Thuốc long đờm hay còn được gọi là thuốc tiêu đờm, loãng đờm, là loại thuốc thường được chỉ định cho các trường hợp mắc một số bệnh lý khiến lượng đờm tiết ra nhiều hơn bình thường. Vậy thuốc long đờm có những loại nào? Cần lưu ý gì để sử dụng loại thuốc này an toàn, hiệu quả? Cùng Y học cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé.
1. Đôi nét về tình trạng đờm cổ họng
Đờm là chất nhầy được tiết ra ở cổ họng, có vai trò bảo vệ đường hô hấp khỏi những tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, vi khuẩn, vi rút,… Thông thường, đờm sẽ được tiêu hóa và biến mất. Tuy nhiên, khi xuất hiện tình trạng vướng đờm cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đờm cổ họng thường là do:
- Hút thuốc lá: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho cơ thể phải tiết lượng đờm nhiều hơn bình thường. Lúc này, đờm của bạn sẽ có màu vàng hoặc xanh. Đôi khi đờm có thể là màu đỏ do máu chảy ra từ niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương.
- Hen suyễn: Người mắc bệnh hen suyễn thường có đường hô hấp tương đối nhạy cảm, dễ bị nhiễm trùng và dị ứng. Điều này sẽ khiến lượng đờm được tiết ra nhiều hơn bình thường.
- Các bệnh về hô hấp khác: Những người mắc các bệnh như cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… đều có xu hướng tiết nhiều đờm nhầy hơn bình thường.
- Một số nguyên nhân khác: Uống ít nước, độ ẩm không khí thấp, bệnh trào ngược dạ dày, viêm xoang, uống nhiều bia rượu…
Để điều trị tình trạng vướng đờm cổ họng, mọi người thường sử dụng các loại thuốc long đờm. Loại thuốc này sẽ làm thay đổi độ nhớt, cấu trúc của đờm, từ đó cơ thể dễ dàng loại bỏ chúng ra khỏi đường hô hấp thông qua động tác khạc nhổ thông thường. Thuốc long đờm gồm hai loại: thuốc tiêu nhầy và thuốc làm tăng dịch tiết.
- Thuốc làm tăng dịch tiết: Các thuốc này có tác dụng tăng tiết dịch, làm tăng thể tích và giảm độ nhớt của chất nhầy.
- Thuốc tiêu nhầy: Các thuốc này làm thay đổi cấu trúc đờm bằng cách bẻ gãy các cấu trúc hóa học liên kết trong đờm (cầu nối disulphur, cầu nối oligosaccharides), không làm tăng thể tích hay khối lượng đờm. Thuốc làm giảm độ nhớt và độ quánh của đờm, giúp người bệnh dễ tống đờm ra ngoài khi ho khạc.
2. Các loại thuốc long đờm
2.1. Thuốc Tây y
Thuốc long đờm trong Tây y thường sẽ có chứa các hoạt chất như Bromhexine, N-acetylcysteine, Ambroxol, Carbocysteine.
- Bromhexine: Giúp làm loãng đờm, đồng thời tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Trên thị trường hiện nay có thuốc chứa Bromhexine dạng đơn chất và dạng phối hợp với hoạt chất kháng khuẩn giúp điều trị nhiễm khuẩn. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc ở bệnh nhân có tiền sử hen phế quản, viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc bao gồm rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, tăng nhẹ enzym gan.
- Ambroxol: Giúp làm tăng tiết dịch nhầy đồng thời kích thích hoạt động của các vi nhung mao, từ đó tạo điều kiện để ho tống đờm ra ngoài. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý đường hô hấp có tăng tiết đờm và khó long đờm như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản…
- N-acetylcysteine: Có tác dụng cắt đứt cầu nối disulphur của các glycoprotein cao phân tử, từ đó làm giảm độ nhớt, làm loãng chất nhầy và thông thoáng đường thở. Thuốc thường được sử dụng trong các bệnh lý của đường hô hấp như viêm phế quản cấp, mạn. Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc bao gồm buồn nôn, nôn, dị ứng, buồn ngủ, đau đầu. Lưu ý, không được dùng N-acetylcysteine cùng các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm tiết dịch. Không dùng thuốc cho những người có tiền sử bệnh hen.
- Carbocysteine: Có tác dụng làm đờm bớt đặc và dính, do đó người bệnh có thể dễ dàng tống đờm ra ngoài. Thuốc thường được sử dụng cho người bệnh mắc bệnh lý hô hấp mạn tính như COPD.
2.2. Sản phẩm thảo dược
Sử dụng các loại thảo dược để giảm đờm là phương pháp được nhiều người sử dụng nhờ mang lại hiệu quả tốt và an toàn khi sử dụng lâu dài. Một số loại thảo dược có công dụng giảm đờm cực hiệu quả có thể kể đến như Tang diệp, Cát cánh, Xạ can, Mạch môn, Tỳ bà diệp, Bán hạ, Trần bì, Bối mẫu, Cam thảo, Thiên môn đông,… Bạn có thể xem thêm cách sử dụng các loại thảo dược này trong bài viết Thuốc nam trị ho có đờm.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm có thành phần thảo dược dưới đây giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng vướng đờm trong cổ họng:
- Prospan: Thành phần chính của Prospan là chiết xuất cao khô lá thường xuân. Sản phẩm giúp hỗ trợ tiêu đờm, giảm ho và chống co thắt. Prospan được chỉ định trong bệnh lý viêm phế quản mãn tính hoặc trong những trường hợp điều trị viêm đường hô hấp cấp có kèm theo triệu chứng ho.
- Eugica: Sản phẩm có chứa tinh dầu bạch đàn, tinh dầu gừng, tinh dầu bạc hà, tinh dầu tần giúp hỗ trợ làm dịu ho, làm loãng niêm dịch. Sản phẩm được sử dụng để hỗ trợ điều trị đau họng, các chứng ho, sổ mũi, cảm cúm.
- Siro ho Bảo Thanh: Với thành phần từ các thảo dược thiên nhiên như mật ong, cam thảo, vỏ quýt, ô mai, tỳ bà diệp, gừng, Siro ho Bảo Thanh giúp hỗ trợ giảm ho long đờm và khản tiếng do ho kéo dài.
- Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông: Sản phẩm gồm 9 loại thảo dược thiên nhiên: Thiên môn đông, Bình vôi, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng ho có đờm, ho lâu ngày, ho về đêm, viêm phế quản, đau rát họng, khàn tiếng,… Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.
3. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc long đờm
Khi sử dụng thuốc long đờm, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo hiệu quả và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Tăng tiết dịch hô hấp trong cổ họng trong một khoảng thời gian dài là biểu hiện bình thường khi dùng thuốc loãng đờm, người bệnh nếu gặp tình trạng này thì không cần quá lo lắng.
- Thuốc long đờm có thể khiến cho dịch dạ dày bị loãng ra nên những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này. Thuốc long đờm có thể gây nôn và buồn nôn, từ đó có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa ở những người có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
- Những người sức khỏe suy nhược, không thể khạc đờm ra ngoài được không nên sử dụng thuốc loãng đờm. Vì khi sử dụng thuốc mà không thể khạc đờm, đờm sẽ bị ứ đọng trong cổ họng và có thể khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nếu cơ thể có nhiều đờm loãng và muốn giảm ho, người bệnh nên tiến hành hút chất nhầy, đờm ra ngoài để hết dịch.
- Người bệnh cần sử dụng thuốc long đờm theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Không nên sử dụng thuốc long đờm nhiều 10 ngày nếu không được chỉ định từ bác sĩ.
Nếu có những biểu hiện sau đây khi sử dụng thuốc long đờm, bạn nên đến đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám:
- Ho là phản xạ giúp bảo vệ phổi, phế quản và hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Do đó nếu bị giảm khả năng ho hoặc không thể ho để khạc đờm ra ngoài, bạn cần thông báo với bác sĩ để có những phương pháp hỗ trợ phù hợp.
- Nếu mắc bệnh hen suyễn, bạn cần thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm vì thuốc có thể gây ra tình trạng co thắt phế quản. Nếu tình trạng xảy ra, bạn cần ngừng thuốc ngay và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
4. Tổng kết
Hy vọng bài viết trên của Dược Bình Đông đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc long đờm. Bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thận trọng khi sử dụng nếu cơ thể suy nhược, mắc bệnh hen suyễn hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý đường tiêu hóa. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc long đờm, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sử dụng các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng vướng đờm ở họng là biện pháp mang lại hiệu quả, an toàn, tiết kiệm thời gian. Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều người tin chọn. Với thành phần gồm 9 loại thảo dược thiên nhiên: Thiên đông môn, Bình vôi, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Kinh giới, Tang bạch bì, Gừng và Atiso giúp hỗ trợ giảm đờm, đau rát họng, khàn tiếng, ho lâu ngày, tăng cường chức năng phổi. Sản phẩm đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông xin vui lòng liên hệ đến Hotline (028) 39 808 808 để được hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất!
5. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Nên sử dụng thuốc long đờm khi bạn có các triệu chứng sau:
- Ho có đờm: Đây là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp của bạn đang bị tích tụ đờm, khiến bạn khó thở và ho khan.
- Đờm đặc, quánh, khó ho ra ngoài: Đờm đặc khiến bạn ho nhiều hơn và khó chịu hơn.
- Nghe tiếng rít trong ngực: Tiếng rít trong ngực là dấu hiệu cho thấy đường thở của bạn bị tắc nghẽn bởi đờm.
- Khó thở: Khó thở là dấu hiệu cho thấy đường thở của bạn bị tắc nghẽn nghiêm trọng bởi đờm.
- Bạn bị viêm phế quản: Viêm phế quản là tình trạng viêm đường thở dẫn đến ho có đờm.
- Bạn bị hen suyễn: Hen suyễn là tình trạng viêm và hẹp đường thở, có thể dẫn đến ho có đờm.
- Bạn bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): COPD là một bệnh phổi tiến triển bao gồm khí phế thũng và viêm phế quản mãn tính. COPD có thể dẫn đến ho có đờm.
Trả lời:
- Không nên sử dụng thuốc long đờm nếu bạn không có các triệu chứng trên.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc long đờm, đặc biệt nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc long đờm.
- Sử dụng thuốc long đờm theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ.
- Ngưng sử dụng thuốc long đờm và báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào.
Trả lời: Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn tống khứ đờm ra ngoài hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc:
- Uống nhiều nước: Nước giúp làm loãng đờm và giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
- Tăng độ ẩm không khí: Không khí khô có thể khiến đờm trở nên đặc hơn và khó ho ra ngoài. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước nóng trong phòng có thể giúp làm loãng đờm.
- Tư thế ho: Khi ho, nên ngồi thẳng hoặc hơi nghiêng người về phía trước để giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
- Vỗ ngực: Vỗ ngực có thể giúp nới lỏng đờm và giúp ho ra ngoài dễ dàng hơn.
- Sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Máy hút đờm có thể giúp loại bỏ đờm ở những người có sức khỏe yếu hoặc không thể ho hiệu quả.
Trả lời: Cách sử dụng thuốc long đờm an toàn và hiệu quả:
1. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Hướng dẫn sử dụng sẽ cung cấp cho bạn thông tin về liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ và các chống chỉ định của thuốc.
2. Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ
- Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng thuốc.
- Uống thuốc đúng giờ, theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Uống nhiều nước
Nước giúp làm loãng đờm và giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
4. Tăng độ ẩm không khí
Không khí khô có thể khiến đờm trở nên đặc hơn và khó ho ra ngoài. Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc đặt một chậu nước nóng trong phòng có thể giúp làm loãng đờm.
5. Tư thế ho
Khi ho, nên ngồi thẳng hoặc hơi nghiêng người về phía trước để giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
6. Vỗ ngực
Vỗ ngực có thể giúp nới lỏng đờm và giúp ho ra ngoài dễ dàng hơn.
7. Ngưng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào
- Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc long đờm bao gồm buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau bụng.
- Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, hãy ngừng sử dụng thuốc và báo cho bác sĩ ngay lập tức.