Ho mãn tính (hay ho mạn tính) là tình trạng ho lâu ngày không khỏi, gây phiền toái và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức… Tình trạng này thường gặp ở 10-20% người lớn và cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Cùng Dược Bình Đông tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây ra tình trạng ho mãn tính qua bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về ho mãn tính
Ho mãn tính là tình trạng ho kéo dài hơn 4 tuần ở trẻ em hoặc từ 8 tuần trở lên ở người lớn. Những cơn ho dai dẳng có thể xuất hiện cả ngày và đêm làm gián đoạn giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi. Ở các trường hợp nặng, ho mãn tính có thể gây nôn mửa, choáng váng, đổ nhiều mồ hôi, mất ngủ kéo dài, mất kiểm soát bàng quang (tiểu không kiểm soát) và thậm chí ảnh hưởng đến xương sườn.

Ho dai dẳng khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy yếu
Ho mãn tính có thể xuất hiện kèm theo những triệu chứng sau:
- Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
- Chảy mũi sau (tình trạng chất lỏng chảy xuống mặt sau cổ họng)
- Đau rát cổ họng và hắng họng thường xuyên
- Khó thở, thở khò khè
- Khàn tiếng
- Ợ chua hoặc cảm thấy miệng có vị chua
- Một vài trường hợp thậm chí có thể ho ra máu
2. Nguyên nhân của tình trạng ho mãn tính
2.1. Nguyên nhân bệnh lý
Ho mãn tính có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều bệnh lý như:
- Nhiễm trùng: Ho mãn tính có thể là triệu chứng khác của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như bệnh viêm phổi, cúm, cảm lạnh,… Ngoài ra, tình trạng ho kéo dài cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị nhiễm nấm ở phổi, nhiễm trùng lao (TB) hoặc nhiễm trùng phổi do các vi khuẩn khác lao.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Đây là bệnh viêm phổi mãn tính gây ra tắc nghẽn đường dẫn khí. Bệnh có thể diễn tiến thành viêm phế quản mạn và khí phế thủng. Viêm phế quản mạn là nguyên nhân ho có đờm. Khí phế thũng thường gây khó thở và làm tổn thương các phế nang trong phổi. Người mắc bệnh COPD có thể gặp phải các triệu chứng như ho dai dẳng, ho có đờm màu trắng đục, đờm màu xanh lá hoặc màu vàng xanh,… kèm theo tức ngực, thở gấp.
- Bệnh hô hấp khác: Bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp khác như viêm họng mãn tính, viêm phổi mãn tính cũng xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng, ho kéo dài.
- Hen suyễn: Ho do hen suyễn thường xảy ra theo mùa. Cơn ho có thể xuất hiện sau khi đường hô hấp bị nhiễm trùng hoặc diễn biến nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với không khí lạnh hoặc các dị nguyên như phấn hoa, nước hoa, hóa chất. Đối với bệnh hen suyễn dạng ho, ho là triệu chứng chính.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Acid dạ dày trào ngược lên cổ họng (thực quản) có thể gây nên ho mãn tính. Mặt khác, ho kéo dài lại làm cho tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn và rơi vào một vòng luẩn quẩn.
- Bệnh lý khác: Một số nguyên nhân ít gặp hơn có thể dẫn đến tình trạng ho mãn tính có thể kể đến như ung thư phổi, lao phổi, suy tim, bệnh xơ nang, viêm tiểu phế quản (viêm các đường dẫn khí rất nhỏ trong phổi), viêm phế quản dị ứng, bệnh Sarcoidosis, giãn phế quản…
2.2. Nguyên nhân khác
Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý, các tác nhân dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ho mãn tính.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là một trong những tác nhân hàng đầu gây ho mãn tính. Người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cũng dẫn đến ho, về lâu dài có thể tổn thương phổi.
- Môi trường: Nếu môi trường sống và làm việc có không khí ô nhiễm, đặc biệt là các hạt bụi mịn với kích thước nhỏ hơn 2,5 micron (PM 2.5) đáng được bận tâm nhất, vì chúng có khả năng xâm nhập sâu vào phổi, ảnh hưởng đến cả hệ hô hấp và hệ thống mạch máu, có thể gây ra ho khi hít phải. Ở những vùng ô nhiễm không khí nặng hoặc thường xuyên sử dụng than để nấu ăn và sưởi ấm sẽ làm tăng nguy cơ bị ho.
