Tìm kiếm

Các loại thực phẩm trị ho (món ăn, thức uống) hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Hình ảnh về các loại thực phẩm trị ho hiệu quả

Ho là triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra khi thời tiết thay đổi. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố tác động đến hiệu quả điều trị ho. Vậy khi bị ho nên ăn gì, uống gì? Cùng Y học cổ truyền Dược Bình Đông tìm hiểu các thực phẩm trị ho hiệu quả qua bài viết sau đây.

1. Đôi nét về tình trạng ho và nguyên tắc lựa chọn thực phẩm khi bị ho

1.1. Đôi nét về tình trạng ho

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất kích thích lên đường hô hấp như phấn hoa, khói bụi,… Ho cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Tùy vào nguyên nhân gây ho, người bệnh có thể có một số triệu chứng đi kèm khác như đau, ngứa họng, khô họng, khó nuốt, ợ chua, tức ngực khó thở, sốt trên 3 ngày, chảy mũi nước, đau đầu, mệt mỏi,… 

Một số kiểu ho thường gặp bao gồm: Ho khan, ho có đờm, ho dữ dội, ho gà, ho thóc, ho hen, ho ra máu, ho khó thở/ ho tức ngực, ho nhiều về đêm, ho mãn tính.

Hình ảnh người đàn ông đang bị ho kéo dài
Ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý đường hô hấp

1.2. Tiêu chí lựa chọn thực phẩm trong trị ho

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng ho. Lựa chọn đúng các loại thực phẩm sẽ góp phần hỗ trợ giảm triệu chứng ho, nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật. Một số tiêu chí lựa chọn thực phẩm cho người bị ho bao gồm:

  • Lựa chọn thực phẩm mềm, loãng như canh, súp, cháo, sữa. Các món ăn này chứa lượng nước vừa đủ, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hoá nhưng vẫn chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho người bệnh.
  • Cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể, gồm 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để đảm bảo năng lượng, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể và giúp người bệnh nhanh phục hồi.
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt, kẽm,… giúp duy trì hệ miễn dịch, giảm cơn đau và chống lại các tác nhân gây ho.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, vitamin A giúp tăng khả năng chống oxy hóa và làm dịu cơn ho của người bệnh.
  • Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3 giúp giảm các chất nhầy, đờm do vi khuẩn ho gây ra.
  • Bổ sung thực phẩm có tính kháng khuẩn cao, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,…

2. Gợi ý lựa chọn thực phẩm trị ho

2.1. Khi bị ho nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm sau để chế biến thành các món ăn giúp giảm ho hiệu quả:

  • Mướp đắng: Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là thực phẩm chữa ho hiệu quả. Bạn có thể nấu canh mướp đắng nhồi thịt để trị ho khan, ho có đờm.
  • Củ cải trắng: Trong củ cải trắng có chứa protein, sắt, vitamin B1, vitamin C, carbohydrate, phốt pho,… có tác dụng bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ giảm ho. Canh củ cải thịt băm là món ăn dễ chế biến, giúp hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm hiệu quả. 
Hình ảnh về thực phẩm giảm ho củ cải trắng
Củ cải trắng có thể chế biến thành các món ăn giúp trị ho hiệu quả
  • Rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị ho rất hiệu quả. Bạn có thể xay rau má thành nước uống hoặc nấu canh rau má tươi.
  • Cải cúc: Cái cúc hay còn gọi là rau tần ô có vị ngọt, tính mát, giúp tán phong nhiệt, giảm ho, tiêu đờm. Canh rau cải cúc thịt băm là món ăn bổ dưỡng, giúp hỗ trợ giảm ho. 
  • Thịt gà: Nhiều người cho rằng không nên ăn thịt gà khi bị ho nhưng đây là quan niệm sai lầm. Thực chất, thịt gà có chứa nhiều acid amin, chất béo, các vitamin, canxi, phốt pho và sắt giúp tăng sức đề kháng, chống viêm, tốt cho người bị ho, cảm cúm, cảm lạnh. Súp gà là một món ăn lý tưởng cho những ai muốn giảm ho.
Hình ảnh về thịt gà chuẩn bị chế biến có công dụng tiêu đờm giảm ho
Thịt gà giúp tăng sức đề kháng, chống viêm, tốt cho người bị ho, cảm cúm, cảm lạnh
  • Mía: Trong mía có chứa nhiều thành phần giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng như ho khan, ho có đờm. Bạn có thể ép mía thành nước uống. Nước mía có hàm lượng đường rất cao nên cần thận trọng khi sử dụng để trị ho cho bệnh nhân mắc tiểu đường. 

Xem thêm: Top 7 món ăn bổ phổi giúp tăng cường chức năng phổi

2.2. Khi bị ho nên ăn trái cây gì?

Khi bị ho nên ăn trái cây là câu hỏi của rất nhiều người. Dưới đây là một số loại trái cây tốt cho người bị ho: 

  • : Theo Đông y, quả lê có tính mát, vị ngọt thanh, hơi chua nhẹ và có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, tiêu độc và tiêu đờm. Ngoài ra, trong lê còn có nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như canxi, photpho, chất xơ, các axit amin, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch và cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Bạn có thể chưng lê với đường phèn hoặc ép lấy nước uống để giảm ho.
Hình ảnh về trái lê màu vàng được xem là thực phẩm chữa ho
Lê là trái cây tốt cho người bị ho
  • Nho: Trong nho chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các vitamin B1, B2 và B6, giúp điều hòa khí huyết, bồi bổ thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, nho còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng ho khan, ho có đờm kéo dài và ho do viêm nhiễm. Bạn có thể ăn nho trực tiếp hoặc ép lấy nước uống. 
  • Dứa: Trong dứa có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đồng, folate, mangan và vitamin C. Đặc biệt, thành phần bromelain trong dứa có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa, cải thiện khả năng miễn dịch và giảm ho hiệu quả. 
  • Việt quất: Trong quả việt quất có nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm, vitamin A, B, C, E tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, hàm lượng flavonoid trong việt quất còn có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và cải thiện các triệu chứng ho, viêm họng, đau họng. 
Hình ảnh về quả việt quất trị ho hiệu quả
Việt quất là thực phẩm có nhiều nguyên tố vi lượng như sắt, kẽm giúp giảm ho hiệu quả
  • Táo đỏ: Táo đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe, giảm ho. Trong Đông y, Táo đỏ là vị thuốc được sử dụng để điều trị viêm họng và ho khan. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc làm lê hấp táo đỏ mật ong để trị ho. 
  • Lựu: Theo Đông y, quả lựu có tác dụng thông cổ họng giúp giảm các triệu chứng ho, khô họng. Trong lựu có chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa như polyphenol giúp tăng cường miễn dịch và ngăn chặn sản xuất các chất gây ho. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống. 
Hình ảnh về quả lựu trị ho ở người lớn hiệu quả
Lựu có tác dụng thông cổ họng giúp giảm các triệu chứng ho, khô họng

Xem thêm: Top 10 loại thực phẩm tốt cho phổi, bổ phổi tăng cường sức khỏe hệ hô hấp

2.3. Khi bị ho nên uống gì?

Khi bị ho, bạn có thể sử dụng một số loại nước uống sau giúp giảm ho hiệu quả:

  • Nước lọc: Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, đặc biệt là khi bị ho. Thiếu nước sẽ làm giảm sản xuất chất nhầy để giữ cho cổ họng được bôi trơn tự nhiên, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây đau họng hoặc ho.
  • Mật ong và nước ấm: Mật ong có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có khả năng làm giảm những cơn ho cấp tính ở cả trẻ em và người lớn hiệu quả. Mật ong pha nước ấm là món nước đơn giản giúp trị ho hiệu quả. 
  • Chanh mật ong: Trong chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp long đờm hiệu quả, tăng cường sức đề kháng. Mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm cao. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này mang lại một loại thức uống lý tưởng cho những ai bị ho. Bạn có thể pha ly nước chanh ấm sau đó thêm vào 1 – 2 muỗng mật ong. 
Hình ảnh về chanh và mật ong thức uống giảm ho tại nhà
Chanh mật ong là thức uống lý tưởng để trị ho
  • Trà gừng: Gừng có nhiều chất chống oxy hóa cao, giúp làm dịu cơn ho, giảm đau họng và tăng cường miễn dịch. Bạn có thể pha gừng với chanh, sả hoặc mật ong. 
  • Trà bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu Menthol giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Bạn có thể mua trà ở cửa hàng hoặc tự mình pha trà từ lá bạc hà tươi để uống. 
  • Trà cam thảo: Trong cam thảo có hơn 300 dược chất khác nhau, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi nhanh tổn thương ở niêm mạc họng và giảm các cơn ho dai dẳng. Bạn có thể ngâm cam thảo sống vào nước sôi và uống như trà, ngày uống 2 – 3 lần để trị ho. 
  • Nước ép dứa: Trong dứa có chứa bromelain có công dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp, đặc biệt là ho. Bạn có thể ép nước ép dứa cùng gừng, mật ong, ớt và muối để trị ho.
  • Nước ép giá đỗ: Trong giá có chứa nhiều Vitamin C, vitamin B, vitamin E, canxi, đạm, protein,… có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ho. Bạn có thể ép giá đỗ thành nước để uống trị ho. 

Bên cạnh việc sử dụng các loại thực phẩm, trái cây và nước uống hỗ trợ điều trị ho, bạn có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ đẩy lùi cơn ho. Bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Với thành phần gồm các thảo dược như Bạc hà, Gừng, Atiso, Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới, Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp tăng cường chức năng phổi, hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Sản phẩm đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.

Hình ảnh về phản hồi của khách hàng khi sử dụng Thiên môn bổ phổi Bình Đông
Phản hồi của khách hàng về sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

3. Lưu ý khi sử dụng thực phẩm trị ho

Khi sử dụng thực phẩm trị ho, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tránh tình trạng lạm dụng quá nhiều hoặc sử dụng thực phẩm không phù hợp với thể trạng của cơ thể.

Một số loại thực phẩm cần tránh khi bị ho gồm:

3.1. Các loại đồ tanh, hải sản

Nếu nguyên nhân gây ho do hen suyễn, người bệnh tuyệt đối không nên ăn các món chứa chất tanh như tôm, mực, cá, cua, ốc,… Bởi lẽ trong nhóm thực phẩm này có chứa nhiều protein, một trong những chất gây dị ứng có thể khiến cơn ho kéo dài không dứt, bệnh lâu khỏi.

Ở một số trường hợp, người bệnh khi ăn các món tanh còn có cảm giác khó thở, buồn nôn ói. Đây là nguyên nhân gây kích ứng cổ họng sinh ra các cơn ho dai dẳng.

3.2. Thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, Cay nóng

Các loại thực phẩm xào, chiên rán, nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế sử dụng cho người bị ho. Bởi lẽ khi bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể thường yếu đi, người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi. Việc sử dụng các loại thực phẩm này sẽ gây hại cho dạ dày và gây tăng tiết đờm, khiến bệnh lâu khỏi hơn.

3.3. Thức uống có gas, cồn và chất kích thích

Khi bị ho lâu ngày, người bệnh thường cảm thấy cổ họng đau rát vô cùng khó chịu. Việc sử dụng các loại đồ uống như bia, rượu, cà phê lúc này sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh cũng như để phòng bệnh hiệu quả, bạn tuyệt đối không nên hút thuốc. Đây được xem là một trong những nguyên nhân gây kích ứng cổ họng và dẫn đến ho.

3.4. Hạn chế uống sữa

Sữa là đồ uống cần hạn chế sử dụng khi đang bị ho. Bởi lẽ đây là thực phẩm có khả năng kích thích tạo chất nhầy khiến đờm nhiều lên. Theo các chuyên gia, ngoài việc là nguyên nhân khiến những cơn ho xuất hiện với tần suất dày đặc, sữa còn khiến triệu chứng ho kéo dài, khó có thể điều trị dứt điểm.

3.5. Các loại rau củ chứa nhiều chất nhầy

Một số loại rau củ chứa nhiều chất nhầy người bệnh cần tránh gồm có khoai sọ, củ từ, mồng tơi, rau đay,… Bởi lẽ những loại củ này có chứa hàm lượng chất nhầy cao gây sản sinh và làm tăng chất nhầy trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra một loạt các cơn ho dai dẳng.

3.6. Không sử dụng trái quýt và dừa

Dừa và quýt là các loại trái cây có vị ngọt, mang tính mát nhưng nó lại không thực sự tốt với người bị ho. Đây có thể là nguyên nhân khiến nội tạng của người bị ho dễ bị tổn thương và gây ra cơn ho suyễn. Đồng thời, chất Cellulite có trong quýt còn có khả năng sinh đờm và nhiệt rất cao gây ra các cơn ho có đờm.

Bên cạnh đó, bạn nên có lối sống lành lành mạnh, tập luyện thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe. 

4. Tổng kết 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại thực phẩm trị ho hiệu quả. Bên cạnh việc sử dụng các món ăn, thức uống trị ho, thảo dược trị ho, bạn có thể sử dụng thuốc bổ phổi hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi giúp hỗ trợ đẩy lùi cơn ho. Thiên Môn Bổ Phổi Bình ĐôngThiên Môn Bổ Phổi Bình Đông Trẻ Em của Dược Bình Đông là sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin chọn. 

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn (từ 11 tuổi trở lên): Sản phẩm này được bào chế từ nhiều dược liệu như: Bạc hà, Gừng, Atiso, Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Tang bạch bì, Bình vôi, Kinh giới giúp tăng cường chức năng phổi, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho có đờm, ho khan, ho gió, ho hen, ho lâu ngày không hết, ho về đêm kéo dài, khàn tiếng.

Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên môn bổ phổi bình đông của Dược Bình Đông
Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông chai 280ml dành cho người lớn của Dược Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi chai 90ml dành cho trẻ em (từ 3 – 10 tuổi): Đây là sản phẩm được nhiều phụ huynh lựa chọn khi con trẻ bị ho. Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em được bào chế từ các loại thảo dược như: Trần bì, Bạc hà, Kinh giới, Cát cánh, Tỳ bà diệp, Tang diệp, Tang bạch bì, Tô tử và Mạch môn giúp hỗ trợ giảm triệu chứng ho khan, ho do cảm lạnh, trẻ bị viêm phế quản hoặc viêm họng ở trẻ gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có công dụng bổ phổi, tăng cường sức khỏe của phổi và giúp bé chóng khỏe.

Hình ảnh về thiên môn bổ phổi bình đông dành cho trẻ em
Thiên Môn Bổ Phổi chai 90ml dành cho trẻ em của Dược Bình Đông

Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu đáng tin cậy chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên. Chúng tôi luôn không ngừng nỗ lực, cải tiến mỗi ngày để mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng để hỗ trợ giải quyết nỗi lo của khách hàng một cách hiệu quả nhất. 

Hãy liên hệ đến Hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, tìm hiểu chi tiết những sản phẩm chất lượng có tại Dược Bình Đông!

5. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: Bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm sau để chế biến thành các món ăn giúp giảm ho hiệu quả:

  • Mướp đắng: Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua là thực phẩm chữa ho hiệu quả. Bạn có thể nấu canh mướp đắng nhồi thịt để trị ho khan, ho có đờm.
  • Củ cải trắng: Trong củ cải trắng có chứa protein, sắt, vitamin B1, vitamin C, carbohydrate, phốt pho,… có tác dụng bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ giảm ho. Canh củ cải thịt băm là món ăn dễ chế biến, giúp hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm hiệu quả. 
  • Rau má: Rau má có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị ho rất hiệu quả. Bạn có thể xay rau má thành nước uống hoặc nấu canh rau má tươi.
  • Cải cúc: Cái cúc hay còn gọi là rau tần ô có vị ngọt, tính mát, giúp tán phong nhiệt, giảm ho, tiêu đờm. Canh rau cải cúc thịt băm là món ăn bổ dưỡng, giúp hỗ trợ giảm ho. 
  • Thịt gà: Nhiều người cho rằng không nên ăn thịt gà khi bị ho nhưng đây là quan niệm sai lầm. Thực chất, thịt gà có chứa nhiều acid amin, chất béo, các vitamin, canxi, phốt pho và sắt giúp tăng sức đề kháng, chống viêm, tốt cho người bị ho, cảm cúm, cảm lạnh. Súp gà là một món ăn lý tưởng cho những ai muốn giảm ho.
  • Mía: Trong mía có chứa nhiều thành phần giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng như ho khan, ho có đờm. Bạn có thể ép mía thành nước uống. Nước mía có hàm lượng đường rất cao nên cần thận trọng khi sử dụng để trị ho cho bệnh nhân mắc tiểu đường. 

Trả lời: Khi bị ho, bạn có thể sử dụng một số loại nước uống sau giúp giảm ho hiệu quả:

  • Nước lọc: Bạn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày, đặc biệt là khi bị ho. Thiếu nước sẽ làm giảm sản xuất chất nhầy để giữ cho cổ họng được bôi trơn tự nhiên, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gây đau họng hoặc ho.
  • Mật ong và nước ấm: Mật ong có tính kháng viêm, sát khuẩn cao, có khả năng làm giảm những cơn ho cấp tính ở cả trẻ em và người lớn hiệu quả. Mật ong pha nước ấm là món nước đơn giản giúp trị ho hiệu quả. 
  • Chanh mật ong: Trong chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp long đờm hiệu quả, tăng cường sức đề kháng. Mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm cao. Sự kết hợp của 2 nguyên liệu này mang lại một loại thức uống lý tưởng cho những ai bị ho. Bạn có thể pha ly nước chanh ấm sau đó thêm vào 1 – 2 muỗng mật ong. 
  • Trà gừng: Gừng có nhiều chất chống oxy hóa cao, giúp làm dịu cơn ho, giảm đau họng và tăng cường miễn dịch. Bạn có thể pha gừng với chanh, sả hoặc mật ong. 
  • Trà bạc hà: Trong lá bạc hà có chứa nhiều tinh dầu Menthol giúp kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho. Bạn có thể mua trà ở cửa hàng hoặc tự mình pha trà từ lá bạc hà tươi để uống. 
  • Trà cam thảo: Trong cam thảo có hơn 300 dược chất khác nhau, có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, phục hồi nhanh tổn thương ở niêm mạc họng và giảm các cơn ho dai dẳng. Bạn có thể ngâm cam thảo sống vào nước sôi và uống như trà, ngày uống 2 – 3 lần để trị ho. 
  • Nước ép dứa: Trong dứa có chứa bromelain có công dụng chống viêm, hỗ trợ điều trị các vấn đề hô hấp, đặc biệt là ho. Bạn có thể ép nước ép dứa cùng gừng, mật ong, ớt và muối để trị ho.
  • Nước ép giá đỗ: Trong giá có chứa nhiều Vitamin C, vitamin B, vitamin E, canxi, đạm, protein,… có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm ho. Bạn có thể ép giá đỗ thành nước để uống trị ho.

Trả lời: Dưới đây là danh sách các thực phẩm bạn nên tránh khi bị ho:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Những thực phẩm này khó tiêu và có thể làm tăng sản xuất đờm, khiến ho nhiều hơn.
  • Thực phẩm cay nóng: Thực phẩm cay có thể kích thích cổ họng và làm cho ho nặng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối và chất bảo quản, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và khiến ho lâu khỏi hơn.
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Sữa có thể làm tăng sản xuất đờm ở một số người, khiến ho nhiều hơn.
  • Đường: Đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng gây ho.
  • Rượu và caffeine: Rượu và caffeine có thể làm mất nước, khiến cổ họng bị kích ứng và ho nhiều hơn.

Ngoài việc tránh những thực phẩm này, điều quan trọng là phải uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn cũng nên dùng thuốc ho không kê đơn hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà khác để giúp giảm ho.

Nếu ho của bạn dữ dội hoặc kéo dài hơn hai tuần, hãy đi khám bác sĩ.

Trả lời: Dưới đây là một số món ăn trị ho có đờm hiệu quả:

1. Cháo ức gà hầm hạt sen

Nguyên liệu:

  • Ức gà: 100g
  • Hạt sen: 50g
  • Gạo nếp: 50g
  • Gạo tẻ: 50g
  • Gia vị: muối, tiêu

Cách làm:

  • Hạt sen ngâm nở mềm, ức gà rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
  • Cho gạo nếp, gạo tẻ vào nồi, thêm nước ninh thành cháo.
  • Khi cháo chín, cho ức gà, hạt sen vào hầm thêm 30 phút.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.
2. Canh mướp đắng nhồi thịt
Nguyên liệu
  • Mướp đắng: 2 trái
  • Thịt heo xay: 100g
  • Nấm mèo: 50g
  • Hành lá, ngò rí
  • Gia vị: muối, tiêu, đường
Cách làm:
  • Mướp đắng rửa sạch, cắt đôi, bỏ ruột.
  • Nấm mèo ngâm nở mềm, cắt nhuyễn.
  • Trộn thịt heo xay, nấm mèo, hành lá, gia vị thành hỗn hợp nhân.
  • Nhồi nhân vào mướp đắng.
  • Cho mướp đắng vào nồi nước, hầm đến khi mướp chín mềm.
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn.
3. Cháo gừng
Gừng có tính ấm, vị cay, giúp làm ấm cơ thể, giảm ho, long đờm hiệu quả. Cháo gừng là món ăn đơn giản, dễ làm và phù hợp với mọi lứa tuổi.
Nguyên liệu:
  • Gạo: 50g
  • Gừng tươi: 1 củ nhỏ
  • Hành lá: 1-2 nhánh
  • Muối: 1/2 muỗng cà phê
Cách làm:
  • Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng 500ml nước.
  • Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng.
  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Nấu cháo cho đến khi nhừ.
  • Cho gừng vào nấu thêm 5 phút.
  • Nêm nếm muối cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra tô, rắc hành lá lên trên và ăn nóng.
4. Canh gà hầm hạt sen
Hạt sen có tính bình, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, dưỡng ẩm, an thần. Gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể. Canh gà hầm hạt sen là món ăn bổ dưỡng, giúp trị ho đờm hiệu quả.
Nguyên liệu:
  • Gà ta: 1 con
  • Hạt sen: 100g
  • Nấm hương: 50g
  • Gừng: 1 củ nhỏ
  • Hành lá: 1-2 nhánh
  • Muối: 1 muỗng cà phê
  • Hạt nêm: 1 muỗng cà phê
Cách làm:
  • Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn.
  • Hạt sen ngâm nước cho nở mềm.
  • Nấm hương ngâm nước nóng cho nở mềm.
  • Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái lát.
  • Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
  • Cho gà, hạt sen, nấm hương, gừng vào nồi cùng 1 lít nước.
  • Hầm nhỏ lửa trong 1-2 tiếng cho gà chín mềm.
  • Nêm nếm muối, hạt nêm cho vừa ăn.
  • Múc canh ra tô, rắc hành lá lên trên và ăn nóng.
5. Cháo yến mạch
Yến mạch là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng. Cháo yến mạch là món ăn dễ tiêu hóa, phù hợp với người bị ho đờm.
Nguyên liệu:
  • Yến mạch: 50g
  • Nước: 500ml
  • Sữa tươi: 100ml
  • Mật ong: 1 muỗng cà phê
Cách làm:
  • Yến mạch vo sạch.
  • Cho yến mạch vào nồi cùng 500ml nước.
  • Nấu cháo cho đến khi nhừ.
  • Cho sữa tươi vào nấu thêm 5 phút.
  • Nêm nếm mật ong cho vừa ăn.
  • Múc cháo ra tô và ăn nóng.
Lưu ý:
  • Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Uống nhiều nước lọc để giúp loãng đờm, dễ dàng khạc ra ngoài.
  • Tránh ăn các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
  • Nếu ho có đờm kéo dài, cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)