Mẩn ngứa ở lưng là tình trạng dễ dàng xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Cùng Y học cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu những thông tin hữu ích về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh tình trạng mẩn ngứa ở lưng.
1. Giới thiệu tình trạng mẩn ngứa ở lưng
Mẩn ngứa ở lưng là tình trạng vùng da ở lưng xuất hiện những nốt sần đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau gây ngứa ngáy, khó chịu. Tình trạng này có thể gặp ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn. Tùy vào cơ địa và mức độ nổi mẩn ngứa mà người bệnh sẽ có thời gian phục hồi khác nhau.
Khi bị mẩn ngứa ở lưng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm bao gồm nổi mề đay, mụn nước, da khô nứt nẻ.
Mẩn ngứa ở lưng thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bắt gặp dấu hiệu mẩn ngứa lan rộng ra mặt, tay, chân hay trong miệng và đầu nốt mẩn chứa mủ trắng, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng mẩn ngứa ở lưng
2.1. Các vấn đề về da
Nguyên nhân gây ra mẩn ngứa ở lưng có thể là do bạn đang gặp các vấn đề về da như: Viêm nang lông, mề đay, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, rôm sảy, ghẻ,… Bên cạnh tình trạng mẩn ngứa ở vùng lưng, bạn có thể có một số triệu chứng đi kèm như da khô, nứt nẻ, xuất hiện mụn nước,…
2.2. Suy giảm chức năng gan
Gan là cơ quan có chức năng đào thải độc tố. Các bệnh lý ở gan như viêm gan, xơ gan hay ung thư gan đều gây suy giảm chức năng gan, khiến độc tố sẽ tích tụ lại trong cơ thể và bị đào thải phần lớn qua da. Khi đó, người bệnh xuất hiện triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng hay toàn thân. Một số triệu chứng đi kèm bao gồm vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, nước tiểu vàng đậm, ăn uống không ngon miệng,…
2.3. Bệnh lý ở thận
Cũng giống như gan, thận cũng là cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đào thải độc tố cho cơ thể. Do đó, khi chức năng thận bị suy giảm, độc tố không được đào thải hết và sẽ tích tụ dưới da gây nổi mẩn đỏ kèm theo cơn ngứa nóng rát. Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng đi kèm bao gồm tiểu nhiều lần, phù nề, nước tiểu có bọt, tiểu ra máu,..
2.4. Thay đổi nội tiết tố
Ở phụ nữ, trong quá trình mang thai, sinh con hay mãn kinh,… lượng hormone trong cơ thể thay đổi có thể dẫn đến nổi mẩn ngứa ngoài da. Một số triệu chứng kèm theo có thể kể đến như rối loạn kinh nguyệt, đổ mồ hôi nhiều, nhức mỏi toàn thân,…
2.5. Các bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa ở lưng bao gồm:
- Bệnh tuyến giáp: Khi tuyến giáp có vấn đề, lượng hormone được tiết ra ít hơn bình thường, làm mất cân bằng nội tiết tố. Từ đó gây ra nhiều triệu chứng như nổi mẩn đỏ, da thô ráp, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, yếu sinh lý, đau nhức toàn thân,…
- Nhiễm giun sán: Sự xuất hiện của giun sán có thể gây ra phản ứng dị ứng. Người bệnh nhiễm giun sán có thể gặp một số triệu chứng như nổi mẩn đỏ ngứa trên lưng và nhiều vùng da khác, sụt cân, mệt mỏi, da khô, buồn nôn,…
- Lichen phẳng: Đây là dạng rối loạn tự miễn, gây ảnh hưởng ở một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng lưng, ngực, bụng, mắt cá chân,… Bề mặt da của bệnh nhân xuất hiện nhiều mảng sưng cứng, bóng, kèm theo đó là các nốt mẩn đỏ gây ngứa ngáy khó chịu.
2.6. Tác nhân bên ngoài
- Dị ứng: Nhiều trường hợp bị mẩn ngứa ở lưng là do dị ứng thời tiết, lông động vật, phấn hoa, thuốc hoặc thực phẩm. Triệu chứng thường gặp bao gồm hắt hơi, da nổi mẩn như vết muỗi cắn, ngứa ngáy.
- Vệ sinh cơ thể: Da không được vệ sinh kỹ sẽ tạo cơ hội cho bã nhờn, bụi bẩn đọng lại ở lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.
- Chế độ sinh hoạt: Uống rượu bia, tâm lý căng thẳng cũng có thể gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở lưng.
3. Phương pháp chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa ở lưng
Các bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán tình trạng mẩn ngứa ở lưng:
- Test dị ứng da: Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá tình trạng mẫn cảm của da với các tác nhân dị ứng.
- Xét nghiệm huyết thanh: Đây là phương pháp tiêm huyết thanh của người bệnh vào da để xác định bệnh lý mãn tính tự phát.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm được thực hiện nhằm xác định xem việc mẩn ngứa ở lưng có phải do thiếu vi khoáng hoặc thiếu sắt hoặc có đang nhiễm ký sinh trùng, giun sán hay không.
- Xét nghiệm đánh giá chức năng gan, thận, tuyến giáp: Nhằm đánh giá và xác định tình trạng rối loạn chức năng của các cơ quan gan, thận, tuyến giáp khiến cho da lưng bị nổi mẩn ngứa.
4. Phương pháp hỗ trợ và điều trị mẩn ngứa ở lưng
4.1. Điều trị theo nguyên nhân
Để điều trị tình trạng mẩn ngứa ở lưng hiệu quả, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau để điều trị tình trạng mẩn ngứa ở lưng:
- Thuốc kháng histamin H1 như Promethazin, Loratadin, Desloratadin,… giúp giảm tình trạng dị ứng.
- Thuốc ức chế miễn dịch như Pimecrolimus hoặc Tacrolimus giúp kiểm soát các biểu hiện nặng khi bị dị ứng.
- Kem corticosteroid giúp giảm tình trạng viêm nhiễm trên da.
- Kem dưỡng ẩm giúp cấp ẩm cho vùng da bị khô và nổi mẩn.
- Gel mát da làm dịu cơn mẩn ngứa ở lưng.
Lưu ý: Bạn không được tự ý sử dụng thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định phương pháp quang trị liệu trong trường hợp người bệnh bị mẩn ngứa nổi cục mãn tính. Phương pháp này sử dụng ánh sáng cực tím với bước sóng phù hợp để chiếu vùng da lưng, giúp làm giảm cảm giác ngứa và kích thích da tự phục hồi.
4.2. Cách xử lý và mẹo làm giảm mẩn ngứa ở lưng tại nhà
Bạn có thể áp dụng một số mẹo hỗ trợ sau đây để làm giảm mẩn ngứa ở lưng:
- Thoa gel nha đam tươi lên vùng da lưng bị mẩn ngứa rồi rửa lại với nước sạch.
- Chườm khăn lạnh lên vùng da lưng đang bị ngứa.
- Tắm với nước nấu lá khế, lá lốt, trầu không hoặc bột yến mạch pha với nước để sát khuẩn da và cải thiện tình trạng mẩn ngứa. Lưu ý, những nguyên liệu này cần đảm bảo sạch sẽ và chất lượng để không gây kích ứng da.
- Dưỡng ẩm cho vùng da lưng bằng các sản phẩm lành tính và phù hợp với cơ địa.
- Không gãi vào vùng bị mẩn ngứa để tránh trường hợp da bị tổn thương, trầy xước.
- Không tắm với nước quá nóng.
4.3. Giải độc và tăng cường chức năng gan
Nếu nguyên nhân gây mẩn ngứa ở lưng là do chức năng gan suy giảm, bạn có thể tham khảo các phương pháp giúp tăng cường chức năng gan và hỗ trợ giải độc gan sau đây:
- Thực phẩm tốt cho gan: Để gan luôn hoạt động tốt, bạn cần bổ sung đa dạng các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, khoáng chất và các vitamin như vitamin A, B, C như: Nghệ, Cà rốt, Tỏi, các loại rau xanh đậm, các loại hạt,… Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại thức uống từ thảo dược thiên nhiên như Trà xanh, Atiso, Nhân trần, Bồ công anh,… giúp hỗ trợ giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan.
- Thảo dược: Sử dụng các cây thuốc để hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan là phương pháp được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn, lành tính. Một số cây thuốc được sử dụng phổ biến để giải độc gan bao gồm Diệp hạ châu, Atiso, Rau má, Nhân trần, Cà gai leo,…
- Thực phẩm chức năng giải độc gan: Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan. Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính như Diệp hạ châu, Long đởm thảo, Atiso, Chi tử, Cam thảo, Nhân trần, Trạch tả, Sinh địa, Đại hoàng, Sài hồ, Hoàng cầm giúp hỗ trợ thanh nhiệt, thải độc, tăng cường chức năng gan, giảm nóng gan cải thiện tình trạng mẩn ngứa, trong đó có mẩn ngứa ở lưng.
Xem thêm: Thuốc bổ, giải độc, mát gan: Hướng dẫn chọn lựa, lưu ý quan trọng sau khi uống
5. Phòng tránh tình trạng nổi mẩn ngứa ở lưng
Để phòng tránh vùng da ở lưng bị nổi mẩn ngứa, bạn hãy:
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và được làm từ các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như hóa chất, mỹ phẩm, lông thú cưng, khói bụi,…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia và ăn các món nhiều dầu mỡ, hoặc các thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái và tránh stress kéo dài.
- Thanh nhiệt, giải độc với sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông. Đây được xem là giải pháp hiệu quả hỗ trợ làm mát gan, tăng cường chức năng gan để gan luôn khỏe mạnh, đào thải độc tố tốt hơn, giúp phòng tránh tình trạng mẩn ngứa trên cơ thể, đặc biệt là ở lưng.
6. Tổng kết
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa ở lưng. Trong đó, suy giảm chức năng gan là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Để phòng tránh tình trạng mẩn ngứa ở lưng, bạn cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, quan tâm tăng cường chức năng gan.
Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông là một trong những sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ giải độc gan, tăng cường chức năng gan được nhiều người tin dùng. Với thành phần thảo dược thiên lành tính, được sản xuất trên công nghệ hiện đại, Long Đởm Giải Độc Gan Bình Đông giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc, hỗ trợ tăng cường chức năng gan, giúp làm giảm mẩn ngứa ở lưng, mụn nhọt hiệu quả. Sản phẩm đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.
Dược Bình Đông là thương hiệu đáng tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Hãy liên hệ đến Hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tìm hiểu chi tiết những sản phẩm chất lượng có tại Dược Bình Đông!
Xem thêm các chủ đề liên quan
- Mẩn ngứa khắp người là bệnh gì? Nguyên nhân, Cách chữa tại nhà
- Mẩn ngứa ở bụng là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị và Phòng tránh
- Nổi mẩn ngứa ở chân, tay: Nguyên nhân, Cách điều trị và Phòng tránh
- Mẩn ngứa do gan biểu hiện thế nào? Nguyên nhân, Cách chẩn đoán, Điều trị
- Mẩn ngứa ở cổ: Nguyên nhân chính gây bệnh, Cách chẩn đón, Điều trị
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Mẩn ngứa ở lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Vấn đề về da: Viêm nang lông, mề đay, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm, rôm sảy, ghẻ,…
- Suy giảm chức năng gan: Gan suy yếu khiến độc tố tích tụ và đào thải qua da gây mẩn ngứa.
- Bệnh lý ở thận: Tương tự như gan, thận suy yếu cũng khiến độc tố tích tụ dưới da gây mẩn ngứa.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mang thai, sinh con, mãn kinh dễ bị mẩn ngứa do thay đổi nội tiết.
- Các bệnh lý khác: Bệnh tuyến giáp, nhiễm giun sán, lichen phẳng,…
- Tác nhân bên ngoài: Dị ứng thời tiết, lông động vật, phấn hoa, thuốc, thực phẩm, vệ sinh kém, stress,..
Để điều trị mẩn ngứa ở lưng hiệu quả, bạn cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Tùy vào tình trạng, bác sĩ có thể chỉ định:
- Thuốc: Thuốc kháng histamin, thuốc ức chế miễn dịch, kem corticosteroid, kem dưỡng ẩm,…
- Quang trị liệu: Sử dụng ánh sáng cực tím để giảm ngứa và kích thích da phục hồi.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số mẹo tại nhà để giảm ngứa:
- Thoa nha đam, chườm lạnh: Giúp làm dịu da, giảm ngứa ngáy khó chịu.
- Tắm lá khế, lá lốt, trầu không, bột yến mạch: Sát khuẩn, cải thiện mẩn ngứa.
- Dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp để da không bị khô.
- Tránh gãi, tắm nước nóng: Ngăn ngừa tổn thương da, tránh làm tình trạng nặng hơn.
Trả lời:
Mặc dù mẩn ngứa ở lưng thường không nguy hiểm, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi:
- Mẩn ngứa lan rộng: Xuất hiện ở mặt, tay, chân, miệng.
- Đầu nốt mẩn chứa mủ trắng: Nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Các triệu chứng khác: Sốt, mệt mỏi, đau nhức,…
Trả lời: Để phòng tránh mẩn ngứa ở lưng, bạn nên:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Tắm rửa thường xuyên, đặc biệt là sau khi ra mồ hôi.
- Mặc quần áo thoáng mát: Chọn chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
- Tránh tiếp xúc với tác nhân có thể gây dị ứng như: hóa chất, mỹ phẩm, lông thú, khói bụi,…
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế rượu bia, đồ ăn dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng.
- Giữ tinh thần thoải mái: Tránh căng thẳng kéo dài.
Trả lời: Điều này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây mẩn ngứa. Nếu mẩn ngứa do dị ứng, viêm da cơ địa thì không lây. Tuy nhiên, nếu do nhiễm trùng da như ghẻ, nấm thì có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.
Trả lời:
Trẻ bị mẩn ngứa ở lưng vẫn có thể tắm rửa, nhưng cần lưu ý:
- Tắm nước ấm: Không tắm nước quá nóng, tránh làm khô da.
- Sử dụng sữa tắm dịu nhẹ: Lựa chọn sản phẩm dành riêng cho trẻ em, không chứa xà phòng, hương liệu.
- Tắm nhanh: Không nên tắm quá lâu, chỉ nên tắm trong khoảng 5-10 phút.
- Lau khô người nhẹ nhàng: Sử dụng khăn mềm, thấm khô người bé, không chà xát mạnh.
Trả lời: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mẩn ngứa ở lưng. Bạn nên:
- Uống đủ nước: Giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố.
- Bổ sung rau xanh, trái cây: Cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa.
- Ăn thực phẩm giàu omega-3: Giảm viêm, hỗ trợ điều trị mẩn ngứa.
- Hạn chế đồ ngọt, thức ăn nhanh: Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, khiến mẩn ngứa nặng hơn.
- Kiêng rượu bia, chất kích thích: Gây hại cho gan, làm suy giảm chức năng gan, tăng nguy cơ mẩn ngứa.