Chu kỳ kinh nguyệt bất thường luôn là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Đặc biệt, tình trạng chảy máu sau kỳ kinh khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng. Bài viết dưới đây Dược Bình Đông sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý hiệu quả tình trạng này. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!
1. Đôi nét về tình trạng ra máu sau kỳ kinh
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh tiếp theo, trung bình kéo dài từ 28 – 30 ngày. Một chu kỳ kinh lặp lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32-35 ngày cũng được cho là bình thường. Thời gian hành kinh thường diễn ra trong 3 – 5 ngày, trong nhiều trường hợp có kinh 7-10 ngày cũng là bình thường nếu lượng máu kinh rất ít.
Chảy máu sau kỳ kinh là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, xảy ra sau kỳ kinh vài ngày, có thể là 2 ngày, 5 ngày, 7 ngày (1 tuần), 10 ngày hoặc 15 ngày (2 tuần). Tình trạng này có thể xảy ra sau khi kỳ kinh kết thúc hoặc sau khi quan hệ tình dục. Thông thường, ra máu sau kỳ kinh là tình trạng không quá nghiêm trọng, chỉ cần xác định đúng nguyên nhân, bạn có thể cải thiện nhanh chóng.
Tình trạng chảy máu sau kỳ kinh có thể đi kèm một số triệu chứng bao gồm:
- Máu kinh nguyệt có thể có màu đỏ tươi, màu đen, nâu nhạt hoặc hồng.
- Lượng máu có thể thay đổi, từ rất ít đến rất nhiều.
- Ra cục máu đông có kích thước lớn, cục nhầy và vón cục.
- Máu có mùi hôi.
- Đau bụng dưới kéo dài với cường độ dữ dội.
- Các triệu chứng tiền kinh nguyệt trầm trọng hơn bình thường (nhức đầu, buồn nôn, nôn, đầy hơi, thay đổi tâm trạng,…)
- Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Chị em cũng cần phân biệt tình trạng chảy máu sau kỳ kinh là do kỳ kinh đến sớm hay xuất phát từ các bệnh phụ khoa:
- Kỳ kinh đến sớm: Nếu tình trạng chảy máu kéo dài trong vài ngày và cần phải mang băng vệ sinh, kèm theo các dấu hiệu có kinh trở lại thì đây là dấu hiệu bạn hành kinh sớm. Tham khảo bài viết “Một tháng bị 2 lần kinh nguyệt có sao không?” để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!
- Các bệnh lý phụ khoa: Nếu xuất hiện các đốm máu lấm tấm và không kèm theo những triệu chứng như đau bụng dưới, tiết dịch âm đạo bất thường, máu kinh có màu bất thường (nâu, đen),… thì có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
Dù chảy máu sau kỳ kinh xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, bạn cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp xử trí phù hợp. Điều này sẽ giúp chị em hạn chế được nhiều hệ lụy về sau ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra máu sau kỳ kinh
Nhiều chị em hoang mang khi gặp phải tình trạng vừa hết kinh vài ngày lại ra máu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu sau kỳ kinh mà bạn đọc có thể tham khảo để có biện pháp xử lý phù hợp.
2.1. Nguyên nhân do thay đổi nội tiết
Khi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi sẽ kéo theo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tổng thể nói chung và chu kỳ kinh nguyệt nói riêng. Một số trường hợp rối loạn nội tiết tố phổ biến bao gồm:
- Rối loạn kinh nguyệt: Tình trạng này xảy ra khá phổ biến mà nguyên nhân chính là do sự mất cân bằng nồng độ các hormone sinh dục dẫn đến những bất thường về tần suất cũng như đặc điểm của kỳ kinh nguyệt. Chị em sẽ gặp phải nhiều vấn đề như bế kinh, kinh thưa, kinh mau, lượng máu kinh nhiều quá hoặc ít quá, đau bụng kinh,…
- Mãn kinh hoặc tiền mãn kinh: Chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc khi người phụ nữ sang giai đoạn mãn kinh, thường từ 45 – 55 tuổi. Giai đoạn mãn kinh được đánh dấu từ khi chị em không có kinh nguyệt liên tục trong vòng 12 tháng. Tiền mãn kinh là giai đoạn trước thời kỳ mãn kinh này. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, hàm lượng hormone trong cơ thể sẽ không ổn định nên có thể gây ra tình trạng ra máu sau kỳ kinh hay kinh nguyệt không đều.
2.2. Nguyên nhân từ bệnh lý
Chảy máu sau kỳ kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như:
- Bệnh phụ khoa: Tình trạng chảy máu âm đạo sau kỳ kinh là triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng,… kèm theo đó là những triệu chứng bao gồm sốt cao, đau bụng và vùng chậu, tăng tiết dịch âm đạo, đi tiểu thường xuyên, cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, dịch tiết âm đạo có màu bất thường hoặc có mùi khó chịu,…
- Viêm nhiễm phụ khoa: Khi cơ quan sinh sản bị viêm nhiễm (nhiễm trùng lây qua đường tình dục, viêm nhiễm vùng kín,…) có thể dẫn đến chảy máu bất thường sau kỳ kinh kèm theo các triệu chứng như nóng rát khi đi tiểu, kinh nguyệt có mùi hôi, kinh đen,…
- Ung thư: Việc tiết dịch âm đạo bất thường cũng dễ gặp trong các bệnh lý ung thư, đặc biệt là ung thư tử cung và ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em không nên chủ quan khi bị xuất huyết sau kỳ kinh.
2.3. Nguyên nhân khác:
Tình trạng ra máu sau kỳ kinh cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Máu sót: Sau khi kỳ kinh kết thúc, máu có thể vẫn còn sót lại trong tử cung. Vì lượng máu này quá ít nên sẽ chảy ra ngoài với tốc độ chậm và khi máu tiếp xúc với không khí sẽ sẫm màu hơn hoặc chuyển sang màu nâu.
- Mang thai: Trường hợp này được gọi là máu báo thai, thường máu có màu hồng. Máu báo thai báo hiệu trứng được thụ tinh và làm tổ trên niêm mạc tử cung. Chị em có thể cảm giác hơi co thắt phần tử cung.
- Thuốc tránh thai: Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng hết kinh vài ngày đến 1 tuần lại ra máu khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hay đặt vòng tránh thai.
- Lối sống căng thẳng: Quá trình rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống thần kinh trung ương và hệ nội tiết như hormone tuyến giáp và vùng dưới đồi. Khi cơ thể mệt mỏi hoặc trải qua một cú sốc tinh thần, chức năng của buồng trứng cũng bị rối loạn, dẫn đến rụng trứng 2 lần. Đây là nguyên nhân khiến chị em gặp tình trạng ra máu sau kỳ kinh.
3. Chẩn đoán tình trạng ra máu sau kỳ kinh
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu sau kỳ kinh, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
- Khám phụ khoa: Thăm khám ở bên ngoài, thăm khám âm đạo, thăm khám trong tử cung với các thiết bị hỗ trợ.
- Xét nghiệm: Lấy máu, nước tiểu làm xét nghiệm, lấy dịch âm đạo xét nghiệm, xét nghiệm nội tiết tố, xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
- Siêu âm, nội soi ổ bụng, nội soi buồng tử cung, chụp cộng hưởng từ (MRI), sinh thiết nội mạc tử cung.
4. Điều trị tình trạng chảy máu sau kỳ kinh
4.1. Phương pháp Tây Y
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu sau kỳ kinh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Phương pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc: Được sử dụng chủ yếu trong trường hợp rối loạn nội tiết tố, hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt và giúp lượng máu kinh lưu thông ổn định hơn. Các loại thuốc thường dùng bao gồm thuốc tránh thai, thuốc bổ sung hormone, thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs),… Để tìm hiểu thêm các loại thuốc tây điều hòa kinh nguyệt bạn có thể xem thêm tại: Top 3+ thuốc điều hòa kinh nguyệt tốt cho chị em.
- Phương pháp ngoại khoa: Sử dụng những kỹ thuật can thiệp để điều trị triệt để các bệnh lý phụ khoa có thể gây chảy máu sau kỳ kinh như u xơ tử cung, nang buồng trứng,…
4.2. Phương pháp Đông y
Theo Đông y, để điều trị tình trạng chảy máu sau kỳ kinh, bạn cần chú trọng bổ huyết, dưỡng huyết, điều hòa khí. Để cải thiện tình trạng ra máu sau kỳ kinh, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như Đương quy, Thục địa, Ích mẫu, Ngải cứu, Xuyên khung, Bạch thược, Hương phụ,.. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây để hỗ trợ điều trị ra máu sau kỳ kinh như:
Bài thuốc “Tứ vật thang”
- Công dụng: Trị ra máu sau kỳ kinh, dưỡng huyết, điều kinh.
- Thành phần: 12 – 24g Thục địa, 12 – 16g Đương quy, 12 – 16g Bạch thược, 6 – 8g Xuyên khung.
- Cách dùng: Sắc uống hàng ngày trong vòng 1 tháng, nên uống trước kỳ kinh 5 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc “Cầm liên tứ vật thang gia giảm”
- Công dụng: Dưỡng huyết, thanh nhiệt, trị kinh sớm do huyết nhiệt,…
- Thành phần: 8g Bạch thược, 8g Hoàng Cầm, 8g Đương quy, 8g Hoàng Liên, 8g Xuyên Khung, 8g Sinh Địa.
- Cách dùng: Sắc uống.
Bài thuốc “Tiên kỳ thang”
- Công dụng: Trị kinh nguyệt đến trước kỳ, cố kinh, lương huyết.
- Thành phần: 8g Bạch thược, 8g Đương quy, 8g Sinh địa, 4g Tri mẫu, 4g Hoàng bá, 3.2g A giao, 3.2 g Hoàng cầm, 3.2g Hoàng liên, 3.2g Xuyên khung, 2.8g Hương phụ, 2.8g Ngải diệp, 2.8g Cam thảo.
- Cách dùng: Sắc uống.
Bài thuốc “Địa cốt bì ẩm”
- Công dụng: Trị kinh sớm do nhiệt và huyết suy yếu.
- Thành phần: 8g Địa cốt bì, 8g Đương quy, 8g Mẫu đơn bì, 8g Sinh địa, 4g Bạch thược, 3.2g Xuyên khung.
- Cách dùng: Sắc cho đặc và uống.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về các bài thuốc, cây thuốc Đông y hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt qua bài viết: Top 7 cây thuốc, bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y an toàn.
Nếu không có thời gian để chế biến các bài thuốc Đông y, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm là sự kế thừa bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” gồm Đương Quy, Xuyên Khung, Bạch Thược, Thục Địa và được gia thêm 1 số thành phần như Hương phụ, Ngải diệp, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Bạch phục linh. Sản phẩm có công dụng cải thiện tình trạng chảy máu sau kỳ kinh, bổ thông khí huyết, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh.
4.3. Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị ra máu sau kỳ kinh theo phương pháp Tây y và Đông Y, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây để nhanh chóng cải thiện tình trạng này:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp kiểm soát cân nặng ở mức khỏe mạnh, cân bằng nội tiết tố, từ đó cải thiện tình trạng ra máu sau kỳ kinh. Bạn nên bổ sung thêm các món ăn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt như các loại cá giàu omega-3, nha đam, trứng và các loại thức uống như trà hoa cúc, trà quế,…
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Bạn nên chú ý vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt là trong những ngày kinh nguyệt và thời kỳ mang thai vì thời điểm này vùng kín dễ bị vi khuẩn tấn công nhất. Khi sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, cần đọc kỹ hướng dẫn và không được lạm dụng để tránh gây phản tác dụng.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp cơ thể phục hồi, cân bằng nội tiết tố, từ đó giúp cải thiện tình trạng ra máu sau kỳ kinh.
- Giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nội tiết tố, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu kỳ kinh hiệu quả.
- Xây dựng chế độ tập luyện khoa học, hợp lý: Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý, khoa học giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, nhờ đó cải thiện tình trạng ra máu trước kỳ kinh.
- Luôn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân: Ghi chép lại ngày bắt đầu, kết thúc và các triệu chứng của kỳ kinh nguyệt để theo dõi sự thay đổi và phát hiện bất thường (nếu có).
- Ngưng dùng thuốc tránh thai khẩn cấp: Một số phụ nữ có thể bị chảy máu âm đạo khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Do đó, nếu bạn sử dụng loại thuốc này và gặp tình trạng chảy máu sau kỳ kinh, bạn cần ngưng sử dụng ngay.
- Sử dụng sản phẩm chức năng điều hòa kinh nguyệt: Bạn có thể tham khảo sản phẩm Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông.
5. Phòng ngừa tình trạng chảy máu kinh sau kỳ kinh
Để phòng ngừa tình trạng chảy máu sau kỳ kinh cũng như nhiều vấn đề khác liên quan đến sức khỏe sinh sản, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Luôn vui vẻ, thoải mái: Không để tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là tình trạng ra máu sau kỳ kinh.
- Quan hệ tình dục an toàn: Không hoạt động tình dục thô bạo, nên chỉ có một bạn tình để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày: Vệ sinh vùng kín đúng cách, thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng 1 lần trong thời gian hành kinh để ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công.
- Khám phụ khoa định kỳ: Điều này sẽ giúp nữ giới sớm phát hiện các bệnh lý để có biện pháp can thiệp kịp thời cũng như hạn chế nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như Quế, Gừng, Nghệ, Dứa, Nha Đam, Rau mùi tây, Mướp đắng,…
- Tránh lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp: Việc sử dụng loại thuốc này thường xuyên có thể dẫn đến mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể.
- Áp dụng một số phương pháp điều hòa kinh nguyệt tại nhà: Bạn có thể tham khảo bổ sung các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt vào thực đơn hoặc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp điều hòa kinh nguyệt.
6. Tổng kết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt nói chung và chảy máu sau kỳ kinh nói riêng. Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh việc thay đổi lối sống và xây dựng những thói quen lành mạnh, chị em có thể sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp điều hòa kinh nguyệt để cải thiện tình trạng chảy máu sau kỳ kinh. Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông là sản phẩm được đánh giá cao. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, Song Phụng Điều Kinh giúp bồi bổ khí huyết, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, xoa dịu những cơn đau bụng vào ngày “đèn đỏ” và hỗ trợ cải thiện tình trạng ra máu sau kỳ kinh.
Với 70 năm hình thành và phát triển, Dược Bình Đông đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Công ty không ngừng nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm uy tín, được kiểm soát nghiêm ngặt từ nguyên liệu đầu vào đến khâu phân phối, cam kết chất lượng 100%. Các sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Bình Đông đều có thành phần từ thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính với sức khỏe người tiêu dùng.
Nếu bạn đọc có nhu cầu được tư vấn về các vấn đề về sức khỏe và các sản phẩm của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ số hotline 028.39.808.808.