- Dị ứng: Ho mãn tính có thể xảy ra nếu người bệnh bị dị ứng khi tiếp xúc với một dị nguyên cụ thể nào đó.
- Giới tính: Nguy cơ mắc bệnh ho mãn tính ở nữ giới cao hơn nam giới vì phụ nữ có phản xạ ho nhạy cảm hơn.
- Thuốc huyết áp: Người bệnh được bác sĩ chỉ định một trong 3 nhóm thuốc trị tăng huyết áp bao gồm thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế bêta và thuốc chẹn kênh calci có thể bị tác dụng phụ là ho khan.

Hút thuốc lá thường xuyên là tác nhân hàng đầu gây ho mãn tính
3. Chẩn đoán ho mãn tính
Bạn nên nhanh chóng đến thăm khám tại bác sĩ nếu tình trạng ho kéo dài trên 3 tuần không khỏi và xuất hiện đồng thời với các triệu chứng ho có đờm hoặc ho ra máu, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến học tập hoặc làm việc. Bác sĩ sẽ thăm khám và thực hiện chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương án chữa trị phù hợp nhất. Người bệnh lưu ý tuyệt đối không chủ quan cũng như không tự ý điều trị tại nhà nếu chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ.
Để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân của ho mãn tính, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng qua một số thông tin như: thời gian ho, triệu chứng ho, chất gây dị ứng, tiền sử bệnh,… Ngoài ra bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu, mẫu đàm, lậu họng
- Chẩn đoán hình ảnh: X-quang phổi, CT scan phổi, MRI phổi, Siêu âm màng phổi
- Nội soi phế quản
- Đo phế dung
- Thử nghiệm gắng sức

Nội soi phế quản để phát hiện ra tình trạng ho mãn tính
4. Cách điều trị ho mãn tính
4.1. Điều trị ho mãn tính theo Tây y
Ho mãn tính là biểu hiện của rất nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, khi có biểu hiện ho kéo dài lâu ngày không khỏi, người bệnh cần được thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân, chỉ định, định hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.
Phương pháp điều trị ho mãn tính phổ biến nhất là sử dụng thuốc. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc cơ bản bao gồm:
- Thuốc ức chế ho
- Thuốc kháng histamine, corticosteroid và thuốc thông mũi
- Thuốc hen dạng hít (ống chứa liều xịt có sẵn, bột hít khô và dung dịch xông khí dung)
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc các thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản khác.
Xem thêm: Tiêu chí đánh giá thuốc bổ phổi an toàn hiệu quả

Sử dụng thuốc tây y để điều trị ho mạn tính
4.2. Thảo dược dân gian làm giảm ho mãn tính
Từ xưa, nhiều loại thảo dược dân gian đã được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho mãn tính và mang lại hiệu quả điều trị tích cực, cũng như hạn chế các tác dụng phụ, đảm bảo an toàn khi sử dụng trong một thời gian dài. Một số bài thuốc dân gian từ các thảo dược quen thuộc như:
- Lá hẹ và đường phèn
- Nước rau diếp cá
- Húng chanh mật ong
- Tía tô
- Hoa đu đủ đực và đường phèn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để làm nước uống như trà Cam thảo, trà Bạc hà, trà Hoa cúc, trà Gừng, trà Nghệ, trà Xanh, nước Chanh Sả Gừng,… giúp giảm các cơn ho lâu ngày hiệu quả. Nước trà ấm còn giúp giữ nước cho cổ họng và làm dịu cổ họng hiệu quả.

Chanh sả gừng giúp trị ho lâu ngày không khỏi một cách hiệu quả
Một cách đơn giản hơn giúp bạn hỗ trợ giảm các cơn ho dai dẳng là sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ thảo dược tự nhiên, không chỉ mang lại tác dụng tốt, an toàn mà còn giúp tiết kiệm thời gian. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml là một trong những sản phẩm có công dụng giảm ho, bổ phổi được nhiều người tiêu dùng tin chọn. Sản phẩm ở dạng cao lỏng dễ uống, giúp giảm ho hiệu quả và hỗ trợ giảm các triệu chứng ho khan, ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày, ho liên tục về đêm,…
Mời bạn xem thêm: 15 vị thảo dược trị ho hỗ trợ bổ phổi, nâng cao sức khỏe hệ hô hấp
4.3. Hoạt động tại nhà làm giảm tình trạng ho mãn tính
Người bệnh cũng cần phải lưu ý chăm sóc bản thân, thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh, tránh để ho kéo dài hoặc tái đi tái lại. Một số hoạt động mà bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm tình trạng ho mãn tính gồm:
- Uống nhiều nước ấm: Uống nhiều nước ấm giúp làm ấm cổ họng, đồng thời chất lỏng sẽ làm loãng chất nhầy trong cổ họng.
- Dùng kẹo ngậm ho: Giúp làm dịu cơn ho khan và làm dịu cổ họng bị đau rát.
- Làm ẩm không khí: Dùng máy tạo độ ẩm, máy phun sương để tạo độ ẩm trong không khí xung quanh nhà
- Không hút thuốc lá: để tránh việc khói thuốc gây kích ứng phổi và có thể làm tình trạng ho thêm trầm trọng.
- Tránh các tác nhân gây bệnh: Bụi mịn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng… là những tác nhân gây ho, do đó bạn nên hạn chế tiếp xúc hoặc đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp của mình khi cần phải tiếp xúc với môi trường có các tác nhân này.
5. Phòng tránh ho mãn tính
Để phòng tránh ho mãn tính, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại
- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Tiêm vắc xin phòng các bệnh hô hấp như cúm, viêm phổi, ho gà,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần.

Tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe và đề kháng
Hầu hết tình trạng ho mãn tính đều xuất phát từ các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có các bệnh ở phổi. Do đó, để phòng tránh tình trạng ho mãn tính, cần tích cực nâng cao sức khỏe đường hô hấp, đặc biệt là phổi. Một số phương pháp bổ phổi như:
- Sử dụng thực phẩm bổ phổi: Một số thực phẩm như táo, bưởi, việt quất, ớt chuông, cà chua, củ cải trắng, củ dền,… có tác dụng bổ phổi, làm dịu cơn ho.
- Cây thuốc bảo vệ phổi: Một số loại cây như xạ đen, lá đu đủ, diếp cá, tỏi, dâu tằm,… đều có khả năng ức chế khả năng nhiễm trùng phổi, giảm ho có đờm trong thời gian dài.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe: Đây là những sản phẩm có công dụng tăng cường chức năng phổi, giúp thanh lọc và thải độc cho phổi, đồng thời ngăn ngừa những bệnh lý nghiêm trọng đường hô hấp. Một trong những sản phẩm bổ phổi hiệu quả và được nhiều người tin dùng hiện nay là Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là sự kết hợp của 9 loại thảo dược gồm Thiên môn đông, Bình vôi, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bạc hà, Kinh giới, Atiso và Gừng giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm ho khan kéo dài, ho lâu ngày, ho gió, ho có đờm, ho hen, ho về đêm, ho do viêm họng, viêm phế quản,…
Mời bạn nhấp vào để xem thêm:
- Ăn gì bổ phổi? Top 7 món ăn giúp bổ phổi, làm sạch phổi điều trị ho hiệu quả
- Các loại thực phẩm trị ho (món ăn, thức uống) hiệu quả và lưu ý khi sử dụng
6. Tổng kết
Qua bài viết, Dược Bình Đông đã làm rõ ho mãn tính là gì, cũng như nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tình trạng ho kéo dài không khỏi có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh đó, ho mãn tính còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phế quản, ung thư phổi, suy tim… Do đó mọi người nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là chú ý chăm sóc, bồi bổ phổi để phòng ngừa tình trạng ho mãn tính.
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là một giải pháp hiệu quả giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như ho mãn tính, ho khan về đêm, ho lâu ngày,… giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn GMP theo quy định của Bộ Y tế và được người tiêu dùng Việt tin tưởng sử dụng trong nhiều năm.
Nếu bạn đang gặp tình trạng ho mãn tính và muốn tư vấn thêm về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông, hãy liên hệ qua hotline 028.39.808.808 hoặc truy cập vào website để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Để trị ho mãn tính hiệu quả, bạn cần xác định nguyên nhân gây ho. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách điều trị tương ứng:
- 1. Dị ứng Triệu chứng: Ho khan, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Cách điều trị: Sử dụng thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi steroid. Tránh các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật.
- 2. Hen suyễn Triệu chứng: Ho dai dẳng, khó thở, tức ngực, thở khò khè. Cách điều trị: Sử dụng thuốc xịt corticosteroid, thuốc giãn phế quản. Tránh các tác nhân kích thích như khói bụi, mùi hôi, vận động mạnh.
- 3. Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Triệu chứng: Ho khan, ợ nóng, ợ chua, nuốt khó. Cách điều trị: Thay đổi chế độ ăn uống, tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Sử dụng thuốc giảm axit dạ dày.
- 4. Viêm phế quản mãn tính (COPD) Triệu chứng: Ho có đờm, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi. Cách điều trị: Sử dụng thuốc giãn phế quản, thuốc long đờm. Bỏ hút thuốc lá (nếu có).
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm ho mãn tính:
Uống nhiều nước: Giúp làm loãng đờm và giảm kích ứng cổ họng.
Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp làm ẩm không khí và giảm kích ứng đường thở. Ngậm kẹo hoặc thuốc ho: Giúp làm dịu cổ họng và giảm ho khan.
Sử dụng mật ong: Một thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp giảm ho.
Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi. Lưu ý: Nếu ho mãn tính kéo dài hơn 8 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám chẩn đoán và điều trị nguyên nhân. Không tự ý sử dụng thuốc ho trong thời gian dài mà không có chỉ định của bác sĩ.
Anh bi hô hơn 1 tháng rồi nhưng không ho ra máu, không sốt, cũng không mất ngủ. Vậy có phải hô mạn tính không ạ? E nên đi khám ở đâu?
Trả lời: “Chào anh Huy,
Dựa theo thông tin anh cung cấp, việc anh ho kéo dài hơn một tháng có thể là dấu hiệu của ho mãn tính. Mặc dù anh không gặp các triệu chứng nặng như ho ra máu hay mất ngủ, việc thăm khám sớm vẫn rất quan trọng để xác định chính xác nguyên nhân. Anh có thể đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp, từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”
Chào tác giả, mình ho đã vài tuần nhưng không có triệu chứng nào khác cả. Không biết có phải do stress với việc học không? Có cách nào giảm ho do stress không ạ?
Trả lời: “Chào anh Thức,
Stress có thể là một trong những yếu tố gây ra hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng ho. Để giảm ho do stress, anh có thể thử thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng. Đồng thời, duy trì một lối sống lành mạnh và cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Nếu tình trạng ho của anh không cải thiện, việc thăm khám y tế là cần thiết để loại trừ các nguyên nhân khác.
“
Mình ho lâu lắm rồi không khỏi, nghĩ là ho mạn tính nhưng không thấy nói cụ thể khi nào cần đi khám. Mình ho đã hơn 8 tuần. Bài viết khuyên nên đi khám nhưng không biết địa chỉ nào uy tín, bạn có thể gợi ý giúp mình không?
Trả lời: “Chào anh Huy,
Ho kéo dài trên 8 tuần như trường hợp của anh thực sự cần được chú ý. Anh có thể tìm đến các bệnh viện có chuyên khoa hô hấp để được thăm khám kỹ càng. Trong trường hợp anh ở thành phố lớn, các bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, hay Bệnh viện Đại học Y Dược thường có uy tín cao. Anh cũng có thể tìm đến các trung tâm y tế địa phương để được tư vấn ban đầu và có thể được chuyển tiếp nếu cần thiết.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.
“
Tôi đọc thấy nói ho mãn tính có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng không thấy chỉ rõ dấu hiệu khi nào cần đi khám ngay? Tôi ho có đờm và đau ngực, không biết có nghiêm trọng không?
Trả lời: “Chào chị Mai,
Ho có đờm kèm theo đau ngực là những triệu chứng cần được chú ý. Nếu tình trạng này diễn ra liên tục và gây khó chịu cho chị, tôi khuyên chị nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi chị ho kéo dài hơn 3 tuần, hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào của việc khó thở, sốt cao, hoặc ho ra máu. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nặng hơn cần được can thiệp y khoa kịp thời.”
Tôi bị ho đã lâu và thấy mệt mỏi, nhưng không biết có phải do dị ứng hay không. Bài viết nói có thể do dị ứng nhưng không nói rõ triệu chứng dị ứng là gì. Tôi phải làm sao để biết mình có bị dị ứng không?
Trả lời: “Chào chị Lan,
Nếu chị nghi ngờ mình có thể mắc chứng dị ứng, chị nên quan sát một số triệu chứng điển hình như ngạt mũi, chảy nước mắt, phát ban hoặc ngứa ngáy. Nếu chị gặp phải những triệu chứng này kèm theo cơn ho của mình, chị nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có thể làm thêm các xét nghiệm dị ứng cụ thể. Các bác sĩ sẽ giúp chị chẩn đoán chính xác và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.”