Mật ong trị ho: 6+ mẹo đơn giản hỗ trợ giảm ho, long đờm, ấm cổ họng

Khám phá cách trị ho hiệu quả với Mật ong kết hợp Chanh đào, Gừng, Tỏi. Hướng dẫn chi tiết cách ngâm, chưng, hấp Mật ong trị ho cho cả người lớn và trẻ em.

Không chỉ mang hương vị ngọt ngào và thơm ngon, Mật ong còn là một trong những thành phần tự nhiên giàu dưỡng chất, nổi bật với khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm dịu cổ họng hiệu quả, giúp giảm nhanh các triệu chứng ho. Nhờ những đặc tính vượt trội này, Mật ong được ưa chuộng trong các bài thuốc dân gian trị ho, phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần biết cách sử dụng Mật ong đúng liều lượng và hợp lý, tránh dùng Mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc Botulism (xảy ra khi trẻ nhỏ nuốt phải bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, chủ yếu trong Mật ong). Qua bài viết này, Dược Bình Đông sẽ hướng dẫn bạn các phương pháp sử dụng Mật ong trị ho hiệu quả và an toàn.

1. Đôi nét về giảm ho bằng Mật ong

Mật ong từ lâu đã được biết đến như một phương thuốc tự nhiên hiệu quả trong việc làm giảm ho, bao gồm cả bệnh ho khanho đờm, đặc biệt là vào những đêm khó chịu. Với tính chất lành tính, dễ tìm và chi phí thấp, Mật ong là lựa chọn quen thuộc của nhiều gia đình và phù hợp cho cả người lớn lẫn trẻ em. 

Mẹo dân gian từ Mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm kích thích và hỗ trợ các vấn đề hô hấp như đau rát họng mà không cần dùng đến thuốc.

Ảnh chụp Mật ong

Mật ong là bài thuốc dân gian hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm ho

Ngoài công dụng giảm ho và làm dịu các triệu chứng, Mật ong còn hỗ trợ cơ thể phục hồi khi mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp như viêm phế quản, cảm cúm nhờ những đặc điểm như sau:

  • Giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể.
  • Giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Dù là phương pháp hỗ trợ hiệu quả tại nhà, nhưng Mật ong không thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị Y khoa khi bệnh trở nặng. Trong các trường hợp ho kéo dài, nặng nề hoặc có liên quan đến các bệnh lý về hô hấp như viêm phổi hay viêm phế quản mãn tính, người bệnh cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

2. Những bài mẹo dân gian trị ho bằng Mật ong

Mật ong từ lâu đã được sử dụng trong dân gian như một giải pháp tự nhiên giúp giảm ho hiệu quả. Với sự linh hoạt trong cách dùng, dưới đây là một số gợi ý đơn giản mà bạn có thể áp dụng để làm dịu cơn ho và cải thiện sức khỏe hệ hô hấp.

2.1. Dùng trực tiếp Mật ong

Dùng trực tiếp Mật ong là một phương pháp đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.

Phương pháp sử dụng:

  • Dùng trực tiếp Mật ong: Sử dụng 1-2 muỗng cà phê Mật ong nguyên chất từ 2-3 lần mỗi ngày giúp làm dịu cổ họng, giảm kích thích và cải thiện triệu chứng ho.
  • Mật ong pha nước ấm: Pha 1 muỗng Mật ong vào một cốc nước ấm và khuấy đều. Uống vào buổi sáng và tối để làm dịu cơn ho, hỗ trợ giảm viêm họng và kháng khuẩn tự nhiên.
  • Trà ấm pha Mật ong: Thêm 1 muỗng cà phê Mật ong vào trà ấm như trà Gừng hoặc trà Bạc hà, để giúp làm dịu cổ họng và giảm ho hiệu quả.

Bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm siro trị ho từ gừng hiệu quả qua bài viết “Cách làm siro trị ho, tiêu đờm tại nhà và những điều cần lưu ý“.

2.2. Nước Gừng Mật ong

Cả Mật ong và Gừng đều có đặc tính chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể và giảm viêm. Do đó, sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này không chỉ giúp giảm các triệu chứng ho, đau họng, giảm đau, giảm viêm mà còn làm ấm cơ thể, cải thiện sức đề kháng. Đây là phương pháp rất phù hợp để sử dụng trong mùa lạnh, khi các vấn đề về hô hấp dễ dàng phát sinh.

Nguyên liệu cần có:

  • Gừng tươi: 1 củ.
  • Nước: 250ml.
  • Mật ong: Vừa đủ để tạo vị ngọt.

Cách làm:

  1. Rửa sạch Gừng tươi, cạo vỏ, cắt lát mỏng.
  2. Đun sôi 250ml nước, cho Gừng đã cắt lát vào nồi và tiếp tục đun từ 10-15 phút để tinh chất từ Gừng tan trong nước.
  3. Khi nước Gừng đã được đun kỹ, cho thêm Mật ong và khuấy đều.
  4. Bạn nên dùng hỗn hợp khi còn ấm. Có thể giữ nước Gừng Mật ong trong bình giữ nhiệt để uống đều đặn 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ để làm dịu cổ họng và giảm ho về đêm.
Ảnh chụp Mật ong và Gừng, Chanh

Kết hợp Mật ong và Gừng giúp giảm viêm

2.3. Tắc chưng Mật ong

Tắc chưng Mật ong là bài thuốc dân gian nổi tiếng với công dụng giảm nhanh các triệu chứng ho và đau rát cổ họng. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp tăng cường sức đề kháng và giữ ấm cơ thể, đặc biệt hữu ích trong những ngày thời tiết lạnh, khi các vấn đề về hô hấp dễ xuất hiện.

Nguyên liệu cần có:

  • Sử dụng 2-3 quả Tắc tươi mọng nước, đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 30 phút, sau đó để ráo và cắt đôi.
  • Dùng Mật ong nguyên chất để đảm bảo hiệu quả kháng khuẩn và giữ nguyên các dưỡng chất quan trọng.

Cách làm:

  1. Đem Tắc rửa sạch và cắt đôi.
  2. Cho Mật ong vào ngập phần Tắc, sau đó đảo đều để Mật ong ngấm vào Tắc.
  3. Đem hỗn hợp Tắc Mật ong đi hấp cách thủy trong khoảng 10-15 phút cho đến khi Tắc quyện với Mật ong thành hỗn hợp đặc sánh.

Cách dùng Tắc chưng Mật ong:

  • Chiết lấy nước Tắc chưng Mật ong để uống trực tiếp hoặc pha thêm một ít nước ấm để uống. Hoặc bạn có thể ngậm và nuốt từ từ trong miệng để giảm nhanh viêm họng, ngứa rát và khàn tiếng.
  • Dùng bài thuốc này 2-3 lần mỗi ngày sau bữa ăn để thấy rõ hiệu quả trong việc trị ho.

Tìm hiểu thêm bài mẹo dân gian Tắc chưng Mật ong trị ho qua bài viết “Tắc chưng mật ong – “tất tần tật” cách làm hiệu quả“.

Ảnh chụp Mật ong và Tắc

Tắc chưng Mật ong giúp tăng cường sức đề kháng và giữ ấm cơ thể

2.4. Chanh ngâm Mật ong

Chanh tươi chứa nhiều vitamin C, mang lại hiệu quả kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm sưng và đau họng, đặc biệt tốt cho những ai đang bị ho có đờm. Khi kết hợp với Mật ong, bài mẹo trị ho này không chỉ giúp làm dịu, hỗ trợ làm giảm đờm trong cổ họng và làm giảm các triệu chứng khó chịu do ho.

Nguyên liệu cần có:

  • 1 – 2 quả chanh.
  • Mật ong nguyên chất.

Cách làm:

  1. Rửa sạch chanh và cắt thành lát mỏng.
  2. Cho các lát chanh vào hũ, sau đó đổ mật ong ngập chanh, trộn đều.
  3. Ngậm từ 2-3 lát chanh mật ong mỗi ngày. Phương pháp này nên thực hiện đều đặn cho đến khi tình trạng ho được cải thiện.

Các phương pháp khác với Chanh và Mật ong:

  • Chanh đào ngâm mật ong.
  • Nước chanh mật ong.
Ảnh chụp chanh đào mật ong tại nhà

Chanh đào Mật ong 

2.5. Hẹ hấp Mật ong trị ho

Theo Đông y, lá Hẹ có vị cay, tính ấm và có khả năng giải độc, làm tan đờm rất hiệu quả. Khi nấu chín, Hẹ chuyển sang tính ôn, giúp làm dịu cổ họng và hỗ trợ giảm ho. Sự kết hợp giữa Hẹ và Mật ong mang lại hiệu quả nhanh chóng trong việc diệt khuẩn, giảm các triệu chứng ho lâu ngày và đau họng kéo dài.

Nguyên liệu cần có:

  • 5 – 10 lá Hẹ.
  • Mật ong nguyên chất.

Cách làm:

  1. Rửa sạch 5 – 10 lá hẹ, để ráo nước và thái nhỏ, cho vào bát.
  2. Đổ mật ong vào tô, sao cho ngập đều lá hẹ đã thái.
  3. Hấp cách thủy hỗn hợp này trong khoảng 10 phút đến khi Hẹ mềm.
  4. Chắt lấy phần nước từ hỗn hợp và uống 3 lần  mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 muỗng cà phê.

Bạn có thể đọc thêm qua cách trị ho khác bằng Hẹ qua bài viết “Cách dùng lá Hẹ trị ho giúp giảm nhanh cơn [Ho, Đau họng, Viêm họng] tại nhà“.

2.6. Tỏi hấp Mật ong trị ho

Tỏi là một nguyên liệu tự nhiên với công dụng kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Trong dân gian, Tỏi được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp nhờ vào hoạt chất Allicin có khả năng ức chế vi khuẩn, virus. Khi kết hợp với Mật ong – dược liệu làm dịu và kháng khuẩn tự nhiên, bài mẹo này giúp giảm ho và làm dịu cổ họng bị kích thích.

Nguyên liệu cần có:

  • 1 củ tỏi đã bóc vỏ.
  • Mật ong nguyên chất.

Cách làm:

  1. Bóc vỏ Tỏi, cắt đôi và cho vào tô nhỏ.
  2. Đổ Mật ong vào tô sao cho ngập mặt tỏi.
  3. Hấp cách thủy hỗn hợp trong khoảng 20 phút để các dưỡng chất trong Tỏi và Mật ong hòa quyện.
  4. Chắt lấy nước và dùng 3 lần mỗi ngày.

Tìm hiểu thêm các bài mẹo dân gian trị ho khác từ Tỏi

2.7. Các phương pháp khác

Bên cạnh những phương pháp trên, Mật ong còn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu tự nhiên khác để hỗ trợ giảm ho và các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp. Dưới đây là một số cách khác để sử dụng Mật ong trong việc trị ho:

