Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp trong thời tiết lạnh, có mưa nhiều. Người bệnh thường có cảm giác đau đầu, hắt hơi, ho, ngứa họng,… Bệnh này tuy không quá đáng ngại đối với sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như cuộc sống thường ngày của người bệnh. Để cảm lạnh không còn là nỗi khó chịu, Dược Bình Đông gợi ý đến bạn những phương pháp điều trị hiệu quả ngay trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về cảm lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh thường gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính hay tuổi tác. Bệnh xuất hiện khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng khiến cho virus dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Hiện nay có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa cảm lạnh và cảm cúm. Thông thường, triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ nhẹ hơn so với cảm cúm. Tác nhân gây bệnh và triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh cũng có phần khác nhau:
Cảm lạnh | Cảm cúm | |
Tác nhân | Thường do virus Rhinovirus gây ra | Do virus nhóm A, B và C |
Triệu chứng | Ho, hắt hơi, sổ mũi, nhức mỏi, đau đầu,… | Sốt nhẹ, sốt cao, cơ thể mệt mỏi nhiều ngày, cổ họng khô rát, ở trẻ em còn gặp triệu chứng buồn nôn. |
Căn bệnh nào khi không được điều trị thích hợp cũng sẽ mang lại nhiều biến chứng xấu. Người bị cảm lạnh có nguy cơ dẫn đến những biến chứng như:
- Viêm tai giữa: Cảm lạnh sẽ khiến dịch bị ứ lại trong tai, đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tai và xuất hiện những triệu chứng như thính lực giảm, tai bị đau rát ở bên trong, có dịch chảy ra từ trong tai, luôn cảm thấy có vật gì đè nặng trong tai,…
- Viêm xoang cấp tính: Khi bị cảm lạnh, các loại virus dễ tấn công vào cơ thể, đặc biệt là những hốc xoang. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, nghẹt mũi khó thở, mất vị giác, khứu giác, hắt hơi liên tục, có cảm giác choáng váng, đau đầu,…
- Viêm phế quản: Khi không điều trị cảm lạnh hợp lý và hiệu quả sẽ có thể biến chứng thành viêm phế quản. Người bệnh gặp phải những cơn ho kéo dài lâu hơn từ 10 – 20 ngày, sức đề kháng bị giảm đi và dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp khác.
2. Các triệu chứng thường gặp khi cảm lạnh
Cảm lạnh thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, một vài triệu chứng sẽ xuất hiện từ 1-2 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây ra cảm lạnh.
Các triệu chứng có thể nhận biết ở trẻ mắc cảm lạnh:
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…
- Ho, đau họng
- Nước mũi ban đầu trong, loãng, sau đó đặc dần và chuyển sang màu vàng hoặc vàng xanh
- Sốt cao
- Nôn trớ
- Mệt mỏi, chán ăn, bú kém
- Quấy khóc nhiều, chảy nước mắt
- Ho, nghẹt mũi,… khiến trẻ bị khó ngủ
- Có thể xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ hoặc ở phía sau đầu
Các triệu chứng có thể nhận biết ở người lớn khi mắc cảm lạnh:
- Đau đầu, choáng váng
- Sốt nhẹ
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi
- Đau rát cổ họng
- Ho
- Toàn thân đau nhức, uể oải
- Hắt xì nhiều lần, liên tục
Ở một số người bị cảm lạnh nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng như: mất vị giác, khứu giác, sưng hạch bạch huyết. Khi gặp phải các triệu chứng của cảm lạnh thì nên điều trị tránh để biến chứng thành những bệnh về hô hấp như hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa,… khó có thể chữa trị hoàn toàn.
3. Nguyên nhân nào gây cảm lạnh?
Cảm lạnh là căn bệnh phổ biến ở mọi đối tượng do virus gây ra. Các chủng virus thường gặp gây nên cảm lạnh là Rhinovirus hoặc Enterovirus. Các loại virus này có thể xâm nhập vào đường hô hấp bằng: mắt, mũi, miệng hoặc giọt bắn trong không khí khi hắt hơi, ho hoặc nói chuyện với nhau. Ngoài ra, các loại virus cũng có thể xâm nhập khi bạn tiếp xúc với dụng cụ sinh hoạt của người bệnh như ly tách, điện thoại, đồ chơi,… hoặc tiếp xúc quá gần với người bệnh.
4. Phương pháp chẩn đoán cảm lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh thông thường có triệu chứng khá giống nhiều căn bệnh khác như cảm cúm. Điều này sẽ khiến chúng ta có nhiều nhầm lẫn và chọn những phương pháp điều trị không đúng.
Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để xác định dấu hiệu của bệnh nào. Ở một số trường hợp bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, virus khác gây nên thì sẽ cần chụp X-quang hoặc thực hiện một số xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất.
Bạn không nên chủ quan đây là một căn bệnh thông thường mà để bệnh trở thêm nặng hơn. Bạn nên đến bệnh viện thăm khám khi có các triệu chứng sau:
- Sốt ở nhiệt độ cao từ 38 – 38.5°C, sốt liên tục trong nhiều ngày
- Khó thở, tức ngực
- Đau đầu, đau họng, choáng váng liên tục, hay buồn ngủ
- Chán ăn, mất vị giác
5. Phương pháp điều trị cảm lạnh
Cảm lạnh là căn bệnh thông thường nên người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc trị ho, siro ho,… để điều trị. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, để có thể đạt được hiệu quả thì người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp điều trị như:
- Vệ sinh họng và miệng sạch sẽ bằng cách súc nước muối. Lưu ý khi vệ sinh, bạn cần đảm bảo rửa tay thật kỹ tránh để lây lan bệnh cho nhiều người.
- Tắm nước ấm là điều cần thiết đối với người bị cảm lạnh. Phải luôn giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với nước lạnh khiến tình trạng bệnh nặng thêm.
- Uống nhiều nước ấm, có thể sử dụng mật ong, gừng, chanh để làm dịu cơn đau họng, giúp cơ thể ấm hơn và giảm ho.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm cho chứa vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng.
- Rèn luyện sức khỏe bằng nhiều bài tập thể dục để cho cơ thể luôn khỏe mạnh.
6. Cách phòng ngừa cảm lạnh tại nhà đúng cách
Để phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả và tránh lây lan cho nhiều người xung quanh, bạn có thể thực hiện một số phương pháp như sau:
- Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ, tránh để tay đụng vào mắt, mũi, miệng.
- Luôn giữ nơi ở và các khu vực sinh hoạt sạch sẽ, thoáng mát, tránh để vi khuẩn có thể xâm nhập.
- Khử trùng các vật dụng cá nhân như: ly, chén, đũa, thìa,… và các vật dụng trong nhà để loại bỏ vi khuẩn. Không nên dùng chung các dụng cụ với người bệnh, tránh để lây lan vi khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc gần hoặc nói chuyện với người bệnh.
- Cần bổ sung các thực phẩm tốt cho phổi, ăn các món ăn bổ phổi kết hợp chế độ ngủ nghỉ hợp lý để đảm bảo sức khỏe.
- Không hút thuốc lá và hạn chế việc hít khói thuốc thụ động.
- Siêng năng tập thể dục để nâng cao sức đề kháng và có một cơ thể săn chắc, khỏe mạnh.
7. Tổng kết
Cảm lạnh không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường chủ quan xem nhẹ khiến bệnh có khả năng trở nên nặng hơn, khó điều trị và kéo dài nhiều ngày. Hy vọng qua bài viết này, công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về bệnh cảm lạnh và tìm được cách điều trị cũng như phòng tránh hiệu quả. Ngoài các phương pháp điều trị trên thì bạn có thể tham khảo thêm một số sản phẩm có khả năng hỗ trợ giảm những triệu chứng của bệnh cảm lạnh.
Nếu bạn đang tìm cho mình thuốc bổ phổi hoặc một sản phẩm có khả năng giảm ho, giảm đau rát họng do chứng cảm lạnh gây ra thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Thiên Môn Bổ Phổi là sản phẩm kế thừa tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam và là sự phối hợp của các loại thảo dược thiên nhiên mang lại nhiều công dụng đặc biệt như: Thiên môn đông, Bạc hà, Trần bì, Bách bộ, Tang bạch bì, Bình vôi, Gừng, Kinh giới và Atiso. Đây đều là các thảo dược gần gũi với người Việt giúp bổ phổi, phối hợp hài hòa với nhau nhằm phát huy tốt công dụng: giảm ho khan, ho có đờm, ho về đêm, ho lâu ngày và xoa dịu những cơn đau rát họng, khàn tiếng. Hãy kiên trì sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi mỗi ngày, ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml để phát huy tối đa công dụng của sản phẩm.
Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm thì hãy liên hệ qua số hotline (028)39 808 808 hoặc gửi yêu cầu về email: info@binhdong.vn để được nhân viên của Dược Bình Đông tư vấn nhanh chóng. Ngoài ra để tìm hiểu thêm về các kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình thì hãy truy cập vào website của Dược Bình Đông để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé!