Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra vào ban đêm do nhiều nguyên nhân gây nên. Tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Nhằm cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ, nhiều người đã tìm đến các cây thuốc giúp ngủ ngon. Đây được xem là một trong số những giải pháp an toàn và mang đến hiệu quả lâu dài cho người bệnh. Hãy cùng Dược Bình Đông điểm qua một số cây thuốc giúp ngủ ngon phổ biến và được đánh giá cao hiện nay nhé!
1. Tìm hiểu về vấn đề khó ngủ, mất ngủ
1.1. Đôi nét về mất ngủ
Mất ngủ là một dạng phổ biến của rối loạn giấc ngủ bao gồm khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc, thức dậy sớm và khó trở lại giấc ngủ, có cảm giác mệt mỏi sau khi thức dậy.
Nguyên nhân phổ biến gây nên các tình trạng này, bao gồm:
- Do căng thẳng, stress.
- Do sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, trà,…
- Do thói quen như lịch đi ngủ không đều; môi trường ngủ không thoải mái; sử dụng điện thoại, máy tính trước khi ngủ,… gây cản trở chu kỳ giấc ngủ.
- Ăn quá nhiều vào buổi tối gây khó chịu khi nằm và khó chìm vào giấc ngủ.
- Do dị ứng các chất có trong không khí làm kích ứng, gây viêm mũi và nghẹt mũi dẫn tới gián đoạn giấc ngủ, mất ngủ.
- Do các bệnh lý viêm khớp, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh lý tâm thần, các bệnh về tuyến giáp,…
Mất ngủ được chia làm 2 loại đó là mất ngủ cấp và mãn tính. Cả 2 đều gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:
- Khiến cho cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm sự tập trung, tăng nguy cơ trầm cảm.
- Tinh thần không tỉnh táo, kém linh hoạt, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.
- Gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe hoặc vận hành máy móc do tinh thần không tỉnh táo,…
1.2. Chứng mất ngủ trong Đông y
Theo quan niệm của Y học cổ truyền, mất ngủ thuộc chứng thất miên, bất đắc miên hoặc bất mị. Nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ là do tà khí bên ngoài nhiễu động đến thần kinh bên trong cơ thể; do tinh huyết không đủ hoặc do suy giảm chức năng ngũ tạng bao gồm Tâm, Can, Tỳ, Phế và Thận. Các chuyên gia Đông y cho biết, chứng mất ngủ kéo dài có thể kéo theo nhiều bệnh lý khác như suy giảm trí nhớ, bệnh hay quên, suy giảm tập trung, nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch,…
Đông y chữa mất ngủ bao gồm 2 nhóm phương pháp chính:
- Dùng thuốc Đông y chữa mất ngủ: Sử dụng các phương thuốc cổ phương hoặc thuốc dân tộc theo kinh nghiệm truyền miệng.
- Chữa bệnh không dùng thuốc: Các cách phổ biến đó là châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, xông tắm thảo dược, ngâm chân,…
Dựa vào tình trạng bệnh và hoàn cảnh của bệnh nhân mà có thể áp dụng một trong hai phương pháp hoặc kết hợp cả hai để điều trị.
1.3. Vai trò của cây thuốc giúp ngủ ngon
Để khắc phục chứng mất ngủ, bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây hay điều trị tại các cơ sở y tế, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc từ cây thuốc. Đây là phương pháp điều trị theo hướng tự nhiên, được đông đảo người tin tưởng và áp dụng.
Dưới đây, Dược Bình Đông sẽ trình bày một số ưu nhược điểm của việc dùng cây thuốc giúp ngủ ngon để bạn có thể tìm hiểu và đánh giá mức độ phù hợp trước khi sử dụng:
Ưu điểm:
- An toàn: Các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, thường không có độc tính và ít gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Hơn nữa, quá trình chế biến thuốc cũng rất truyền thống và thủ công, dựa vào tự nhiên là chủ yếu.
- Hiệu quả lâu dài: Việc sử dụng các thảo dược Đông y giúp khắc phục nguyên nhân từ gốc rễ, nhờ vậy các bài thuốc từ cây thuốc thường cho hiệu quả cao, lâu dài, ít tái phát.
- Dễ tìm: Hầu hết thảo dược trong Đông y là những cây cỏ quen thuộc có thể dễ dàng tìm thấy hoặc trồng trong vườn nhà.
- Phù hợp với người Việt: Quan điểm “Nam dược trị Nam nhân”, tức là dùng thuốc Việt Nam để chữa bệnh cho người Việt Nam được lưu truyền trong y văn mà đại danh y Tuệ Tĩnh để lại cho hậu thế cách đây 700 năm. Bên cạnh đó, nước ta ở vùng nhiệt đới nên có sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người, cây thuốc sinh ra ở vùng nhiệt đới cũng sinh trưởng, phát triển và có các thành phần dược liệu để chữa bệnh cho con người Việt Nam.
Nhược điểm:
- Tác dụng từ từ: Sử dụng các cây thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh cần kiên trì sử dụng mới thấy được hiệu quả.
- Tốn thời gian: Các bài thuốc thường được thực hiện khá kỳ công và tốn thời gian để sắc thuốc.
- Khó uống: Nhiều cây thuốc, vị thuốc nặng mùi, khó uống với những ai chưa quen.
2. 09 cây thuốc giúp ngủ ngon hiệu quả và phổ biến
Dưới đây Dược Bình Đông sẽ chia sẻ cho bạn 9 cây thuốc được đánh giá tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ:
2.1. