Tìm kiếm

Thoái hóa khớp vai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa

Người đàn ông bị thoái hóa khớp vai

Thoái hóa khớp vai là bệnh lý gây đau nhức và hạn chế vận động cánh tay, bả vai, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt thường ngày. Cùng tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị thoái hóa khớp vai qua bài viết của Dược Bình Đông bạn nhé!

1. Đôi nét về thoái hóa khớp vai

1.1. Giới thiệu về tình trạng thoái hóa khớp vai

Khớp vai được tạo thành từ hai khớp chính là khớp Acromioclavicular (AC) và khớp Glenohumeral. Trong đó, khớp AC thường phải hoạt động nhiều và thường xuyên chịu lực tác động mạnh nên dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp vai.

Thoái hóa khớp vai là tình trạng tổn thương khớp vai do sự bào mòn lớp sụn khớp, dẫn đến suy giảm chức năng hoạt động của khớp. Các vị trí thường bị thoái khớp tay là phần khớp ổ chảo – cánh tay và khớp cùng – đòn ở cả hai bên vai. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người, đặc biệt là ở nữ giới và người thường xuyên khuân vác vật nặng.

Người phụ nữ bị đau, nhức, thoái hóa khớp vai
Nữ giới có tỷ lệ bị thoái hóa khớp vai cao hơn nam giới

1.2. Các giai đoạn của thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai sẽ được chia ra thành 4 giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Ở từng giai đoạn, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng điển hình khác nhau.

Giai đoạn 1: Dấu hiệu chưa rõ ràng

Đây là giai đoạn người bệnh vẫn chưa có triệu chứng rõ ràng mà chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ trong quá trình vận động khớp vai. 

Giai đoạn 2: Dấu hiệu nhẹ

Ở giai đoạn này, các cơn đau do thoái hóa khớp vai đã trở nên rõ rệt hơn khi người bệnh vận động hoặc lao lực quá sức. Khi ít vận động hoặc trời trở lạnh bệnh nhân sẽ gặp tình trạng cứng khớp. 

Giai đoạn 3: Tổn thương thoái hóa khớp rõ nét và tiến triển nhanh

Các tổn thương thoái hóa khớp vai bắt đầu phát triển nhanh, cơn đau nặng hơn khiến việc vận động của người bệnh bị hạn chế. Người bệnh cảm thấy đau nhức, cứng khớp trong sinh hoạt hàng ngày.

Giai đoạn 4: Thoái hóa khớp nặng

Đây là giai đoạn thoái hóa khớp vai nặng, sụn và khớp đã bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.

1.3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng thoái hóa khớp vai

Nhiều người thường chủ quan rằng những cơn đau nhức và hạn chế vận động khớp vai thỉnh thoảng xuất hiện chỉ là biểu hiện của việc lười vận động hoặc dấu hiệu tuổi tác. Tuy nhiên, đây chính là những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của thoái hóa khớp vai.

Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của thoái hóa khớp vai:

  • Đau (khớp) vai: Cảm thấy đau nhức, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội khi bê vật nặng hoặc vận động. Cơn đau xuất phát ở khớp vai, có thể lan xuống bả vai, cổ và ức.
  • Sưng vai: Thoái hóa khớp vai không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn khiến các bộ phận xung quanh khớp bị tổn thương, gây ra tình trạng các mô lân cận bị sưng đỏ, nóng.
  • Cứng khớp vai & Hạn chế biên độ vận động: Khớp vai người bệnh sẽ trở nên cứng nhắc, hạn chế biên độ vận động, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác cử động vai, xoay cánh tay. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây cản trở khi hoạt động đơn giản như tắm rửa, thay quần áo,…
  • Khớp kêu: Khi lớp sụn khớp vai bị bào mòn, phần đầu xương sẽ lộ ra và cọ xát trực tiếp với nhau, mỗi khi cử động xoay vai, âm thanh lạo xạo, lục cục đặc trưng sẽ xuất hiện.
Người đàn ông mặc áo xanh đang bị đau, nhức kèm thoái hóa khớp 2 bên vai
Người bị thoái hóa khớp vai thường cảm thấy đau nhức ở vai

