Thở khò khè là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở người lớn, tình trạng này ít gặp hơn và phần lớn là do các nguyên nhân bệnh lý gây ra. Hãy cùng Công ty Đông Y Dược Bình Đông (Bidophar) YHCT tìm hiểu về nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn và các cách khắc phục phù hợp, hiệu quả trong bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về tình trạng thở khò khè ở người lớn
Thở khò khè (Hay còn gọi là thở rít) là âm thanh nghe giống như tiếng huýt sáo liên tục, thô ráp và tạo ra âm vang cao trong đường hô hấp. Tiếng thở bất thường này nghe rõ nhất khi thở ra, tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình hít vào cũng có thể nghe thấy tiếng thở khò khè. Nguyên nhân gây ra chủ yếu là đường hô hấp bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, do đó âm điệu tiếng thở khò khè cũng thay đổi theo.
Tình trạng này thường xuất hiện kèm với biểu hiện khó thở, đôi lúc xuất hiện cơn thở dốc khiến người bệnh khó chịu và mệt mỏi, đặc biệt là khi nằm xuống. Thậm chí nhiều người phải thở bằng miệng để cảm thấy dễ chịu hơn.
Người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm khác như:
- Ho: Xảy ra khi bụi bẩn, đờm nhầy trong đường hô hấp kích thích vào cung phản xạ ho.
- Khạc đờm: Tùy theo nguyên nhân mà sẽ khác nhau về mức độ bệnh mà màu sắc, độ đặc hay loãng,…
Tìm hiểu thêm: Ho có đờm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Da xanh xao, cơ thể mệt mỏi: Điển hình cho tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
- Ho ra máu: Xảy ra khi xuất hiện tổn thương ở đường hô hấp như lao phổi, giãn phế quản, nấm phổi, viêm phổi, ung thư phổi,…
Khi nào người bị thở khò khè nên gặp bác sĩ?
Thở khò khè do bị cảm lạnh sẽ biến mất sau vài ngày hết bệnh. Tuy nhiên nếu tình trạng thở khò khè mãi không thuyên giảm, tình trạng nặng hơn, tái đi tái lại nhiều lần và kèm theo một số dấu hiệu như sốt, ho, mất giọng, hụt hơi, tức ngực khó thở, sưng chân không rõ nguyên nhân, sưng môi hoặc lưỡi… bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, hãy liên hệ cấp cứu ngay khi phát hiện bạn hoặc những người xung quanh gặp phải những dấu hiệu sau đây:
- Thở gấp, khó thở.
- Đột ngột thở khò khè ngay khi vừa bị côn trùng đốt, sau khi uống thuốc hoặc ăn thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Thở khò khè kèm các triệu chứng khác như đau tức ngực hoặc da trở nên xanh xao.
- Có biểu hiện sốc phản vệ.
2. Nguyên nhân nào gây thở khò khè ở người lớn?
Thở khò khè thường xảy ra do chức năng thông khí của phổi bị cản trở bởi một số nguyên nhân như: đường thở bị hẹp, phù nề và/hoặc bị viêm có nhiều đờm nhầy bên trong. Người lớn xuất hiện triệu chứng thở khò khè thường xuất phát từ những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, bệnh viêm phổi, bệnh tim, chứng ngưng thở khi ngủ,… Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Nguyên nhân gây thở khò khè ở người lớn được phân loại thành các nhóm như sau:
2.1. Do các bệnh lý về phổi / hô hấp gây ra thở khò khè
Bệnh lý về phổi/hô hấp là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thở khò khè. Một số bệnh lý về phổi/hô hấp gây thở khò khè thường gặp chính là:
- Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí ở phổi. Ống phế quản của người bệnh hen suyễn bị viêm dẫn đến hẹp đường đường dẫn khí gây thở khò khè. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn bên cạnh thở khò khè là thở nhanh, tức ngực và ho.
- Viêm phế quản là tình trạng ống phế quản và các đường dẫn khí giữa miệng, mũi và phổi bị viêm hoặc sưng. Tình trạng này làm tăng nguy cơ gây khó thở, triệu chứng thở khò khè có thể kèm theo các biểu hiện khác như ớn lạnh, sốt cao và khó thở.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính được gây ra luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Các triệu chứng của COPD gồm có khó thở, thở khò khè, tức ngực, ho mãn tính và tiết chất nhầy (đờm).
- Viêm phổi thường do vi khuẩn, virus tấn công vào túi khí của phổi gây tích tụ chất nhầy và chất lỏng trong phổi. Các triệu chứng của bệnh bao gồm khó thở, thở khò khè, ho kèm theo sốt cao, ớn lạnh.
- Ung thư phổi thường gặp ở những người có tiền sử hút thuốc lá lâu năm hoặc tiếp xúc với các chất khí độc hại trong một thời gian dài. Tình trạng thở khò khè ở người bệnh diễn ra liên tục cả khi hít vào lẫn thở ra. Đồng thời, người bệnh có thể ho dai dẳng, thậm chí ho ra máu kèm theo sốt nhẹ và sụt cân.
2.2. Nguyên nhân từ các bệnh lý ngoài đường hô hấp
Bệnh tim
Ở người lớn, thở khò khè có thể do các vấn đề về tim gây ra như: hen tim, suy tim trái,… Trong đó, suy tim trái dẫn đến tích tụ chất dịch trong phổi gây tắc nghẽn đường thở, triệu chứng của hen tim tương tự với bệnh hen suyễn: tức ngực, thở khò khè, thở nhanh và ho.
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau họng mạn tính, đau khi nuốt, ho tái phát hoặc mạn tính, hơi thở có mùi và thở khò khè,…
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA)
Ngưng thở khi ngủ xảy ra do sự thư giãn của các cơ hầu họng và mô mềm nằm phía sau cổ họng khiến giảm hoặc dừng đột ngột luồng không khí trong lúc ngủ. Điều này làm tắc nghẽn đường thở và gián đoạn quá trình thở. Các triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ phổ biến như ngáy lớn hoặc ngáy thường xuyên, thở khò khè, khô miệng hoặc đau họng khi thức dậy, đau đầu và khó tập trung trong ngày,…
Rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu là vấn đề về sức khỏe tâm thần phổ biến. Khi một người cảm thấy lo lắng vào ban đêm, họ có thể cảm thấy có áp lực đè nén lên lồng ngực dẫn đến co thắt phế quản gây ra tình trạng thở khò khè. Ngoài ra, căng thẳng và lo lắng cũng có khả năng khiến người bệnh phản ứng mạnh hơn với các chất gây dị ứng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Bên cạnh thở khò khè, người bị rối loạn lo âu còn xuất hiện triệu chứng thở nhanh hoặc nông, nhịp tim tăng nhanh, đổ mồ hôi,…
Béo phì
Béo phì là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra tình trạng thở khò khè. Chỉ số khối cơ thể (BMI) cao có liên quan đến vấn đề tích tụ chất béo trong phổi. Do đó, người béo phì không chỉ có thể thở khò khè mà còn có khả năng gặp các chứng khó thở khác.
Dị ứng
Các tác nhân gây dị ứng như bụi mịn, phấn hoa, lông vật nuôi, nấm mốc hoặc thực phẩm có nguy cơ gây kích thích đường hô hấp, tắc nghẽn đường thở và khó thở. Bên cạnh đó, một số trường hợp dị ứng theo mùa cũng có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè. Trong một số trường hợp sử dụng thuốc hoặc bị côn trùng cắn, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, người bị dị ứng có thể có biểu hiện sốc phản vệ.
2.3. Nguyên nhân khác
Hút thuốc
Trong thuốc lá và khói thuốc có chứa các chất độc hại gây co thắt đường thở như hắc ín, nitrosamines, cacbon monoxit,… Vậy nên hút thuốc liên tục làm tăng nguy cơ mắc chứng phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) với các triệu chứng như tổn thương phế nang, khó thở, thở khò khè.
Mang thai
Cơ thể trong giai đoạn thai kỳ đòi hỏi nhiều oxy và tăng tuần hoàn máu để đáp ứng cho cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, do căng thẳng và thay đổi nội tiết tố, thai phụ có xu hướng yếu hơn, dễ dị ứng, nhiễm trùng dẫn đến thở khò khè. Dù đây là tình trạng thường gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai nhưng không nên chủ quan vì nếu tình trạng thở khò khè chuyển biến nặng có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
3. Phương pháp khắc phục tình trạng thở khò khè
Do triệu chứng thở khò khè ở người lớn thường xuất phát từ những vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, bệnh viêm phổi, bệnh tim,… Nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, các bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay thậm chí là cả tính mạng của người bệnh. Vì vậy, nếu bạn hay những người xung quanh xuất hiện triệu chứng thở khò khè thì không nên chủ quan mà cần đến thăm khám bác sĩ sớm, để được chẩn đoán chính xác và chữa trị kịp thời.
3.1. Thuốc Tây
Để điều trị tình trạng thở khò khè, trước hết người bệnh cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc điều trị thở khò khè mà bác sĩ có thể chỉ định gồm:
- Thuốc giãn phế quản như Theophylin, Salbutamol,… có các dạng uống, dạng hít và khí dung, sử dụng trong trường hợp có dấu hiệu co thắt phế quản.
- Thuốc chống viêm nhóm corticoid như Hydrocortisone, Methylprednisolone, Prednisolone,… được sử dụng dạng đường uống hoặc ống hít định liều.
- Thuốc kháng sinh như Penicillin V, Azithromycin, Amoxicillin,… sử dụng trong trường hợp đường hô hấp bị nhiễm khuẩn dẫn đến sưng viêm, có đờm và tắc nghẽn.
3.2. Bài thuốc Đông y
Người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược lành tính như Trần bì (vỏ Quýt), Can khương (Gừng khô), Tô tử (Tía tô), Cam thảo, Bối mẫu, Tỳ bà diệp, Ngũ vị tử,… hoặc các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị thở khò khè cũng như nhiều triệu chứng khác như ho khan, ho có đờm, khó thở.
3.3. Các biện pháp hỗ trợ
Ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng có thể kết hợp một số biện pháp hỗ trợ đơn giản có thể giúp cải thiện tình trạng khó thở như:
Làm thông thoáng đường thở: Giữ người ở tư thế đầu cao hạn chế để đờm dãi, dị vật làm tắc nghẽn đường thở.
Giữ ấm người và cổ họng: Khi thời tiết trở lạnh có thể gây kích ứng và làm thu hẹp đường thở khiến tình trạng thở khò khè trở nên trầm trọng hơn.
Uống nhiều nước ấm: Uống nước ấm hoặc trà nóng có tác dụng làm giãn đường hô hấp và giảm tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra, uống nhiều nước còn hạn chế được tình trạng mất nước và giúp giữ ấm cho đường thở.
Tạo độ ẩm không khí: Bạn có thể đặt máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm triệu chứng nghẹt mũi và thở khò khè khi ngủ. Ngoài ra, tắm nước nóng hoặc xông hơi cũng là cách hiệu quả để làm sạch xoang và thông thoáng đường thở.
Tránh tiếp xúc dị nguyên: Các người bệnh dị ứng hoặc mắc bệnh hen suyễn, bệnh COPD cần tránh tiếp xúc các dị nguyên, tác nhân gây dị ứng để hạn chế nguy cơ phát bệnh.
Chế độ ăn uống khoa học: Bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại thực phẩm giàu các nhóm vitamin C, A, D và E có công dụng cải thiện sức khỏe hô hấp.
Không hút thuốc: Các hóa chất có trong thuốc lá và khói thuốc lá khiến tình trạng thở khò khè và khó thở trở nên nghiêm trọng. Người hít thụ động khói thuốc cũng có thể bị thở khò khè.
Tập các kỹ thuật hít thở: Việc thở đúng cách sẽ tăng cường dung tích phổi và giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm tình trạng thở khò khè. Một số bài tập thở đơn giản nhưng mang lại hiệu quả tích cực bạn có thể tham khảo như thở mím môi, thở yoga, thở bụng.
4. Biện pháp phòng tránh
Thở khò khè là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe, điển hình là các bệnh lý đường hô hấp. Khi một hoặc nhiều bộ phận của đường hô hấp trên bị viêm sẽ khiến cho quá trình đưa không khí đến phổi gặp nhiều khó khăn. Do đó, để phòng tránh tình trạng này, tham khảo các một số biện pháp sau:
Cây thuốc bổ phổi
Sử dụng cây thuốc bổ phổi có độ lành tính và an toàn cao. Một số loại thảo dược có công dụng bồi bổ và chữa các bệnh về phổi phổ biến trong dân gian như Thiên môn đông, cây Diếp cá, cây Xạ đen, lá Đu đủ,… Bạn có thể tìm hiểu thêm cách sử dụng các loại dược liệu này ở bài viết cây thuốc bổ phổi.
Những món ăn bổ phổi thường là sự kết hợp của một số thảo dược và các loại thực phẩm tốt cho phổi khác. Những loại nguyên liệu này giúp bổ phế, bổ khí, kiện tỳ nhờ đó giảm ho, tiêu đờm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Mời bạn theo dõi thêm các bài viết món ăn bổ phổi để khám phá các cách chế biến các loại thực phẩm này thành những món ăn ngon, bồi bổ phổi hiệu quả nhé.
Sản phẩm hỗ trợ bổ phổi
Sản phẩm hỗ trợ bổ phổi là những sản phẩm giúp bảo vệ cũng như tăng cường chức năng của phổi. Bạn có thể tham khảo thêm về thông tin, cách sử dụng của một số sản phẩm hỗ trợ bổ phổi trong bài viết Thực phẩm chức năng bổ phổi an toàn hiệu quả hiện nay nhé.
5. Tổng kết
Thở khò khè ở người lớn liên quan nhiều đến các bệnh lý đường hô hấp. Để phòng ngừa tình trạng này bạn hãy chú ý bảo vệ hệ hô hấp của mình bằng việc tránh xa các tác nhân gây hại và thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm chăm sóc sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông để bảo vệ và cải thiện chức năng phổi cũng như hỗ trợ giảm các triệu chứng viêm nhiễm đường hô hấp. Sản phẩm được kế thừa tinh hoa của nền Y học cổ truyền Việt Nam và là sự kết hợp của những vị thuốc Đông Y gồm: Bạc hà, Bình vôi, Bách bộ, Thiên môn đông, Trần bì, Kinh giới, Gừng, Tang bạch bì và Atiso. Với các thành phần từ thiên nhiên cực kỳ an toàn và lành tính, đây chính là thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi chất lượng mà bạn không nên bỏ qua.
Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ qua hotline (028)39 808 808 hoặc email info@binhdong.vn để được hỗ trợ nhanh chóng!