Một lon nước ngọt trong ngày hè có thể đem lại cảm giác sảng khoái tức thì. Đặc biệt với trẻ em và giới trẻ, nước ngọt như “phép màu” giúp xua tan căng thẳng. Tuy nhiên, đằng sau vị ngọt đó là những tác hại khôn lường đối với sức khỏe. Nước ngọt không chỉ làm hỏng răng, gây béo phì mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Những lon nước tưởng chừng vô hại này đang âm thầm bào mòn sức khỏe của bạn từng ngày.
Trong bài viết này, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu những tác động tiêu cực của nước ngọt đến cơ thể và cách để thay đổi thói quen để hướng tới một cuộc sống lành mạnh hơn.
1. Đôi nét về nước ngọt và các loại nước có gas
Nước ngọt là các loại đồ uống có hương vị hoặc có gas như nước ngọt đóng chai, nước tăng lực và các loại đồ uống chứa nhiều đường khác (trà sữa, nước trái cây không bao gồm nước ép trái cây nguyên chất).
Nước ngọt thường chứa các thành phần chính là: nước, hương liệu, màu thực phẩm, chất bảo quản, đặc biệt là loại nước này chứa rất nhiều đường (hay chất tạo ngọt). Bên cạnh đó, nước ngọt còn chứa các năng lượng không cần thiết và thường không có chất xơ, Vitamin, khoáng chất hay dinh dưỡng cho cơ thể.
Khi tiêu thụ nước ngọt ở mức độ vừa phải, cơ thể sẽ nhận được một vài tác động tích cực như:
- Tạo cảm giác thỏa mãn cho vị giác, giúp giải khát ngay lập tức.
- Cung cấp năng lượng, tạo cảm giác tỉnh táo, giảm bớt cơn buồn ngủ, nhất là khi cần thức khuya. Bên cạnh đó, một số nước ngọt còn chứa Caffein, giúp cải thiện sự tập trung và hiệu suất vận động của cơ thể.
- Giảm bớt sự căng thẳng.
- Các loại nước ngọt có gas giúp cơ thể dễ tiêu hóa, cải thiện hô hấp,…
Tuy nhiên, khi uống nước ngọt quá nhiều, những lợi ích của nước ngọt có thể biến thành những tác động tiêu cực và hình thành nhiều rủi ro gây nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là những phản ứng điển hình trong cơ thể người trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi bạn uống 1 chai nước ngọt có gas.
- Sau 10 phút uống: Một lượng đường tương đương 10 muỗng cà phê sẽ được đưa vào cơ thể. Tuy vậy, bạn sẽ không bị nôn mửa do Axit Photphoric trong nước ngọt đã kìm hãm vị giác.
- Sau 20 phút uống: Lượng đường trong máu tăng cao, Insulin được giải phóng. Gan tiếp nhận nhanh chóng và chuyển hóa lượng đường dư thừa thành chất béo.
- Sau 40 phút uống: Đồng tử sẽ giãn rộng. Huyết áp tăng lên nhanh chóng. Gan phản ứng lại bằng cách tăng một lượng lớn đường trong hệ tuần hoàn.
- Sau một tiếng uống: Sau khi trải qua những biến đổi trong máu. Lượng Caffeine có trong nước ngọt bắt đầu bài tiết qua con đường nước tiểu. Trong quá trình bài tiết, cơ thể mất lượng nước lớn. Bởi vì các chất Canxi, Magie và Kẽm cũng bị đào thải ra ngoài cùng với Natri, nước và chất điện giải. Cơ thể lúc này bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, uể oải và dễ cáu gắt.
Những nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực mà nước ngọt gây ra là trẻ em, những người trẻ thường xuyên uống nước ngọt.
2. Tác hại của Nước ngọt
2.1. Bệnh tiểu đường
Trong nước ngọt có chứa lượng đường khá lớn. Nếu uống quá nhiều nước ngọt có thể gây tăng đường huyết đột ngột, dẫn đến tình trạng kháng Insulin. Bên cạnh đó, uống nước ngọt nhiều còn gây rối loạn chuyển hóa và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.2. Ảnh hưởng tới Gan
Nước ngọt là thức uống chứa rất nhiều đường Fructose (một loại đường chỉ có thể được chuyển hóa trong Gan). Do đó, khi bạn tiêu thụ nhiều nước ngọt sẽ khiến cho Gan của bạn trở nên quá tải và biến Fructose thành chất béo.
