Lê trị ho: Top 6+ bài thuốc dân gian giải nhiệt, tiêu đờm, giảm ho hiệu quả

Lê trị ho: Top 6+ mẹo trị ho hiệu quả cho mọi lứa tuổi

Lê là loại loại trái cây quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày với các tên gọi khác như Khoái quả, Ngọc nhũ, Mật văn,… Đồng thời, Lê cũng là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông) về tư âm nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, giúp hỗ trợ nhiều bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Trong Đông y, Lê có tính mát, vị chua ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, trừ ho, tiêu đờm. Theo Y học hiện đại, một nghiên cứu đăng trên Thư viện y tế quốc gia (Mỹ) cho thấy Lê chứa hàm lượng lớn Flavonoid, Triterpenoids. Ngoài ra, Lê chứa các thành phần như vitamin C, PP, Beta-carotene, Protein, Axit folic và các khoáng chất Canxi, Sắt, Phốt pho. Việc dùng Lê trị ho là phương pháp tự nhiên, an toàn và dễ thực hiện, hỗ trợ làm dịu các triệu chứng như ho, long đờm, đau họng,… Hãy cùng Dược Bình Đông khám phá 6+ cách dùng Lê để giảm triệu chứng khó chịu trong bài viết này nhé!

1. Đôi nét về mẹo trị ho bằng Lê

Lê có tính mát, vị chua ngọt và giàu vitamin. Mẹo trị ho từ Lê phổ biến với nguyên liệu tự nhiên, lành tính, dễ tìm và cách chế biến đa dạng, dễ làm tại nhà giúp cho việc trị bệnh trở nên dễ dàng. Bạn có thể sử dụng bằng nhiều cách như ăn, uống, ngậm với mức chi phí hợp lý. Nhờ đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng và các ưu điểm trên, Lê phát huy công dụng trong việc điều trị các vấn đề về hô hấp cụ thể như sau:

Lê là trái cây giúp trị ho hiệu quả

Lê có tính mát, vị chua ngọt và giàu vitamin thường được dùng điều trị các vấn đề về hô hấp

Ngoài ra, dùng Lê còn có các công dụng như sau: Chống viêm, cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa chứng suy hô hấp cấp do tổn thương phổi (triệu chứng có thể gây suy đa cơ quan, tử vong cho người bệnh), giảm nguy cơ tiểu đường tuýp II, giảm cân, hỗ trợ phòng ung thư, tốt cho tim mạch, phòng ngừa loãng xương,…

Mặc dù đây là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả tại nhà, nhưng không thể sử dụng nó như một giải pháp thay thế các phương pháp điều trị bệnh khác. Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, đặc biệt khi liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản mãn tính.

Xem thêm: Đau họng kèm theo các cơn ho thì nên ngậm gì?

2. Top 6+ cách trị ho bằng Lê

Theo Bản thảo huyền tông, Lê để sống có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo cho lục phủ và nếu nấu chín thì bổ âm cho ngũ tạng. Sách khác viết: “Lê để sống giúp giảm ho tiêu đờm, lê nấu chín giúp dưỡng âm bổ dịch”. Vì vậy, các thành phẩm (nước Lê, cao Lê, siro Lê, cháo Lê,…) có thể được thực hiện tại nhà bằng cách dùng sống trực tiếp hoặc hầm, hấp, chưng riêng biệt hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác.

Làm ngay: Tiêu đờm, trị ho với 7 loại siro phổ biến

2.1. Dùng Lê không kết hợp với các thảo dược khác 

Một trong những mẹo làm giảm ho, giúp tiêu đờm là dùng quả Lê trực tiếp, không cần kết hợp với các loại thảo dược khác, bằng cách:

  • Ăn trực tiếp: Bạn có thể ăn lê trực tiếp bằng cách gọt vỏ, cắt thành từng miếng và thưởng thức để giảm ho, tiêu đờm. Phương pháp này đơn giản, an toàn cho mọi lứa tuổi. 
  • Uống nước Lê ép hoặc xay: Gọt vỏ, bỏ lõi lê, sau đó ép hoặc xay để uống tươi nguyên chất hoặc cho thêm đường hoặc sữa để giải khát, chữa khô miệng, họng, ho, khản tiếng. 
  • Ăn cháo Lê: Chuẩn bị 3-5 quả Lê cùng 60g gạo. Đem thái nhỏ ép lấy nước cho vào cháo đã nấu nhừ, khuấy đều, đun sôi lại rồi ăn nóng giúp chữa ho, suy nhược ở trẻ em và người già.
Nước ép lê giải khát giảm nhiệt miệng

Nước ép lê giúp giải khát, chữa khô miệng, ho, khản tiếng

2.2. Lê và Mật ong trị ho

Lê và Mật ong có vị ngọt tự nhiên, có thể dùng cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai mệt mỏi với các cơn ốm nghén. Ngoài việc giúp giảm nhanh triệu chứng ho, Lê và Mật ong còn mang lại tác dụng làm dịu đờm cổ họng, giảm tình trạng khản tiếng.

Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi do Mật ong có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Tìm hiểu thêm về công dụng chữa ho của Mật ong.

Nguyên liệu: Mật ong, Lê.

Cách làm Lê hấp mật ong:

  1. Lê rửa sạch sau đó gọt vỏ và cắt miếng vừa ăn. 
  2. Cho Lê vào cái bát, thêm khoảng 3 muỗng Mật ong và đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. 
  3. Với trẻ em đem chắt lấy nước cho dùng, còn người lớn có thể ăn cả Lê, duy trì dùng liên tục 3 – 5 ngày để thấy hiệu quả. 

Bạn cũng có thể kết hợp Mật ong và Lê để làm cao Lê với cách làm như sau:

  1. Lấy 1,5kg Lê lọc bỏ lõi và hạt đem ninh nhừ.
  2. Cho lượng vừa phải Mật ong rồi trộn đều và đánh nhuyễn. Cho vào lọ ăn dần. 

Cách dùng: Mỗi lần 2 thìa cà phê hòa vào nước sôi. Có thể dùng trong trường hợp bị ho đờm lẫn máu, khản tiếng, họng khô.

Sử dụng lê với mật ong giúp giảm dịu họng

Kết hợp Lê và Mật ong giúp giảm ho, dịu cổ họng, giảm khản tiếng

2.3. Lê và Gừng trị ho

Từ lâu, tính cay, ấm của Gừng đã được biết đến với công dụng giúp chữa các bệnh đường hô hấp, ho có đờm, ho khan. Do đó, sự kết hợp của Gừng với Lê không chỉ làm tăng hiệu quả chữa bệnh mà còn có những công dụng khác như: cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm tình trạng đau họng và làm dịu các triệu chứng khó chịu khi họng bị viêm.

Nguyên liệu: 2 quả Lê chín; 1 củ Gừng nhỏ; 1 phần 4 tách Mật ong (khoảng 60ml); 2 ly nước (khoảng 500ml); Chút muối.

Cách làm siro Lê Gừng:

  1. Lê gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ hoặc có thể nghiền Lê thành dạng nước.
  2. Gừng cạo bỏ vỏ rồi cắt thành lát mỏng hoặc đem thái sợi.
  3. Cho Lê, Gừng và Mật ong vào bát và khuấy trộn đều lại với nhau.
  4. Để yên hỗn hợp trong 30 phút để cho Lê và Gừng ngấm đều Mật ong
  5. Cho hỗn hợp vào nồi cùng với 1 phần 2 tách nước và đun sôi. Sau đó, cho nhỏ lửa lại và nấu đến khi lượng nước trong nồi giảm đi một nửa. Bạn cũng nên khuấy đều hỗn hợp để tránh bị cháy.
  6. Tắt bếp và để siro nguội rồi đổ siro qua một lớp vải lọc để loại bỏ đi Gừng và Lê.
  7. Cho siro vào một lọ thủy tinh sạch và để trong tủ lạnh để bảo quản. Kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy cải thiện tình trạng ho.

Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi do Mật ong có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Trong trường hợp cần thêm độ ngọt cho siro, bạn có thể thay thế bằng đường phèn.

Kết hợp Gừng và Lê giúp giảm ho

Kết hợp Gừng và Lê là một trong những cách chữa ho thường được sử dụng

2.4. Lê hấp đường phèn 

Đường phèn có vị ngọt thanh, tính mát giúp thanh nhiệt, nhuận tràng. Theo y học cổ truyền, đây còn là phương pháp giúp giảm ho, tiêu đờm do cảm lạnh hiệu quả, dùng được cho nhiều đối tượng kể cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Nguyên liệu: Lê, đường phèn. 

Cách làm: 

  1. Rửa sạch Lê đem cắt bỏ phần đầu, lọc bỏ lõi và hạt, sau đó cho một ít đường phèn vào bên trong.
  2. Lê chưng cách thủy cho đến khi đường phèn tan hết, trong khoảng 15 phút.
  3. Uống phần nước và ăn quả Lê, duy trì ngày sử dụng 1 – 2 quả cho đến khi các triệu chứng ho thuyên giảm hẳn.