  • Mật ong Giấm táo: Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, khi kết hợp với Mật ong sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm viêm và làm sạch đường hô hấp. Để sử dụng, pha một thìa Mật ong và một thìa giấm táo vào nước ấm và uống từ từ.
  • Mật ong Nghệ: Nghệ chứa Curcumin – một hoạt chất kháng viêm và chống oxy hóa mạnh. Khi kết hợp với Mật ong, phương pháp này giúp giảm viêm họng, giảm ho và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch. Trộn đều tinh bột nghệ và mật ong trong hũ thủy tinh để tạo thành hỗn hợp sánh mịn. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng 1 muỗng mỗi ngày.
  • Mật ong và Củ cải trắng: Củ cải trắng có tác dụng làm dịu cổ họng và giảm viêm. Cách làm là gọt vỏ Củ cải, xay nhuyễn, sau đó trộn với Mật ong và uống.
  • Lê Mật ong trị ho: Lê có tính mát, giúp làm dịu cổ họng và giảm kích ứng. Để sử dụng, gọt vỏ và cắt nhỏ một quả Lê, sau đó trộn với Mật ong và để ngâm trong vài giờ. 

 

Ảnh chụp Lê và Mật ong

Có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu tự nhiên khác để giảm triệu chứng ho

3. Thông tin cần biết khi sử dụng mẹo giảm ho, đau họng từ Mật ong

3.1. Lưu ý khi sử dụng

Việc sử dụng các bài thuốc dân gian giảm ho, trong đó có Mật ong, đòi hỏi sự cẩn trọng để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất. Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ khi áp dụng các mẹo dùng Tỏi trị ho như sau:

Lưu ý:

  • Có thể sử dụng Mật ong mỗi ngày nhưng với lượng vừa phải và hợp lý, khoảng 24 – 36g mỗi ngày để thực phẩm này phát huy tối đa lợi ích cho sức khỏe.
  • Chọn Mật ong nguyên chất có nguồn gốc rõ ràng, uy tín và đảm bảo chất lượng. Sử dụng Mật ong không quá 4 – 5 lần mỗi ngày vì Mật ong chứa nhiều đường.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Mật ong để trị ho, đặc biệt đối với người bệnh tiểu đường, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú là những đối tượng cần thận trọng.
  • Hiệu quả của phương pháp trị ho bằng Mật ong còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, nhưng nhìn chung là cần có thời gian dài để phát huy khả năng hỗ trợ giảm đau. 
  • Sử dụng Tỏi trong trường hợp nhẹ và không thay thế hoàn toàn cho thuốc chữa bệnh.
  • Trong quá trình sử dụng Tỏi nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường hãy ngừng ngay và báo cho bác sĩ.

3.2. Tác dụng không mong muốn khi dùng Mật ong

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng rộng rãi trong các biện pháp điều trị dân gian. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều hoặc không đúng cách có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Gây táo bón và đầy hơi.
  • Gây đi ngoài, đau bụng.
  • Chức năng tiêu hóa rối loạn.
  • Tăng nồng độ đường ở người mắc tiểu đường.
  • Gây dị ứng.
  • Làm hại răng.

3.3. Kết hợp phương pháp giảm ho, đau họng khác

Bên cạnh việc sử dụng Mật ong để trị ho và đau họng, có thể kết hợp thêm một số phương pháp khác để cải thiện hiệu quả điều trị, giúp làm dịu cổ họng nhanh chóng. Dưới đây là một số biện pháp mà bạn có thể sử dụng:

  • Uống nước ấm, đảm bảo uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho đường hô hấp luôn ẩm và giúp loại bỏ chất nhầy.
  • Uống trà thảo dược có công dụng giảm ho, bổ phổi như trà Hoa Cúc, trà Bạc hà, trà Gừng, trà Cam thảo.
  • Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày.
  • Sản phẩm hỗ trợ cho hệ hô hấp: Dung dịch súc miệng, Vitamin, xịt giảm đau họng, máy tạo độ ẩm không khí và tinh dầu giảm ho. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Top 7 sản phẩm giảm đau họng hiệu quả và an toàn“.
  • Sử dụng kẹo ngậm trị ho từ thảo dược thiên nhiên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Viên ngậm ho Thiên Môn Bình Đông, được chiết xuất hoàn toàn từ 100% thảo dược thiên nhiên. Sản phẩm này đặc biệt chứa Đông trùng hạ thảo cùng các thảo dược như Cao Tỳ Bà Diệp, Thiên Môn Đông, Xuyên Bối Mẫu, Húng chanh, Bạc hà và Lá thường xuân, giúp giảm nhanh cơn ho và hỗ trợ giảm đờm hiệu quả.