Trong thời gian dài, một số loại chất béo nếu nằm trong Gan không được đào thải sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về Gan. Điều đó gây ra bệnh về Gan điển hình nhất là bệnh Gan nhiễm mỡ không do bia rượu.
Uống nước ngọt quá nhiều và trong thời gian dài, Gan phải làm việc quá mức và chịu tác động liên tục từ đường có trong nước ngọt, dẫn đến suy yếu chức năng và sinh ra tình trạng nóng Gan. Biểu hiện của tình trạng nóng Gan: Mệt mỏi, chán ăn, khó tiêu, vàng mắt, vàng da,… Nếu không được kiểm soát, tình trạng nóng Gan có thể tiến triển thành các bệnh lý nghiêm trọng hơn như: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ,…
2.3. Ảnh hưởng đến Thận
Nước ngọt làm tăng đường huyết vì trong nước ngọt chứa rất nhiều đường. Trong thời gian dài, lượng đường huyết tăng cao không được xử lý sẽ phá hỏng các mạch máu trong thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
Đồng thời, Axit Photphoric có trong nước ngọt (đặc biệt là các loại soda) có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận và bệnh thận mạn tính.
2.4. Bệnh tim mạch
Việc tiêu thụ lượng đường trong thời gian dài có thể gây hại cho tim và động mạch, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch. Nguy cơ gặp phải các bệnh lý liên quan đến tim sẽ gia tăng đáng kể khi bạn thường xuyên ăn uống nhiều đồ ngọt.
Ngoài ra, tiêu thụ nhiều đường cũng gây nên tình trạng béo phì, làm tăng nguy cơ gặp các tình trạng viêm, nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này gây ra các vấn đề về tim (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…).
Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều đường còn dẫn đến tình trạng béo phì, làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề viêm nhiễm và gia tăng lượng chất béo trung tính trong cơ thể. Những yếu tố này có thể gây ra các vấn đề về tim mạch như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,…
Việc tiêu thụ lượng đường lớn sẽ làm tăng mức Insulin trong cơ thể, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và nhịp tim. Đặc biệt, đối với những người đã mắc bệnh cao huyết áp thì động mạch và tim sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường. Điều này, khiến bạn có nguy cơ cao bị đột quỵ, mắc phải các cơn đau tim cùng với các vấn đề liên quan đến động mạch vành.
Tác hại của nước ngọt đến Tim mạch còn thể hiện qua các triệu chứng như: Cảm giác mệt mỏi kéo dài, khó thở, đau thắt ngực và nhịp tim không đều.
2.5. Thừa cân, béo phì
Bạn có biết rằng, chỉ cần sử dụng một lon nước ngọt mỗi ngày trong vòng 1,5 năm, nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan đến thừa cân và béo phì của bạn sẽ tăng lên đến 60%.
Theo bà Angela Pratt – Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: Một lon nước ngọt 330ml trung bình chứa khoảng 35g đường và 140 calo nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng. Trong khi đó, bình thường người trưởng thành chỉ cần 25g đường mỗi ngày.
Phần lớn các loại nước ngọt đều chứa rất nhiều đường, thường là đường Sucrose hoặc đường tinh luyện – một loại đường đơn Fructose. Fructose không làm giảm Hormone gây đói Ghrelin hoặc kích thích cảm giác no. Vì vậy, sau khi uống nước ngọt bạn sẽ cảm thấy đói hơn bình thường. Đồng thời, việc tiêu thụ nước ngọt sẽ khiến bạn tiêu thụ nhiều calo hơn, làm tăng nguy cơ tăng cân.
2.6. Ảnh hưởng khác
Việc tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ ảnh hưởng đến các cơ quan chính như: Gan, Thận, Tim mà còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm và làm suy giảm chất lượng cuộc sống, như:
- Nguy cơ ung thư: Ảnh hưởng đến các tế bào, tăng nguy cơ bị ung thư.
- Sức khỏe tinh thần: Ảnh hưởng đến khả năng tập trung và trí nhớ, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm,…
- Sức khỏe thể chất: Cơ thể thường xuyên bị mệt mỏi, lờ đờ, vận động cơ thể khó khăn.
- Bệnh lý răng miệng: Răng miệng dễ bị viêm, gây ra mùi hôi khó chịu.
