Bỏ túi các mẹo trị ho có đờm tại nhà an toàn, hiệu quả

Hình chụp người phụ nữ đang bị ho có đờm

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp ở các bệnh hô hấp, xảy ra ở cả người lớn và trẻ em khi phổi bị yếu. Triệu chứng này gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và mệt mỏi trong sinh hoạt hàng ngày. Ngay sau đây, hãy cùng Dược Bình Đông tham khảo một số mẹo trị ho có đờm đơn giản nhưng hiệu quả mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà nhé!

Tìm hiểu thêm, những thông tin khác

1. Đôi nét về tình trạng ho đờm

Ho đờmtình trạng ho kèm theo đờm nhầy (là các chất dịch tiết ở đường hô hấp bao gồm hồng cầu, chất nhầy, bạch cầu mủ và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp). Tùy thuộc vào màu sắc của đờm, tình trạng cơn ho mà có thể xác định được nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số nguyên nhân gây ho thường gặp như: yếu tố môi trường ô nhiễm, khói bụi; thói quen hút thuốc lá; các bệnh lý ở đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm phổi, thanh khí quản, nhồi máu phổi, hen phế quản,… 

Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, Hầu hết triệu chứng ho khạc đờm đều lành tính. Nhưng nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, khi bị mắc phải người bệnh không nên chủ quan mà cần xử lý kịp thời và tìm ra phương pháp cải thiện phù hợp, hiệu quả. 

Người đàn ông đang bị ho có đờm

Ho kèm theo đờm là một triệu chứng đường hô hấp phổ biến

2. Mẹo trị ho có đờm hiệu quả nhanh, dễ thực hiện tại nhà

Với những trường hợp ho lâu ngày không khỏi, bệnh có dấu hiệu nặng bạn nên đi khám, để được các bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị cho phù hợp. 

Tuy nhiên, ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo trị ho từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm kiếm trong đời sống. Đây là phương pháp giúp cải thiện tình trạng ho kèm theo có đờm vướng víu, khó chịu ở cổ họng hiệu quả, an toàn và lành tính đã được mọi người truyền tai nhau từ xa xưa đến nay.

Sau đây là một số bài mẹo dân gian trị ho có đờm tại nhà hiệu quả, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo như:

2.1. Mẹo dùng Chanh giảm ho, tiêu đờm, dịu cổ họng

  • Công dụng: Không chỉ mang lại công dụng làm loãng dịch nhầy, trong quả Chanh còn có nhiều vitamin C sẽ giúp bạn nâng cao sức đề kháng.
  • Nguyên liệu: 1 quả Chanh, Muối.
  • Cách làm: Thái Chanh thành các lát mỏng, rắc lên bề mặt một ít Muối và ngậm trong miệng. Áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng
Hình ảnh chanh kết hợp với muối hỗ trợ điều trị Ho có đờm

Dùng chanh và muối để trị ho có đờm

Nước Chanh mật ong ấm 

  • Công dụng: Chanh mang đến công dụng giúp làm loãng chất đờm nhầy. Còn Mật ong sẽ giúp tạo lớp màng bảo vệ khu vực cổ họng, giúp giảm ho hiệu quả. Vì vậy, sử dụng phương phá này sẽ giúp bạn làm dịu cổ họng, dễ dàng tống đờm ra khỏi cổ họng để đường thở được thông thoáng và giữ ấm cho vùng cổ tốt hơn. 
  • Nguyên liệu: 1 quả Chanh, 1 muỗng cà phê Mật ong, 100ml nước ấm.
  • Cách làm: Vắt lấy nước cốt Chanh, cho Mật ong vào pha cùng nước ấm. Sau đó khuấy đều và uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Cách làm và bảo quản Chanh đào Mật ong giúp chữa ho, đau họng, tan đờm tại nhà

2.2. Mẹo dùng Siro lá Húng chanh trị ho, giảm đau họng, tan đờm

  • Công dụng: Theo Đông y, lá Húng chanh có tính ấm, mùi thơm, vị cay, có công dụng sát khuẩn, tiêu đờm, phát tán phong hàn, hỗ trợ điều trị viêm họng, chữa ho, giải cảm. Sử dụng siro lá Húng chanh cũng là một mẹo dân gian hiệu quả để chữa ho có đờm với cách làm đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
  • Nguyên liệu: Vài lá Húng chanh, Mật ong, Đường phèn.
  • Cách làm: Cho lá Húng chanh đã rửa sạch, thái nhỏ vào chưng cách thủy với 1 thìa Mật ong cùng Đường phèn. Sử dụng siro lá Húng chanh thu được để uống ít nhất 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục trong vài ngày.

2.3. Mẹo dùng Gừng tươi chống nhiễm trùng, loãng đờm, trị ho, giảm đau họng

  • Công dụng: Củ Gừng tươi có công dụng chống nhiễm trùng, thông mũi, làm loãng đờm, cải thiện tình trạng đau rát họng, kích ứng gây ho. 
  • Nguyên liệu: Củ Gừng tươi, Mật ong.
  • Cách làm: Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng, hãm trong nước ấm khoảng 5 phút. Pha thêm một ít Mật ong, chia hỗn hợp ra thành nhiều lần uống trong ngày.

2.4. Mẹo dùng Nước rau Diếp cá giải độc, tiêu đờm, giảm ho

  • Công dụng: Trong Đông y, rau Diếp cá được biết đến với công dụng giải độc, tiêu đờm, giảm ho 
  • Nguyên liệu: Một nắm rau Diếp cá, nước vo gạo.
  • Cách làm: Lấy rau Diếp cá mang đi ngâm trong nước muối pha loãng tầm 10 phút sau đó vớt ra để ráo, giã nát. Cho rau Diếp cá đã được giã nát trộn với 1 bát nước vo gạo, mang đun trên lửa nhỏ đến khi sôi tầm 10 – 15 phút. Lọc chắt lấy nước, để nguội sau đó chia ra uống 1 – 2 lần mỗi ngày, duy trì liên tục từ 2 – 3 ngày.
Hình chụp cây rau diếp cá

Mẹo dân gian trị ho có đờm đơn giản với rau Diếp cá

2.5. Mẹo dùng Lá Hẹ chống cảm lạnh, viêm nhiễm hô hấp, giảm ho khạc đờm

  • Công dụng: Lá Hẹ mang đến công dụng chống cảm lạnh, giảm viêm đường hô hấp và có thể tiêu diệt được một số loại vi khuẩn (Sulfit, Allicin, odorin). Do đó ngoài việc sử dụng chế biến các món ăn, lá Hẹ còn được dùng như một mẹo trị ho có đờm hiệu quả ở cả trẻ nhỏ lẫn người lớn.
  • Nguyên liệu: 6 – 9  lá Hẹ, Đường phèn.
  • Cách làm: Rửa sạch lá Hẹ, cho vào chén cùng một ít Đường phèn mang đi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Chắt lấy nước, chia ra 2 lần uống mỗi ngày, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê.

2.6. Mẹo dùng Hành tây mật ong giảm ho tiêu đờm

  • Công dụng: Hành tây là loại thực phẩm có tính kháng sinh, sát trùng cao có thể sử dụng để giảm ho, long đờm hiệu quả.
  • Nguyên liệu: Hành tây, Mật ong.
  • Cách làm: Bóc vỏ ngoài của Hành tây, thái thành hạt lựu và trộn với Mật ong sau đó mang hấp cách thủy trong 20 phút. Chắt lấy siro, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.
  • Lưu ý: Với công thức trên, bạn cũng có thể thay thế Mật ong bằng Đường phèn.
Hình chụp của hành tây hỗ trợ điều trị ho có đờm

Mẹo dùng hành tây để trị ho có đờm

2.7. Mẹo dùng Nước Củ cải trắng trị ho có đờm

  • Công dụng: Củ cải trắng có vị thanh mát, hơi cay nhẹ, mang đến công dụng chữa viêm phế quản, ho có đờm, khàn giọng, chảy máu cam, ăn không tiêu, thổ huyết, tiểu đường,… 
  • Nguyên liệu: 1kg Củ cải trắng, 250g Gừng, 300ml Mật ong.
  • Cách làm: Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, mang ép lấy nước. Gừng gọt vỏ, thái thành lát mỏng. Cho hỗn hợp vào nồi và đun nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó cho thêm Mật ong vào đun sôi thêm lần nữa. Để nước nguội thì chia ra thành 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 5ml. 
  • Lưu ý: Công thức nước Củ cải trắng áp dụng được cho trẻ nhỏ. Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống. 

