Đau khớp ngón tay là tình trạng đau nhức xảy ra ở các khớp ngón tay và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh đau khớp ngón tay khiến tay cử động khó khăn hơn, gây nhiều trở ngại trong hoạt động hằng ngày, đặc biệt là đối với những người cần phải cử động tay liên tục để làm việc. Do đó, đau khớp luôn là nỗi khiếp sợ của nhiều người. Để biết thêm nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa đau khớp ngón tay, Dược Bình Đông mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
1. Một số thông tin về đau khớp ngón tay
1.1. Giới thiệu tình trạng đau khớp ngón tay
Các khớp ngón tay được hình thành bởi sự nối kết giữa xương đốt ngón tay và xương đốt bàn tay. Khớp ngón tay giúp chúng ta duỗi, gập ngón tay linh hoạt và trơn tru trong các hoạt động sống hằng ngày.
Mỗi ngón tay có ba xương đốt nối với nhau thông qua hai khớp, được gọi là khớp liên đốt ngón tay. Khớp gần bàn tay nhất được gọi là khớp liên đốt gần, khớp gần đầu ngón tay được gọi là khớp liên đốt xa. Những khớp này đóng vai trò hỗ trợ con người thực hiện các hoạt động cầm, nắm, viết, đánh máy….
Đau khớp ngón tay là tình trạng có thể xảy ra ở bất kì khớp ngón tay nào khi thực hiện các hoạt động cầm nắm, hoặc sử dụng lực bằng các ngón tay. Bệnh lý này là tình trạng sụn tại đầu khớp ngón tay bị mòn hay thoái hóa, diễn ra từ từ trong nhiều năm.
Một số người chỉ cảm nhận đau nhức ở các khớp ngón tay khi cử động hoặc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến khớp. Trong khi đó, ở những trường hợp khác, người bệnh cảm thấy đau ngay cả khi không vận động các ngón tay. Ban đầu, cơn đau thường chỉ xuất hiện khi người bệnh cầm hoặc nắm một vật. Tuy nhiên, khi hoạt động, cơn đau sẽ giảm bớt và sau vài phút nghỉ ngơi, tình trạng cứng khớp và đau nhức sẽ tăng lên. Nếu bị viêm nặng, cơn đau ở khớp ngón tay có thể xuất hiện ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
Đau khớp ngón tay có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ, người cao tuổi, người lao động, công nhân, nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng các ngón tay để làm việc,…
Nếu bạn bị đau khớp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón út, cả bên trái, bên phải hoặc cả 2 bên thì đích thực bài viết này là dành cho bạn, giúp bạn cập nhật những thông tin quan trọng về tình trạng bệnh.
1.2. Biến chứng đau khớp ngón tay
Nếu bệnh đau khớp ngón tay không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Mất chức năng vận động tạm thời: Trong giai đoạn ban đầu, nếu không được chữa trị đúng cách, đau khớp có thể dẫn đến giảm hoặc mất chức năng vận động như khả năng cầm, nắm vật.
- Teo cơ, biến dạng khớp: Đau khớp kéo dài có thể gây ra biến chứng như cứng khớp. Bàn tay có thể trở nên khó nắm, khó xoay tay. Biến chứng nghiêm trọng hơn là teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt.
- Ảnh hưởng đến tim mạch: Đau khớp không chỉ ảnh hưởng tới khớp mà còn có thể gây biến chứng như tổn thương cho tim, van tim, dẫn đến tử vong ở nhóm bệnh nhân cao tuổi. Chúng cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn tuổi.
- Khớp co cứng: Đau khớp ngón tay kéo dài gây cứng khớp, dẫn đến cử động ngón tay khó khăn như cầm nắm, viết, đánh máy.
- Bại liệt: Trong trường hợp nặng, đau khớp có thể dẫn đến tình trạng bại liệt khớp, nghĩa là khớp hoàn toàn mất khả năng vận động.
1.3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Chúng ta có thể khám đau khớp ngón tay tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình khi gặp các triệu chứng hoặc khi không biết rõ nguyên nhân. Bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay đến gặp những dấu hiệu như:
- Cơn đau có thể chuyển biến từ đau âm ỉ sang đau nhói.
- Đau nhiều khiến khó ngủ vào ban đêm.
- Cơn đau ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động hàng ngày, nên cần phải đổi tư thế tay liên tục.
- Các khớp ngón tay sưng to, biến dạng và uốn cong một cách bất thường, khiến bàn tay yếu đi và khó thực hiện các công việc hàng ngày.
- Các ngón tay không thể duỗi ra và nắm lại hoàn toàn.
2. Nguyên nhân xuất hiện các cơn đau tại khớp ngón tay
Đau khớp ngón tay có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể mà tính chất của cơn đau sẽ khác nhau, phương pháp điều trị cũng sẽ được điều chỉnh tương ứng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này.
2.1. Chấn thương
Đau khớp ngón tay có thể bắt nguồn từ các chấn thương nhưng không được điều trị dứt điểm hoặc các chấn thương làm cho khớp suy yếu:
- Chấn thương do vận động, tai nạn, hoặc té ngã có thể gây ra tình trạng bong gân, trật khớp, hoặc gãy xương dẫn đến đau khớp ngón tay.
- Chấn thương có thể gây tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí là tách sụn khớp ra khỏi xương.
- Chấn thương cũng làm cho các khớp ngón tay trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện cho đau khớp phát triển.
2.2. Bệnh lý
Dưới đây là những bệnh lý phổ biến gây nên tình trạng đau khớp ngón tay:
- Thoái hóa khớp ngón tay: Đây là tình trạng sụn khớp bị hao mòn và tổn thương. Khi lớp sụn bảo vệ mất đi, bề mặt khớp cọ xát vào nhau mỗi khi vận động. Bệnh nhân thoái hóa khớp thường cảm thấy đau buốt, sưng viêm và giảm khả năng vận động các khớp ngón tay.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến màng hoạt dịch các khớp, đặc biệt là các khớp nhỏ như khớp ngón tay. Người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát, sưng viêm và cứng khớp, đặc biệt là buổi sáng sau khi thức dậy.
- Viêm khớp ngón tay: Đây là một dạng bệnh lý thuộc chứng viêm khớp, nơi lớp sụn đệm ở các khớp ngón tay bị bào mòn và thoái hóa. Tình trạng này dẫn đến tổn thương, sưng đau, cứng khớp và thậm chí là viêm nhiễm khớp ngón tay.
- Bệnh lý khác: Đau khớp ngón tay cũng có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác như gout, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp nhiễm khuẩn, loạn dưỡng cơ, lupus ban đỏ, tiểu đường, u nang hạch,…
2.3. Yếu tố nguy cơ
Ngoài những nguyên nhân chính từ các chấn thương và bệnh lý, nhiều yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây nên đau khớp ngón tay quan trọng cần lưu ý:
- Tuổi tác: Ở người cao tuổi, hệ thống xương khớp của họ dần dần bị lão hóa, suy yếu dẫn đến nguy cơ bị đau khớp ngón tay.
- Giới tính: Nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh đau khớp ngón tay cao gấp đôi nam giới. Nhóm có nguy cơ cao nhất là phụ nữ trên 40 tuổi, những người thường xuyên thực hiện các công việc nặng hoặc sử dụng nhiều khớp ngón tay.
- Nghề nghiệp: Một số người làm những công việc bắt buộc yêu cầu sử dụng cổ tay và các ngón tay liên tục trong thời gian dài như công nhân, nhân viên văn phòng, có thể dẫn đến tình trạng các khớp ngón tay hoạt động quá tải gây ra đau khớp ngón tay.
- Di truyền: Nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh đau khớp ngón tay thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn người khác do yếu tố di truyền.
- Cân nặng: Thừa cân là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả đau khớp ngón tay. So với những người bình thường, người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Thói quen: Bên cạnh việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, thói quen sử dụng thuốc lá còn là một yếu tố nguy hiểm khiến tình trạng đau khớp ngón tay trở nên trầm trọng hơn.
3. Chẩn đoán dấu hiệu đau khớp ngón tay
Chẩn đoán sớm và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời giúp kiểm soát nguyên nhân gây bệnh, từ đó giúp tình trạng đau khớp ngón tay thuyên giảm nhanh chóng. Trước tiên, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng về tiền sử bệnh, các triệu chứng của bệnh, kiểm tra các dấu hiệu bất thường trên khớp ngón tay.
Trong các trường hợp phức tạp và cần thêm thông tin để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện:
- Xét nghiệm: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp để tìm nguyên nhân gây đau khớp ngón tay.
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT-scan và MRI, siêu âm và các phương pháp khác.
- Nội soi khớp ngón tay.
4. Phương pháp giảm tình trạng đau khớp ngón tay do bệnh lý
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh cũng như thể trạng của bệnh nhân, các y bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những phương pháp được đánh giá cao về khả năng làm giảm tình trạng đau khớp ngón tay.
4.1. Phương pháp Tây y
Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để điều trị đau khớp ngón tay phổ biến nhất. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc Tây hoặc tiến hành phẫu thuật. Khi điều trị đau khớp ngón tay, bệnh nhân không nên tự uống thuốc mà cần đi khám để được bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc giúp giảm tình trạng đau khớp hiệu quả mà bác sĩ sẽ chỉ định như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs): Etoricoxib, Celecoxib, Piroxicam,…
- Thuốc kháng viêm corticoid: Hydrocortisone acetate, Betamethasone dipropionate, Methylprednisolone,…
- Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone,…
- Thuốc bôi ngoài da: Diclofenac gel, Profenid gel,…
- Các loại thuốc khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những nhóm thuốc điều trị đặc trưng khác nhau. Bệnh nhân mắc viêm khớp dạng thấp sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh và DMARD, trong khi bệnh nhân bị thoái hóa khớp sẽ được chỉ định sử dụng Axit Hyaluronic và các nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm,…
Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị đau khớp ngón tay, đặc biệt là thuốc giảm đau kháng viêm không Steroid (NSAIDs) và thuốc kháng viêm Corticoid, bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hoá, tim mạch, gan, thận và các cơ quan khác. Vì vậy, để tránh các tác dụng phụ có hại đến sức khoẻ, bệnh nhân cần đến bác sĩ thăm khám để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
Phương pháp phẫu thuật chỉ nên được thực hiện trong trường hợp cần thiết, điển hình là ở các bệnh nhân đã từng điều trị bằng các phương pháp khác nhau nhưng không hiệu quả hoặc bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng ở phần khớp. Phương pháp này diễn ra bao gồm việc nội soi khớp, phẫu thuật cắt bao hoạt dịch, cắt xương hoặc phẫu thuật thay thế khớp,… Việc phẫu thuật giúp các triệu chứng bệnh giảm đi đáng kể, khả năng vận động tăng trở lại, nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.2. Phương pháp Đông y
Bên cạnh phương pháp Tây y, điều trị bằng phương pháp Đông y cũng được nhiều người lựa chọn. Để đạt được kết quả điều trị tối ưu, người bệnh nên đến các bác sĩ hoặc các chuyên gia Đông y để được khám bệnh và bốc thuốc.
Trong Đông y có rất nhiều cây thuốc được dùng để điều trị đau khớp ngón tay, có thể kể đến như cây Trinh nữ (Xấu hổ), Đinh lăng, Ngải cứu, Lá lốt, Cỏ xước (Ngưu tất), Dền gai, Dây đau xương, Đỗ trọng, Thiên niên kiện, Cốt toái bổ, Cẩu tích, Khương hoạt,…
Các bài thuốc dân gian
Bài thuốc với Ngải cứu:
- Công dụng: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng giúp giảm đau khớp ngón tay và kháng viêm rất tốt.
- Thành phần: Rượu gạo, Ngải cứu.
- Cách dùng: Bạn lấy ngải cứu tươi rang với muối hoặc xào lên với rượu gạo. Sau đó đắp hoặc chườm lên vùng khớp bị sưng.
Bài thuốc với Lá chìa vôi:
- Công dụng: Lá chìa vôi có tính mát hỗ trợ điều trị đau khớp ngón tay và thoái hóa khớp.
- Thành phần: Lá chìa vôi, Muối.
- Cách dùng: Lá chìa vôi tươi nghiền nhỏ rồi sao khô với muối. Sau đó, đắp hoặc chườm lên khu vực bị sưng khớp.
Bài thuốc với Sả và muối:
- Công dụng: Sả có tính ấm hỗ trợ giảm đau khớp ngón tay hiệu quả.
- Thành phần: Sả tươi, muối.
- Cách dùng: Sả rửa sạch và cắt nhỏ. Tiếp theo, bạn xay nhuyễn sả rồi trộn với muối để tạo thành một hỗn hợp. Đắp hỗn hợp sả và muối vào vùng đau khớp.
Hiệu quả của các bài thuốc dân gian trong việc điều trị đau khớp ngón tay có thể thay đổi tùy theo từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số người sẽ có sự cải thiện triệu chứng sau khi sử dụng các bài thuốc này còn một số khác sẽ không thấy hiệu quả.
Bên cạnh đó, một số bài thuốc cũng được chỉ định tùy theo từng nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể. Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo:
Bài thuốc Quyên tý thang:
- Công dụng: Giảm đau khớp ngón tay, ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.
- Nguyên liệu: 15-20g Hoàng kỳ, 15-20g Khương hoạt, 15-20g Xích thược, 15-20g Khương hoàng, 15-20g Phòng phong, 15-20g Đương quy, 4g Chích cam thảo.
- Cách làm: Bạn sắc tất cả các với nước gừng tươi, ngày uống 1 thang thuốc.
Bài thuốc Ý dĩ nhân thang:
- Công dụng: Hỗ trợ điều trị đau khớp ngón tay, trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
- Thành phần: Ý dĩ 16g; Hoàng kỳ 12g, Đảng sâm 12g; Thương truật 8g, Ma hoàng 8g, Khương hoạt 8g, Ô dược 8g, Độc hoạt 8g, Quế chi 8g, Phòng phong 8g, Xuyên khung 8g, Ngưu tất 8g, Cam thảo 6g.
- Cách dùng: Bạn sắc thuốc mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống. Nên uống khi thuốc còn ấm.
Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn đạt hiệu quả như ý, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông. Sản phẩm này được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Dây đau xương, Đảng sâm, Ngưu tất,… giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp và phong thấp gây ra.
Bên cạnh đó, người bị đau khớp ngón tay còn có thể cân nhắc các phương pháp khác như châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt để điều trị bệnh. Áp dụng phương pháp các phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm đau, giãn cơ hiệu quả.
4.3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị đau khớp được nhiều người tin dùng, phương pháp này có thể được thực hiện tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế. Cơ bản, có 2 phương thức vật lý trị liệu:
- Vật lý trị liệu tích cực: Như bài tập tăng cường cơ bắp, bài tập di chuyển thiết bị hoặc bài tập dưới nước và kéo giãn cơ. Tập các bài tập này giúp máu được lưu thông, tăng sức mạnh cơ bắp, giúp xương khớp linh hoạt hơn, từ đó kiểm soát được tình trạng đau khớp ngón tay.
- Vật lý trị liệu thụ động: Là sử dụng các thiết bị tiên tiến để giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép, hỗ trợ tái tạo các mô đã bị tổn thương và giúp giảm áp lực lên cột sống. Phương pháp này bao gồm liệu pháp nhiệt (nóng hoặc lạnh), sử dụng sóng âm, kích thích điểm, siêu âm trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, nắn khớp, xoa bóp khớp,…
5. Hỗ trợ giảm tình trạng đau khớp ngón tay tại nhà
Để đạt được hiệu quả điều trị đau khớp ngón tay tối ưu, việc áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà là vô cùng cần thiết. Những cách hỗ trợ giảm tình trạng đau khớp ngón tay có thể áp dụng:
- Sử dụng thực phẩm và dinh dưỡng có lợi cho xương khớp: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C (kiwi, dứa, bưởi, dâu tây,…), rau họ cải (bông cải, cải bắp, cải kale,…), các loại cá giàu axit béo Omega-3, bột nghệ, tỏi, quế,… Tìm hiểu chi tiết về các thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp qua bài viết Thực phẩm trị viêm khớp
- Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng: Tập luyện thường xuyên giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về khớp ngón tay như nhấc ngón tay, căng ngón tay cái, nắm chặt tay,… Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thì có thể truy cập bài viết “Bài tập khớp ngón tay”.
- Chườm đá: Chườm đá giúp hỗ trợ giảm đau tức thời khớp ngón tay.
- Thói quen sinh hoạt: Duy trì tâm lý thoải mái, lạc quan; tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.
- Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp: Bổ sung một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ hệ xương khớp. Điển hình như Thảo Linh Tiên Bình Đông, sản phẩm được chiết xuất từ thành phần “sạch” – hoàn toàn từ thiên nhiên và nổi bật với công dụng bồi bổ xương khớp.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị: Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và ngừa bệnh đau khớp tái phát.
6. Ngăn ngừa
Để ngăn ngừa tình trạng viêm khớp ngón tay, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
- Chế độ dinh dưỡng: Chú ý bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, uống đủ nước,… giúp duy trì lượng axit uric trong máu ổn định cũng như duy trì hệ xương khỏe mạnh.
- Tránh chấn thương: Thận trọng trong các hoạt động thường ngày, khi tham gia giao thông hoặc chơi thể thao để giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương. Ngoài ra, bạn cần hạn chế mang vác vật nặng.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và đúng cách: Bạn có thể tham gia vào các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga,… để hạn chế kích thích và tổn thương ổ khớp.
- Xây dựng thói quen làm việc tốt: Hãy tạo thói quen nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục, đặc biệt là khi đánh máy, may vá hoặc vẽ,…
- Thăm khám định kỳ: Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ở mức hợp lý với chỉ số 18,5 ≤ BMI < 23BMI (<23). Điều này có thể giúp giảm bớt áp lực đè lên xương khớp.
7. Tổng kết
Đau khớp ngón tay là tình trạng phổ biến xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây cản trở các hoạt động hàng ngày. Thông qua bài viết này, Dược Bình Đông hy vọng giúp bạn cập nhật đầy đủ những thông tin hữu ích về nguyên nhân, các điều trị và phòng ngừa đau khớp ngón tay hiệu quả. Lưu ý, khi cơ thể xuất hiện tình trạng đau khớp ngón tay, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh trường hợp bệnh diễn biến xấu.
Bên cạnh việc kết hợp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, việc bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp là vô cùng quan trọng. Sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với thành phần thảo dược thiên nhiên giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra. Đây chắc chắn sẽ là giải pháp hoàn hảo cho những ai đang gặp về vấn đề đau nhức xương khớp.
Dược Bình Đông với quá trình hình thành và phát triển hơn 70 năm đã tạo nên thương hiệu uy tín và có chỗ đứng nhất định trên thị trường với những sản phẩm hiệu quả, chất lượng cao. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông hoặc các sản phẩm khác của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!