Theo thống kê Hội Cơ Xương khớp Việt Nam, tỷ lệ người mắc thoái hóa khớp tại nước ta đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Cụ thể, có 30% người mắc thoái hóa khớp trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi. Thuốc điều trị thoái hóa khớp có vai trò làm dịu các cơn đau, cải thiện khả năng vận động của các khớp. Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc thoái hóa khớp và những lưu ý khi sử dụng, mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về thoái hóa khớp và thuốc Tây trị thoái hóa khớp
1.1. Giới thiệu tình trạng thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là một bệnh lý xương khớp mãn tính làm tổn thương sụn và các mô quanh khớp. Đây là một loại tổn thương phổ biến nhất trong hơn 100 loại tổn thương viêm khớp khác nhau. Theo thống kê trên 27 triệu người Mỹ, hầu hết những người 80 tuổi đều gặp phải tình trạng thoái hóa khớp. Sau 70 tuổi, tỷ lệ mắc phải bệnh lý này giữa nam và nữ gần như bằng nhau. Nhưng ở độ tuổi trẻ hơn, nam giới dễ bị thoái hóa khớp hơn do các chấn thương.
Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến vị trí khớp bất kỳ trên cơ thể, nhất là những vị trí khớp chịu nhiều áp lực như cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân, khớp cùng chậu,…
Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động, cứng khớp vào buổi sáng, có thể bị teo cơ do ít vận động, có tiếng lạo xạo khi vận động, tràn dịch khớp,…
Nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp phổ biến nhất là do tuổi tác. Bởi vì khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa diễn ra càng mạnh mẽ, trong đó hệ xương khớp là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Lúc này, chất lượng và hàm lượng Protid có trong sụn khớp bị suy giảm khiến các sụn bắt đầu thoái hóa. Sau một thời gian dài hoạt động, phần sụn này bị hao mòn, tổn thương khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, thoái hóa khớp còn có thể do một số nguyên nhân khác gây ra như di truyền, giới tính, béo phì, tính chất công việc,…
Bệnh thoái hóa khớp nếu để kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh gout, trầm cảm lo âu, rối loạn giấc ngủ, tăng cân, vôi hóa sụn khớp, xương bị hoại tử, gãy xương,… Do đó, khi mới xuất hiện những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa Cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời trước khi xuất hiện các biến chứng.
1.2. Đôi nét về thuốc Tây trị thoái hóa khớp
Việc sử dụng thuốc trị thoái hóa khớp cần có sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ. Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp.
Các loại thuốc Tây trị thoái hóa khớp sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh. Cụ thể, thuốc sẽ làm giảm bớt những cơn đau, tình trạng sưng viêm do thoái hóa khớp gây ra. Nhờ đó, giúp ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế các biến chứng liên quan đến thoái hóa khớp.
2. Các loại thuốc Tây trị bệnh thoái hóa khớp
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc thoái khớp được sử dụng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để an toàn và mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
Dưới đây là một số thông tin về các loại thuốc Tây trị thoái hóa khớp phổ biến có thể được bác sĩ kê đơn:
2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol
- Hoạt chất: Paracetamol
- Cơ chế: Tác động lên trung ương, ức chế thành lập prostaglandin – chất trung gian hóa học gây viêm đau, làm chặn đứng chuỗi phản ứng truyền cảm giác đau đến trung ương thần kinh, nhờ đó giúp người bệnh có cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn.
- Tác dụng: Làm giảm tình trạng đau nhức.
- Hiệu quả: Giúp kiểm soát hiệu quả các cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến vừa, trong một thời gian ngắn, không hiệu quả nhiều đối với viêm sưng khớp cơ.
- Ứng dụng: Giảm đau cơ, đau khớp, đau do viêm khớp gây ra.
- Cách sử dụng: Đường uống
- Tác dụng phụ: Gây dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm (khó thở, khàn giọng, nổi mề đay, phát ban trên da, sưng môi, lưỡi, mặt hoặc sưng cổ họng). Ngoài ra, thuốc có thể gây ra một số phản ứng nghiêm trọng với cơ thể mà bạn cũng cần lưu ý như nước tiểu sẫm màu, phân đen, đau dạ dày, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt,… Liều cao Paracetamol còn có thể gây tổn thương gan, nhất là ở những người có tiền sử bệnh gan do lạm dụng rượu.
- Lưu ý khi sử dụng: Chống chỉ định sử dụng Paracetamol cho người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người mắc các bệnh tim mạch, phổi, gan, thận, người say rượu hoặc người bệnh thiếu hụt G6PD.
2.2. Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)
- Tác dụng: Giảm đau, kháng viêm, cải thiện tình trạng các khớp đang bị viêm, đau nhức.
- Hiệu quả: NSAIDs có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với thuốc giảm đau Paracetamol.
- Ứng dụng: Điều trị các bệnh viêm khớp (viêm khớp phản ứng, viêm khớp dạng thấp,…), thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau vai gáy, đau thần kinh tọa, các bệnh lý phần mềm do thấp (viêm khớp vai, viêm lồi cầu xương cánh tay, hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain,…),…
- Cách sử dụng: Sử dụng bằng đường uống, tiêm hoặc bôi.
Loại thuốc thoái hóa khớp NSAID này được chia ra thành 2 nhóm chính gồm:
Nhóm 1: NSAIDs không chọn lọc
- Cơ chế: Các loại thuốc trong nhóm này có khả năng ức chế đáng kể hoạt động của 2 loại enzyme COX-1, COX-2.
- Hoạt chất: Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ở đường tiêu hóa (thủng hoặc loét dạ dàng tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa)
- Lưu ý khi sử dụng: Người cao tuổi, người từng bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bị hen suyễn, đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ hoặc đang sử dụng đồng thời với thuốc chống đông máu và Corticosteroid.
Nhóm 2: NSAIDs chọn lọc COX-2
- Cơ chế: Ức chế chọn lọc enzyme COX-2 – một enzyme được tìm thấy tại các vị trí viêm nhiều hơn enzyme COX1 (enzyme này thường thấy trong dạ dày, tiểu cầu và mạch máu).
- Hoạt chất: Meloxicam, Celecoxib…
- Tác dụng phụ: Các loại thuốc trong nhóm này có thể gây nguy cơ tim mạch, những biến cố huyết khối lên tim mạch.
- Lưu ý khi sử dụng: Không được khuyến cáo sử dụng cho người bị suy tim, bệnh thận, xơ gan và những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu.
2.3. Thuốc kháng viêm Corticosteroid (còn được gọi là Corticoid/ Steroid)
Cơ chế:
- Chống viêm: Thuốc có tác dụng tác động lên hệ thống miễn dịch bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất ra các chất gây viêm như prostaglandins, từ đó giúp làm giảm các triệu chứng sưng, đỏ, rát, đau cục bộ hoặc toàn thân.
- Ức chế miễn dịch: Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch bằng cách làm suy giảm việc sản xuất các tế bào bạch cầu bảo vệ (tế bào T).
- Co mạch: Ngăn chặn hợp chất gây viêm histidine và có thể làm hạn chế tiết chất nhầy gây tắc nghẽn đường thở và các cơ quan khác.
Hoạt chất: Dexamethasone, Methylprednisolone, Prednisolone, Cortisone,…
Tác dụng: Giảm viêm để điều trị viêm khớp.
Hiệu quả: Có tác dụng giảm viêm nhanh chóng, tuy nhiên cần tăng liều lượng trong thời gian dài mới có thể mang lại hiệu quả tốt.
Ứng dụng: Điều trị viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp thiếu niên tự phát, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng, tràn dịch khớp gối không do nhiễm khuẩn, đau thần kinh tọa, kén bao hoạt dịch, viêm gân, viêm bao gân, viêm điểm bám gân, viêm quanh khớp vai,…
Cách sử dụng: Đường uống, tiêm nội khớp, truyền tĩnh mạch.
Đường uống
Tiêm nội khớp
Truyền tĩnh mạch: Trong trường hợp dùng thuốc Aristospan (triamcinolone), Celestone (betamethasone), Cortaren (dexamethasone), Solu-Medrol (methylprednisolone).
Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ ngắn hạn: Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Corticosteroid như thèm ăn, tăng cân, suy nhược, khó ngủ, mờ mắt, thay đổi tâm trạng, dễ bầm tím, mặt sưng, phù nề sưng tấy, nổi mụn, lông mọc nhiều rậm rạp, khả năng miễn dịch yếu, loãng xương, kích thích dạ dày,…
- Tác dụng phụ dài hạn: Nếu sử dụng loại thuốc này để điều trị thoái hóa khớp trong thời gian dài có thể gây ra các tình trạng rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol cao, loãng xương, mụn, mỏng da, viêm loét dạ dày, nguy cơ nhiễm trùng cao, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp,…
Lưu ý khi sử dụng: Người có tiền sử dị ứng với thuốc, người bị rối loạn đông máu, bị tổn thương nhiễm khuẩn tai hoặc gần vị trí tiêm không được khuyến cáo sử dụng lâu dài, cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
2.4. Thuốc giãn cơ
- Cơ chế: Thuốc giãn cơ tác động đến hệ thần kinh, an thần, làm gián đoạn các tín hiệu do dây thần kinh gửi lên não để làm dịu cơn đau, thư giãn cơ.
- Hoạt chất: Cyclobenzaprine, Metaxalone, Methocarbamol,…
- Tác dụng: Giúp khắc phục các triệu chứng co thắt cơ, chuột rút và hỗ trợ cải thiện các biểu hiện khó chịu, làm dịu đau cơ.
- Ứng dụng: Thuốc được dùng để giảm các cơn đau do căng cơ, hỗ trợ điều chỉnh căng cơ trong thoái hóa khớp.
- Cách sử dụng: Đường uống
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra buồn ngủ, chóng mặt, căng thẳng, đau đầu, huyết áp hạ khi đang đứng, nước tiểu chuyển màu sang cam, tím hoặc đỏ.
- Lưu ý: Tránh lạm dụng loại thuốc thoái hóa khớp giãn cơ (Carisoprodol) trong thời gian dài vì có thể gây nghiện. Người trên 65 tuổi, mắc các bệnh lý về gan, não bộ, tâm thần cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc giãn cơ dùng điều trị co thắt cơ, thoái hóa khớp còn gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, gây mất tập trung, thiếu tỉnh táo nên khi dùng thuốc cần tránh thực hiện các hoạt động như lái xe, vận hành máy móc, leo núi.
2.5. Các dạng Axit Hyaluronic
- Cơ chế: Axit Hyaluronic là một polysaccharide có trong thành phần dịch khớp. Với những người bị thoái hóa khớp thì Axit Hyaluronic bị phân hủy, làm giảm cả số lượng lẫn chất lượng. Bổ sung Axit Hyaluronic sẽ giúp bôi trơn mô mềm, giảm xóc, giảm ma sát mô sụn, phục hồi và tái tạo mô sụn, tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Tác dụng: Giúp bổ sung, làm tăng nồng độ, trọng lượng phân tử Axit Hyaluronic nội sinh giúp giảm đau, kháng viêm, giúp ức chế thoái hóa sụn khớp.
- Hiệu quả: Thuốc có tác dụng mạnh, với tác dụng giảm đau, kháng viêm có thể kéo dài lên đến hàng tháng, cải thiện chức năng khớp.
- Ứng dụng: Dùng để điều trị thoái hóa khớp gối từ mức độ trung bình đến nặng vừa, phù hợp với các bệnh nhân không đáp ứng được với phương pháp điều trị thông thường, bệnh nhân không dung nạp được thuốc (đặc biệt thuốc chống viêm không steroid), giúp trì hoãn thời gian phẫu thuật. Các loại thuốc thoái hóa khớp dạng Axit Hyaluronic cho tác dụng rõ rệt với bệnh nhân thoái hóa khớp trên nhiều mặt, nhất là giúp cải thiện chức năng khớp.
- Cách sử dụng: Tiêm trực tiếp vào khớp
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây đau nhẹ tại vị trí tiêm, xuất hiện tình trạng chảy dịch khớp, khớp tiêm bị ì, không tự sản sinh dịch khớp tự nhiên nên người bệnh khả năng cao phải phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc.
- Lưu ý: Người có cơ địa dễ dị ứng, dị ứng với thành phần thuốc hoặc gặp vấn đề về rối loạn, đang mắc bệnh lý khác hay phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thông báo với bác sĩ về tình trạng của mình, chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định.
2.6. Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (SYSADOA – Symptomatic Slow Acting Drugs for Osteoarthritis)
- Cơ chế: Loại thuốc ASU sẽ giúp gia tăng tổng hợp và ức chế thoái biến proteoglycans, thúc đẩy tế bào hoạt dịch và tế bào sụn khớp tổng hợp collagen.
- Hoạt chất: Glucosamine, Chondroitin, Diacerein, các chất không xà phòng hóa từ đậu nành, bơ (ASU).
- Tác dụng: Giảm đau, cải thiện chức năng khớp gối ở mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Hiệu quả: Thuốc cho hiệu quả tương đối chậm (khoảng 1 – 2 tháng sau khi dùng) nhưng duy trì kéo dài lâu ngay cả khi ngưng điều trị (từ vài tuần đến vài tháng).
- Ứng dụng: Thuốc thoái hóa khớp trong nhóm SYSADOA được sử dụng trong bước đầu điều trị, có thể kèm theo hoặc không kèm với Paracetamol.
- Cách sử dụng: Đường uống
- Tác dụng phụ: Loại thuốc này có thể gây tiêu chảy, táo bón, buồn ngủ, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, phát ban, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, insulin. Ngoài ra trong một số trường hợp hiếm gặp còn có khả năng gây ngộ độc gan nghiêm trọng.
- Lưu ý: Cần sử dụng kéo dài vài nhiều tháng, nhiều năm mới cho thấy hiệu quả và để bảo tồn sụn khớp tốt hơn. Đặc biệt nên sử dụng theo chỉ định bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
3. Lưu ý khi dùng thuốc Tây điều trị thoái hóa khớp
3.1. Lưu ý khi sử dụng
Để sử dụng thuốc an toàn, có hiệu quả cao, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:
- Tuân thủ việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý mua thuốc theo đơn cũ mà cần tái khám để xác định tình trạng bệnh, từ đó các bác sĩ đưa ra quyết định kê đơn thuốc.
- Đọc kỹ các hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc thoái hóa khớp.
- Trao đổi với bác sĩ về các bệnh lý đang điều trị và các loại thuốc đang sử dụng để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phản ứng phụ.
- Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian uống thuốc bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.
3.2 Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thoái hóa khớp theo đúng chỉ định của bác sĩ, bạn có thể kết với một số biện pháp khác để cải thiện tình trạng bệnh nhanh hơn:
Chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, bạn nên bổ sung thêm rau xanh, các loại trái cây vào chế độ ăn của mình, uống đủ nước để giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu, duy trì hệ xương khớp luôn khỏe mạnh.
Đọc thêm:
- Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì? 15+ Thực phẩm tốt & nên kiêng
- Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp
Xây dựng chế độ luyện tập thể dục, thể thao hợp lý: Bạn hãy lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, không gây kích thích lên các khớp trong khi luyện tập như bơi lội, yoga, đi bộ,… để giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh.
Thay đổi thói quen: Duy trì thói quen sinh hoạt tích cực có thể góp phần hạn chế diễn tiến bệnh, đảm bảo một cuộc sống tinh thần lành mạnh. Hạn chế những thói quen xấu như sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…
Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp: Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ xương khớp có nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên như:
- Thảo Linh Tiên Bình Đông: Đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được bào chế từ các loại thảo dược như Dây đau xương, Đảng sâm, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Tang thầm, Kê huyết đằng và Cốt toái bổ giúp nuôi dưỡng xương khớp, phong thấp, bổ can thận, trừ phong hàn, thanh nhiệt, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do bị thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc phong thấp.
- Dưỡng Cốt Bình Đông: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe này được chiết xuất từ các loại dược liệu như Cốt toái bổ, Cẩu tích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Câu kỷ tử và Hoàng tinh mang đến công dụng bổ Thận, củng cố chức năng “chủ cốt tủy” của Thận, hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp, mạnh gân cốt và giảm triệu chứng của viêm khớp, thoái hóa khớp.
3.3. Khi nào gặp bác sĩ
Hầu hết các loại thuốc chữa bệnh đều có thể có những phản ứng không mong muốn, kể cả thuốc thoái hóa khớp. Do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh thoái hóa khớp, bạn cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường (nếu có) và nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị để được tư vấn, có phương án xử lý kịp thời.
Một số dấu hiệu nhất định không được bỏ qua và cần báo ngay với bác sĩ điều trị: Nổi mẩn da, ngứa, mệt mỏi, đau đầu, khó thở, sốt, nổi ban lan rộng,… Vì đây là các biểu hiện cho thấy có thể bạn đang bị dị ứng thuốc thoái hóa khớp.
4. Tổng kết
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mạn tính có xu hướng ngày càng gia tăng ở cả Việt Nam và thế giới. Ngoài việc gây ra tình trạng đau sưng, bệnh lý này còn khiến người bệnh giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Để kiểm soát tốt cơn đau, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và dần cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, có phác đồ điều trị phù hợp. Không tự ý sử dụng thuốc thoái hóa khớp tại nhà mà không theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp hậu quả không mong muốn.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thoái hóa khớp, bạn cần chú ý xây dựng thói quen sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, vận động đúng cách,… Đồng thời, bạn có thể bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Thảo Linh Tiên Bình Đông và Dưỡng Cốt Bình Đông để nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh.
Thảo Linh Tiên Bình Đông và Dưỡng Cốt Bình Đông của Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông đều được bào chế từ nguồn thảo dược thiên nhiên lành tính theo các công thức cổ truyền kết hợp cùng công nghệ sản xuất hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO của Bộ Y Tế. Đây chính là những lựa chọn được nhiều người tiêu dùng quan tâm, tin dùng hiện nay với công dụng bồi bổ sức khỏe xương khớp, mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp, phong thấp hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, hãy vui lòng liên hệ qua số Hotline (028)39808808 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng!
Xem thêm các chủ đề liên quan:
- Thoái hóa khớp vai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa
- Thoái hóa khớp tay là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa
- Thoái hóa khớp chân là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa
- Tổng hợp 10+ bài thuốc, cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp
- Thuốc thoái hóa khớp và những lưu ý quan trọng cần nắm
- Thoái hóa khớp gối và những điều bạn chưa biết