Càng lớn tuổi, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đêm càng có xu hướng tăng dần, có tới 50% người ở độ tuổi trên 50 gặp phải tình trạng này. Tiểu đêm nhiều lần ở người già làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây suy nhược cơ thể, rối loạn tâm thần, tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong. Để hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu đêm ở người già, cũng như nguyên nhân và cách điều trị, mời bạn đọc tham khảo những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở người già
1.1. Giới thiệu về tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở người già
Chức năng sinh lý ở người cao tuổi suy giảm, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu lão hóa làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Những bệnh lý này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng tiểu đêm và tiểu nhiều lần.
Mặt khác, người lớn tuổi thường ít ngủ và có giấc ngủ ngắn nên dễ gây buồn tiểu. Ngược lại, tiểu nhiều lần lại khiến họ mất ngủ. Điều này vô tình tạo ra một vòng lặp làm sức khỏe thể chất lẫn tinh thần suy giảm trầm trọng.
1.2. Triệu chứng để nhận biết tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều bất thường
Thông thường, một người trưởng thành có thể đi tiểu từ 6-8 lần trong ngày. Nếu một người đi tiểu hơn 8 lần trong ngày thì được gọi là tiểu nhiều lần.
Tiểu đêm là tình trạng người bệnh phải thức giấc để đi tiểu nhiều lần trong đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu phải thức dậy để đi tiểu từ 2 lần mỗi đêm thì có nghĩa là đã mắc chứng tiểu đêm.
Một số triệu chứng đi kèm với tình trạng tiểu đêm mà bạn có thể gặp phải như:
- Đi tiểu không tự chủ vào ban đêm.
- Có cảm giác đau rát khó chịu khi đi tiểu, tiểu són,…
- Nóng niệu đạo.
- Bàng quang thường xuyên bị căng tức.
- Lượng nước tiểu rất ít (tiểu rắt).
- Nước tiểu có màu bất thường.
Ngoài ra, những người lớn tuổi đi tiểu đêm còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Đau lưng, mỏi khớp gối, tiểu nhiều.
- Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.
- Cảm thấy bị khô miệng, khát nước.
Tình trạng tiểu đêm và tiểu nhiều lần không chỉ diễn ra ở người già mà còn diễn ra ở người trẻ và không phân biệt nam nữ. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết dưới đây:
- Triệu chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở nam giới là gì?
- Bệnh đi tiểu đêm nhiều ở con gái: Nguyên nhân & Cách chữa dứt điểm.
1.3. Tiểu đêm ở người già có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Tình trạng tiểu đêm ở người già nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp thở, rối loạn dung nạp glucose và các bệnh lý về tim mạch. Đặc biệt, khi người già đi tiểu đêm còn có nguy cơ cao bị té ngã dẫn đến gãy xương, thậm chí là tử vong.
Do đó, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám khi có những dấu hiệu sau đây:
- Tiểu đêm kéo dài dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể.
- Không có cảm giác thoải mái sau khi đi tiểu, khó tiểu mặc dù rất buồn tiểu, tiểu không tự chủ.
- Bị căng tức ở vùng bụng dưới.
- Nước tiểu có màu đục, có máu hoặc màu sắc bất thường.
- Đau ở thắt lưng hoặc đau ở một bên.
- Tiểu đêm đi kèm với các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, sút cân không rõ nguyên nhân.
- Cảm giác khát nước hoặc thèm ăn tăng.
- Buồn nôn hoặc nôn.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở người già như do lão hóa, các bệnh lý về đường tiết niệu, suy tim, đái tháo đường,…hoặc do các yếu tố nguy cơ.
2.1. Lão hóa
Khi già đi, nồng độ hormone ADH (hormon chống bài niệu) trong cơ thể sẽ giảm đi, dẫn đến việc tăng bài tiết nước tiểu, đặc biệt vào ban đêm.
Bên cạnh đó, quá trình lão hóa cũng khiến chức năng thận và bàng quang bị suy giảm. Lúc này, thận sẽ giảm khả năng lọc chất lỏng, bài tiết chất thải ra ngoài, bàng quang bị mất dần tính đàn hồi và khả năng chứa nước tiểu. Đồng thời, các cơ bàng quang và cơ sàn chậu cũng trở nên kém linh hoạt khi bị lão hóa. Tất cả những yếu tố đó làm cơ thể không còn kiểm soát tốt việc tiểu tiện, khiến tần suất đi tiểu tăng lên, dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở người già.
Những thay đổi trên góp phần đáng kể khiến người cao tuổi dễ gặp tình trạng tiểu đêm và tiểu nhiều lần trong ngày. Tình trạng này không chỉ gián đoạn giấc ngủ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Một số triệu chứng đi kèm bao gồm:
- Thường xuyên cảm giác muốn đi tiểu.
- Lượng nước tiểu ít.
- Khó kiểm soát việc tiểu tiện, dẫn đến tiểu không tự chủ.
2.2. Bệnh lý đường tiết niệu
Ngoài ra, tình trạng thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu, đặc biệt vào ban đêm ở người già có thể là dấu hiệu cảnh báo của đường tiết niệu. Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh lý mà người bệnh cần phải chú ý:
- Có dị vật ở đường tiểu hoặc bị sỏi thận: Khi bị sỏi thận hoặc có dị vật ở đường tiểu sẽ khiến bàng quang bị kích thích. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu liên tục, ngay cả vào ban đêm.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, nóng rát niệu đạo, nước tiểu có mùi hôi, tiểu ra máu, ra mủ,..
- Bệnh lý ở bàng quang: Khi bàng quang gặp phải các vấn đề như bị tăng hoạt, tắc nghẽn, viêm nhiễm, thoát vị bàng quang, hoặc ung thư bàng quang có thể dẫn đến tình trạng đi tiểu đêm nhiều lần.
- Bệnh về tuyến tiền liệt: Các bệnh về tuyến tiền liệt như u xơ, phì đại hoặc bị tăng sinh lành tính cũng có thể dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
- Bệnh ở thận: Khi thận yếu, chức năng thận suy giảm (do bị suy thận, bệnh thận mãn tính) khiến thận đào thải liên tục, người bệnh cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần.
2.3. Bệnh lý khác
Bên cạnh các vấn đề về hệ tiết niệu, tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần cũng là triệu chứng của một số bệnh lý khác như suy tim, bệnh tiểu đường, bệnh lý phụ khoa (sa tử cung, viêm âm đạo), viêm khớp phản ứng, bệnh lý vùng chậu… Hoặc các bệnh lý thần kinh như chấn thương tủy sống, tai biến mạch máu não, hội chứng chèn ép tủy sống, xơ cứng rải rác từng đám, parkinson, ngưng thở khi ngủ (rối loạn giấc ngủ),… có thể gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở người già.
2.4. Tiểu đêm theo góc nhìn Đông y
Theo Y học cổ truyền, vấn đề tiểu đêm ở người già có liên quan trực tiếp đến tạng thận. Đây là bộ phận có vai trò điều tiết và trao đổi lượng nước, đồng thời hỗ trợ các chức năng thiết yếu khác của cơ thể, bao gồm:
- Gốc của tiên thiên: Thận có chức năng tàng tinh, phát dục, thúc đẩy sinh trưởng, sinh đẻ, hóa sinh huyết dịch.
- Chủ thủy: Thận có khả năng điều tiết và trao đổi thủy dịch trong cơ thể.
- Chủ cốt tủy: Thận chịu trách nhiệm về hệ thống xương, răng.
- Chủ nạp khí: Thận hỗ trợ phổi điều tiết hoạt động hít thở.
- Vinh nhuận ra tóc: Thận giúp mái tóc bóng mượt, chắc khỏe.
- Khai khiếu ra tai: Thận giúp tai nghe rõ.
- Chủ nhị âm: Thận điều tiết các hoạt động đại tiện và tiểu tiện.
- Quan hệ biểu lý với bàng quang: Thận và bàng quang là hai bộ phận cùng điều tiết và bài tiết nước.
Như vậy, thận và bàng quang chịu trách nhiệm điều tiết, trao đổi lượng nước trong cơ thể. Do đó, khi hai bộ phận này suy yếu sẽ dẫn đến tình trạng tiểu nhiều lần, tiểu đêm ở người già.
Những người trẻ khỏe mạnh, âm dương cân bằng thì ít đi tiểu đêm. Còn những người cao tuổi, thận yếu, chức năng thận, bàng quang suy giảm sẽ dẫn đến tiểu đêm nhiều lần, đặc biệt là ban đêm (âm thịnh dương suy).
Theo Đông y, có một số triệu chứng đi kèm với tình trạng tiểu đêm ở người già như:
- Khả năng sinh lý bị suy giảm.
- Mỏi gối, đau lưng, khó thở, ù tai.
- Rối loạn khả năng tiểu tiện và đại tiện.
- Chân tay lạnh, tóc bạc, tóc khô rụng.
2.5. Yếu tố nguy cơ
Tiểu đêm ở người già không chỉ do lão hóa và bệnh lý mà còn do các yếu tố nguy cơ khác như lối sống sinh hoạt, thay đổi nội tiết, tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng mệt mỏi,… Cụ thể như:
- Lối sống: Khi bạn uống quá nhiều nước vào buổi tối, sử dụng chất kích thích hoặc các loại thực phẩm gây kích thích bàng quang, sẽ khiến cơ thể mất cân bằng lượng dịch, dẫn đến tình trạng tiểu đêm ở người già.
- Thay đổi nội tiết: Những người phụ nữ lớn tuổi khi đang ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh khiến nội tiết thay đổi, gây ra tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị suy tim hay thuốc điều trị bệnh Parkinson có tác dụng làm kích thích thần kinh, tăng khả năng lọc máu của thận dẫn đến tình trạng tiểu đêm.
- Căng thẳng mệt mỏi.
- Tắc nghẽn hô hấp.
3. Phương pháp điều trị tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở người cao tuổi
Để điều trị tình trạng tiểu đêm ở người già hiệu quả, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp Tây y hoặc Đông y.
3.1. Điều trị theo phương pháp Tây y
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ khám lâm sàng với các câu hỏi chi tiết về tình trạng bệnh sử của bệnh nhân:
- Tình trạng tiểu đêm nhiều lần của người bệnh đã diễn ra bao lâu?
- Mỗi đêm phải thức dậy bao nhiêu lần để đi tiểu?
- Lượng nước tiểu có ít hơn hay không?
- Có dấu hiệu nào bất thường đi kèm theo hay không?
- Cảm giác sau khi người bệnh đi tiểu như thế nào?
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh ra sao?
- Người bệnh hiện có đang sử dụng loại thuốc điều trị nào hay không?
- Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh về bàng quang nào không?
Từ những câu hỏi trên, bác sĩ sẽ có những nhận định ban đầu về nguyên nhân gây ra tiểu đêm ở người già. Tiếp theo, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán khác để có thể xác định chính xác các bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp phải:
- Xét nghiệm.
- Chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, siêu âm.
- Nội soi.
Tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất những phác đồ điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Hiện nay, có 02 phương án được ứng dụng rộng rãi:
Nội khoa: Thuốc Tây trị tiểu đêm được sử dụng rộng rãi do tác dụng nhanh, giúp làm giảm triệu chứng tức thời nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân:
- Nhóm thuốc Desmopressin.
- Nhóm thuốc kháng Cholinergic.
- Thuốc lợi tiểu Furosemid.
- Thuốc chẹn Alpha 1.
- Nhóm thuốc kháng Androgen.
- Nhóm thuốc Antimuscarinic.
Ngoại khoa: Nếu người bệnh đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nội khoa, chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống,… nhưng không cải thiện, can thiệp phẫu thuật có thể được chỉ định để giúp loại bỏ khối u bàng quang hoặc tuyến tiền liệt bị phì đại gây ra tình trạng tiểu đêm nhiều lần.
3.2. Điều trị theo phương pháp Đông Y
Theo Đông y, tình trạng tiểu đêm và tiểu nhiều lần ở người già chủ yếu là do chức năng thận và bàng quang suy giảm. Chính vì thế, người lớn tuổi cần phải chú trọng bồi bổ khí huyết, làm ấm bàng quang và ôn thận bổ dương để điều trị chứng bệnh này.
Có nhiều loại cây thuốc nam được sử dụng phổ biến trong điều trị tiểu đêm ở người già như Cẩu tích, Ngũ gia bì, Phá cố chỉ, Đỗ trọng, Sơn thù, Câu Kỷ tử, Ích trí nhân, Sâm cau, Ba kích, Kim tiền thảo,…
Bên cạnh đó, các bài thuốc Đông y cũng được nhiều người lựa chọn để điều trị chứng tiểu đêm ở người lớn tuổi do chúng có độ an toàn cao và ít có tác dụng phụ. Sau đây là hai bài thuốc dùng để điều trị tiểu đêm, tiểu nhiều lần mà bạn có thể tham khảo:
Thận khí hoàn
- Chủ trị: Chữa các chứng thận dương bất túc, tiểu nhiều lần, tiểu són, đi tiểu nhiều không cầm hoặc cước khí, đau lưng mỏi gối, nửa người dưới lạnh hoặc đau bụng dưới, đàm ẩm, tiêu khát, mạch hư nhược.
- Thành phần: 120g Thục địa, 60g Sơn dược (Củ mài, Hoài sơn), 60g Sơn thù du, 45g Đan bì, 45g Phục linh, 45g Trạch tả, 15g Quế chi, 15g Phụ tử.
- Cách làm: Đem tán tất cả thành bột mịn rồi hoàn thành viên với mật. Mỗi lần dùng 8g, ngày uống 2 lần, dùng với nước ấm hoặc nước muối nhạt.
Thập bổ hoàn
- Chủ trị: Có tác dụng ôn thận bổ dương giúp trị tình trạng thận yếu, thận hư, tiểu không thông, sắc mặt sạm đen, cột sống lưng đau, tai ù, điếc, chân sưng, chân lạnh, chân yếu, gầy ốm.
- Thành phần: 30g Ngũ vị tử, 30g Phụ tử, 15g Thục địa, 5g Nhục quế, 15g Sơn thù du, 15g Lộc nhung, 15g Phục linh, 15g Trạch tả, 15g Đan bì.
- Cách làm: Tất cả tán thành bột mịn đem hòa với mật thành viên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g dùng với nước muối nhạt.
Lưu ý: Khi dùng thuốc Đông y, người bệnh cần phải chú ý đến một số vấn đề như sau:
- Không được tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y, dùng thuốc đúng thể bệnh.
- Người bệnh chú ý không dùng thuốc Đông y liên tục trong một thời gian quá dài.
Để tìm hiểu thêm các bài thuốc trị tiểu đêm ở người già, bạn có thể đọc thêm tại bài viết: Tổng hợp các bài thuốc, cây thuốc đông y trị tiểu đêm hiệu quả cho thận yếu.
Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số phương pháp khác như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp để trị chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần ở người già.
3.3. Phương pháp hỗ trợ giảm tiểu đêm tại nhà
Bên cạnh các phương pháp điều trị chứng tiểu đêm đã giới thiệu ở trên, bạn nên kết hợp thêm một số phương pháp khác như thay đổi lối sống và thực hiện các bài tập hỗ trợ.
- Nếu tiểu đêm do uống thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có cách khắc phục hoặc điều chỉnh thời gian uống thuốc cho phù hợp.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Bạn cần bổ sung thêm các loại rau xanh và hoa quả giàu vitamin, chất xơ và kiêng những đồ uống như trà, đồ uống có ga, rượu bia, và các thức uống chứa caffeine. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng hoặc đồ ngọt, thực phẩm có chứa nhiều muối.
- Thay đổi thói quen: Bạn cần uống 2 lít nước mỗi ngày nhưng không uống quá nhiều trước khi đi ngủ và tập đi tiểu đúng những khung giờ nhất định.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: Tâm lý lo lắng, căng thẳng thường gây mất ngủ, ngủ chập chờn khiến bạn tiểu đêm nhiều hơn. Do đó, hãy giữ tinh thần thoải mái nhất để tránh tình trạng mất ngủ.
- Thực hiện những bài mẹo giảm tình trạng tiểu đêm: Tìm hiểu thêm các bài mẹo làm giảm tình trạng tiểu đêm để áp dụng.
- Kê cao chân khi ngủ để ngăn ngừa tích tụ chất lỏng.
- Tập bài tập Kegels để tăng cường các cơ vùng chậu, giúp kiểm soát hoạt động của bàng quang. Cụ thể, bạn hãy thắt chặt các cơ để ngừng đi tiểu, giữ trong 5-10 giây, rồi thả lỏng trong 10 giây và lặp lại 10 lần, duy trì mỗi ngày 3 lần.
4. Phòng ngừa tình trạng tiểu đêm
Theo Đông y, để phòng ngừa chứng tiểu đêm ở người già, cần giúp Thận luôn khỏe mạnh, tránh tình trạng Thận yếu với 4 biện pháp như bế tinh, cường thần, dưỡng huyết, luyện hình. Đây cũng là lời khuyên về việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe mà Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh đã để lại:
“ Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần
Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”.
Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa chứng tiểu đêm, tiểu nhiều lần mà bạn có thể áp dụng:
- Chế độ dinh dưỡng (Dưỡng khí): Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ các loại dưỡng chất để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, đề phòng tình trạng tiểu đêm. Tìm hiểu kỹ về các thực phẩm tốt cho thận qua bài viết “Thực phẩm , thức ăn bổ thận“.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Thường xuyên tập thể dục thể thao, ngủ sớm và ngủ đủ giấc, mỗi buổi trưa nên nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút để giúp cơ thể thư giãn hơn, hạn chế tình trạng tiểu đêm do stress.
- Bế tinh: Xây dựng đời sống tình dục hợp lý, an toàn và lành mạnh để tránh tổn hao nguyên khí của thận, giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
- Thăm khám định kỳ: Thường xuyên đi khám định kỳ để theo dõi sức khỏe, phát hiện bệnh sớm để điều trị.
- Tiểu đêm do vấn đề thận yếu: Thực hiện các hoạt động bổ thận để giúp thận khỏe mạnh, tránh tình trạng nước tiểu đổi màu.
- Phương pháp bổ thận: Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp bổ thận, nâng cao sức khỏe của thận.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe thận có công dụng bồi bổ thận, hỗ trợ điều trị chứng tiểu nhiều lần, tiểu đêm như Bổ Thận Bình Đông. Đây là một trong những sản phẩm nổi bật với bảng thành phần 100% từ thiên nhiên và hoàn toàn “lành tính”. Bổ Thận Bình Đông là sự kết hợp của 8 loại thảo dược có tác dụng bổ thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu rát do thận kém.
5. Tổng kết
Tình trạng người già đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân chính là do quá trình lão hóa và một số bệnh lý khác. Vấn đề này kéo dài sẽ để lại rất nhiều hệ lụy về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Người bệnh thường xuyên mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, mất khả năng tập trung. Đồng thời, chất lượng giấc ngủ giảm sút có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi. Vì thế, bệnh nhân cần đi khám để theo dõi và điều trị tình trạng tiểu nhiều về đêm đúng đắn và kịp thời.
Tùy theo từng nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Do đó, việc thăm khám và chẩn đoán chính xác vô cùng quan trọng. Nếu nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm, tiểu nhiều lần xuất phát từ thận hoặc đường tiết niệu thì Bổ Thận Bình Đông là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả mà bạn nên cân nhắc. Sản phẩm là sự kết hợp các nguyên liệu thảo dược tự nhiên như Ngưu Tất, Cẩu Tích, Thỏ Ty Tử, Đỗ Trọng, Phá Cố Chỉ, Đương Quy, Độc Hoạt, Thục Địa có tác dụng bổ thận, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều lần, đau lưng, mỏi gối, tiểu không tự chủ, tiểu rát do thận kém.
Dược Bình Đông là một thương hiệu Dược phẩm uy tín tại Việt Nam. Công ty hoạt động với sứ mệnh kết hợp công nghệ hiện đại và tinh hoa thảo dược thiên nhiên tạo ra sản phẩm tiên tiến, hiệu quả phục vụ sức khỏe cộng đồng. Dược Bình Đông luôn hướng đến việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Do đó, bạn có thể tin tưởng và lựa chọn các sản phẩm của công ty trên hành trình nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị vấn đề về tiểu đêm, tiểu nhiều lần kéo dài. Vui lòng nhấc máy và gọi ngay số hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất nhé!