Màu sắc của đờm (màu đờm) có thể cho bạn biết về vấn đề sức khoẻ mà bạn đang gặp phải. Nếu bạn gặp tình trạng ho có đờm trắng, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp hoặc các vấn đề về phổi. Hãy cùng Dược Bình Đông theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa đờm trắng nhé.
1. Đôi nét về đờm trắng
Đờm là chất dịch nhầy được tiết ra từ niêm mạc đường hô hấp (khí phế quản, xoang trán, hốc mũi, họng,…). Chất nhầy này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn vi trùng và những vật chất có khả năng xâm nhập vào đường thở và phổi gây nhiễm trùng. Thông thường, khi cơ thể khỏe mạnh thì chất nhầy ít, trong, loãng, chứng tỏ sự trao đổi chất của tổ chức phổi và tổ chức niêm mạc khí quản diễn ra bình thường.
Đờm có màu trắng (đờm trắng) là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng, ở giai đoạn đầu đờm có thể có màu trong, sau đó cơ thể sẽ tạo bạch cầu để chống lại nhiễm trùng nên đờm sẽ có màu trắng đục. Đồng thời, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gây tăng tiết dịch nhầy, làm cho hệ thống hô hấp đọng quá nhiều dịch. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ có phản xạ ho, khạc, hắt hơi để tống đờm ra ngoài.
Đờm trắng có thể có nhiều kết cấu khác nhau, loãng, đặc, dính, có bọt hoặc không, có mủ hoặc không. Khi bị nhiễm trùng, các tế bào miễn dịch, vi trùng và mảnh vụn tích tụ trong đờm sẽ làm đờm dính và đặc hơn. Nếu có đờm trắng xám và có sủi bọt thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và cần nhanh chóng báo với bác sĩ.
So với tình trạng ho có đờm xanh, đờm vàng, đờm nâu, đờm đỏ hay đờm đen,… thì đờm màu trắng là thường gặp nhất, cho thấy tình trạng viêm nhiễm chưa quá nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu bạn có đờm trắng trong thời gian dài hoặc xuất hiện kèm các triệu chứng khác như sốt, ho, ớn lạnh hoặc đau xoang thì hãy đến thăm khám tại bác sĩ ngay nhé.
2. Nguyên nhân gây đờm trắng
Khạc ra đờm trắng là triệu chứng phổ biến báo hiệu nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp trên và dưới do các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn) gây ra. Các bệnh lý có thể gây tăng tiết dịch nhầy, bệnh kéo dài càng lâu hệ thống hô hấp càng đọng nhiều dịch tiết và bạn phải phản xạ khạc đờm ra ngoài để loại bỏ chúng. Để đánh giá chính xác nguyên nhân gây ra đờm trắng, bạn cũng cần phân tích cùng các triệu chứng đi kèm khác.
Do bệnh lý hô hấp
- Bệnh cảm lạnh, nhiễm virus cúm: Triệu chứng ho khạc đờm trắng, kèm theo tăng tiết dịch ở mũi. Nếu bệnh sinh ra do virus cúm hoặc do cảm lạnh thông thường thì người bệnh có thể tự khỏi sau 2 – 3 ngày.
- Viêm xoang: Chất dịch nhầy tiết ra từ vùng mũi, xoang trán chảy xuống cổ họng rồi kích thích các tế bào cảm giác xung quanh gây ra ngứa, ho ra đờm trắng, đờm có bọt, sốt cao và đau đầu.
- Bệnh viêm họng cấp tính: Bệnh này có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đờm trắng. Ban đầu, người bệnh bị ngứa họng, ho khan sau đó tiến triển thành ho có đờm trắng.
- Viêm phế quản cấp tính: Ho có đờm trắng có thể xuất hiện khi người bệnh mắc viêm phế quản cấp nhưng lượng đờm không nhiều. Các triệu chứng kèm theo có thể kể đến như sốt, hắt hơi, sổ mũi.
- Bệnh viêm phổi: Bệnh do virus, vi khuẩn, hoặc nấm tác động đến tế bào nhu mô phổi, gây viêm và làm tổn thương niêm mạc phế nang, niêm mạc phổi. Viêm phổi là căn bệnh phổ biến gây ho có đờm, nhưng đôi khi người bệnh không ho mà chỉ xuất hiện triệu chứng thở khò khè do lượng đờm nhầy tắc nghẽn trong phổi. Khi dịch tiết tích tụ ngày càng nhiều, cơ thể sẽ tống đờm ra ngoài với chất đờm thường đặc, có màu trắng trong hoặc trắng đục.
- Dấu hiệu bệnh hen suyễn: Hen suyễn là bệnh mãn tính, đặc trưng bởi những cơn hen và người bệnh thường thở khò khè. Bệnh hen suyễn gây tăng tiết dịch nhầy quá mức, người bệnh thường khạc ra đờm màu trắng hơi đục, khá loãng và diễn biến kéo dài thành từng cơn.
- Bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính): Đây là căn bệnh gây tổn thương nghiêm trọng mô phổi mà những người nghiện hút thuốc lá, người thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm và hóa chất độc hại,… thường gặp phải. Người bệnh có thể xuất hiện những cơn ho không thường xuyên, kèm theo đó là cảm giác vướng víu khó chịu trong cổ họng do có đờm.
Nguyên nhân khác
- Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản: Ho đờm có thể xảy ra khi người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản. Các triệu chứng đi kèm có thể kể đến là cảm giác đầy hơi, tăng tiết nước bọt, hôi miệng, khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng, đau tức ngực.
- Suy tim sung huyết: Khi bị suy tim sung huyết, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như: nhịp tim không đều, khò khè, khó thở, đau ngực,…Trong một số trường hợp suy tim ở giai đoạn nhẹ, người bệnh xuất hiện cơn ho khó chịu, ho khan hoặc đôi lúc khạc ra một lượng nhỏ đờm trắng hoặc hồng
- Căng thẳng trong cuộc sống: Áp lực, stress từ công việc, cuộc sống, kích thích hệ thần kinh giải phóng nhiều chất trung gian làm tăng tiết dịch hô hấp; đồng thời làm suy giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp
3. Hỗ trợ điều trị đờm trắng bằng phương pháp bổ phổi
Đờm trắng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, các triệu chứng đi kèm lại không quá đặc trưng cho từng bệnh nên nội dung trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Vì vậy, khi phát hiện ho ra đờm trắng mãi không khỏi cùng một số triệu chứng bất thường, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và nhận được tư vấn điều trị phù hợp.
Như đã đề cập, đờm trắng xuất hiện thường là dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp bị viêm nhiễm. Vì vậy để hỗ trợ điều trị đờm trắng hiệu quả, cần tích cực nâng cao sức khỏe đường hô hấp để tăng cường khả năng chống lại sự viêm nhiễm của hệ hô hấp. Trong đó, bạn cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe của phổi – bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, đóng vai trò đảm bảo quá trình hô hấp của cơ thể diễn ra suôn sẻ nhất.
Dược Bình Đông xin gợi ý một số cách chăm sóc điều trị giúp cải thiện sức khỏe phổi nói riêng và nâng cao sức khỏe toàn cơ thể nói chung:
- Sử dụng sản phẩm bổ phổi: Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để bổ phổi được xem là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất. Các sản phẩm này sẽ giúp hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho, tăng cường sức khỏe của hệ hô hấp, cải thiện chức năng phổi.
Cùng tìm hiểu Thực phẩm chức năng bổ phổi an toàn hiệu quả hiện nay ngay nhé.
- Thảo dược bổ phổi: Thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính khi được kết hợp, sử dụng đúng cách giúp mang lại tác dụng bổ phổi hiệu quả và hạn chế được các tác dụng không mong muốn khi dùng dài ngày. Một số vị thuốc được Đông y có tác dụng bổ Phổi như Thiên môn đông, Tỳ bà diệp, Cát cánh, Tía tô, Trần bì, Tang diệp,…
- Món ăn bổ phổi: Để tăng cường sức khỏe Phổi, cách đơn giản nhất là bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh. Một số món ăn bổ Phổi có thể kể đến như Chim cút tiềm đông trùng hạ thảo, Cháo mạch môn đông bối mẫu, Cháo bách hợp tang bạch bì, Vịt xào gừng,…
Cùng tìm hiểu thêm Top 7 món ngon bổ phổi không thể bỏ qua nhé!
Sử dụng các phương pháp trên có thể đem lại hiệu quả điều trị nhưng sẽ mất nhiều thời gian và công sức để chế biến. Để giúp mọi người trong cuộc sống bận rộn này có thể bảo vệ lá phổi của mình, Dược Bình Đông đã kỳ công nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông.
Với sự kết hợp của 9 thành phần thảo dược là Thiên môn đông, Bình vôi, Trần bì, Bạc hà, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 280ml giúp hỗ trợ bổ phổi, giảm ho do viêm họng, viêm phế quản, giảm ho khan, ho đờm, ho gió, ho hen, ho lâu ngày không khỏi, ho nhiều về đêm, đau rát cổ họng, khàn tiếng.
Sản phẩm rất phù hợp cho những người bị ho đờm trắng, ho do viêm họng, viêm phế quản, ho hen, ho về đêm, ho lâu ngày, đau rát họng, khàn tiếng.
Trẻ từ 3-10 tuổi có thể sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em.
Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Ngoài những biện pháp trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà. Đây là những phương pháp đơn giản, sử dụng các dược liệu tự nhiên, dễ tìm nhưng chỉ giúp cải thiện triệu chứng đờm trắng chứ không có hiệu quả điều trị dứt điểm nguyên nhân bệnh.
- Gừng: Gừng có tính ấm, vị cay nóng, rất hiệu quả trong việc chữa trị cảm lạnh, viêm họng, đồng thời giúp làm ấm phổi, thích hợp cho những người bị hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính. Để long đờm, bạn có thể thêm vài lát Gừng cho vào nước nóng uống mỗi ngày hoặc kết hợp Gừng cùng Chanh và Mật ong để uống mỗi buổi sáng. Ngoài ra, bạn có thể nhai Gừng trực tiếp hoặc sử dụng Gừng như một nguyên liệu để nấu ăn.
- Hành tây: Hành tây có tác dụng cải thiện ho đờm trắng hiệu quả nhờ vào tính kháng khuẩn tốt. Bạn có thể ăn trực tiếp Hành tây sống hoặc cho vào các bữa ăn. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng bài thuốc chữa tắc nghẽn đờm từ Hành tây bằng cách thái hành thành miếng mỏng, sau đó cho vào 1 chén mật ong và để qua đêm. Sử dụng Hành tây ngâm 3-4 lần/ngày mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Lá Húng chanh: Lá Húng chanh hiệu quả trong điều trị ho có đờm và tiêu đờm nhờ vào khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn đường hô hấp. Bạn có thể sử dụng lá Húng chanh bằng cách nhai nguyên lá tươi, 2 – 3 lá/ngày đối với người lớn. Đối với trẻ em, bạn có thể hấp cách thủy Húng chanh với Mật ong rồi dùng phần nước cho trẻ uống. Đối với những trẻ dưới 2 tuổi, bạn có thể thay thế Mật ong bằng Đường phèn.
- Cam thảo: Cam thảo là vị thuốc quý của Đông y giúp long đờm, loãng dịch nhầy trong đường hô hấp. Sử dụng cam thảo để giảm ho ra đờm trắng được xem là phương pháp hiệu quả cho những ai bị hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính. Sử dụng 2 – 3 lát Cam thảo hãm cùng với nước nóng uống vào buổi sáng, hoặc ngậm miếng Cam thảo khô đến khi Cam thảo không còn vị.
4. Hướng dẫn bí quyết phòng tránh đờm trắng tại nhà
Đờm trắng là tình trạng dễ gặp ở nhiều đối tượng. Để phòng tránh hiện tượng này, khi lượng đờm nhầy quá nhiều, bạn có thể loạt bỏ chúng để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi bằng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý; vỗ rung lồng ngực theo hướng từ dưới lên trên để long đờm; tăng cường bổ sung các vitamin, dùng thêm các loại trái cây, thực phẩm có nhiều chất xơ; uống đủ nước; hạn chế uống sữa, trà, cà phê,… trong thời gian bị đờm; không tự ý sử dụng thuốc khi chưa hỏi ý kiến từ bác sĩ;…
Bên cạnh các biện pháp trên, bạn cần giữ cho sức khỏe nói chung và sức khỏe của phổi nói riêng được khỏe mạnh thông qua một số việc làm như:
- Rèn luyện, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe tổng thể
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm
- Không sử dụng các chất kích thích
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng
- Tiêm vaccine phòng bệnh
- Thăm khám sức khỏe định kỳ
5. Tổng kết thông tin về đờm trắng
Trong bài viết này, Dược Bình Đông đã cung cấp những thông tin cần thiết về đặc điểm của đờm trắng cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Nhìn chung, đờm trắng là hiện tượng không quá nguy hiểm, bạn có thể điều trị tại nhà hoặc sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ phổi. Tuy nhiên, cũng không được quá chủ quan, nếu tình trạng đờm trắng kéo dài và kèm theo những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các thăm khám và điều trị kịp thời ở các cơ sở y tế.
Nếu bạn gặp tình trạng đờm trắng hoặc muốn tăng cường sức khỏe cho lá phổi, bạn có thể sử dụng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, có tác dụng giảm các bệnh đường hô hấp gây ra như: ho đờm lâu ngày không khỏi, viêm họng, ho khó thở về đêm, viêm amidan, viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền chất lượng cao đạt chuẩn GMP-WHO của Bộ Y tế nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
6. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Ho có đờm trắng và đờm trắng có bọt có thể là triệu chứng của viêm họng, viêm phế quản, hoặc bệnh lý hô hấp khác không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu đờm trắng đục kéo dài, có thể là dấu hiệu của viêm xoang hoặc viêm phổi. Khi gặp các triệu chứng này kèm theo sốt, ớn lạnh, hoặc đau ngực, nên đến bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Trả lời: Đờm trắng loãng thường liên quan đến các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng. Nếu không kèm theo triệu chứng nghiêm trọng khác, tình trạng có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.
Trả lời: Đờm trắng đặc và có mùi hôi thường xuất hiện trong các trường hợp nhiễm trùng mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hoặc bệnh lý hô hấp khác đòi hỏi phải được chẩn đoán và điều trị cụ thể. Nên cần được thăm khám để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, có thể bao gồm thuốc kháng sinh nếu do vi khuẩn gây ra.
Trả lời: Đờm trắng nhiều bọt có thể xuất hiện trong các tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc trong bệnh COPD. Để giảm bớt đờm, bạn nên uống nhiều nước, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và ô nhiễm không khí, và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về điều trị.
Trả lời:
Đờm màu trắng thường là dấu hiệu của sự phản ứng của cơ thể trước vi khuẩn, virus, hoặc chất kích thích, thường không phải là biểu hiện của vấn đề nặng nề.
Nguyên nhân xuất hiện đờm trắng: Đờm trắng thường xuất hiện do nhiễm trùng đường hô hấp, như cảm lạnh, viêm họng, hoặc viêm phế quản.
Nguyên nhân Gây Đờm Trắng và Phân Biệt Kết Cấu:
- Nguyên nhân gây ra đờm trắng: Nhiễm trùng đường hô hấp, viêm nhiễm xoang, hoặc viêm phế quản cấp tính có thể làm tăng sản xuất đờm trắng.
- Phân biệt kết cấu của đờm trắng: Đờm trắng có thể có kết cấu từ lỏng đến nhầy, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đờm có thể là nhầy nếu có mủ nhiễm trùng, hoặc lỏng nếu là kết quả của cảm lạnh.
- Nguyên Nhân Gây Đờm Trắng và Bệnh Lý Đường Hô Hấp:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Vi khuẩn và virus gây nhiễm trùng, kích thích sản xuất đờm trắng.
- Viêm nhiễm xoang: Tình trạng viêm nhiễm xoang có thể tạo ra đờm màu trắng do chất nhầy và dịch nhầy được tạo ra trong quá trình viêm nhiễm.
- Viêm phế quản cấp tính: Bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp tính thường có đờm màu trắng hoặc nhẹ màu vàng nhạt.
Trả lời: Đờm có màu trắng (đờm trắng) là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp. Khi đường hô hấp bị nhiễm trùng, ở giai đoạn đầu đờm có thể có màu trong, sau đó cơ thể sẽ tạo bạch cầu để chống lại nhiễm trùng nên đờm sẽ có màu trắng đục. Đồng thời, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp gây tăng tiết dịch nhầy, làm cho hệ thống hô hấp đọng quá nhiều dịch. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ có phản xạ ho, khạc, hắt hơi để tống đờm ra ngoài.