1.4. Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp vai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến lớp sụn khớp vai bị bào mòn và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như: yếu và teo cơ; phá hủy lớp sụn khớp vai hoàn toàn; gai xương phát triển, tổn thương xương; viêm cơ, gân, dây chằng và bao hoạt dịch; xương bị biến dạng và rối loạn giấc ngủ,…

1.5. Các biểu hiện cần gặp bác sĩ

Nếu có bất kỳ triệu chứng được nêu ở trên, bạn nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình ngay để được thăm khám và điều trị phù hợp.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp vai thường gặp bao gồm:

2.1. Lão hóa

Thoái hóa khớp vai là căn bệnh phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là sau 40. Tuổi tác càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

2.2. Chấn thương

Thoái hóa khớp vai có thể xuất phát từ nguyên nhân chấn thương. Cụ thể như sau:

  • Chấn thương khi vận động, hoạt động, tai nạn, té ngã dẫn đến tình trạng bong gân, trật khớp, gãy xương có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp vai. 
  • Chấn thương có thể khiến sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng hay thậm chí bị tách ra khỏi xương.
  • Chấn thương còn khiến khớp vai trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn, tạo điều kiện cho thoái hóa khớp phát triển.

2.3. Bệnh lý

Nhiều người bị thoái hóa khớp vai là do cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, tấn công các khớp gây viêm và tổn thương sụn khớp. Khi sụn khớp bị phá hủy, xương dưới sụn cọ xát vào nhau, dẫn đến thoái hóa khớp vai.
  • Viêm đa khớp: Đây là tình trạng viêm xảy ra ở nhiều khớp cùng lúc, có thể ảnh hưởng đến khớp vai và dẫn đến thoái hóa khớp vai.
  • Bệnh rối loạn chuyển hoá: Đái tháo đường, Gout
  • Các bệnh lý khác: Hội chứng ống cổ tay, hội chứng De Quervain, loãng xương, nhiễm trùng khớp hoặc tiền sử bệnh xương khớp trước đây.

2.4. Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp vai bao gồm:

  • Nghề nghiệp: Những người thường xuyên làm những công việc nâng vác các vật nặng hay tính chất ngành nghề cần vận động nhiều như vận động viên cử tạ, cầu thủ bóng rổ,… thường có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp vai.
  • Di truyền: Một số người có khiếm khuyết gen di truyền chức năng hình thành sụn thường sẽ dễ bị thoái hóa khớp vai.
  • Dị tật bẩm sinh: Cấu trúc xương vai bị khiếm khuyết làm tăng khả năng bị tổn thương hoặc trật khớp vai. Từ đó nguy cơ bị thoái hóa khớp vai cũng tăng lên.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên khuân vác nặng, ít vận động, sinh hoạt sai tư thế, chế độ ăn uống không khoa học.
  • Béo phì: Béo phì tạo điều kiện cho các phản ứng viêm xảy ra, góp phần vào quá trình thoái hóa khớp vai.
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

3. Chẩn đoán thoái hóa khớp vai

Bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán thoái hóa khớp vai. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý, triệu chứng gặp phải sau đó tiến hành kiểm tra khớp vai cho bệnh nhân.

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau để có chẩn đoán chính xác nhất:

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp
  • Chẩn đoán hình ảnh: Để đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị thích hợp, đồng thời phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác. với các phương pháp (Siêu âm, MRI, X-quang hoặc chụp CT). Một số phương pháp thường được chỉ định gồm siêu âm, chụp Q-quang, MRI hoặc chụp CT.
  • Các phương pháp khác: Nội soi khớp, chọc hút thăm dò.

4. Phương pháp điều trị và hỗ trợ giảm tình trạng thoái hóa khớp vai

4.1. Phương pháp Tây y

Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc Tây hoặc phẫu thuật để điều trị thoái hóa khớp vai.

Thuốc Tây

Một số loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân thoái hóa khớp vai như:

  • Các loại thuốc giảm đau theo bậc thang giảm đau của WHO: Bậc 1 gồm Paracetamol; Bậc 2 là Paracetamol kết hợp với thuốc loại Codein hoặc với tramadol; Bậc 3 là Opiat hoặc dẫn xuất của Opiat.
  • Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid NSAIDs: Diclofenac, Meloxicam,…
  • Thuốc kháng viêm Steroid: Hydrocortisone, Betamethasone,…
  • Thuốc giãn cơ
  • Các dạng Axit Hyaluronic
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Symptomatic Slow Acting Drugs for Osteoarthritis – SYSADOA)

Bạn cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc để không gặp phải những tác dụng không mong muốn!

Đọc thêm: Thuốc thoái hóa khớp và những lưu ý quan trọng cần nắm

Hình ảnh về các loại thuốc tây điều trị thoái hóa khớp vai
Sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh thoái hóa khớp vai

Phẫu thuật

Khi tình trạng thoái hóa khớp vai ở giai đoạn nặng hoặc phương pháp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp vai phổ biến gồm: phẫu thuật thay khớp vai toàn phần hoặc bán phần, phẫu thuật cắt bỏ phần sụn khớp bị hư tổn.

Các bác sĩ đang phẫu thuật thoái hóa khớp vai cho bệnh nhân
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phẫu thuật

4.2. Phương pháp Đông y

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây, thì các các biện pháp hỗ trợ không dùng thuốc và phương pháp Đông y để điều trị thoái hóa khớp vai cũng được nhiều người lựa chọn. Những phương pháp này đem lại hiệu quả trong việc giảm đau nhức, cứng khớp, đồng thời hạn chế tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y trước khi sử dụng thuốc để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Trong Đông y có rất nhiều cây thuốc được dùng để điều trị thoái hóa khớp vai, có thể kể đến như Độc hoạt, Mộc qua, Lá lốt, Cỏ xước (Ngưu tất), Đinh lăng, Dền gai, Đỗ trọng, Dây đau xương, Thiên niên kiện,…

Sau khi chẩn đoán, các thầy thuốc Đông y sẽ kê đơn điều trị thoái hóa khớp vai sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Dưới đây là bài thuốc Quyên tý thang, được sử dụng điều trị thoái hóa khớp vai:

Bài thuốc Quyên tý thang

  • Công dụng: Ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp
  • Nguyên liệu: 15-20g Khương hoàng, 15-20g Khương hoạt, 15-20g Hoàng kỳ, 15-20g Xích thược, 15-20g Đương quy, 15-20g Phòng phong, 4g Chích cam thảo.
  • Cách làm: Sắc tất cả các vị thuốc với nước gừng tươi, ngày uống 01 thang.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây để hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai:

  • Bài 1 – Ngải cứu: Ngải cứu tươi xào với rượu gạo hoặc rang với muối, sau đó đem chườm hoặc đắp lên vị trí khớp vai bị viêm.
  • Bài 2 – Lá chìa vôi: Nghiền nát lá chìa vôi tươi, sao khô với muối, sau đó đựng trong khăn hoặc túi vải rồi chườm lên vị trí khớp vai bị đau.
  • Bài 3 – Sả và muối: Xay sả thành bột, trộn với muối rồi thoa hỗn hợp này lên vùng khớp vai bị đau.

Đọc thêm: Tổng hợp 10+ bài thuốc, cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp

Nếu không có thời gian chế biến các loại thảo dược để điều trị tình trạng thoái hóa khớp vai, bạn có thể tham khảo sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình ĐôngDưỡng Cốt Bình Đông

Thảo Linh Tiên Bình Đông với thành phần thảo dược thiên nhiên lành tính (Dây đau xương, Đảng sâm, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang thầm, Kê huyết đằng, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ) giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp, hỗ trợ tình trạng thoái hóa khớp vai. Sản phẩm là cao lỏng dễ hấp thu.

Dưỡng Cốt Bình Đông với thành phần gồm các thảo dược Cốt toái bổ, Cẩu tích, Ngưu tất, Đỗ Trọng, Câu kỷ tử, Hoàng tinh có tác dụng giúp bổ Thận, củng cố chức năng “chủ cốt tủy” của Thận, hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp, mạnh gân cốt và giảm triệu chứng của viêm khớp. Sản phẩm là dạng viên nang cứng tiện lợi.

Hình chụp sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên Bình Đông – Giải pháp cho người thoái hóa xương khớp 
Sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông của công ty Dược Bình Đông
Dưỡng Cốt Bình Đông giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả

Ngoài ra, trong Đông y còn có các phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai cho hiệu quả tốt như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Các phương pháp này sẽ tác động lên các huyệt đạo tương ứng với khớp đau, vùng lân cận chỗ đau để tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau.

4.3. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai an toàn, phù hợp với mọi đối tượng. Các phương pháp này giúp giảm đau, giảm sưng viêm, cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Một số phương pháp vật lý trị liệu dùng để điều trị thoái hóa khớp vai bao gồm:

  • Chườm nóng hoặc lạnh.
  • Điện xung.
  • Tia hồng ngoại.
  • Kỹ thuật massage tay.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ.

4.4. Chăm sóc tại nhà

Chế độ chăm sóc tại nhà đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai. Bệnh nhân và người chăm sóc cần lưu ý những điều sau:

  • Thực phẩm: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những chất tốt cho sụn khớp như các loại cá béo, rau xanh, trái cây,… Tham khảo bài viết Thực phẩm tốt cho xương khớp“.
  • Áp dụng các bài tập cho bệnh nhân như bài tập con lắc, Arm Circles, bài tập yoga,… Bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết “Bài tập khớp vai”
  • Nghỉ ngơi sau vận động: Tạo điều kiện để người bệnh nghỉ ngơi sau khi vận động nhiều.
  • Chườm đá giảm đau cho khớp vai.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung xương khớp: Các thực phẩm chức năng này sẽ hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức xương khớp do thoái hóa, mạnh gân cốt, cải thiện sức khỏe xương khớp. Thảo Linh Tiên Bình Đông và Dưỡng Cốt Bình Đông là những sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.
  • Thay đổi thói quen: Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế để tránh gây tổn thương xương khớp. Người bệnh cần tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích, tạo lập môi trường sống thư giãn, thoải mái để tránh stress và dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ.

Đọc thêm: Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì? 15+ Thực phẩm tốt & nên kiêng

5. Phòng ngừa thoái hóa khớp vai

Để phòng ngừa thoái hóa khớp vai, bạn nên thực hiện một số biện pháp sau:

  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh giúp giảm nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe bao gồm cả thoái hóa khớp vai.
  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách: Vận động vừa phải 30 phút mỗi ngày giúp các khớp dẻo dai, tăng cường các cơ hỗ trợ khớp vai.
  • Tránh chấn thương: Chơi thể thao đúng kỹ thuật, sử dụng đồ bảo hộ khi tập luyện, tránh mang vác đồ vật nặng để hạn chế chấn thương khớp vai.
  • Tránh hoạt động quá sức: Tránh làm việc, vận động quá sức vì sẽ làm tăng áp lực cho xương khớp, khiến chúng dễ bị thương tổn hơn.
  • Thăm khám định kỳ: Giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về xương khớp.
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân
Thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về xương khớp

6. Tổng kết

Thoái hóa khớp vai là một trong những bệnh lý xương khớp thường gặp. Phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, làm chậm quá trình phát triển bệnh. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng thoái hóa khớp vai, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu gặp tình trạng thoái hóa khớp vai, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông Dưỡng Cốt Bình Đông. Sản phẩm giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp. 

Dược Bình Đông là một trong những thương hiệu uy tín trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Công ty luôn chú trọng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn cao. Các sản phẩm của Dược Bình Đông đều được kiểm duyệt chặt chẽ về chất lượng và độ an toàn trước khi đưa ra thị trường do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng. Nếu bạn cần tư vấn về các vấn đề sức khỏe hoặc quan tâm các sản phẩm của Dược Bình Đông, hãy liên hệ hotline (028)39808808 để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)