- Xương khớp: Suy giảm chức năng xương khớp khiến tình trạng bị đau nhức xương khớp xuất hiện.
- Suy giảm nhận thức: Cơ thể không được tỉnh táo dễ dẫn đến suy giảm nhận thức.
- Lão hóa sớm và giảm tuổi thọ: Tiêu thụ chất độc hại khiến cơ thể bị lão hóa sớm và giảm tuổi thọ.
- Stress và suy nhược cơ thể: Uống nhiều nước ngọt khiến đường huyết tăng giảm thất thường, gây mệt mỏi, căng thẳng và suy nhược cơ thể.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác: Tim mạch, Gan, Thận,…
3. Lưu ý khi uống nước ngọt
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta cần hạn chế việc tiêu thụ nước ngọt. Đối với cơ thể, mức khuyến nghị tiêu thụ đường trung bình mỗi ngày vào khoảng 10% tổng số năng lượng một ngày. Còn đối với người thừa cân, béo phì, tiểu đường thì lượng đường tiêu thụ sẽ dưới 5%. Trong đó, một lon nước ngọt 300ml sẽ chiếm khoảng 140-150 kcal (10% tổng số năng lượng 1 ngày). Vì thế, chỉ uống một lon nước ngọt 300ml thì gần như đã đủ nhu cầu lượng đường đơn trong ngày, đó là chưa kể đến nguồn tiêu thụ đường từ những thực phẩm khác của bạn.
Vì vậy, để hạn chế những tác hại của nước ngọt lên cơ thể, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không uống quá nhiều nước ngọt trong thời gian ngắn.
- Không nên uống nước ngọt quá nhiều, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường tim mạch, huyết áp,…
- Không được uống nước ngọt để thay thế cho nước lọc.
- Không nên uống nước ngọt khi đang đói, trước và sau khi ăn
- Vào ban đêm không nên uống nước ngọt để tránh gây hại cho sức khỏe.
4. Những thói quen khác có lợi sức khỏe
Để xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, bên cạnh việc kiểm soát lượng nước ngọt vào cơ thể, việc hình thành và duy trì những thói quen lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thói quen tốt bạn nên thực hiện hằng ngày:
- Cải thiện dinh dưỡng thêm như bổ sung thêm chất xơ, Vitamin,…
- Ngủ đủ giấc và ngủ sớm. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Hướng dẫn cách ngủ ngon hơn, hạn chế thức giấc vào ban đêm“.
- Uống đủ 2 lít nước một ngày.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng như tắm nước ấm thường xuyên,… cùng với đó là kết hợp các liệu pháp thư giãn như thiền, massage,…
- Thường xuyên tập thể dục với các bài tập như đi bộ, yoga,… ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, không chỉ giúp cơ thể thư giãn, mà còn cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Gan yếu nên tập gì? Bật mí các bài tập tốt cho gan, thải độc cơ thể hiệu quả“.
- Duy trì tư thế đúng khi làm việc và sinh hoạt giúp máu lưu thông tốt hơn.
5. Tổng kết
Việc lạm dụng nước ngọt không chỉ là thói quen xấu mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường từ nước ngọt, bạn có thể phải đối mặt với hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và thậm chí là một số loại ung thư. Không chỉ vậy, lượng đường cao trong nước ngọt còn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và khó tập trung.
Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chúng ta cần thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế tối đa việc uống nước ngọt. Đồng thời, xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây và tăng cường vận động.
Đối với những trường hợp đã gặp phải các vấn đề về gan do lạm dụng nước ngọt, sản phẩm Long Đởm Giải Độc Gan của Dược Bình Đông có thể là một giải pháp hỗ trợ hiệu quả. Long Đởm Giải Độc Gan kế thừa từ phương thuốc cổ Long Đởm Tả Can Thang có thành phần từ thiên nhiên như Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Trạch tả, Sài hồ, Cam thảo, Sinh địa, Đại hoàng, Nhân trần có tác dụng thanh nhiệt. Ngoài ra, Long Đởm Giải Độc Gan còn có thêm thành phần Diệp hạ châu, Atiso có công dụng giải độc, cải thiện chức năng Gan.
Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Với sự kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, Dược Bình Đông đã và đang mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả.
Để biết thêm thông tin chi tiết về Dược Bình Đông, bạn có thể gọi đến hotline 028 3980 8808 hoặc tìm mua sản phẩm tại các nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc.