Tìm kiếm

15 vị thảo dược trị ho hỗ trợ bổ phổi, nâng cao sức khỏe hệ hô hấp

Những cơn ho có thể thoáng qua hoặc kéo dài dai dẳng khiến cổ họng đau rát, khó chịu và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngay sau đây, hãy cùng Đông y cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu các loại thảo dược trị ho hiệu quả có thể giúp bạn cải thiện những cơn ho khó chịu.

1. Đôi nét về ho

Ho là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên của cơ thể  nhằm loại bỏ các chất kích thích tác động lên đường hô hấp như chất nhầy, khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, dị vật đường thở,… Ngoài ra, đây còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ho mà sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác. Trong đó, phổ biến nhất là các triệu chứng khô miệng, khô cổ họng, ngứa cổ họng, đau họng, khó nuốt, ợ hơi, ợ chua, bị sặc khi ăn, hay khạc nhổ, chảy nước mắt, nghẹt mũi, sổ mũi, mệt mỏi, đau đầu, sốt, tức ngực, khó thở, thở khò khè,…

Các cơn ho thường gặp có thể phân loại dựa theo cảm giác, âm thanh hoặc thời điểm ho như: ho khan, ho ngứa cổ có đờm, ho gà, ho thóc, ho dữ dội, ho hen, ho ra máu, ho khó thở/tức ngực, ho nhiều về đêm. Hoặc tùy thuộc vào thời gian kéo dài của các cơn ho mà chia thành ho cấp tính, ho bán cấp và ho mãn tính.

Hình ảnh người đàn ông đang bị ho kéo dài
Các cơn ho có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng ho có thể kể đến như:

Bạn có thể tìm hiểu thêm về triệu chứng ho tại đây: Triệu chứng ho: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa hiệu quả

2. Gợi ý các loại thảo dược trị ho

Sử dụng thảo dược trị ho là phương pháp hỗ trợ giảm ho tại nhà tương đối an toàn, lành tính và đã được lưu truyền từ xa xưa. Phương pháp này sử dụng các loại thảo dược trị ho từ thiên nhiên giúp người bệnh cải thiện tình trạng ho dựa theo kinh nghiệm dân gian hoặc trong một số trường hợp đã được tham vấn bác sĩ. 

Sau đây, Dược Bình Đông xin giới thiệu đến bạn một số loại thảo dược trị ho hiệu quả đã và đang được tin dùng từ xưa đến nay:

2.1. Tang bạch bì

Tang bạch bì (Cortex Mori albae radicis), là vỏ rễ đã cạo lớp bần, phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morus alba L-), họ Dâu tằm Moraceae. Tang bạch bì còn có tên gọi khác là Sinh tang bì, Tang căn bạch bì, Mã ngạch bì….

Tang bạch bì có tác dụng hỗ trợ triệu chứng ho do các bệnh đường hô hấp gây nên. Ngoài ra, vị thuốc này còn có khả năng lợi tiểu, chống co giật nhẹ, hạ huyết áp, giảm đau, an thần,… 

Đặc điểm của thảo dược Tang bạch bì:

  • Tính vị: Tính hàn, vị ngọt, không độc.
  • Quy kinh: Phế.
  • Công dụng: Bình suyễn, thanh phế, lợi thủy tiêu thũng.
  • Chủ trị: Ho lâu ngày, hen, phế nhiệt ho đàm, phù trũng, ngực bụng đầy trướng, tiểu ít.
Hình ảnh về thảo dược trị ho Tang bạch bì
Thảo dược chữa ho Tang bạch bì

2.2. Tang diệp

Tang diệp (Folium Mori albae) thuộc họ Dâu tằm Moraceae và có nhiều tên gọi khác như Đông tang diệp, Tiên tang diệp, Sương tang diệp. Trong dân gian, Tang diệp còn được mọi người biết đến là lá Dâu tằm. Đây là loại thảo dược trị ho từ phần lá của cây Dâu tằm (Morus alba L.) mang đi phơi hay sấy khô. 

Tang diệp thường được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc trị ho do viêm đường hô hấp, ho khan đờm ít vàng do phế nhiệt, ho do viêm họng. Ngoài ra, loại thảo dược này còn hỗ trợ chữa cao huyết áp, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn cương dương,…

Đặc điểm của thảo dược Tang diệp:

  • Tính vị: Tính lạnh, vị ngọt, đắng.
  • Quy kinh: Can, Phế.
  • Công dụng: Lương huyết, phát tán phong nhiệt, sơ biểu giải nhiệt, giải cảm hạ sốt, hóa đàm chỉ khái, sáng mắt, bổ can thận.
  • Chủ trị: Ho do lao nhiệt, cảm phong phát nóng, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, đổ mồ hôi nửa người.

2.3. Tía tô 

Tía tô (Perilla frutescens (L.) Britt) thuộc họ Hoa môi Lamiaceae và có các tên gọi khác như Tử tô, Tô diệp, Xích tô,… 

Vị thuốc Đông y này có nhiều công dụng như hỗ trợ trị các chứng ho kéo dài, long đờm, tiêu viêm, giải cảm,…

Đặc điểm của thảo dược Tía tô:

  • Tính vị: Vị cay, thơm, tính ôn.
  • Quy kinh: Phế, Tỳ.
  • Công dụng: Giảm ho, trừ đàm, chữa cảm mạo, giảm đau, giải độc, tán hàn, làm ra mồ hôi.
  • Chủ trị: Ho, sốt, nghẹt mũi, nhức đầu do cảm phong hàn; ngực bụng trướng đầy, ăn không tiêu, nôn, buồn nôn; thai động.

2.4. Trần bì 

Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perettne) là lớp vỏ quả chín đã được phơi hoặc sấy khô và để lâu năm của quả Quýt (Citrus reticulata Blanco), họ Cam Rutaceae. 

Vị thuốc này được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, chống dị ứng, lợi mật, ức chế cơ trơn của tử cung, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tụ cầu khuẩn, trực khuẩn,… 

Đặc điểm của thảo dược Trần bì:

  • Tính vị: Tính ấm, vị cay, đắng.
  • Quy kinh: Phế, Tỳ.
  • Công dụng: Hoá đờm ráo thấp, lý khí kiện tỳ.
  • Chủ trị: Ho đờm nhiều, bụng đau, đầy trướng, kén ăn, nôn mửa, tiêu chảy.
Hình ảnh về thảo dược trị ho trần bì
Trần bì – Một loại thảo dược trị ho hiệu quả

2.5. Mạch môn

Mạch Môn (Radix Ophiopogonis japonici) là rễ củ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Mạch môn đông [Ophiopogon japonicas (L.f.) Ker-Gawl], thuộc họ Mạch môn đông Convallariaceae.

Mạch môn mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, giúp an thần, chống rối loạn nhịp tim, cải thiện nội tiết, ức chế các trực khuẩn đại trường, trực khuẩn thương hàn và tụ cầu trắng,… 

Đặc điểm của thảo dược Mạch môn: 

  • Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn.
  • Quy kinh: Tâm, Phế, Vị.
  • Công dụng: Nhuận phế thanh tâm, Dưỡng vị sinh tân.
  • Chủ trị: Ho khan, ho lao, phế nhiệt do âm hư, tân dịch thương tổn, tâm phiền mất ngủ, tiêu khát, táo bón.

2.6. Cát cánh

Cát cánh (Platycodon grandiflorum), thuộc họ Hoa chuông Campanulaceae, còn được biết đến với các tên gọi Cánh thảo, Mộc tiện, Bạch dược, Kết canh. Có 3 cách để chế biến thành vị thuốc: Một là cạo vỏ rễ cây Cát cánh, tẩm nước gạo qua một đêm rồi xắt mỏng và sao qua. Hai là cắt bỏ đầu, cuống, giã nát cùng Bách hợp rồi ngâm qua ngày và sao khô. Ba là ủ rễ tươi, cắt lát mỏng, phơi khô hoặc tẩm mật ong, sao vàng. 

Cát cánh có tác dụng hỗ trợ giảm ho đờm nhiều, đau họng, tức ngực, khàn tiếng và thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, viêm thanh quản,…

Đặc điểm của thảo dược Cát cánh:

  • Tính vị: Vị đắng, cay, tính bình.
  • Quy kinh: Phế.
  • Công dụng: Ôn hóa hàn đàm, Long đờm, lợi họng và tiêu mủ
  • Chủ trị: Ho nhiều đờm, hầu họng sưng đau, khàn tiếng, tức ngực khó thở, áp xe phổi, mụn nhọt và các vết lở loét mưng mủ.
Hình ảnh về vị thuốc cát cánh
Vị thuốc Cát cánh

2.7. Bán hạ

Một loại thảo dược trị ho tiếp theo cũng được sử dụng nhiều đó chính là Bán hạ (Typhonium trilobatum Decne hoặc Typhonium trilobatum Schott). Vị thuốc này là phần thân rễ phơi hay sấy khô, chế biến của nhiều cây khác nhau và đều thuộc cùng họ Ráy Araceae. Thông thường Bán hạ được tẩm Cam thảo và Bồ kết hoặc tẩm Gừng và phèn chua để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 

Bán hạ ngoài công dụng chữa ho còn có thể hỗ trợ trị bệnh viêm dạ dày mãn tính gây nôn, chữa nhức đầu, trị mất ngủ,… 

Đặc điểm của thảo dược Bán hạ:

  • Tính vị: Tính ôn, vị cay, có độc.
  • Quy kinh: Tỳ, Phế, Vị.
  • Công dụng: Hóa đàm táo thấp, giáng khí chi ho, giáng nghịch chỉ nôn.
  • Chủ trị: Ho có đờm nhiều, chướng bụng, buồn nôn, thấp trệ ở người béo phì.

2.8. Cam thảo

Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae), thuộc họ Đậu Fabaceae, là phần rễ và thân rễ còn vỏ đã được cạo lớp bần, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô của 3 loài Cam thảo Glycyrrhizae uralensis Fisch., Glycyrrhiza inflata Bat. hoặc Glycyrrhiza glabra L. Cam thảo thường được sử dụng ở 3 dạng là Sinh thảo, Chích thảo và bột Cam thảo. 

Loại thảo dược này thường được dùng trong các bài thuốc trị ho lâu ngày, ho lao, viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm da, nhiễm trùng, đau lưng, mỏi gối,…

Đặc điểm của thảo dược Cam thảo:

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình, không chứa độc.
  • Quy kinh: Tỳ Vị, Tâm, Phế.
  • Công dụng: Lợi khí huyết, hạ chí, chỉ khát, ôn trung, thông kinh mạch; giải độc, kiên gân, nội lực và trưởng cơ nhục; định phác, ích tinh, dưỡng khí, thông cửu khiếu, lợi bách mạch, an hồn.
  • Chủ trị: Chỉ thống, chỉ khái, thanh nhiệt.
Hình ảnh về thảo dược cam thảo
Cây thuốc trị ho cam thảo

2.9. Bối mẫu

Bối mẫu (Bullus Fritillariae cirrlosac), thuộc họ Hành Alliaceae, còn có tên gọi khác là Xuyên bối mẫu, Triết bối mẫu,… Đây là phần thân hành của cây Bối mẫu được sấy hoặc phơi khô ở nhiệt độ thấp. 

Chúng là một loại thảo dược trị ho quý có tác dụng hỗ trợ trị ho có đờm kéo dài, ho dai dẳng, chảy máu cam, nôn ra máu, lợi sữa,…

Đặc điểm của thảo dược Bối mẫu:

  • Tính vị: Tính vi hàn, vị cam, khổ.
  • Quy kinh: Tâm, Phế.
  • Công dụng: Nhuận phế, thanh nhiệt, hóa đờm, tán kết.
  • Chủ trị: Ho lao, ho khan, ho đờm có máu, ho ráo do phế nhiệt, bướu cổ, loa lịch, áp xe vú.
Hình ảnh về vị thuốc bối mẫu
Vị thuốc Bối mẫu giảm ho, long đờm hiệu quả

2.10. Thiên môn đông

Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis (Lour.) Merr.), thuộc họ Thiên môn đông Asparagaceae, còn được gọi là Thiên môn, Thiên đông, Tóc tiên leo,… Vị thuốc này là phần rễ củ của cây Thiên môn đông đã được loại bỏ phần vỏ ngoài, thái mỏng rồi mang đi phơi hoặc sấy khô. 

Thiên môn đông được biết đến là một thảo dược trị ho hiệu quả và thường được sử dụng trong các bài thuốc bổ giúp chữa ho, sốt. Ngoài ra, Thiên môn đông còn có công dụng giảm viêm trong hen suyễn, hỗ trợ đại tiện táo bón, bồi bổ sinh lực, ngăn ngừa lão hóa, kháng khuẩn,…

Đặc điểm của thảo dược Thiên môn đông:

  • Tính vị: Vị ngọt, đắng, tính hàn.
  • Quy kinh: Phế, Thận.
  • Công dụng: Dưỡng âm, thanh phế, hóa đờm, nhuận táo, sinh tân.
  • Chủ trị: Chữa sốt, phế ráo ho khan, đờm dính, miệng khát, họng khô, ruột táo bón, chữa phế ung, hư lao, thổ huyết, nhiệt miệng, tiêu khát, tân dịch hao tổn. 
Thiên môn đông là thảo dược phổ biến dùng trong các bài thuốc trị ho, sốt

2.11. Bách bộ

Bách bộ (Stemona tuberosa), thuộc họ Bách bộ Stemonaceae và thường được biết đến với các tên gọi như Củ ba mươi, Củ rận trâu, Dây đẹt ác. Vị thuốc này là phần rễ củ của cây Bách bộ đã được mang đi phơi hay sấy khô. 

Bách bộ là một loại thảo dược trị ho phổ biến, thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ trị ho lâu ngày, ho có đờm, ho gà, ho do viêm phế quản, ho ra máu do bị lao phổi,… Bên cạnh đó, vị thuốc này cũng được cho là có hiệu quả trong việc kháng khuẩn, diệt ký sinh trùng, trị giun,…

Đặc điểm của thảo dược Bách bộ:

  • Tính vị: Tính ấm, vị ngọt, đắng.
  • Quy kinh: Phế.
  • Công dụng: Nhuận phế, ôn phế, chỉ khái, sát trùng.
  • Chủ trị: Ho mới, ho lâu ngày, ho gà, ho lao, viêm phế quản mãn tính, chấy rận, giun kim, chàm lở, ngứa âm hộ.

2.12. Kinh giới

Kinh giới (Herba Elsholtziae ciliatae) thuộc họ Bạc hà Lamiaceae và thường được gọi là Tiểu kinh giới, Bán biên tô, Bài hương thảo. Vị thuốc này là đoạn ngọn cành mang lá, hoa của cây Kinh giới còn tươi hoặc đã được phơi, sấy khô. 

Thảo dược trị ho Kinh giới rất phổ biến với người Việt và thường được sử dụng trong các bài thuốc chuyên trị ho ra máu nói riêng và các bài thuốc trị bệnh đường hô hấp nói chung. Ngoài ra, Kinh giới còn có công dụng kháng khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như tim mạch, ung thư.  

Đặc điểm của thảo dược Kinh giới:

  • Tính vị: Tính ấm, vị cay, đắng.
  • Quy kinh: Can, Phế.
  • Công dụng: Khu phong, giải biểu, chỉ ngứa, tuyên độc thấu chẩn.
  • Chủ trị: Cảm mạo, phong hàn, phong cấm khẩu, phong nhiệt, mụn nhọt, dị ứng.
Hình ảnh về vị thuốc kinh giới
Kinh giới dùng trong các bài thuốc chữa ho, cảm mạo, phong hàn

2.13. Bạc hà 

Bạc hà (Mentha arvensis L.) là một thảo dược phổ biến thuộc họ Bạc hà Lamiaceae và được khai thác dưới nhiều dạng để tạo thành vị thuốc như tinh dầu Bạc hà, Bạc hà diệp, Bạc hà não,… Với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, Bạc hà thường có mặt trong nhiều bài thiệu trị các chứng bệnh về hô hấp như ho, cảm mạo, viêm xoang cấp,… và cả những chứng bệnh về tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy.

Đặc điểm của thảo dược Bạc hà:

  • Tính vị: Tính mát/ lạnh, vị cay, the.
  • Quy kinh: Phế, Can.
  • Công dụng: Sơ can giải uất, sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn.
  • Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt, đau mắt đỏ, đau đầu, can uất ngực sườn căng tắc, sởi, đậu mọc.

2.14. Bình vôi 

Bình vôi (Tuber Stephaniae rotundae) thuộc họ Tiết dê Menispermaceae và còn được nhiều người gọi là Củ mối trôn, Củ một, Tử nhiên, Ngải tượng,… Vị thuốc này là phần thân phình ra thành củ của cây Bình vôi đã được cạo bỏ lớp vỏ đen, thái lát mỏng rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. 

Bình vôi đem lại nhiều công dụng như an thần, trị mất ngủ, suy nhược, sốt rét, lở ngứa ngoài da, nổi mụn nhọt,… Đặc biệt, đây là loại thảo dược trị ho hiệu quả, thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông y trị ho có đờm, ho lao, ho do viêm nhiễm đường hô hấp.

Đặc điểm của thảo dược Bình vôi:

  • Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính hơi hàn. 
  • Quy kinh: Can, Tỳ.
  • Công dụng: An thần, tuyên phế.
  • Chủ trị: ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở, sốt, nhức đầu, mất ngủ, đau dạ dày.
Hình ảnh về cây thuốc Bình vôi
Vị thuốc Bình vôi

2.15. Tỳ bà diệp 

Tỳ bà diệp (Folium Eriobriotryae) thuộc họ Hoa hồng Rosaceae và còn được biết đến với tên gọi Ba diệp, Nhót tây, Nhót Nhật Bản,… Vị thuốc này sử dụng phần lá của cây, lau cho sạch lông phủ trên lá, đem đi rửa rồi phơi khô. 

Tỳ bà diệp thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho do cảm lạnh, ho có đờm đặc vàng, ho lâu ngày không khỏi, viêm phế quản mãn tính, nổi mề đay,…

Đặc điểm của thảo dược Tỳ bà diệp:

  • Tính vị: Vị hàn (hơi lạnh), vị đắng.
  • Quy kinh: Phế, Vị.
  • Công dụng: Chi ẩu, chỉ khái, thanh phế nhiệt, vị nhiệt.
  • Chủ trị: Ho suyễn do nhiệt, sốt khát do vị nhiệt.
Hình ảnh về cây thuốc trị ho tỳ bà diệp
Cây thuốc tỳ bà diệp

Có thể thấy, kho tàng thảo dược Đông y vô cùng phong phú với nhiều loại hỗ trợ trị ho hiệu quả. Hiện nay, nhiều công ty đã nghiên cứu và đưa ra thị trường những sản phẩm được bào chế từ thảo dược để giúp người dùng tiết kiệm thời gian, công sức tìm kiếm và bào chế. Nổi bật có thể kể đến Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông, một sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi được kết hợp nhiều loại thảo dược trị ho bao gồm Thiên môn đông, Bạc hà, Bách bộ, Trần bì, Bình vôi, Kinh giới, Tang bạch bì, Atiso, Gừng. Sản phẩm hỗ trợ giảm ho khan, ho có đờm, ho gió, ho dai dẳng lâu ngày, ho về đêm,… Là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng và hiệu quả, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông được người tiêu dùng Việt tin tưởng sử dụng trong suốt nhiều năm qua!

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi của Dược Bình Đông
Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi

3. Lưu ý khi dùng cây thuốc trị ho

Sử dụng thảo dược trị ho là phương pháp khá lành tính, an toàn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý một số thông tin sau đây:

  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ Y học cổ truyền để lựa chọn sử dụng các bài thuốc, thảo dược trị ho phù hợp với tình trạng bệnh. Thông thường, các loại thuốc nam chỉ có tác dụng hiệu quả với những cơn ho mới phát. Những trường hợp có dấu hiệu chuyển nặng cần thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị tốt nhất.
  • Tránh việc tự ý sử dụng đối với đối tượng người dùng là trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Chọn các cây thuốc an toàn, còn tươi, không bị dập nát hay héo úa, không có thuốc trừ sâu.
  • Phương pháp sử dụng thảo dược trị ho cần một khoảng thời gian khá lâu để đem lại hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi người bệnh phải thực sự kiên trì.
  • Người bệnh cần ngưng dùng ngay nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường. 
  • Khi sử dụng các bài thuốc, thảo dược trị ho cần kết hợp với chế độ ăn uống thường xuyên bổ sung các thực phẩm bổ phổi, món ăn tốt cho phổi bên cạnh đó bạn cũng nên tập thể dục, sinh hoạt điều độ.

Mời bạn xem thêm: Các loại thực phẩm trị ho (món ăn, thức uống) hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

4. Tổng kết

Bài viết là danh sách tổng hợp các loại thảo dược trị ho hiệu quả được sử dụng phổ biến từ xưa đến nay. Tình trạng ho có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó tốt nhất bạn nên xem xét các dấu hiệu bệnh và đến thăm khám bác sĩ để xác định căn nguyên của bệnh trước khi lựa chọn phương án điều trị. 

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông của Dược Bình Đông được bào chế từ 100% các loại thảo dược thiên nhiên mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho, đặc biệt là ho khan, ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày, ho về đêm. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp bổ phổi, tăng cường vệ khí và nâng cao sức khỏe của hệ hô hấp nói chung. Đây được xem là sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng, đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế cũng như nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Vì thế mà bạn có thể an tâm sử dụng nhé!

Hình ảnh về cảm nhận của khách hàng khi sử dụng Thiên môn bổ phổi bình đông của công ty đông y Dược Bình Đông
Hỗ trợ giảm các triệu chứng ho với Thiên Môn Bổ Phổi

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông, xin quý khách hàng vui lòng liên hệ với Dược Bình Đông để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình nhất!

5. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Cách sử dụng thảo dược trị ho hiệu quả tùy thuộc vào loại thảo dược và tình trạng bệnh của bạn. Một số cách sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Sắc thuốc uống: Đây là cách sử dụng phổ biến nhất. Bạn có thể sắc các loại thảo dược riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều loại với nhau.
  • Pha trà thảo dược: Một số loại thảo dược như tía tô, húng chanh,… có thể pha trà để uống.
  • Dùng viên ngậm thảo dược: Viên ngậm thảo dược tiện lợi và dễ sử dụng, phù hợp cho những người bận rộn.
  • Dùng kẹo thảo dược: Kẹo thảo dược có vị ngọt và dễ chịu, phù hợp cho trẻ em.

Trả lời:

  • Nên chọn mua thảo dược tại các cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Quan sát hình dạng, màu sắc của thảo dược. Thảo dược tốt thường có màu sắc tự nhiên, không bị nấm mốc hay hư hỏng.
  • Ngửi thử mùi hương của thảo dược. Thảo dược tốt thường có mùi thơm đặc trưng.
  • Có thể kiểm tra chất lượng thảo dược bằng cách sắc thử. Nước sắc thảo dược tốt thường có màu vàng cánh gián và vị ngọt dịu.

Trả lời:

  • Người có cơ địa dị ứng với các loại thảo dược.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc khác.
  • Người có bệnh lý nền như: hen suyễn, tim mạch, huyết áp,…

Trả lời: Dưới đây là các cách bảo quản các loại thảo dược trị ho:

1. Phơi sấy

  • Phơi hoặc sấy khô thảo dược dưới ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng máy sấy ở nhiệt độ thấp.
  • Đảm bảo thảo dược được sấy khô hoàn toàn trước khi bảo quản để tránh nấm mốc.

2. Bảo quản trong hộp kín

  • Cho thảo dược đã phơi hoặc sấy khô vào hộp kín, có nắp đậy khít.
  • Sử dụng hộp thủy tinh, hộp nhựa hoặc hộp thiếc để bảo quản.
  • Nên ghi chú tên thảo dược và ngày tháng bảo quản trên hộp.

3. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát

  • Tránh bảo quản thảo dược ở nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng trực tiếp.
  • Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản thảo dược là từ 15°C đến 25°C.

4. Sử dụng túi hút chân không

Túi hút chân không giúp bảo quản thảo dược tốt hơn bằng cách loại bỏ không khí, ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển.

Một số lưu ý khác

  • Không nên bảo quản thảo dược trong tủ lạnh hoặc tủ đông vì có thể làm giảm chất lượng của thảo dược.
  • Tránh bảo quản thảo dược gần các nguồn nhiệt hoặc hóa chất.
  • Kiểm tra thảo dược thường xuyên và loại bỏ bất kỳ thảo dược nào bị nấm mốc hoặc hư hỏng.
Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)