Tìm kiếm

Thoái hóa khớp tay là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa

Thoái hoá khớp tay là bệnh gây đau nhức, sưng tấy, cứng khớp và hạn chế phạm vi hoạt động của tay. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc thoái hóa khớp tay đứng thứ tư trong các vị trí thoái hóa khớp thường gặp. Cùng tìm hiểu bài viết của Dược Bình Đông để biết thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và điều trị tình trạng này bạn nhé!

1. Đôi nét về thoái hóa khớp tay

1.1. Giới thiệu về tình trạng thoái hóa khớp tay

Thoái hóa khớp tay là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian. Sụn khớp đóng vai trò là lớp đệm bảo vệ đầu xương, giúp các khớp vận động trơn tru. Các vị trí thường bị thoái hóa khớp tay bao gồm khuỷu tay, bàn tay, cổ tay, ngón tay, có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 tay.

Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 3 lần nam giới. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do sự thay đổi nội tiết tố Estrogen ở nữ giới. Ngoài ra, béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến thoái hóa khớp tay, có đến 1/3 bệnh nhân thoái hóa khớp bàn tay bị béo phì.

Người đàn ông bị thoái hóa khớp tay
Thoái hóa khớp tay gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống

1.2. Giai đoạn của thoái hóa khớp tay

Bệnh thoái hóa khớp tay sẽ được chia ra thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Ở từng giai đoạn, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng điển hình khác nhau với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Dấu hiệu chưa rõ ràng

Đây là giai đoạn mà người bệnh vẫn chưa có các dấu hiệu rõ ràng của bệnh mà chỉ thấy xuất hiện những cơn đau nhẹ khi vận động liên tục. Lúc này khớp tay vẫn chưa bị biến dạng, không phát hiện tổn thương bất thường trên phim X-quang.

Giai đoạn 2: Dấu hiệu nhẹ

Ở giai đoạn này, người bệnh cảm nhận rõ ràng các cơn đau do thoái hóa khớp tay khi vận động. Khi trời trở lạnh hoặc mới ngủ dậy, tình trạng đau và cứng khớp trở nên nặng hơn.Trên phim X-quang có thể quan sát thấy xuất hiện gai xương, sụn khớp bắt đầu hao mòn, khe khớp hẹp hơn.

Giai đoạn 3: Tổn thương thoái hóa khớp rõ nét và tiến triển nhanh

Các tổn thương thoái hóa khớp tay ở giai đoạn này tiến triển nhanh và rõ ràng hơn. Các cơn đau dần nặng hơn khiến cho việc vận động của người bệnh bị hạn chế. Trên phim X-Quang quan sát thấy nhiều gai xương kích thước vừa, khe khớp hẹp rõ, lớp sụn khớp bị bào mòn nhiều.

Giai đoạn 4: Thoái hóa khớp nặng

Đây là giai đoạn thoái hóa khớp nặng, sụn và khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có các triệu chứng cứng khớp, viêm, đau nhức dẫn đến hạn chế vận động. Nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh có thể bị tàn phế.

1.3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thoái hóa khớp tay

Thoái hóa khớp tay gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, cứng khớp, giảm khả năng vận động, khiến việc sinh hoạt và làm việc trở nên khó khăn. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết bản thân có đang mắc phải bệnh lý này hay không:

Các dấu hiệu tại khớp:

  • Đau khớp: Cơn đau có tính chất cơ học, liên quan trực tiếp đến hoạt động của khớp. Cơn đau sẽ trở nên rõ rệt hơn khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi, có thể đau âm ỉ hoặc kéo dài.
  • Sưng khớp: Triệu chứng này khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi cử động hoặc cử động kém linh hoạt và uyển chuyển.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này xuất hiện vào buổi sáng sau khi bệnh nhân thức dậy hoặc khi ít hoặc không hoạt động tay trong thời gian dài.
  • Khớp kêu: Triệu chứng này xảy ra khi người bệnh cử động hoặc sử dụng khớp tay. Lúc này, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lộp cộp và có thể cảm thấy khớp tay nóng ran.
  • Hạn chế biên độ vận động: Triệu chứng này xảy ra khi thoái hóa khớp tay đã xảy ra trong thời gian dài. Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các thao tác cầm nắm, hoạt động sinh hoạt cá nhân.
  • Triệu chứng khác ở tay: Người bị thoái hóa khớp tay còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như lực cầm nắm yếu, cảm giác bị kẹt ở khớp, khó khăn khi sử dụng bàn tay, thay đổi màu sắc da hoặc nóng tại các vị trí khớp,…

Các dấu hiệu toàn thân: Thoái hóa khớp tay còn có thể khiến người bệnh cảm thấy nhức mỏi, mất ngủ, mệt mỏi,… dẫn đến suy nhược cơ thể.

Bàn tay đang bị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp tay có thể gây ra các triệu chứng như đau khớp, cứng khớp…

1.4. Thoái hóa khớp tay có nguy hiểm không?

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, thoái hóa khớp tay có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm khớp mạn tính: Đây là biến chứng xảy ra do thoái hóa khớp tay gây tổn thương và viêm quanh khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, biến chứng này có thể phát triển thành mạn tính.
  • Biến dạng khớp: Đây là kết quả của quá trình viêm khớp và mất sụn khớp kéo dài, khiến các đầu xương cọ xát trực tiếp vào nhau. Biến dạng khớp là biến chứng nguy hiểm nhất của thoái hóa khớp tay, có thể dẫn đến tàn phế.
  • Biến dạng bàn tay, ngón tay: Khi tình trạng thoái hóa chuyển biến nặng, bàn tay và ngón tay của người bệnh có thể bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ. Không những thế, việc bàn tay bị biến dạng còn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cầm nắm đồ vật hay cử động.
  • Mất khả năng vận động ở tay: Khi bệnh phát triển thành mạn tính, sụn khớp bị bào mòn nghiêm trọng, thậm chí bị phá hủy hoàn toàn, dẫn đến những hậu quả nặng nề như hạn chế vận động cổ tay hay có thể mất khả năng vận động ở tay.
  • Teo cơ: Thoái hóa khớp tay có thể gây teo cơ, mất khả năng vận động, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
  • Tàn phế: Nếu không kiểm soát tình trạng thoái hóa khớp tay đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với nguy cơ tàn phế, không thể cử động hay thực hiện những động tác cầm nắm.
  • Các biến chứng khác: Thoái hóa khớp tay nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác như hoại tử xương, gãy xương, nhiễm trùng khớp, suy hóa gân và dây chằng quanh khớp, chảy máu…

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào được nêu trong phần nội dung trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc Chấn thương chỉnh hình thăm khám. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thoái hóa khớp tay có thể khiến tay bị biến dạng, gây mất thẩm mỹ

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp tay

Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp tay:

2.1. Lão hóa

Thoái hóa khớp là tình trạng bệnh lý phổ biến, thường xuất hiện ở người sau độ tuổi 40. Nguy cơ mắc bệnh tăng cao theo tuổi tác. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo thời gian khiến chất lượng và hàm lượng Protid giảm, dẫn đến sụn khớp sẽ bị thoái hóa. Ngoài ra, vận động trong thời gian dài cũng góp phần thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp. Lực tác động liên tục lên khớp khiến sụn bị bào mòn, dẫn đến tình trạng nứt, bong tróc và thậm chí tiêu biến hoàn toàn. Ma sát giữa các đầu xương tăng cao cũng gây ra đau nhức và thoái hóa khớp.

2.2. Chấn thương

Chấn thương khi vận động, hoạt động, tai nạn, té ngã có thể dẫn đến các tổn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương. Mặc dù đã được điều trị khỏi nhưng những tổn thương này vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thoái hóa khớp về sau.

Ngoài ra, chấn thương có thể thay đổi cấu trúc khớp, làm hỏng sụn khớp, khiến khớp dễ bị tổn thương. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, sụn khớp thậm chí có thể bị tách ra khỏi xương, gây mất đi lớp đệm bảo vệ và tạo lực ma sát trực tiếp giữa các đầu xương.

2.3. Bệnh lý

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp tay có thể là do một số bệnh lý như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt là các khớp nhỏ ở tay và ngón tay. Bệnh gây ra tình trạng viêm và sưng tấy ở khớp, dẫn đến tổn thương sụn khớp và thoái hóa khớp theo thời gian. 
  • Viêm đa khớp: Viêm đa khớp là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc, thường gặp ở các khớp nhỏ ngoại biên như khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay,… Viêm đa khớp có thể dẫn đến thoái hóa khớp tay nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Bệnh lý xương khớp khác: Hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain, loãng xương, nhiễm trùng khớp hoặc tiền sử bệnh xương khớp trước đây cũng là những bệnh lý có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp tay.
  • Bệnh rối loạn chuyển hóa: Một số bệnh lý về rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, Gout,… cũng là một trong các nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp tay.

2.4. Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp tay bao gồm:

  • Nghề nghiệp: Những người làm công việc sử dụng tay trong thời gian dài như phục vụ bưng bê đồ, làm việc với máy tính, điện thoại,… khiến khớp xương có nhiều nguy cơ bị co cứng, sưng, viêm.
  • Di truyền: Một số người có gen di truyền chức năng hình thành sụn bị khiếm khuyết thường dễ bị thoái hóa khớp tay hơn so với những người khác.
  • Lối sống, sinh hoạt: Việc thường xuyên sinh hoạt sai tư thế, ít vận động, khuân vác đồ nặng và áp dụng chế độ ăn uống không khoa học cũng có thể gây ra thoái hóa khớp tay.

3. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp tay

Khi có các biểu hiện bất thường, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm thoái hóa khớp và có biện pháp điều trị kịp thời, từ đó giúp giảm nguy cơ biến chứng. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để tìm dấu hiệu tổn thương và kiểm tra tiền sử bệnh, hiệu ứng vận động và một số triệu chứng khác… 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định một số phương pháp để chẩn đoán thoái hóa khớp như:

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp
  • Chẩn đoán hình ảnh: siêu âm, MRI, X-quang hoặc chụp CT để đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị thích hợp, đồng thời phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác.
  • Nội soi khớp
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân về bệnh thoái hóa khớp tay
Bác sĩ có thể chỉ định bạn chụp MRI để chẩn đoán tình trạng thoái hóa khớp tay

4. Phương pháp điều trị và chăm sóc giúp cải thiện tình trạng  thoái hóa khớp

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong khi điều trị và chăm sóc để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp tay:

4.1. Phương pháp Tây y

Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thoái hóa khớp tay phù hợp cho bệnh nhân dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng cụ thể. Một số phương pháp phổ biến đó là sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

Khi sử dụng các loại thuốc Tây y, bạn cần dùng theo liều lượng, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có nhóm thuốc đặc trị đặc trưng để điều trị thoái hóa khớp tay như:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc kháng viêm Corticoid
  • Thuốc giãn cơ
  • Các dạng Axit Hyaluronic
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (SYSADOA – Symptomatic Slow Acting Drugs for Osteoarthritis)

Bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại thuốc này trong bài viết “Thuốc trị thoái hóa khớp“.

Bạn nên lưu ý kỹ rằng, mặc dù thuốc giảm đau có mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng việc sử dụng chúng để điều trị bệnh lâu dài không phải là giải pháp tối ưu. Thay vì loại bỏ tận gốc các triệu chứng, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra nhiều tác dụng phụ.

Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp tay. Tuy không phải là giải pháp cho tất cả các trường hợp thoái hóa khớp, nhưng phẫu thuật là lựa chọn phù hợp cho một số bệnh nhân có tổn thương khớp nghiêm trọng hoặc đã được áp dụng các phương pháp điều trị khác mà không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng thoái hóa và tăng khả năng vận động của khớp tay.

4.2. Phương pháp Đông y

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y thì phương pháp Đông y và các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc để cải thiện tình trạng bệnh lý cũng được nhiều người lựa chọn. Những phương pháp này được cho là có hiệu quả trong việc giảm đau nhức, cứng khớp, đồng thời hạn chế các tác dụng không mong muốn so với thuốc Tây. Tuy nhiên, người bệnh nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y để được đánh giá về khả năng hiệu quả khi sử dụng các bài thuốc dân gian.

Trong Đông y có rất nhiều cây thuốc được dùng để điều trị thoái hóa khớp tay, có thể kể đến như Trinh nữ (Xấu hổ), Ngải cứu, Đinh lăng, Lá lốt, Cỏ xước (Ngưu tất), Dền gai, Dây đau xương, Đỗ trọng, Thiên niên kiện,…

Những bài thuốc dân gian trị thoái hóa khớp tay

Một số bài thuốc dân gian giúp giảm đau, giảm viêm thường dùng trong điều trị thoái hóa khớp tay mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngải cứu: Lấy một nắm ngải cứu tươi rang với muối hoặc xào lên với rượu gạo. Sau đó đem đi đắp hoặc chườm vào vị trí khớp bị viêm. 
  • Lá chìa vôi: Lá chìa vôi tươi đem nghiền nát và sao khô với muối trắng. Sau đó, sử dụng khăn hoặc túi vải đựng và đem chườm lên vị trí các khớp bị đau. 
  • Sả và muối: Sử dụng hỗn hợp Sả và muối thoa lên vùng khớp bị đau. Massage nhẹ nhàng và để trong một thời gian ngắn, sau đó rửa sạch bằng nước ấm.

Hiệu quả của các bài thuốc dân gian trong việc điều trị thoái hóa khớp tay có thể thay đổi theo từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số người có thể có sự cải thiện triệu chứng sau khi sử dụng các bài thuốc này còn một số khác sẽ không thấy hiệu quả.

Dưới đây là bài thuốc Quyên tý thang mà bạn có thể tham khảo sử dụng để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tay.

  • Công dụng: Ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp
  • Nguyên liệu: 15-20g Khương hoạt, 15-20g Hoàng kỳ, 15-20g Khương hoàng, 15-20g Xích thược, 15-20g Phòng phong, 15-20g Đương quy, 4g Chích cam thảo.
  • Cách làm: Sắc tất cả các với nước Gừng tươi, ngày uống 01 thang.

Đọc thêm: Tổng hợp 10+ bài thuốc, cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tay như Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Dây Đau Xương, Đỗ Trọng, Ngưu Tất, Tang Thầm, Kê Huyết Đằng, Độc Hoạt, Mộc Qua,… giúp hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do thoái hóa khớp, viêm khớp hay phong thấp.

Hình chụp sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên Bình Đông có công dụng hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp tay

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc, sản phẩm được nêu trên, người bệnh thoái hóa khớp tay còn có thể áp dụng thêm các phương pháp điều trị không dùng thuốc khác như châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt để điều trị bệnh. Áp dụng phương pháp các phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm đau, giãn cơ rất tốt.

4.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không xâm lấn, an toàn và hiệu quả cho mọi bệnh nhân thoái hóa khớp. Khi áp dụng đúng cách, vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Sau đây là một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng:

  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ
  • Chườm nóng hoặc lạnh
  • Điện xung
  • Tia hồng ngoại
  • Kỹ thuật massage tay

4.4. Chăm sóc tại nhà

Chế độ chăm sóc tại nhà tốt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng đau, sưng do thoái hóa khớp tay. Bệnh nhân và người thân chăm sóc cần chú ý một số điều sau:

  • Thực phẩm: Bổ sung đa dạng các loại chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là những chất tốt cho phần sụn khớp bị thoái hóa như các loại cá béo, rau xanh, trái cây,… 
  • Áp dụng các bài tập cho người bị thoái hóa khớp tay.
  • Nghỉ ngơi sau vận động: Tạo điều kiện để người bệnh có thể nghỉ ngơi sau khi tập luyện, vận động nhiều.
  • Giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, làm việc để tránh gây tổn thương cho hệ xương khớp.
  • Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đọc thêm:

Các loại thực phẩm dinh dưỡng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tay
Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để tăng cường sức khỏe xương khớp

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp tay

Để phòng ngừa tình trạng thoái hóa khớp tay, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách: Nên vận động vừa phải tầm 30 phút/ ngày để các khớp dẻo dai, xương chắc khỏe, giúp giảm nguy cơ mắc thoái hóa khớp tay và nhiều bệnh lý mạn tính khác.
Những người phụ nữ đang tập thể dục để tăng cường sức khỏe xương khớp
Thường xuyên tập luyện thể thao để giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe
  • Tránh chấn thương: Khi chơi thể thao, bạn cần hoạt động đúng kỹ thuật, sử dụng đồ bảo hộ trong lúc tập luyện và tránh mang vác đồ vật nặng để hạn chế chấn thương.
  • Tránh hoạt động quá sức: Khi làm việc, vận động nên nghỉ ngơi khi thấy mệt, tránh cố gắng quá sức vì sẽ làm tăng áp lực cho xương khớp làm chúng dễ bị thương tổn hơn.
  • Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi lành mạnh để giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe bao gồm cả thoái hóa khớp tay.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Việc này giúp phát hiện sớm các bất thường và có biện pháp điều trị kịp thời.

6. Tổng kết

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân, phương pháp điều trị và phòng tránh tình trạn thoái hóa khớp tay. Để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp tay hiệu quả, bạn có thể sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, không chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do thoái hóa khớp mà còn an toàn cho sức khỏe, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng. 

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận

Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm từ thảo dược. Kể từ khi thành lập, Dược Bình Đông luôn nỗ lực nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng. Hãy liên hệ số hotline (028)39808808 để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe và các sản phẩm của chúng tôi nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)