Lưu ý: Lê hấp đường phèn trị ho an toàn cho cả phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng vì có một số trường hợp cơ địa không phù hợp với phương pháp này.

Lê hấp đường phèn với táo tàu

Lê hấp đường phèn giúp giảm đờm, giảm ho hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể thêm một số nguyên liệu khác vào Lê và đường phèn để tăng hương vị và chữa trị theo từng triệu chứng cụ thể khác nhau: 

  • Kết hợp với Kỷ tử và Táo tàu: Ngoài tác dụng chính là giảm triệu chứng viêm phổi còn có tác dụng bổ phế, giải độc, thanh nhiệt, làm thuốc điều hòa cơ thể. Bạn có thể sử dụng thêm 1 muỗng quả Kỷ tử và 5-8 quả Táo tàu khô cho vào hỗn hợp Lê hấp đường phèn. 
  • Kết hợp với bột Xuyên bối mẫu: Bạn có thể sử dụng thêm 10g bột Xuyên bối mẫu cho vào hỗn hợp Lê hấp đường phèn giúp chữa ho kéo dài, ho khan hoặc đờm đặc, viêm phế quản. 
  • Kết hợp với Hà – Sâm – Hạnh: Thường dùng chữa viêm phế quản, với các nguyên liệu bao gồm Hạnh nhân (Hạnh nhân bỏ mầm, vỏ lụa), Sa sâm, lá Dâu.
  • Kết hợp với Đậu đen: Dùng quả Lê to, cắt nắp rồi khoét bỏ phần hạt, sau đó nhồi đầy Đậu đen đã được ngâm mềm vào cùng đường phèn rồi đậy nắp, om đến nhừ giúp tiêu đờm, hết ho hen khó thở.
  • Kết hợp với Bách hợp: Dùng 1 quả Lê to, cùng 10-15g Bách hợp thái nhỏ và đường phèn đem đun sôi kỹ rồi ăn cái uống nước. Mẹo này thường được dùng trong trường hợp lao phổi thuộc âm hư với biểu hiện sốt nhẹ về chiều, má đỏ, ho tức ngực, ra mồ hôi,…

Lưu ý: Cách làm này tuy không tốn nhiều chi phí nhưng bạn cần bỏ nhiều công sức để thực hiện từ giai đoạn lựa chọn nguyên liệu đến cả giai đoạn thực hiện. Đối với những ai đang bận rộn, bạn có thể lựa chọn phương án sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có nguồn gốc từ thảo dược để tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đạt được hiệu quả tích cực.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông – giải pháp từ thảo dược giúp giảm ho, bổ phổi hiệu quả

2.5. Lê hấp Củ cải

Lê hấp Củ cải thích hợp với chứng phế âm hư nhược, sốt về chiều, ho kéo dài, đờm đặc và ít, tiểu tiện vàng và ít, táo bón, suy nhược.

  • Nguyên liệu: Lê 1kg (đã bỏ hạt), Củ cải trắng 1kg, Gừng sống 250g, Sữa đặc 250g, Mật ong 250g. 
  • Cách làm: Lê, Củ cải, Gừng đem xay hoặc ép nước riêng từng thứ, cho nước Củ cải và nước Lê vào nồi nấu sôi mạnh rồi mở nhỏ lửa xuống đến khi chín nhừ sền sệt như keo thì cho sữa nóng, nước Gừng, Mật ong vào khuấy đều, tiếp tục đun trong nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội rồi cho vào bình. 
Lê hấp củ cải là mẹo trị ho thường dùng

Lê hấp Củ cải là mẹo trị ho được nhiều người áp dụng

2.6. Lê và Ngó sen

Lê kết hợp với Ngó sen được dùng để chữa ho khan, họng khô khát.

Nguyên liệu: Lê 500g, Ngó sen 500g 

Cách làm:

  1. Lê gọt vỏ bỏ hạt, Ngó sen bỏ đốt, lột vỏ, thái vụn. 
  2. Vắt lấy nước cả 2 nguyên liệu trên.
  3. Sau đó đem trộn 2 thứ với nhau và uống thay nước.

Lưu ý: Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm nước Củ ấu, nước Rễ cỏ tranh, nước Ngó sen, nước Đại mạch vào hỗn hợp này để tiêu đờm, thông đại tiện.

2.7. Các mẹo khác

Ngoài những mẹo giúp giảm cơn đau họng ở trên, bạn còn có thể kết hợp Lê tươi, Lê khô với các loại nguyên liệu khác để cho ra các thành phẩm trị ho tùy theo thể bệnh. 

Hình chụp Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi và Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em giúp giảm ho, bổ phế

Một số mẹo khác mà bạn có thể thử ngay tại nhà như:

  • Lê thịt Ngỗng: Thịt ngỗng 250g (bỏ mỡ, da, chặt miếng), Lê 1 trái (loại to, bỏ hạt), bách hợp 30g, bắc hạnh nhân 10g. Tất cả cho vào nồi, thêm nước vừa đủ, đun sôi rồi hạ lửa nhỏ, tiếp tục nấu thêm 1 tiếng. Cho gia vị và ăn khi còn nóng. Có công dụng bổ hư, chữa ho kéo dài, viêm phế quản, nhuận phế, hóa đàm, trị ho có đờm lẫn máu lâu khỏi. Đọc thêm các món ăn, trái cây, thức uống giúp giảm triệu chứng ho khạc nhiều đờm
  • Mứt lê thập cẩm: Lê 20 quả, Ngó sen 1kg, Cà rốt 1kg, Mật ong 250g, Mạch nha 150g, Mạch môn 100g, Sinh địa 100g, Rễ cỏ tranh 100g, Gừng tươi 50g. Luộc kỹ Mạch môn, Rễ cỏ tranh, Sinh địa, lọc lấy nước bỏ bã. Lê gọt vỏ và bỏ hạt; Ngó sen, Cà rốt, Gừng tươi giã vắt lấy nước. Trộn đều tất cả, quấy kỹ, cô đặc, sau đó cho Mật ong và Mạch nha vào, tiếp tục cô quánh. Để vào lọ dùng dần. Mỗi ngày ngậm một thìa vào sáng và tối. Công dụng: trị ho lao, đờm có máu, sốt về chiều, thổ huyết, ho lâu ngày mất tiếng.
  • Lê kết hợp Hoa hồng và Ngân nhĩ: Lê 2 quả, Hoa hồng bạch 3 bông, Ngân nhĩ 50g, Bối mẫu 5g, Đường phèn 100g. Thái Lê thành từng miếng, rửa sạch Hoa hồng, đem Ngân nhĩ ngâm mềm và ngâm Bối mẫu trong giấm. Cho nước vào nồi, nấu Lê, Ngân nhĩ, Bối mẫu và Đường phèn trong 30 phút. Sau đó, thêm Hoa hồng vào, nấu thêm một chút nữa. Công dụng: Chủ trị phế hư, ho khan, khó thở, đoản hơi.
  • Các cách kết hợp khác như: Lê và Mía, Lê và Trần bì, Lê và La hán,… dùng để sắc nước uống chữa viêm họng mạn.

Đọc thêm: Các loại thực phẩm dành cho người bị đau rát họng

3. Thông tin cần biết khi sử dụng Lê trị ho

3.1. Lưu ý khi sử dụng

Để tránh tác dụng phụ, người có triệu chứng dị ứng với một số thành phần tự nhiên của quả lê nên cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra bạn cần lưu ý những điều sau: 

  • Đối tượng không nên dùng: Không dùng các mẹo trên cho trẻ dưới 1 tuổi. Không dùng cho những người có vấn đề về tiêu hoá như lạnh bụng, bị tiêu chảy (bởi vì tính hàn của Lê).
  • Lê không thay thế thuốc chữa bệnh: Mặc dù Lê chưng có thể giúp giảm tình trạng ho khan và ho có nhiều đờm, nhưng nó không thể thay thế cho việc điều trị các bệnh ho do nhiễm khuẩn. Đồng thời, Lê là bài thuốc từ thiên nhiên nên tác dụng của phương pháp này khá chậm, người bệnh phải kiên trì sử dụng, tránh nóng vội mà lạm dụng, gây tác dụng không mong muốn.
  • Tương tác thuốc: Lê tuy lành tính nhưng khi kết hợp với một số loại thuốc nam có thể gây dị ứng. Do đó, nên cân nhắc trước khi sử dụng. 
  • Cách sử dụng an toàn: Khi chế biến các mẹo này cho trẻ nhỏ, ba mẹ chỉ nên dùng nước Lê cho bé uống. 
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nếu bạn đã áp dụng các phương pháp chưng Lê, nhưng tình trạng ho của bé vẫn kéo dài mà không cải thiện thì cách tốt nhất là nên thảo luận với bác sĩ.
  • Tiêu chí lựa chọn: Chọn những nguyên liệu tươi mới và có nguồn gốc chất lượng uy tín, rõ ràng, đúng liệu lượng tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của người sử dụng.
Lê trị ho là một bài dân gian phổ biến

Lê trị ho là cách chữa dân gian hiệu quả khi bệnh mới bắt đầu và các triệu chứng nhẹ

3.2. Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Dùng Lê trị ho chỉ có tác dụng khi bệnh mới bắt đầu, triệu chứng nhẹ. Vì thế, bạn chỉ nên sử dụng Lê như một biện pháp hỗ trợ, không thay thế thuốc tây trong các trường hợp bệnh nặng.

Mỗi căn bệnh về có phác đồ điều trị riêng. Vì vậy, để chữa bệnh lý về hô hấp hiệu quả, điều đầu tiên là phải xác định đúng nguyên nhân gây tổn hại. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một vài thủ thuật giúp chẩn đoán như xét nghiệm, chụp Xquang, CT,… nhằm tìm hiểu về tình trạng của hệ hô hấp này, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp:

  • Điều trị nội khoa: Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các nguyên nhân gây bệnh lý liên quan. Bạn có thể tham khảo thêm các loại thuốc trị ho tại bài viết “Top 3 thuốc trị ho khan giảm viêm họng hiệu quả và lưu ý khi sử dụng“.
  • Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật có thể được chỉ định trong một số trường hợp nghiêm trọng.

3.3. Kết hợp cùng các phương pháp hỗ trợ khác để nhanh chóng hồi phục

Bạn cần kết hợp việc dùng mẹo trị ho với các biện pháp khác để thời gian phục hồi rút ngắn hơn:

Những người phụ nữ đang tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể thư giãn mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể

3.4. Dấu hiệu cho thấy bạn cần đến bác sĩ để thăm khám

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng sau, hãy đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa hô hấp để được thăm khám kịp thời:

4. Tổng kết

Lê trị ho là một trong những cách dùng dân gian đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người lựa chọn để giảm ho, tiêu đờm, giảm đau họng. Có nhiều cách trị ho bằng quả Lê, từ phương pháp đơn giản như ăn trực tiếp cho đến việc kết hợp với các nguyên liệu khác để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, các phương pháp này đều chỉ hỗ trợ trong giai đoạn bệnh mới khởi phát với các triệu chứng nhẹ chứ không thay thế được thuốc tây trong các trường hợp bệnh nặng.

Bên cạnh những cách dùng Lê trị ho, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm như Thiên Môn Bổ Phổi 280ml, Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ em, Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông để bổ phế, giúp tăng cường sức khỏe hệ hô hấp, giảm các triệu chứng ho, khan tiếng, đờm, sổ mũi. Các sản phẩm đều có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính, có thể yên tâm khi sử dụng dài ngày.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi của Dược Bình Đông dùng cho đối tượng từ 11 tuổi

Hình chụp sản phẩm viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông (Hộp 10 vỉ)

Viên ngậm thảo mộc ho Thiên Môn Bình Đông với thành phần là các loại thảo dược quý như Đông trùng hạ thảo, Tỳ bà diệp, Thiên môn đông,…

Dược Bình Đông là một trong những công ty Dược phẩm uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, đạt được nhiều giải thưởng như “Sản phẩm cho sức khỏe cộng đồng”. Mỗi sản phẩm của công ty đều được chăm chút tỉ mỉ từ khâu lên ý tưởng công thức, lựa chọn nguyên liệu đến quá trình gia công và sản xuất, nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Cũng chính vì điều này, các sản phẩm của công ty nhận được sự tin tưởng lựa chọn của nhiều khách hàng trong suốt những năm hoạt động trong thị trường dược phẩm.

Thiên môn bổ phổi điều trị các vấn đề liên quan đến phổi

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

1. Nhà thuốc Long Châu: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/cach-tri-ho-bang-qua-le-bi-quyet-tu-nhien-giup-giam-trieu-chung-ho-71923.html

2. Hello bacsi: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/cham-soc-be/cach-chung-le-tri-ho-cho-be/

3. Nhà thuốc An Khang: https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/cach-lam-le-chung-duong-phen-tri-ho-hieu-qua-1237839

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
Hãy đặt câu hỏi hoặc chia sẻ suy nghĩ của bạn về bài viết

      Để lại lời nhắn

      Bài viết liên quan
      Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
      Dược Bình Đông
      Logo
      Đăng ký tài khoản mới

      Tư vấn miễn phí

      Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

      (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
      Giỏ hàng