Tìm kiếm

Râu ngô có tác dụng chữa bệnh gì?

Một ly nước râu ngô mỗi ngày không những bổ thận mà còn đẹp da

Ngô (hay Bắp) là một loại cây lương thực rất quen thuộc với chúng ta. Không chỉ thế, Ngô còn được biết đến như là một cây thuốc quý có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, bộ phận Râu ngô được dùng như vị thuốc hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, thận, thanh nhiệt giải độc gan, kiểm soát chảy máu,… Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu đặc tính, công dụng và các bài thuốc từ Râu ngô trong bài viết sau. 

1. Giới thiệu về Ngô và Râu ngô

Ngô có tên khoa học là Zea mays L., thuộc họ Lúa (Poaceae). Ngô còn được biết đến với các tên khác như Bắp, Bẹ, Lúa ngô, Ngọc mễ, Má khẩu lí (Thái), Hờ bo (Ba na),… 

Đặc điểm của cây Ngô như sau:

  • Thân cây: Cây thân thảo, cao khoảng từ 1,5 đến 2,5m. Thân cây dày và đặc, tương tự như thân tre, được chia thành các đốt, với khoảng cách giữa các đốt là từ 20 đến 30cm.
  • Lá cây: Lá có kích thước lớn, dài, bản rộng, méo và được phủ bởi nhiều lông thô ráp.
  • Hoa: Các hoa đực có màu xanh lục, tạo thành một bông dài tụ tại ngọn. Hoa cái tụ lại với nhau thành các bông hình trụ lớn ở nách lá và được bao quanh bởi nhiều lá bắc dạng màng. Vòi nhụy (còn gọi là Râu ngô) dạng sợi, màu vàng, được gom lại thành chùm, có thể dài tới 20 cm. Đầu nhụy thường có màu nâu hoặc tím đậm.
  • Quả: Quả có hình trứng và chứa nhiều hạt ngô, xếp khít nhau tạo thành 8 đến 10 dây hạt. Những hạt này có bề mặt cứng và bóng, nhiều màu sắc, tuy nhiên màu vàng là phổ biến nhất.

Cây Ngô có nguồn gốc châu Mỹ, được trồng ở đồng bằng và vùng núi để lấy hạt làm lương thực. Hiện nay, Ngô được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm lương thực và làm thuốc.

Râu ngô hay vòi nhụy là bộ phận của cây Ngô được ứng dụng làm thuốc, còn được gọi là Mễ ngọc tu Styli et stigmata Maydis.

Râu ngô sau khi thu hái sẽ được đem đi phơi thật khô, nhặt bỏ các sợi râu màu đen, chỉ chọn lấy những sợi nâu vàng óng mượt. Bảo quản Râu ngô ở nơi kín và thoáng gió, tránh sâu bọ, những nơi nhiệt độ cao và ẩm ướt.

Hình ảnh cây Ngô trước thu hoạch
Cây ngô được trồng rộng rãi làm lương thực và thuốc

2. Công dụng của Râu Ngô

Râu ngô mang lại nhiều giá trị có lợi cho sức khỏe, được ứng dụng trong cả Đông y và Tây y. Cụ thể về công dụng của Bắp như sau: 

2.1. Theo Tây y

Râu ngô đã được sử dụng trong y học phương Tây với khả năng hỗ trợ giảm triệu chứng viêm nhiễm đường tiết niệu và các vấn đề liên quan đến tiểu đường.

Thành phần hóa học có trong Bắp bao gồm:

  • Các chất xitosterol, stigmasterol, chất dầu, tinh dầu, glucozit đắng, saponin, vitamin K, vitamin C, chất nhầy và một số chất khác. 
  • 1g Râu ngô chứa 1600 đơn vị sinh lý vitamin K.
    Tỷ lệ muối Kali trong Râu ngô khá cao: 20g Râu ngô khô chứa 0,028g canxi và 0,532 Kali.

Công dụng chính của Bắp theo Tây y: 

  • Hỗ trợ cải thiện các vấn đề về thận – lợi tiểu: Dùng Râu ngô làm trà được xem là bài thuốc giúp cải thiện các vấn đề về thận, tiết niệu như tiểu gắt, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, viêm hệ thống tiết niệu, sỏi thận,…
  • Tăng cường tiêu hóa: Râu ngô giàu chất xơ nên có thể thúc đẩy nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón, giảm sự hấp thụ chất béo trong ruột và rất tốt cho giảm cân. 
  • Ngăn ngừa bệnh về tim mạch và mạch máu não: Trong Bắpp có nhiều flavonoid – ức chế sự xuất hiện của lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL) có hại. Đồng thời, chất xơ cũng giúp giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể. Nhờ đó, dược liệu có thể phòng chống các bệnh lý tim mạch. 
  • Thanh nhiệt, giải độc: Trong Râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa với tác dụng loại bỏ độc tố và tăng cường chức năng gan.
  • Kiểm soát chảy máu: Nhờ có chứa lượng lớn vitamin K nên Râu ngô rất hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chảy máu ở phụ nữ sắp sinh.
Hình ảnh về bộ phận thận của con người
Râu ngô có lợi cho Thận

2.2. Theo Đông y

Bắp là một dược liệu phổ biến trong Đông y, được sử dụng trong nhiều bài thuốc nhằm hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến thận, tiết niệu và tiêu hóa.

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình. 
  • Quy kinh: Thận, Bàng quang.
  • Công dụng: Lợi tiểu, thông mật, hạ đường huyết, hạ huyết áp, cầm máu.
  • Chủ trị: Tiểu tiện buốt, dắt; nước tiểu vàng đỏ, sỏi đường tiết niệu, viêm túi mật, sỏi mật, bệnh viêm gan, tăng huyết áp, tiểu đường, chảy máu cam.

3. Cách sử dụng Râu Ngô tại nhà

Bạn có thể sử dụng Bắp tại nhà để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm thận, viêm tiết niệu, viêm gan, lao phổi, tiểu đường, viêm gan, viêm thận,… 

3.1. Nước Râu ngô cho người bệnh viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da

  • Thành phần: Râu ngô.
  • Cách dùng: Dùng nước Râu ngô hãm đặc và uống khi nóng. Hoặc có thể dùng nước Bắp pha đường để lạnh, chia thành nhiều lần uống trong ngày.

3.2. Trà Râu ngô điều trị vàng da do viêm gan tắc mật 

  • Thành phần: 40g Râu ngô.
  • Cách dùng: Hãm với nước nóng uống như trà hàng ngày.

3.3. Món ăn cho người bị lao phổi ho ra máu

  • Thành phần: 50g Râu ngô, 20g Tiểu kế 20g, 2 đôi Tinh hoàn gà.
  • Cách dùng: Hầm nhừ, thêm gia vị và thưởng thức.

3.4. Món ăn cho bệnh nhân tăng huyết áp, tiểu đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận

  • Thành phần: 100g Râu ngô, 20 – 30g Ong non.
  • Cách dùng: Thêm nước nấu chín nhừ, thêm gia vị và ăn cách ngày.

3.5. Rượu cái, Râu ngô chữa phong chẩn, mẩn ngứa

  • Thành phần: 100g Rượu cái đã lên men, 15g Râu ngô.
  • Cách dùng: Râu ngô cho vào nồi, thêm nước vừa phải. Đun sôi 20 phút, sau đó vớt hết ra, cho thêm 100g rượu cái đã lên men tốt, đun sôi lên ăn.
Hình ảnh về bộ phận gan của con người
Râu ngô có công dụng mát gan, giải độc cơ thể

4. Bài thuốc sử dụng với Râu ngô

Râu ngô có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để tạo thành những bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả như điều trị cao huyết áp, viêm bàng quang, sỏi thận, viêm túi mật, viêm gan, bệnh nóng gan… Dưới đây Dược Bình Đông sẽ giới thiệu các bài thuốc để bạn có thể tham khảo:

4.1. Chữa viêm bàng quang, viêm thận

  • Thành phần: 100g Râu ngô, 50g Rau má, 50g Ý dĩ, 50g Mã đề, 40g Sài đất. 
  • Cách dùng: Nấu các nguyên liệu trên cùng 600ml nước cho đến khi còn 250ml. Ngày uống 3 lần, uống cách nhau 3-4 giờ.

4.2. Chữa tiểu đường

  • Thành phần: 40 – 50g Râu ngô. 
  • Cách dùng: Sắc lấy nước uống. Có thể phối cùng các vị thuốc khác như Thiên môn, Mạch môn, Tri mẫu, Cỏ ngọt để đạt hiệu quả hơn.

4.3. Chữa viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật

  • Thành phần: 30g Râu ngô, 30g Nhân trần bắc
  • Cách dùng: Sắc nước uống hàng ngày.

4.4. Chữa huyết áp cao

  • Thành phần: Râu ngô. 
  • Cách dùng: Sử dụng nước Râu ngô mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần vài bát và dùng liên tục trong 2 – 3 tháng để giảm huyết áp.

4.5. Thang Râu ngô thủy ngưu giác dùng cho người cao huyết áp, đau đầu căng thẳng, buồn bực,…

  • Thành phần: 60g đường đỏ, 30g Râu ngô, 15g Thủy ngưu giác (sừng trâu).
  • Cách dùng: Râu ngô sắc lấy nước bỏ bã, Thủy ngưu giác mài nước cho vào đường đỏ đánh lẫn. Mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống.

4.6. Trị ho ra máu

  • Thành phần: 50g Râu ngô, 50g đường phèn.
  • Cách dùng: Mỗi ngày dùng 1 liều, chia thành 2 lần uống (sáng và tối), dùng liên tục trong 5 ngày.

Ngoài các bài thuốc trên, Râu ngô còn được ứng dụng trong bài thuốc khác để hỗ trợ: viêm thận phù thũng, sỏi thận, bệnh xuất huyết….

Bất cứ vị thuốc nào nếu dùng không đúng cách sẽ có thể phản tác dụng. Do đó, bạn không nên quá lạm dụng Râu ngô, đồng thời nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc trên để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cao nhất.

5. Một số lưu ý để sử dụng Râu ngô an toàn

Râu ngô là dược liệu lành tính có tác dụng thanh nhiệt và bài trừ độc. Tuy nhiên, sử dụng Râu ngô cần lưu ý một số điều sau để tránh các tác dụng phụ đến sức khỏe người dùng: 

  • Lựa chọn nguồn cung cấp Râu ngô đáng tin cậy và chất lượng để tránh nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Trước khi sử dụng, hãy rửa sạch Râu ngô để loại bỏ bụi bẩn và các loại hóa chất khác.
  • Chọn sản phẩm Râu ngô có sợi to, mượt mà, màu nâu óng như nhung.
  • Không nên dùng liên tục quá 10 ngày hoặc uống quá nhiều lần trong một ngày.
  • Phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Râu ngô để đảm bảo an toàn.
  • Thận trọng khi sử dụng Râu ngô cùng với các loại thuốc lợi tiểu hoặc thực phẩm chức năng khác.
  • Không nên dùng Râu ngô thay thế nước lọc cho trẻ nhỏ.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng Râu ngô.

6. Tổng kết

Râu ngô là vị thuốc dễ tìm, dễ sử dụng và đặc biệt là mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được sử dụng rất phổ biến để chữa bệnh, đặc biệt các là điều trị các vấn đề về gan, mật, tiết niệu,…Tuy nhiên khi dùng Râu ngô hãy chú ý liều lượng và nguồn gốc dược liệu để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Để tham khảo thêm các thông tin sức khỏe khác, bạn đọc có thể truy cập vào website của Dược Bình Đông . Dược Bình Đông với gần một thế kỷ phát triển cùng sứ mệnh đưa những bài thuốc từ các loại thảo dược tự nhiên giúp chăm sóc sức khỏe và không ngừng cải tiến mỗi ngày để tạo nên những sản phẩm phù hợp hơn theo cơ địa của khách hàng. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm của Dược Bình Đông, hãy liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn nhanh nhất. 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)