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo trị ho có đờm nêu trên, hiện nay nhiều người dùng đã lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông như giải pháp thay thế tiết kiệm thời gian và công sức hơn. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Thiên môn đông, Bình vôi, Trần bì, Bạc hà, Kinh giới, Bách bộ, Tang bạch bì, Atiso, có dạng cao lỏng cực kỳ tiện lợi để người dùng thuận tiện sử dụng nhằm bổ phổi, hỗ trợ giảm các triệu chứng ho có đờm, ho khan, ho gió, ho về đêm, viêm phế quản,… 

Hình chụp phản hồi tích cực từ khách hàng sau khi sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 

Phản hồi của khách hàng khi sử dụng Thiên môn bổ phổi Bình Đông

3. Lưu ý khi dùng mẹo trị ho đờm tại nhà

3.1. Lưu ý quan trọng

Sau đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm khi sử dụng các bài mẹo trị ho kèm đờm tại nhà: 

  • Không sử dụng Mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Vì trong Mật ong có thể chứa Clostridium, đây là một loại vi khuẩn mà sức đề kháng của trẻ sơ sinh vẫn chưa có khả năng chống lại. Do đó nếu để trẻ ăn phải Mật ong bị nhiễm vi khuẩn này sẽ gây ngộ độc. 
  • Chọn sử dụng những nguyên liệu an toàn: đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn cho sức khỏe. Nếu đang mắc các bệnh lý về dạ dày, tim, gan,… bạn cần tham khảo trước ý kiến bác sĩ, tránh tình trạng gặp tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. 
  • Ngưng sử dụng những bài mẹo dân gian nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

3.2. Dấu hiệu cho thấy bạn cần gặp bác sĩ

Trong trường hợp bạn áp dụng các bài mẹo để trị ho tại nhà nhưng vẫn không khỏi, bệnh kéo dài trên 3 tuần và kèm theo nhiều triệu chứng sau đây thì tuyệt đối không nên chủ quan, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời: 

  • Khi ho có cảm giác đau tức ngực kèm theo thở nhanh, thở gấp hoặc khó thở.
  • Ho ra đờm đặc, đờm có màu vàng, xanh hoặc trắng đục.
  • Ho nhiều vào ban đêm, sáng sớm.
  • Ho kèm theo sốt cao, đổ nhiều mồ hôi.
  • Đờm có lẫn mủ và tia máu.
  • Ăn uống trở nên khó khăn, ngủ không ngon giấc, sụt cân nhanh chóng.
Người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về kết quả kiểm tra sức khỏe

Khi ho có đờm kéo dài dai dẳng, bạn cần thăm khám bác sĩ

3.3. Kết hợp các biện pháp tại nhà khác

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo trị ho có đờm tại nhà, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng một số biện pháp khác để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh như:

  • Uống đủ nước: bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể để cổ họng không bị khô, đờm được làm loãng ra từ đó dễ dàng tống ra khỏi cơ thể. Tìm hiểu thêm tác hại của việc uống ít nước
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý từ 3 – 4 lần 1 ngày sẽ mang đến công dụng sát khuẩn, giúp làm dịu cổ họng, hỗ trợ tiêu đờm cực kỳ hiệu quả. Ngoài việc chọn mua các loại nước muối sinh lý đang được bán trên thị trường, bạn cũng có thể tự pha bằng cách dùng từ ¼ – ½ thìa cà phê muối pha cùng với 250ml nước ấm. 
  • Rửa mũi: Ho, đau họng, vướng đờm ở cổ, sổ mũi, viêm mũi là những dấu hiệu của bệnh cảm. Vì vậy khi bạn vệ sinh sạch sẽ khoang mũi sẽ giúp loại bỏ bớt đờm, đường hô hấp nhờ đó cũng được thông thoáng hơn. 
  • Xông hơi: Khi xông hơi, hơi nóng sẽ thông qua đường thở để đi vào hệ hô hấp và làm loãng dịch đờm, bao bọc và vận chuyển chúng từ họng xuống đường tiêu hóa. Bạn có thể tắm bằng nước nóng và ở trong phòng tắm khoảng 10 phút để hít thở hoặc sử dụng một bát nước sôi to, dùng khăn trùm kín đầu để xông trong 10 phút. Cả hai cách trên đều sẽ giúp bạn dễ thở hơn, giảm bớt độ đặc của đờm, giúp đờm lỏng ra nhanh chóng. 
Hình chụp người phụ nữ đang xông mặt

Xông mặt với nước nóng để làm loãng bớt dịch đờm 

  • Làm ẩm không khí: Hít thở không khí có độ ẩm phù hợp sẽ có thể giúp làm loãng đờm bám trên đường hô hấp. Bạn nên sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm để tạo ra một môi trường không khí đủ ẩm. Cách này phù hợp cho cả trẻ em và người lớn sử dụng hằng ngày. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng như Mướp đắng, Củ cải trắng, Hẹ, Rau má,… đồng thời, tránh những loại thực phẩm gây ho nhiều hơn như thực phẩm chiên, nướng, đồ cay nóng, đồ lạnh,… Để hiểu rõ hơn về những loại thực phẩm hỗ trợ điều trị ho khạc đờm hiệu quả
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Tăng cường thể dục thể thao, không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có thể gây bệnh như khói bụi, phấn hoa,…

4. Tổng kết

Trên đây là một số mẹo trị ho có đờm tại nhà đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả mà Dược Bình Đông muốn chia sẻ đến bạn. Tuy nhiên, những cách này chỉ được áp dụng để hỗ trợ điều trị ho khạc đờm hoặc dùng cho trường hợp nhẹ, ngắn ngày. Nếu tình trạng nghiêm trọng và kéo dài từ 7 ngày trở lên, bạn hãy đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và chữa bệnh nhé!

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe phổi có công dụng giảm tình trạng ho có đờm như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như: Bạc hà, Gừng, Atiso, Thiên môn đông, Bách bộ, Trần bì, Bình vôi, Tang bạch bì và Kinh giới giúp bổ phổi, hỗ trợ giảm triệu chứng ho khan, ho gió, ho hen, ho lâu ngày không hết, ho về đêm kéo dài, khàn tiếng. 

Ngoài dành cho đối tượng từ 11 tuổi trở lên, Dược Bình Đông còn nghiên cứu và cho ra đời dòng sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Trẻ Em dành cho trẻ em từ 3 – 11 tuổi. Đây là sản phẩm uy tín được nhiều phụ huynh lựa chọn khi con trẻ mắc phải triệu chứng ho đờm, ho lâu ngày, ho về đêm,… với dung tích 90ml cho trẻ em được bào chế từ các loại thảo dược như Trần bì, Kinh giới, Bạc hà, Cát cánh, Tang diệp, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Tô tử và Mạch môn giúp hỗ trợ giảm ho khan, ho do cảm lạnh, viêm phế quản hoặc viêm họng gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp bổ phổi, tăng sức đề kháng và giúp bé nhanh khỏe.

Hình chụp sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp bổ phổi hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho

Hình chụp Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông

Sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông 90ml dành cho trẻ nhỏ 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm xin quý khách hàng vui lòng liên hệ đến cho chúng tôi thông qua Hotline (028)39 808 808, các nhân viên tư vấn của Dược Bình Đông sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

5. Câu hỏi thường gặp

Trả lời: 

Có rất nhiều mẹo trị ho có đờm hiệu quả tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên, mà bạn có thể tìm kiếm trong đời sống. Dưới đây là một số mẹo phổ biến:

  • Dùng Chanh: Bạn cần thái Chanh thành các lát mỏng, rắc lên bề mặt một ít Muối và ngậm trong miệng. Bạn có thể áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Nước Chanh mật ong ấm: Bạn cần vắt lấy nước cốt Chanh, cho Mật ong vào pha cùng nước ấm. Sau đó khuấy đều và uống trong ngày.
  • Siro Húng chanh: Bạn cho lá Húng chanh đã được rửa sạch, sau đó đem thái nhỏ bỏ vào chưng cách thủy với 1 thìa Mật ong cùng Đường phèn. Bạn nên sử dụng siro lá Húng chanh thu được để uống ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Gừng tươi: Bạn gọt vỏ gừng, sau đó rửa sạch, thái thành lát mỏng, hãm trong nước ấm khoảng 5 phút. Pha thêm một ít Mật ong, chia hỗn hợp ra thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Nước rau Diếp cá: Bạn lấy rau Diếp cá mang đi ngâm trong nước muối pha loãng tầm 10 phút sau đó vớt ra để ráo, giã nát. Sau đó cho rau Diếp cá đã được giã nát trộn với 1 bát nước vo gạo, mang đun trên lửa nhỏ đến khi sôi tầm 10 – 15 phút. Lọc chắt lấy nước, để nguội sau đó chia ra uống 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Dùng lá Hẹ: Bạn rửa sạch lá Hẹ, cho vào chén cùng một ít Đường phèn rồi mang đi hấp cách thủy trong khoảng 15 – 20 phút. Sau đó chắt lấy nước, chia ra 2 lần uống mỗi ngày, mỗi lần uống 2 – 3 thìa cà phê.
  • Dùng Hành tây: Bạn cần bóc vỏ ngoài của Hành tây, thái thành hạt lựu và trộn với Mật ong sau đó mang hấp cách thủy trong 20 phút. Chắt lấy siro, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.
  • Nước Củ cải trắng: Bạn gọt vỏ củ cải trắng, rồi mang đi rửa sạch, mang ép lấy nước. Sau khi Gừng được gọt vỏ, thái thành lát mỏng. Bạn cho hỗn hợp vào nồi và đun nhỏ lửa trong 10 phút. Sau đó cho thêm Mật ong vào đun sôi thêm lần nữa. Để nước nguội thì chia ra thành 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống 5ml.

Trả lời:

Nếu đã áp dụng các mẹo trị ho có đờm tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện hoặc kéo dài trên 3 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Trả lời: 

Khi sử dụng mẹo trị ho có đờm tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Chọn nguyên liệu an toàn: Cần đảm bảo nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, an toàn cho sức khỏe.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trường hợp nếu đang mang thai, mà mắc các bệnh lý về dạ dày, tim, gan,… thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: Vì trong mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc cho trẻ.
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể: Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, thì hãy ngưng sử dụng ngay lập tức và đi đến gặp bác sĩ ngay.

Trả lời: 

  • Người bị hen suyễn cần thận trọng khi áp dụng mẹo trị ho có đờm tại nhà.
  • Vì một số nguyên liệu có thể gây kích ứng đường hô hấp, gây nên cơn hen nặng hơn.
  • Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ mẹo trị ho nào.

Trả lời: 

Nếu trẻ ho có đờm kèm theo các dấu hiệu sau, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Ho kéo dài hơn 2 tuần: Đặc biệt là khi ho không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn.
  • Sốt cao: Sốt trên 38.5 độ C, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
  • Khó thở: Dấu hiệu thở nhanh, thở gấp, co rút lồng ngực, thở khò khè.
  • Đờm có máu: Ho ra máu hoặc đờm có lẫn tia máu.
  • Biếng ăn, bú kém: Dấu hiệu trẻ bỏ bú, bú ít, khó nuốt, nôn trớ.
  • Lừ đừ, mệt mỏi: Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, quấy khóc nhiều.

Trả lời: 

Để phòng tránh ho có đờm hiệu quả, bạn nên:

  • Rửa tay thường xuyên: Đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Che miệng khi ho, hắt hơi: Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng khi ho, hắt hơi để tránh lây lan vi khuẩn.
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với người bị ho, cảm cúm.
  • Giữ ấm cơ thể: Mặc đủ ấm, tránh để cơ thể bị lạnh đột ngột.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung vitamin C, kẽm, selen,… điều này sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Uống đủ nước: Giúp làm loãng đờm, dễ dàng khạc ra ngoài.
  • Không hút thuốc lá: Vì khói thuốc lá là tác nhân gây kích ứng đường hô hấp, sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, giúp thông thoáng không khí, tránh ẩm mốc.
  • Sử dụng sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho hệ hô hấp: Trên thị trường có nhiều loại, chẳng hạn như Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông,…
Thiên môn bổ phổi giảm ho có đờm, ho lâu ngày

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Chúng tôi cung cấp y học chính xác và đảm bảo kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính cập nhật và khách quan. Độc giả có thể tham khảo chính sách biên tập để xác nhận độ tin cậy của nội dung. Bài viết này dựa theo nguồn bên dưới:

**** Nội dung đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
14 Bình luận
Hiển thị tất cả Hữu ích nhất Đánh giá cao Đánh giá thấp Thêm đánh giá của bạn
  1. Chào ad, em bị ho có đờm mấy ngày nay rồi, ngứa họng, khó chịu quá. Em muốn tìm mẹo trị ho nào hiệu quả nhanh, dễ làm tại nhà, ad tư vấn giúp em với ạ!

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:45

      Chào anh Khánh,

      Ho có đờm kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Anh có thể thử áp dụng một số mẹo đơn giản dưới đây để cải thiện tình trạng này:

      • Ngậm chanh muối: Vì Chanh có tính axit giúp sát khuẩn, long đờm và giảm ho hiệu quả. Anh có thể cắt lát chanh, rắc chút muối lên và ngậm trong miệng. Thực hiện khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
      • Uống nước chanh mật ong ấm: Sự kết hợp giữa chanh và mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng và giúp đờm dễ dàng tan ra hơn. Anh chỉ cần vắt nước cốt chanh, pha với mật ong và nước ấm, rồi uống trong ngày. Điều này sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do đờm gây ra.
      • Ngậm gừng tươi: Gừng có tính kháng viêm và ấm, giúp giảm ho và làm loãng đờm. Anh có thể gọt vỏ gừng tươi, cắt lát mỏng, ngâm trong nước ấm khoảng 5 phút và thêm chút mật ong để uống.

      Ngoài những biện pháp trên, anh nên nghỉ ngơi, uống đủ nước và giữ ấm cơ thể. Nếu tình trạng ho không thuyên giảm sau vài ngày, anh cần đi khám bác sĩ để được điều trị cụ thể.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  2. Cảm ơn bài viết rất hữu ích. Em muốn hỏi, ngoài việc áp dụng các mẹo trị ho có đờm, em có thể kết hợp thêm biện pháp nào khác để nhanh khỏi bệnh không?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:48

      Chào chị Hạnh,

      Cảm ơn chị đã phản hồi tích cực về bài viết. Để giúp cải thiện tình trạng ho có đờm nhanh chóng, chị có thể kết hợp một số biện pháp tại nhà như sau:

      • Uống đủ nước: Sẽ giúp làm loãng đờm, dễ dàng khạc ra ngoài.
      • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Giúp sát khuẩn, làm dịu cổ họng, hỗ trợ tiêu đờm.
      • Rửa mũi: Giúp loại bỏ bớt đờm, thông thoáng đường hô hấp.
      • Xông hơi: Giúp làm loãng dịch đờm, thông thoáng đường thở.
      • Làm ẩm không khí: Giúp làm loãng đờm bám trên đường hô hấp.
      • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung các thực phẩm giúp giảm ho có đờm như mướp đắng, củ cải trắng, hẹ, rau má,… và tránh các thực phẩm gây ho nhiều hơn như đồ chiên, nướng, đồ cay nóng, đồ lạnh,…
      • Xây dựng lối sống lành mạnh: Tăng cường thể dục thể thao, không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa,…
      • Kết hợp các biện pháp trên sẽ giúp chị nhanh chóng khỏi ho có đờm.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  3. Bài viết hay quá! Mình muốn hỏi, ngoài chanh, mật ong, gừng thì còn nguyên liệu nào trị ho có đờm hiệu quả nữa không?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:50

      Chào anh Thiên,

      Cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết.

      Ngoài chanh, mật ong, gừng, còn rất nhiều nguyên liệu tự nhiên khác có tác dụng trị ho có đờm hiệu quả. Anh có thể tham khảo một số nguyên liệu sau:

      • Lá húng chanh: Có tính ấm, mùi thơm, vị cay, có công dụng sát khuẩn, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng, chữa ho. Anh có thể làm siro lá húng chanh bằng cách chưng cách thủy lá húng chanh với mật ong và đường phèn.
      Rau diếp cá: Được biết đến với công dụng giải độc, tiêu đờm. Có thể giã nát rau diếp cá, trộn với nước vo gạo, đun sôi và uống 1-2 lần/ngày.
      • Lá hẹ: Có công dụng chống cảm lạnh, tiêu đờm, trị ho, giảm viêm đường hô hấp. Có thể hấp cách thủy lá hẹ với đường phèn, chắt lấy nước và uống 2 lần/ngày.
      • Hành tây: Có tính kháng sinh, sát trùng cao, có thể sử dụng để giảm ho, long đờm. Anh có thể bóc vỏ, thái hạt lựu hành tây, trộn với mật ong hoặc đường phèn, hấp cách thủy và uống 3 lần/ngày.
      • Củ cải trắng: Có vị thanh mát, hơi cay nhẹ, mang đến công dụng chữa viêm phế quản, ho có đờm, khàn giọng. Anh có thể ép lấy nước củ cải trắng, đun sôi với gừng và mật ong, uống 2 lần/ngày.

      Anh có thể lựa chọn nguyên liệu phù hợp với sở thích và tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt nếu anh đang có bệnh lý nền.

      Chúc anh sức khỏe!

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm

  4. Bài viết có giới thiệu sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Cho tôi hỏi, sản phẩm này có tác dụng phụ gì không?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:51

      Chào anh Hào,

      Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông là sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, và được đánh giá là an toàn và lành tính.

      Tuy nhiên, cũng như bất kỳ sản phẩm nào, vẫn có khả năng xuất hiện tác dụng phụ ở một số người mẫn cảm với thành phần của sản phẩm.

      Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

      • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn.
      • Dị ứng: Nổi mẩn ngứa, phát ban.

      Nếu anh gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi sử dụng sản phẩm, hãy ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  5. Em chào ad! Bé nhà em 2 tuổi, bị ho có đờm, em muốn dùng mẹo trị ho bằng chanh mật ong. Không biết có an toàn cho bé không ạ?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:51

      Chào chị Hà,

      Mật ong không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây ngộ độc.

      Với bé 2 tuổi, em có thể cho bé dùng chanh mật ong nhưng cần pha loãng với nước ấm và cho bé uống từng chút một, theo dõi phản ứng của bé.

      Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng ngay và đưa bé đi khám bác sĩ.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  6. Tôi bị ho có đờm gần 1 tháng nay rồi, đã thử nhiều mẹo trị ho tại nhà nhưng không khỏi. Tôi nên làm gì bây giờ?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:52

      Chào chị Đan,

      Nếu chị bị ho có đờm kéo dài gần 1 tháng và đã thử nhiều mẹo trị ho tại nhà nhưng không khỏi, chị nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

      Ho kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng hơn, cần được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

  7. Bài viết rất hữu ích, cảm ơn tác giả. Cho em hỏi, khi nào thì em cần đưa con đi khám bác sĩ nếu bé bị ho có đờm?

    • Trả lời Nguyễn Thành Hiếu
      Nguyễn Thành Hiếu 05/11/2024 tại 09:53

      Chào chị Linh,
      Cảm ơn chị đã phản hồi tích cực về bài viết. Nếu bé ho có đờm và kèm theo các dấu hiệu sau, chị nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức:

      • Ho kéo dài hơn 2 tuần, đặc biệt là khi ho không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn.
      • Sốt cao trên 38.5 độ C, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.
      • Khó thở, thở nhanh, thở gấp, co rút lồng ngực, thở khò khè.
      • Đờm có máu, ho ra máu hoặc đờm có lẫn tia máu.
      • Biếng ăn, bú kém, trẻ bỏ bú, bú ít, khó nuốt, nôn trớ.
      • Lừ đừ, mệt mỏi, trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, quấy khóc nhiều.

      Việc đưa bé đi khám kịp thời sẽ giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.

      Vui lòng liên hệ hotline 02839808808 để được tư vấn thêm.

    Để lại lời nhắn

    Bài viết liên quan
    Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".
    Dược Bình Đông
    Logo
    Đăng ký tài khoản mới

    Tư vấn miễn phí

    Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

    (Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)
    Giỏ hàng