 

Hình chụp sản phẩm viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông (Hộp 10 vỉ)

Viên Ngậm Thảo Mộc Ho Thiên Môn phù hợp cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên

3.4. Kết hợp các thói quen có lợi cho sức khỏe

Việc xây dựng những thói quen lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa các triệu chứng ho. Một số thói quen tốt mà bạn nên duy trì bao gồm:

Người phụ nữ đang nằm tư thế đúng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm đau lưng và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu

Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để cải thiện sức khỏe

  • Tránh ở trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc hóa chất. Đảm bảo nhà ở và nơi làm việc luôn sạch sẽ, thoáng khí.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần cho các hoạt động như đi bộ hoặc yoga để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe tổng thể. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết “Bài tập thể dục nào tốt cho người phổi yếu? Khi nào cần gặp bác sĩ“.
  • Giảm căng thẳng và duy trì tinh thần thoải mái bằng cách tham gia các hoạt động thư giãn như đọc sách, nghe nhạc hoặc tập thiền.
  • Thực hiện các bài tập thở tốt cho phổi.

3.5. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bác sĩ để thăm khám

Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám hô hấp khi tình trạng ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc ho dữ dội mặc dù đã áp dụng các biện pháp giảm đau. Ngoài ra, cần chú ý đến những dấu hiệu cảnh báo bất thường khác:

  • Ho ra máu kéo dài hoặc có đờm màu vàng, xanh hoặc mùi hôi.
  • Khó thở, thở khò khè hoặc cảm giác không nhận đủ không khí.
  • Đau ngực dữ dội, đặc biệt khi hít thở sâu hoặc ho.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi cực độ hoặc mất cảm giác ngon miệng.
  • Sốt cao kéo dài, ớn lạnh hoặc ra mồ hôi đêm.
  • Môi hoặc đầu ngón tay chuyển sang màu xanh tím, biểu hiện của thiếu oxy.
Người bệnh thăm khám bác sĩ chuyên khoa để chân đoán bệnh

Nên đến bác sĩ thăm khám để được điều trị phù hợp

4. Tổng kết

Mật ong được biết đến với công dụng trị ho nhờ tính ấm theo Đông y và các hợp chất chống viêm theo Tây y. Tuy nhiên, chúng chỉ nên được sử dụng cho những trường hợp ho nhẹ. Đối với các bệnh lý nặng, người bệnh cần theo dõi triệu chứng đi kèm và thăm khám bác sĩ kịp thời.

Ngoài việc sử dụng Mật ong, bạn hãy kết hợp với những thói quen lành mạnh như ăn uống đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và tập thể dục để hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Trong trường hợp nguyên nhân ho là từ các bệnh lý nghiêm trọng, việc thăm khám sớm là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe.

Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực dược phẩm với 70 năm kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên chuyên môn cao, tận tâm luôn nghiên cứu và phát triển sản phẩm chất lượng, tự hào đồng hành cùng sức khỏe người tiêu dùng Việt. Hãy liên hệ hotline (028).39.808.808 hoặc email info@binhdong.vn để được tư vấn nhanh chóng.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/mat-ong-bai-thuoc-chua-ho-hieu-qua-vi

https://hellobacsi.com/ho-va-benh-duong-ho-hap/cac-van-de-ho-hap-khac/tri-ho-bang-mat-ong/

https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/cach-tri-ho-bang-mat-ong-1562534

https://laodong.vn/suc-khoe/nhung-cach-tri-ho-bang-mat-ong-hieu-qua-bat-ngo-660053.ldo

https://www.mayoclinic.org/symptoms/cough/expert-answers/honey/faq-20058031

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng