Ý dĩ được biết đến là vị thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền, được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư, ho, sỏi, hỗ trợ làm đẹp và giảm cân. Để sử dụng sản phẩm đúng cách, giúp tận dụng tối đa dược tính có trong dược liệu, các bạn có thể tìm hiểu một số công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng ý dĩ trong bài viết dưới đây.
1. Những thông tin cơ bản về dược liệu ý dĩ
Ý dĩ là cây thảo với chiều cao 1-2m, phân nhánh ở những ngọn có hoa trong khi phần gốc thân có nhiều rễ phụ. Đây vốn là cây đặc trưng của vùng nhiệt đới, ưa ẩm, mọc hoang hoặc thường được trồng tại các khu vực ven sông tại các tỉnh như Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Lai Châu.
Thông thường, ý dĩ được trồng để thu nhân hạt, đôi khi sử dụng rễ trong điều trị bệnh. Cây được thu hoạch khi quả chín già, cắt cả cây về và đập lấy quả, lấy nhân và phơi khô. Trong khi đó phần rễ cây được cắt, đem rửa sạch rồi phơi khô.
2. Một số công dụng cơ bản của ý dĩ
Công dụng của ý dĩ được nhắc đến trong nhiều tài liệu của y học cổ truyền. Theo đó, với vị ngọt, tính hàn đặc trưng, từ đây dược liệu có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt. Thông thường, ý dĩ được sử dụng trong các bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, nhất là ở trẻ em và phụ nữ như trị khí hư quá nhiều, kinh nguyệt không thông, làm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Trong một số trường hợp, dược liệu cũng được sử dụng cho người bị rối loạn tiêu hóa, phù thủng, bí tiểu, đau bụng, sốt cao, viêm khớp, phong thấp, béo phì hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn hệ hô hấp.
Với y học hiện đại, ý dĩ cũng được nghiên cứu và cho thấy những công dụng như kích thích hô hấp, làm giãn phế quản, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư do có chứa nhiều thành phần có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả.
3. Gợi ý một số cách dùng ý dĩ phổ biến hiện nay
Ý dĩ hiện được ứng dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh khác nhau, tiêu biểu là một số chứng bệnh dưới đây mà các bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc cho người ung thư phổi, dạ dày, đại tràng: Sử dụng 100g ý dĩ để sao vàng và sắc uống ngày một thang, kéo dài khoảng 1 tháng.
- Điều trị cơ thể đau nhức do phong thấp: Sử dụng 40g ý dĩ, 120g ma hoàng, 30 hạt hạnh nhân, 40g cam thảo để sắc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn 200ml là dùng được.
- Điều trị đờm, ho: Sử dụng 80g rễ cây cam thảo, 40g cát cánh, 120g ý dĩ để tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 20g để nấu chung với gạo nếp, uống nước sau ăn.
- Điều trị chứng tỳ hư, tiêu hóa kém: Sử dụng 40g ý dĩ, 40g bạch biển đậu, 40g hoài sơn, 30g sơn tra, 30g sử quân tử (bỏ vỏ lụa), 30g liên nhục, 16g thần khúc, 200g đương quy và 100g gạo nếp để sao vàng và uống hàng ngày với nước ấm.
- Điều trị răng đau, răng sâu: Sử dụng ý dĩ, cát cánh, nghiền nát thành bột nhuyễn để đắp lên vùng răng bị đau, sâu.
- Điều trị phong tê thấp: Sử dụng 40g ý dĩ, 20g phổ thục linh khô để đem sắc với 800ml nước sao cho cạn còn 400ml nước là dùng được.
- Tăng tiết sữa cho phụ nữ sau sinh: Sử dụng 30g hạt ý dĩ sao vàng và nấu chung với 20g lá cây sung tật, 1 móng giò lợn, gạo nếp để ăn hàng ngày.
4. Hỗ trợ giảm tê mỏi tay chân với Vagabido+
Hiện nay, ý dĩ cũng được ứng dụng trong nhiều loại dược phẩm khác nhau, trong đó có sản phẩm Vagabido+ của Công ty Dược Bình Đông.
Bởi lẽ đây là nguyên liệu có vị ngọt, tính hàn, vào kinh Tỳ, Phế nên có khả năng kiện tỳ ích khí, thanh nhiệt, chỉ tả, lợi thấp, kích thích lưu thông khí huyết, giảm tê mỏi tay chân. Cùng với ý dĩ, Vagabido+ được bổ sung thêm một số dược liệu khác như ngưu tất, độc hoạt, đỗ trọng… để chữa đau mỏi vai gáy, giúp mạnh gân xương hiệu quả.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu ý dĩ, đặc biệt là tính ứng dụng trong điều trị bệnh. Các bạn có thể tham khảo, sử dụng đúng cách để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất.