Tìm kiếm

Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh

Viêm khớp

Viêm khớp cùng chậu là một trong những dạng viêm cột sống dính khớp. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây dính khớp, teo cơ vùng mông, đùi và giảm khả năng vận động, thậm chí là dẫn đến tàn phế. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bất thường của bệnh để có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả nhé!

1. Giới thiệu về viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là thuật ngữ Y khoa chỉ tình trạng viêm tại vị trí nối giữa xương cùng với khung xương chậu, nằm ở vùng hông của cơ thể. Khi bị viêm khớp cùng chậu, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ tại cột sống thắt lưng. Cơn đau có thể lan rộng và di chuyển xuống đùi và giữa mông sau vài tiếng.

Hình ảnh về bộ phận khớp cùng chậu của cơ thể người
Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm ở khớp giữa xương chậu và xương cột sống

Viêm khớp cùng chậu thường gặp ở những người mắc các bệnh ở đại tràng như viêm đại tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu sinh dục. Ngoài ra, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai hoặc sau sinh cũng là đối tượng dễ mắc viêm khớp cùng chậu. Bên cạnh đó, những đối tượng viêm cột sống dính khớp hoặc bị tổn thương vùng chậu do tai nạn giao thông, té ngã,… cũng rất dễ mắc phải bệnh lý này. 

Viêm khớp cùng chậu có thể gây đau nhức nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm đa khớp, biến dạng khớp, dính khớp, teo cơ đùi – mông, viêm khớp dạng thấp và thậm chí tệ hơn là bại liệt.

Hình ảnh người đàn ông đang bị đau bụng
Viêm khớp cùng chậu nếu không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu gây ra rất nhiều triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể nhận biết cơ thể mắc bệnh khi gặp các triệu chứng sau:

  • Đau tại vị trí viêm: Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng âm ỉ, buồn nôn, đi tiểu, đại tiện ra máu. Một số người xuất hiện những cơn đau tại cột sống thắt lưng, giữa hai mông, chậu hông. Cơn đau thường diễn ra dai dẳng, tần suất đau nhức nghiêm trọng hơn khi người bệnh ngồi lâu. Đôi lúc người bệnh sẽ cảm thấy cứng và tê dọc xuống hai chân như đau dây thần kinh tọa.
  • Cơ cứng khung chậu: Tình trạng bỏng rát, cơ cứng tại khung chậu thường xảy ra khi người bệnh ngủ dậy. Theo thời gian, triệu chứng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế khả năng vận động: Bệnh lý này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc co, duỗi, gập hoặc khoanh chân như bình thường. Ngoài ra, dáng đi của người bệnh cũng bị thay đổi đáng kể. 
  • Đau nhức ở phụ nữ, đặc biệt là thai phụ: Tình trạng đau nhức xuất hiện cả khi ngồi hoặc nằm. Bệnh sẽ phát triển sau vài tháng mang bầu cho tới khi sinh xong.

3. Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm khớp cùng chậu, một số nguyên nhân phổ biến nhất đó là: 

  • Thoái hóa xương khớp: Càng về già thì nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp càng tăng cao. Vì vậy, người cao tuổi rất dễ có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
  • Viêm khớp: Một số bệnh viêm khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến,… khiến dây chằng bị đứt, bào mòn và hư hại khớp cột sống, trong đó có khớp cùng chậu.
  • Do chấn thương: Những chấn thương khi tập luyện thể thao, tham gia giao thông, sinh hoạt hàng ngày,… có thể gây tác động lên khớp xương cùng chậu và những dây chằng xung quanh và dẫn tới tình trạng viêm.
  • Mang thai: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Khi đó, các cơ và dây chằng của xương chậu có thể giãn ra và khiến cho các khớp cùng chậu lỏng lẻo hơn bình thường. Mang thai cũng tạo áp lực lên các khớp cùng chậu, khiến cho khớp bị hư mòn và dễ bị viêm. 
  • Nguyên nhân khác: Nhiễm trùng; mắc các bệnh gout, lupus ban đỏ,… 

4. Chẩn đoán người bị viêm khớp cùng chậu

Khi phát hiện cơ thể có triệu chứng của viêm khớp cùng chậu, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Để chẩn đoán bệnh chính xác nhất, các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như sau: 

  • Tiến hành khám sức khỏe tổng thể và kiểm tra khả năng vận động của người bệnh.
  • Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh bằng cách xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Một số các chẩn đoán bằng hình ảnh như: chụp X – quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,… giúp phát hiện những bất thường trong khớp. 
  • Tiêm steroid: Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán và hỗ trợ điều trị giảm đau.

5. Phương pháp điều trị viêm khớp cùng chậu

Điều trị viêm khớp cùng chậu như thế nào được chỉ định dựa vào mức độ tổn thương và số khớp bị viêm. Dưới đây là các cách điều trị bệnh phổ biến hiện nay:

5.1. Trị viêm khớp cùng chậu bằng mẹo dân gian 

Chữa viêm khớp cùng chậu bằng mẹo dân gian có ưu điểm tương đối an toàn, lành tính và có khả năng đẩy lùi triệu chứng viêm sưng, đau nhức hiệu quả. Một vài mẹo dân gian bạn đọc có thể tham khảo như sau:

  • Dùng lá lốt: Rửa sạch lá lốt và phơi cho đến khi héo dần (phơi ở bóng râm, tránh ánh nắng vì có thể làm giảm tác dụng). Sau đó sắc 50g dược liệu khô với 500ml nước cho đến khi cạn xuống còn 200ml thì tắt bếp. Chia thành 2 phần, uống trong ngày và sau các bữa ăn.
  • Dùng cà tím: Cà tím rửa sạch, cắt núm và thái thành từng khúc. Sau đó đun nước sôi, cho cà vào nồi và đun thêm 5 phút, ngâm trong nồi cho đến khi nước nguội thì vớt ra ngoài. Tiếp theo, lọc lấy nước cốt cà tím và bảo quản ở nhiệt độ thấp. Uống trước các bữa ăn, mỗi ngày uống 4 lần.
  • Dùng ngải cứu kết hợp rượu trắng: Nguyên liệu gồm 100g lá Ngải cứu và 2 chén rượu trắng. Rửa sạch lá Ngải cứu rồi cho vào nồi, đổ rượu trắng lên và đun nóng. Dùng hỗn hợp này đắp lên vùng bị viêm, sưng. Sau đó dùng miếng vải sạch để băng bó cũng như giữ cho thuốc không bị rơi và ngừng đắp khi thảo dược hết ấm. Mỗi ngày áp dụng cách này từ 1 – 2 lần để giảm tình trạng đau nhức khó chịu.

5.2. Trị viêm khớp cùng chậu bằng Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, viêm khớp cùng chậu được phân loại thành từng thể khác nhau. Mỗi thể sẽ được kê đơn với một bài thuốc tương ứng.

Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang

Bài thuốc này dùng để chữa viêm khớp cùng chậu ở thể hàn thấp. Độc hoạt ký sinh thang có chứa 15 vị, trong đó, Độc hoạt là vị thuốc đóng vai trò chủ đạo.

  • Chuẩn bị: 12g Độc hoạt, 12g Phòng phong, 12g Tần giao, 12g Ngưu tất, 12g Đỗ trọng, 12g Nhân sâm, 12g Phục linh, 12g Thược dược, 12g Đảng sâm, 16 – 40g Tang ký sinh, 4 – 8g Tế tân, 8 – 12g Xuyên khung, 16 – 24g Địa hoàng, 4g Chích thảo, 4g Nhục quế.
  • Cách dùng: Sắc 1 thang thuốc với 5 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát là có thể dùng được. Ngày uống 1 thang, chia làm 2 bát, uống 2 lần sáng và tối (bát thuốc thứ hai sắc tương tự như bát thuốc thứ nhất). Tốt nhất nên uống khi còn ấm để phát huy tối đa hiệu quả của bài thuốc.

Bài thuốc Tứ diệu tán

Bài thuốc chủ yếu điều trị viêm khớp ở thể thấp nhiệt. Tứ diệu tán có công dụng thanh nhiệt giải độc, thư can, lợi thấp và được sử dụng phổ biến cho những ai hay bị đau nhức xương khớp do thấp nhiệt.

  • Chuẩn bị: 10g Ý dĩ, 10g Ngưu tất, 10g Hoàng bá, 10g Thương truật
  • Cách dùng: Tán mịn tất cả các nguyên liệu. Mỗi ngày lấy 12g bột thuốc sắc lấy nước dùng. Chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. Nên dùng thuốc khi còn ấm. 

Bài thuốc Tả quy hoàn

Bài Tả Quy hoàn có công dụng giảm đau đau lưng, nhức mỏi ở cả người trẻ và người già. Ngoài ra, bài thuốc còn giúp bổ can thận, ích tinh,…

  • Chuẩn bị: 320g Thục địa, 160g Thỏ ty tử, 160g Quy bản, 160g Sơn thù, 160g Kỷ tử, 160g Hoài sơn, 160g Lộc giác giao, 120g Ngưu tất.
  • Cách dùng: Giã nhuyễn, tán mịn tất cả các nguyên liệu thuốc. Sau đó, làm quánh bột mịn bằng mật ong, nén thành viên có đường kính khoảng 1,5cm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 6 – 8g thuốc hòa chung với nước ấm.

5.3. Điều trị viêm khớp cùng chậu bằng thuốc Tây y

Đơn thuốc điều trị sẽ được kê tùy thuộc vào mức độ thương tổn và độ nghiêm trọng của bệnh. Một số loại thuốc Tây điều trị viêm khớp cùng chậu thường được chỉ định là: 

  • Thuốc kháng viêm không steroid: Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm sưng, đau nhức, giúp hạ nhiệt cơ thể.
  • Thuốc giãn cơ: Đẩy lùi hiện tượng co thắt hoặc co cứng cơ. Đối với người bệnh bị viêm khớp cùng chậu, thuốc giúp làm giảm tình trạng đau nhức, khó chịu do bệnh gây nên.
  • Thuốc giảm đau: Có công dụng cải thiện khả năng hoạt động cũng như kiểm soát tình trạng đau nhức, tê cứng tại các khớp.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý liên quan.
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Nếu đã sử dụng thuốc chống viêm hoặc giảm đau mà cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ có thể gợi ý dùng thuốc tiêm ngoài màng cứng. Thuốc có khả năng cải thiện triệu chứng sưng viêm, đẩy lùi cơn đau nhức và làm giảm tần suất xuất hiện các cơn đau. Khả năng vận động của người bệnh có thể được cải thiện sau khi dùng thuốc.

Tuy vậy, cần lưu ý nhóm thuốc trị đau nhức khớp cần có sự hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua hoặc sử dụng thuốc, không tự ý thay đổi liều lượng khi sử dụng. 

Các loại thuốc tây dùng để điều trị viêm khớp
Có thể điều trị viêm khớp cùng chậu bằng Tây y

5.4. Trị viêm khớp cùng chậu bằng vật lý trị liệu

Các bài tập vận động và kéo giãn đa dạng có khả năng duy trì sự linh hoạt của khớp. Đồng thời các bài tập tăng cường cũng giúp ổn định các nhóm cơ quanh khớp cùng chậu hơn. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập phù hợp.

