Ho là một triệu chứng có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, từ trẻ em cho đến những người lớn tuổi. Khi mới chớm ho, người ta thường áp dụng các mẹo dân gian để làm giảm ho hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc. Bạn có thể lựa chọn những mẹo trị ho với nguyên liệu tự nhiên đơn giản, dễ tìm kiếm và dễ sử dụng. Trong bài viết hôm nay, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu những mẹo trị ho khan tại nhà hiệu quả để bạn đọc tham khảo.
1. Đôi nét về ho khan và các mẹo trị ho khan tại nhà
1.1. Giới thiệu về tình trạng ho khan
Ho khan là phản xạ tự nhiên của cơ thể để làm sạch đường thở, ho không có dịch nhầy, đờm kèm theo. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng này, đặc biệt là những người lớn tuổi hoặc những người sống trong môi trường bị ô nhiễm.
Khi bị ho khan kéo dài, người bệnh có thể có những biểu hiện như ho húng hắng, ho gió, ho từng cơn hoặc ho dữ dội (ho nhiều). Ho khan thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi trời lạnh và được chia ra làm hai loại theo thời gian bệnh:
- Ho khan cấp tính: Triệu chứng ho khan kéo dài dưới 3 tuần.
- Ho khan mãn tính: Triệu chứng ho ở trẻ em kéo dài trên 4 tuần (1 tháng), còn ở người lớn thì thời gian ho kéo dài từ 8-12 tuần (khoảng 2-3 tháng).
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan như do bệnh lý, môi trường sống, thói quen xấu, lối sống không lành mạnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra ho khan sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tái phát.
- Do bệnh lý: Ho khan có thể do nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, viêm xoang, cảm cúm hoặc các bệnh đường hô hấp khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn, viêm phổi,… hoặc bệnh tim, trào ngược dạ dày cũng có thể gây ho.
- Thói quen, lối sống: Hút thuốc lá, uống rượu bia,
- Yếu tố khác: Ô nhiễm, dị ứng, sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp.
Ngoài ho khan, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm một triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh:
- Cơ thể mệt mỏi, tinh thần suy giảm.
- Sổ mũi, hắt hơi.
- Đau đầu, buồn nôn.
- Cảm thấy khó thở, thở khò khè.
- Ngứa, đau rát cổ họng, bị mất tiếng.
- Sốt cao, ớn lạnh, ra mồ hôi trộm.
- Vùng bụng, ngực có cảm giác bị đau tức, gây ra tình trạng mất ngủ, chán ăn do mất vị giác.
Mặc dù ho khan không ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Bởi vì nếu để tình trạng ho kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ bị viêm đường hô hấp, viêm thanh quản, thậm chí là bị ung thư vòm họng. Do đó, khi người bệnh có dấu hiệu bất thường thì cần phải tới cơ thể y tế để thăm khám và điều trị ngay.
Nếu bạn có dấu hiệu ho kèm thêm có đờm, hãy tìm hiểu thêm những thông tin trong bài viết “Cách trị ho có đờm tại nhà“.
1.2. Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị ho khan
Từ lâu, các mẹo dân gian đã được dùng để hỗ trợ điều trị chứng ho khan bởi chúng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, có hiệu quả trong việc làm dịu cổ họng, giảm viêm, giảm ho hiệu quả. Đặc biệt, những mẹo dân gian phù hợp để sử dụng trong giai đoạn đầu, khi mới chớm ho.
Tuy nhiên, các mẹo trị ho không thể hoàn toàn thay thế được thuốc điều trị. Bạn cần phải thăm khám bác sĩ để hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại, đặc biệt là những người có bệnh nền, sau đó mới tìm cách điều trị phù hợp với bản thân.
2. Các mẹo dân gian trị ho phổ biến tại nhà
Dược Bình Đông sẽ hướng dẫn bạn những mẹo dân gian phổ biến giúp giảm ho khan nhanh chóng và hiệu quả. Các mẹo này sử dụng những nguyên liệu dễ tìm trong gian bếp, giá thành thấp và dễ thực hiện.
2.1. Gừng
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp mỗi nhà nhưng có tác dụng chữa ho vô cùng hữu hiệu.
- Công dụng: Trong Gừng có tính kháng viêm tự nhiên, giúp làm giảm tình trạng đau họng, ho khan, buồn nôn, có tác dụng làm thư giãn đường thở nên có khả năng làm giảm hen suyễn.
- Nguyên liệu: 6g Gừng tươi, 30g Mật ong nguyên chất
- Cách thực hiện: Gừng tươi đem đi rửa sạch rồi giã nhỏ, đun cùng 500ml trong khoảng 30 phút. Tiếp theo, lọc lấy nước bỏ bã, đem hòa nước gừng cùng với mật ong.
- Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối.
2.2. Củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại thực phẩm có vị ngọt, được sử dụng để làm nhiều món ngon trong bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, rất ít người biết đến công dụng chữa ho của củ cải trắng.
- Công dụng: Long đờm, sát khuẩn tốt, dùng để trị ho, trị viêm họng, tiêu đờm, tình trạng khô mũi họng, ngứa cổ họng, giúp ngủ ngon hơn.
- Nguyên liệu: 4-5 lát củ cải trắng, 1 bát nước
- Cách thực hiện: Củ cải đem gọt vỏ, rửa sạch, để ráo. Sau đó cho củ cải vào nồi nước đun sôi, để lửa liu riu khoảng 5-10 phút là được.
- Cách dùng: Chia ra nhiều lần để uống trong ngày, uống khi còn nóng.
2.3. Tỏi
Tỏi là một trong những nguyên liệu quen thuộc dùng để nấu ăn và được sử dụng trong các mẹo trị ho khan tại nhà.
- Công dụng: Tỏi có đặc tính cay nồng, ấm nóng, có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm ấm cơ thể, trị ho, trị cảm lạnh, tốt cho phổi, đẩy lùi phong hàn, khai thông khí huyết, ôn trung,…
- Nguyên liệu: 3 tép Tỏi, 1 viên đường phèn
- Cách thực hiện: Đập dập Tỏi cho vào một cái bát, đổ vào nửa bát nước, cho thêm đường phèn vào nước rồi đem hấp cách thủy trong khoảng 15 phút.
- Cách dùng: Dùng hỗn hợp trên để uống 2-3 lần mỗi ngày cho đến hết.
2.4. Trái tắc
Sử dụng tắc để trị ho là một mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng. Mẹo trị ho này được dùng cho nhiều đối tượng kể cả trẻ em bởi tính an toàn và hiệu quả cao.
- Công dụng: Tắc có vị chua, tính ấm, có chứa nhiều vitamin C và nhiều hợp chất quý nên có tác dụng trị ho khan, ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày hiệu quả.
Để thực hiện mẹo trị ho bằng tắc sẽ có hai cách thực hiện đơn giản như sau:
- Nguyên liệu: 4 trái tắc tươi, đường phèn vừa đủ
- Cách thực hiện: Tắc đem đi rửa sạch, ngâm với muối để khử khuẩn. Sau đó cho vào chén cùng với đường phèn để hấp cách thủy trong 20 phút.
- Cách dùng: Mỗi ngày dùng 3 lần, dùng sau bữa ăn.
Lưu ý: Bạn có thể thêm gừng tươi thái sợi rồi thực hiện lần lượt các bước như trên, chiết lấy nước cốt để uống hoặc ăn cả quất và gừng để có hiệu quả điều trị cao.
2.5. Hoa cúc
Từ lâu, hoa cúc được biết đến là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Tuy nhiên, ít người biết rằng hoa cúc cũng được dùng nhiều trong các mẹo trị ho dân gian.
- Công dụng: Kháng khuẩn, chống virus, thanh nhiệt, giải độc, giúp làm dịu các cơn ho.
Để thực hiện mẹo trị ho bằng hoa cúc sẽ có hai cách thực hiện cụ thể như sau:
Cách 1
- Nguyên liệu: 20g hoa cúc, 10g hoa đu đủ đực, 10g húng chanh, đường phèn.
- Cách thực hiện: Tất cả đem rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào bát con hấp cách thủy với đường phèn trong 20 phút.
- Cách dùng: Dầm nát bã, cho thêm nước sôi vào để uống mỗi ngày 3 lần.
Cách 2
- Nguyên liệu: 30g hoa cúc, 30g rễ cỏ tranh
- Cách thực hiện: Đem rửa sạch, để ráo nước rồi đem pha với nước sôi như cách pha trà.
- Cách dùng: Uống đều mỗi ngày, cho thêm đường vào cho dễ uống.
2.6. Hoa đu đủ đực
Mẹo trị ho bằng hoa đu đủ được là một phương pháp dân gian được nhiều người sử dụng. Đây cũng là cách để giúp làm giảm ho hiệu quả, từ đó làm giảm bớt việc phải sử dụng thuốc tây.
- Công dụng: Theo Y học hiện đại, trong hoa đu đủ đực có chứa acid gallic, beta – carotene, phenol, các chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
Có hai cách thực hiện khi sử dụng hoa đu đủ đực để trị ho mà bạn có thể tham khảo:
Cách 1
- Nguyên liệu: 50g hoa đu đủ đực, 2 thìa đường phèn
- Cách thực hiện: Rửa sạch hoa đu đủ đực, ngắt bỏ cuống già rồi cho vào tô cùng với 2 thìa đường phèn. Đổ khoảng ¼ nồi nước để cho tô vào hấp cách thủy trong 15 phút, giở vung trộn đều hoa đu đủ đực với đường phèn rồi hấp thêm khoảng 2 phút.
- Cách dùng: Lấy hoa đu đủ đực ra nghiền nát, đem ngậm nuốt nước dần rồi nhã bã, ngậm 2-3 lần mỗi ngày, dùng 3-5 ngày.
Cách 2
- Nguyên liệu: 20g hoa đu đủ đực, 2 thìa mật ong
- Cách thực hiện: Rửa sạch, để ráo rồi đem hấp cách thủy với 2 thìa mật ong (có thể cho thêm vào trái tắc cắt đôi) trong vòng 20 phút.
- Cách dùng: Nghiền nát hoa đu đủ đực đã hấp, chắt lấy nước để uống.
2.7. Lê hấp xuyên bối
Có thể bạn chưa biết, lê hấp xuyên bối là một mẹo trị ho khan hiệu quả tại nhà được nhiều người áp dụng.
- Công dụng: Theo y dược học cổ truyền, quả lê có tính mát, hơi chua, có tác dụng nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm, thanh nhiệt, thanh tâm giáng hỏa. Lê hấp xuyên bối có tác dụng trị ho khan, ho có đờm, ho kéo dài.
- Nguyên liệu: 1 quả lê to, 5-6 hạt xuyên bối, 2-3 viên đường phèn.
- Cách thực hiện: Quả lê đem cắt chỏm giữ lại để làm nắp đậy rồi khoét hết ruột ra. Đem bỏ đường phèn và xuyên bối vào, đậy nắp lại. Đem hấp cách thủy quả lên trong 30 phút.
- Cách dùng: Chia quả lê ra làm 2 phần để ăn hết trong ngày.
2.8. Cam thảo
Cam thảo là một trong những loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong Đông y nhờ chứa nhiều hoạt chất quý, rất tốt cho sức khỏe. Trong đó, có nhiều bài thuốc trị ho có sử dụng cam thảo mà rất ít người biết đến.
- Công dụng: Trị ho, tiêu đờm, bổ phổi, phục hồi niêm mạc họng bị tổn thương do bị viêm phế quản và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra.
- Nguyên liệu: Cam thảo
- Cách thực hiện: Dùng một ít cam thảo để rửa sạch, đem đun với nửa lít nước trong vòng 20 phút.
- Cách dùng: Dùng để uống hàng ngày để giảm cơn ho nhanh chóng.
2.9. Xương sông
Lá xương sông là một loại gia vị nấu ăn quen thuộc của dân Việt. Ngoài ra, trong Y học cổ truyền, cây xương sông còn được dùng như một vị thuốc dùng để điều trị nhiều bệnh khác nhau.
- Công dụng: Lá xương sông có tính ấm, vị cay, quy vào kinh phế, vị, đại trường, có tác dụng khu phong trừ thấp, tiêu đàm thấp, trừ tanh hôi, chỉ thống, tiêu thũng, thông kinh hoạt lạc, kích thích tiêu hóa. Loại lá này được dùng để trị ho, viêm họng, cảm sốt, mề đay.
- Nguyên liệu: 10g búp non của lá xương sông, 10g lá Húng chanh, 10g lá Hẹ, đường phèn hoặc mật ong.
- Cách thực hiện: Đem tất cả đi hấp.
- Cách dùng: Dùng để ngậm
2.10. Bạc hà
Lá Bạc hà là một vị thuốc phổ biến được dùng nhiều trong cả Đông y và y học hiện đại. Nếu dùng lá Bạc hà để trị ho sẽ có hiệu quả rất cao, vừa an toàn lành tính mà không cần lo lắng tác dụng phụ như khi dùng thuốc Tây.
- Công dụng: Lá bạc hà có chứa tinh dầu Menthol có tác dụng kháng khuẩn, tiêu đờm, giảm ho, viêm họng.
- Nguyên liệu: Lá bạc hà, hương nhu, mật ong, gừng, tiêu.
- Cách thực hiện: Đem lá bạc hà và hương nhu nghiền nát rồi cho vào một ly nước sôi, tiếp tục cho thêm gừng và tiêu đã được nghiền nát vào. Sau đó, đun hỗn hợp này cho đến khi chuyển sang màu nâu, lọc lấy nước rồi cho ít mật ong vào là được.
- Cách dùng: Dùng hỗn hợp nước thu được để uống.
3. Những cây thuốc dân gian khác có công dụng trị ho khan
Ngoài những mẹo trị ho khan phổ biến ở trên, còn có nhiều loại thảo dược trong Y học cổ truyền có tác dụng làm giảm nhanh chứng bệnh này. Sau đây là một số cây thuốc dân gian có tác dụng trị ho mà bạn có thể tham khảo:
- Lá Ngải cứu (Ngải diệp): Lá ngải cứu có tính chống viêm, kháng khuẩn cao nên được dùng để trị ho và một số bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm thanh quản, bệnh viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm phế quản, hen phế quản,… Ngoài ra, tinh dầu của cây ngải cứu có tác dụng làm giảm ho khan, ho có đờm hiệu quả.
- Lá Lược vàng: Trong lá lược vàng có chứa phytosterol có khả năng sát khuẩn, kháng sinh tốt nên được dùng để tẩy uế, sát khuẩn, trị ho, viêm họng và đau rát họng.
- Lá Kinh giới: Kinh giới có chứa các thành phần flavonoid, carvacrol và tecpen kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa mạnh có khả năng làm dịu họng, giảm ho, giảm đờm, tống đờm ra khỏi phổi.
- Lá Sống đời: Loại lá này có chứa các thành phần kháng viêm, kháng và tiêu diệt vi khuẩn nên được dùng để chữa ho, viêm họng một cách an toàn và hiệu quả.
- Lá Mơ: Theo Đông y, lá mơ có tính mát, vị chua, có tác dụng giải nhiệt, sát trùng, trừ phong thấp, nhuận tràng, tiêu hóa nhanh, tiêu độc bổ gan tỳ,… nên được dùng để trị các bệnh cảm lạnh, viêm họng, ho gà, viêm tai giữa ở trẻ em, bệnh về đường ruột,…
- Lá Me đất: Theo Y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị chua, có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, giải nhiệt, hạ huyết áp và lợi tiêu hóa nên được dùng để trị viêm họng, ho, sốt, viêm gan, đường tiết niệu.
- Lá Cỏ mực: Cỏ mực có tính hàn, vị ngọt chua, có tác dụng thanh can nhiệt, bổ thận âm, chỉ huyết lị. Do đó, loại thảo dược này được dùng để trị viêm họng, hen suyễn, lao phổi, rong kinh,…
4. Những thông tin cần lưu ý
4.1. Lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian
Các mẹo trị ho được ưa chuộng bởi chúng sử dụng các nguyên liệu liệu tự nhiên, dễ thực hiện và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề sau để sử dụng các mẹ trị ho tại nhà hiệu quả:
- Lựa chọn các nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ, không ẩm mốc, không tồn dư hóa chất.
- Luôn theo dõi phản ứng của của cơ thể trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào xảy ra thì hãy ngưng sử dụng và báo ngay cho bác sĩ của bạn.
- Không sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài, chỉ dùng một lượng vừa phải.
- Nếu dùng một thời gian mà thấy tình trạng ho không cải thiện thì cần đi khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
4.2. Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mặc dù ho khan thông thường không quá nghiêm trọng đối với sức khỏe nhưng người bệnh cũng không được chủ quan. Bởi vì, ho khan kéo dài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn cần đi khám ngay khi xuất hiện tình trạng ho khan kèm theo một trong những triệu chứng sau đây:
- Ho khan kéo dài hơn 5 ngày
- Tình trạng ho không thuyên giảm mà ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn
- Xuất hiện tình trạng ho ra máu
- Ho có kèm theo dịch nhầy màu xanh, vàng hoặc màu nâu gỉ
- Thở khò khè
- Thở gấp hoặc bị khó thở
- Khó nuốt, cảm giác có gì đó đang mắc ở cổ họng.
4.3. Điều trị nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan
Các mẹo trị ho dân gian chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị bệnh lý gây ra ho khan. Sau đây là hai phương pháp điều trị ho khan phổ biến nhất hiện nay:
- Phương pháp Tây y: Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc trị ho khan phổ biến như thuốc ức chế cơn ho, viên ngậm trị ho khan, thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho, thuốc kháng histamin H1, thuốc gây tê tại chỗ, thuốc làm giãn phế quản,… Tìm hiểu kỹ hơn phương pháp này qua bài viết Thuốc trị ho khan.
- Phương pháp Đông y: Có thể sử dụng các bài thuốc Đông y như Bách bộ, Tang bạch bì, Bạc Hà, Tô diệp, Thiên môn đông, Bình vôi, Bối mẫu, Kinh giới, Mạch môn, Tỳ bà diệp,… để làm giảm tình trạng ho khan.
4.4. Kết hợp phương pháp giảm ho khác
Bên cạnh các phương pháp điều trị giảm ho ở trên, bạn có thể kết hợp sử dụng các biện pháp giảm ho khác như thay đổi lối sống, thực hiện các bài tập hỗ trợ. Cụ thể như sau:
- Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ giảm ho: Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bạn có thể bổ sung thêm một số loại thực phẩm có tính chống viêm, giảm ho như Gừng, Tỏi, Mật ong, Nghệ, Chanh,… hạn chế ăn các loại thực phẩm tạo dịch nhầy, khiến đờm đặc và gây ho như sữa, cà phê, thực phẩm chiên rán, bia rượu, nhiều đường,…
- Bài tập hít thở: Tập các bài tập hít thở sâu, tăng cường sức khỏe phổi, làm giảm các triệu chứng ho.
- Tạo thói quen tốt: Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, tránh sử dụng các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, tập thể dụng đều đặn, ngủ đủ giấc, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, tránh stress.
- Giữ ấm cơ thể: Vào mùa lạnh, hãy giữ ấm cổ họng, mũi để tránh bị nhiễm lạnh.
- Làm ẩm không khí: Nếu sử dụng điều hòa, hãy dùng máy tạo độ ẩm để tạo độ ẩm không khí trong phòng.
- Vệ sinh bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi và súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý để làm sạch đường hô hấp.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: như không khí ô nhiễm, khói thuốc, bụi mịn, phấn hoa, nấm mốc có thể gây dị ứng đường hô hấp. Luôn đảm bảo nơi làm việc, nhà ở luôn sạch sẽ, thoáng khí.
- Xông hơi: Bạn có thể xông phòng bằng dầu bạc hà, dầu khuynh diệp để làm sạch đường hô hấp, giảm ho.
- Sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi: Sử dụng các sản phẩm có khả năng tăng cường chức năng phổi, loại bỏ các chất có hại, được chiết xuất từ các thảo dược nhiên có tác dụng làm giảm ho khan, ho gió, ho có đờm, ho lâu ngày, ho nhiều về đêm, ho do viêm họng, viêm phế quản,… như sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông.
5. Tổng kết
Bài viết trên đây vừa giới thiệu các mẹo trị ho dân gian phổ biến để bạn đọc tham khảo. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc chữa bệnh và thường chỉ hiệu quả nếu sử dụng trong giai đoạn đầu của cơn ho. Do đó, khi có những dấu hiệu chuyển nặng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời.
Nếu bạn sử dụng các bài thuốc dân gian để trị ho thì cần phải chú ý lựa chọn những nguyên liệu chất lượng, an toàn, ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra và không lạm dụng mẹo trong một thời gian quá dài.
Dược Bình Đông là công ty ra đời với sứ mệnh kết hợp công nghệ hiện đại với tinh hoa thảo dược thiên nhiên tạo ra sản phẩm tiên tiến, hiệu quả phục vụ sức khỏe cộng đồng. Chúng tôi luôn hướng đến việc đầu tư vào nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm nào của Dược Bình Đông, vui lòng gọi đến hotline 028.39.808.808 để được tư vấn hỗ trợ sớm nhất nhé!