Ngày nay, viêm đa khớp đã khá phổ biến ở nước ta. Bệnh lý này không chỉ diễn ra ở những người lớn tuổi mà nó đang dần trẻ hóa. Theo thống kê, cứ 100 người mắc bệnh về xương khớp thì có đến 20 người bị viêm đa khớp. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ chi tiết hơn về bệnh lý này cũng như những cách đề phòng để giúp bạn chăm sóc tốt sức khỏe của mình và người thân.
1. Đôi nét về viêm đa khớp
Bệnh viêm đa khớp là bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến khớp. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải bệnh này nhưng nhiều nhất thường là những đối tượng như:
- Người có gia đình có tiền sử mắc bệnh các bệnh lý về xương khớp.
- Người ở độ tuổi từ 40 trở lên.
- Phụ nữ mắc bệnh viêm đa khớp nhiều hơn nam giới.
- Người có thói quen sống không lành mạnh, ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ.
Trên thực tế, nếu bạn mắc bệnh viêm đa khớp mà không chữa trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng như:
- Dính khớp, cứng khớp, teo cơ hoặc có thể là tàn phế. Trong đó, việc khớp bị dính sẽ khiến bạn bị co quắp vùng khớp, gây biến dạng tay hoặc chân nên sẽ gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
- Viêm đa khớp thường xảy ra tại vùng khớp tay, khớp vai, khớp bàn chân, khớp lưng, khớp gối, khớp cùng chậu…. Nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp dạng thấp còn có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, phổi, thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
2. Triệu chứng của viêm đa khớp
Để kịp thời phát hiện và điều trị viêm đa khớp, ngay khi cơ thể có những triệu chứng dưới đây bùng phát đột ngột hoặc phát triển âm ỉ trong thời gian dài thì bạn nên đến khám bác sĩ:
- Khớp bị đau nhức, sưng và nóng
- Biên độ vận động khớp giảm, còn gọi là cứng khớp
- Khớp bị đau cứng khi mới ngủ dậy và giảm sau khi vận động nhẹ
- Những triệu chứng khác: Đổ mồ hôi, sốt, phát ban, chán ăn, sưng hạch bạch huyết, thường xuyên mệt mỏi, uể oải, sụt cân liên tục, suy nhược cơ thể,…
3. Nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm đa khớp
3.1 Yếu tố bệnh lý
Do viêm đa khớp là tình trạng liên quan đến viêm khớp mãn tính nên có thể xuất phát từ các bệnh lý như:
- Các bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp phản ứng, bệnh Lupus, …
- Các bệnh nhiễm trùng: Bệnh Lyme, bệnh lao, bệnh Well, bệnh Whipple; nhiễm Parvovirus, virus Ross River (bệnh do muỗi gây ra), virus viêm gan, quai bị, bệnh sởi và HIV.
- Bệnh viêm mạch máu và viêm khớp tế bào
- Thoái hóa khớp
- Bệnh chuyển hóa ví dụ như suy gan và suy thận
3.2 Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm đa khớp như:
- Thói quen sinh hoạt của bạn không lành mạnh như: hút thuốc, sử dụng chất kích thích,…
- Tuổi tác: người cao tuổi có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn.
- Giới tính: Phụ nữ mắc bệnh viêm đa khớp nhiều hơn đàn ông
- Di truyền: Nếu gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh viêm đa khớp thì khả năng bạn sẽ mắc bệnh cao hơn người khác.
4. Phương pháp chẩn đoán viêm đa khớp
Bệnh viêm đa khớp có các biểu hiện khác nhau nên việc chẩn đoán khá phức tạp. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành nhiều thủ thuật cũng như phương pháp xét nghiệm để xác định vấn đề đang xảy ra là gì. Các phương pháp chẩn đoán đó có thể là:
- Xét nghiệm máu: Để tìm ra trong máu có sự hiện diện của virus hoặc yếu tố dạng thấp (RF), một loại protein có khả năng tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể hay không?
- Khám tổng quát sức khỏe khớp: Để kiểm tra tình trạng giảm biên độ vận động của khớp, sưng nóng khớp,…
- Chụp X-quang, MRI…: Để tìm kiếm nguyên nhân gây đau khớp.
- Xét nghiệm dịch khớp: Để xác định dạng bệnh đang diễn ra như thế nào?
5. Phương pháp điều trị viêm đa khớp
Những phương pháp chữa trị bệnh lý này bao gồm:
5.1. Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc Tây y được sử dụng trong điều trị viêm đa khớp với mục đích giảm đau và cải thiện các triệu chứng kèm theo:
- Thuốc giảm đau, không kháng viêm như Paracetamol.
- Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) như nhóm thuốc chứa Ibuprofen, Naproxen và Diclofenac…
- Thuốc chống thấp khớp ví dụ như Methotrexate.
- Thuốc sinh học để điều chỉnh hệ thống miễn dịch nhằm giảm viêm khớp
- Corticosteroid để kiểm soát tình trạng viêm và giảm đau.
5.2. Vật lý trị liệu
Một số phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, liệu pháp suối khoáng, bùn,… có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị viêm đa khớp.
Ngoài ra, ngâm chân vào nước ấm với gừng trong 30 phút vào mỗi sáng có tác dụng lưu thông máu, giảm tình trạng cứng khớp.
5.3. Phẫu thuật
Trong các trường hợp sử dụng các phương pháp trên mà bệnh vẫn tiến triển nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị bệnh. Phương pháp phẫu thuật chứa nhiều rủi ro nên người bệnh cần lắng nghe tư vấn kỹ từ bác sĩ và cân nhắc trước khi lựa chọn.
6. Cách phòng ngừa viêm đa khớp
Viêm đa khớp là bệnh lý rất dễ mắc phải và gây nhiều vấn đề nghiệm trọng cho sức khỏe. Vì thế bạn nên có các biện pháp phòng tránh, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp. Dưới đây là một số cách phòng tránh viêm đa khớp mà bạn có thể tham khảo:
- Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp
- Ăn uống lành mạnh, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm tinh chế.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với cường độ vừa sức.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Tránh mang vác đồ nặng, hoạt động sai tư thế.
- Giữ ấm cơ thể và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nếu có bệnh.
7. Hướng dẫn chăm sóc người bị viêm đa khớp
Chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Omega-3 có trong các loại cá và các loại hạt.
- Bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin và chất xơ để nâng cao hệ miễn dịch như: bông cải xanh, cà chua, cà rốt, cải xoăn, cần tây,…
- Bổ sung canxi và vitamin D qua sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai
Chế độ sinh hoạt:
- Hướng dẫn người bệnh luyện tập đều đặn các bài tập nhẹ như yoga, bơi lội, đi bộ để tăng độ dẻo dai cho khớp.
- Không nên cho người bệnh mang vác đồ nặng sẽ tạo áp lực lên khớp xương.
8. Tổng kết
Dược Bình Đông hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được tổng quát về bệnh viêm đa khớp. Qua đó cũng biết nên làm gì khi mắc bệnh cũng như các phòng ngừa như thế nào.
Nếu bạn muốn tìm một loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho xương khớp hoặc giúp làm giảm những cơn đau nhức, khó chịu được bào chế từ thiên nhiên, hãy tham khảo qua Thảo Linh Tiên. Thành phần trong sản phẩm này bao gồm: Dây đau xương, Đảng sâm, Đỗ trọng, Tang thầm, Kê huyết đằng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ.
Sự kết hợp hài hòa các dược liệu mang đến công dụng bổ xương khớp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau nhức, đau thần kinh tọa, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra một cách hiệu quả.
Thảo Linh Tiên được sản xuất bởi công ty Dược Bình Đông – Một công ty đã có trên 70 năm kinh nghiệm trong việc sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược thảo thiên nhiên uy tín trên thị trường.
Hãy gọi ngay hotline (028)39 808 808 nếu bạn đang gặp những vấn đề liên quan đến xương khớp và muốn tìm hiểu về Thảo Linh Tiên cũng như các sản phẩm khác của công ty chúng tôi.