5.5. Phẫu thuật và các thủ thuật khác

Trong một số trường hợp đã thử các phương pháp trên mà bệnh không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các biện pháp như sau:

  • Tiêm khớp: Bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticosteroid vào khớp để giảm viêm và giảm đau.
  • Kích thích điện: Một phương pháp khác để giảm đau cho người bệnh là cấy máy kích điện vào xương cùng.
  • Giảm đau bằng tần số vô tuyến: Phương pháp sử dụng năng lượng từ tần số vô tuyến có thể phá hủy một phần hoặc làm tổn thương vĩnh viễn các mô thần kinh gây đau.
  • Phẫu thuật hợp nhất: Đây là kỹ thuật hợp nhất hai xương với nhau bằng phần cứng kim loại, hỗ trợ giảm đau do các phản ứng viêm gây ra. Phương pháp này ít khi được sử dụng, tuy nhiên trong trường hợp khớp cùng chậu bị tổn thương nghiêm trọng và không thể hồi phục thì sẽ được chỉ định phẫu thuật.

6. Chăm sóc người bị viêm khớp cùng chậu

Chăm sóc người bệnh mắc viêm khớp cùng chậu cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Có thể cho người bệnh thực hiện một số bài vật lý trị liệu tại nhà hoặc phòng tập nhằm tăng cường sự linh hoạt và độ dẻo dai cho khớp. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để chọn lựa được bài tập phù hợp và tránh vận động sai tư thế.
  • Cho người bệnh ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tăng cường sức khỏe, tránh những biến chứng. 
  • Cần điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan như viêm đại tràng, trực tràng, thận, tiết niệu, bệnh phụ khoa,… nếu có. 

7. Phòng ngừa viêm khớp cùng chậu

Để phòng ngừa căn bệnh viêm khớp cùng chậu, bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt. Cụ thể như sau: 

  • Bổ sung các loại cá có hàm lượng omega-3 cao như: cá thu, cá mòi, cá hồi,… Nhóm thực phẩm này đã được chứng minh có khả năng cải thiện tình trạng đau khớp, cứng khớp và bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe hơn.
  • Bổ sung các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, dâu tằm, anh đào,… có thể tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh xương khớp.
  • Tăng cường rau xanh để giúp chống oxy hóa, ngăn chặn chất gây ra phản ứng gây viêm tại các khớp. 
  • Ăn nhạt, giảm lượng muối, các thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế tác động ảnh hưởng đến xương khớp. 
  • Tránh xa rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập luyện thể thao giúp xương khớp dẻo dai.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức gây ảnh hưởng tới xương khớp. 
Hình ảnh về các thực phẩm bảo vệ sức khỏe có lợi cho khớp
Bổ sung các chất có lợi cho xương khớp

8. Tổng kết

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý gây ra các cơn đau khó chịu tại vùng thắt lưng và mông cho người bệnh. Việc phát hiện và chẩn đoán bệnh là rất quan trọng để xác định nguồn gốc cơn đau cũng như có kế hoạch điều trị tốt nhất. Ngoài ra, cách chăm sóc khi mắc bệnh cũng có tác động rất lớn tới quá trình điều trị và phục hồi. Các cách chẩn đoán, điều trị và chăm sóc viêm khớp cùng chậu đã được Dược Bình Đông đề cập trên đây, hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn!

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý khá phổ biến. Do đó, hiện nay có những sản phẩm hỗ trợ làm giảm tình trạng đau nhức hiệu quả được nhiều người tin dùng, nổi bật là Thảo Linh Tiên – giải pháp xoa dịu và làm giảm các cơn đau xương khớp dai dẳng. Sản phẩm là sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên như Dây đau xương, Kê Huyết Đằng, Độc Hoạt, Đảng Sâm, Tang Thầm, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Mộc Qua, Cốt Toái Bổ,… giúp bổ xương khớp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do viêm khớp, thoái hóa khớpphong thấp gây ra. 

Viêm khớp
Thảo Linh Tiên giúp giảm các triệu chứng do viêm khớp gây ra

Thảo Linh Tiên thuộc Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông – thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe với hơn 70 năm hoạt động. Để cơn đau xương khớp không còn là trở ngại, hãy tìm hiểu về Thảo Linh Tiên qua website Dược Bình Đông hoặc liên hệ hotline hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)