian dài mà tình trạng ho không thuyên giảm, nên đi khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
Đọc thêm:
- Mẹo dân gian làm siro trị ho có nhiều đờm cho người lớn và trẻ nhỏ
- Làm siro trị đau họng hiệu quả bằng các mẹo từ Gừng, Mật ong, Chanh, Tỏi,…
3.2. Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù ho thường không quá nghiêm trọng nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi bị ho kèm theo một trong những triệu chứng dưới đây:
- Ho kéo dài trên 5 ngày.
- Tình trạng ho ngày càng nghiêm trọng hơn.
- Ho ra máu.
- Ho có kèm theo dịch nhầy màu xanh lá, vàng hoặc nâu gỉ.
- Thở khò khè.
- Thở gấp hoặc cảm thấy khó thở.
- Khó nuốt.
- Cảm giác vướng ở cổ họng.
3.3. Điều trị nguyên nhân gây ra ho khan
Siro thảo dược giúp giảm triệu chứng ho, nhưng không thể thay thế việc điều trị. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Bạn có thể lựa chọn điều trị bằng phương pháp Tây y hoặc Đông y.
- Phương pháp Tây Y: Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị căn cứ vào tình trạng bệnh. Một số loại thuốc có thể kể đến gồm thuốc ức chế cơn ho, viên ngậm trị ho, thuốc giảm ho, thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc làm giãn phế quản, thuốc long đờm,…Tìm hiểu thêm về các loại thuốc tại bài viết Top các loại thuốc trị ho đờm hiệu quả được chỉ định phổ biến.
- Phương pháp Đông Y: Một số cây thuốc thường được sử dụng trong các loại thảo dược, bài thuốc Đông y để làm giảm tình trạng ho như Bạc Hà, Tô diệp, Bách bộ, Tang bạch bì, Kinh giới, Thiên môn đông, Bình vôi, Mạch môn, Bối mẫu, Tỳ bà diệp,…
3.4. Kết hợp dùng thuốc với phương pháp giảm ho khác
Để đem lại hiệu quả điều trị ho tốt nhất, bên cạnh việc sử dụng siro ho thảo dược, bạn nên kết hợp với các liệu pháp không dùng thuốc dưới đây.
- Thực phẩm hỗ trợ giảm ho: Khi bị ho bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng tạo dịch nhầy trong cổ họng, khiến đờm đặc hơn như cà phê, bia rượu, sữa, thực phẩm chiên rán, nhiều đường,… Bên cạnh đó, bổ sung thực phẩm nhiều tính chống viêm như Gừng, Tỏi, Mật ong, Nghệ, Chanh,… vào thực đơn sẽ góp phần giúp giảm ho hiệu quả.
- Bài tập hít thở: Thực hiện các bài tập hít thở sâu và đều đặn để tăng cường sức khỏe phổi và giảm triệu chứng ho.
- Thói quen tốt cho phổi: Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh sử dụng rượu bia và thuốc lá, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, hạn chế stress.
- Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là cổ họng và vùng mũi để tránh nhiễm lạnh.
- Làm ẩm không khí: Đặt chậu nước trong phòng hoặc dùng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm không khí.
- Sử dụng nước muối sinh lý: Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và súc miệng hàng ngày giúp làm sạch đường hô hấp. Đọc thêm thông tin Ngậm gì đỡ ho và đau họng tại nhà?
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Tránh khói bụi, khói thuốc, bụi mịn, phấn hoa, nấm mốc và lông thú cưng. Đảm bảo nhà ở, nơi làm việc luôn thoáng khí, sạch sẽ.
- Sử dụng các mẹo dân gian từ thảo dược thiên nhiên: Ngậm Chanh muối, Gừng, trà Mật ong,… hoặc sử dụng viên ngậm ho thảo dược giúp giảm ho. Tìm hiểu thêm mẹo vặt tại nhà qua bài viết Mẹo trị ho hiệu quả tại nhà.
- Xông tinh dầu bạc hà, khuynh diệp: Giúp giảm ho, làm sạch đường hô hấp.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe, giảm ho, đau họng: Bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm tốt cho phổi giúp bảo vệ và tăng cường chức năng phổi. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, Thiên Môn Bổ Phổi giúp bồi bổ phổi hỗ trợ giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm, ho gió, ho nhiều về đêm, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, viêm phế quản,…
4. Tổng kết
Sử dụng Siro thảo dược để trị ho là phương pháp không chỉ hiệu quả mà còn an toàn và lành tính. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, bạn đọc đã nắm được cách làm một số loại siro trị ho tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho kéo dài và không cải thiện sau khi áp dụng các mẹo tại nhà, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ Dược Bình Đông. Với hơn 70 năm kinh nghiệm, Dược Bình Đông là thương hiệu Dược phẩm uy tín, chuyên cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Các sản phẩm của Dược Bình Đông được làm ra dựa trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP-WHO của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe và các sản phẩm khác, vui lòng liên hệ hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ tận tình và nhanh chóng nhất!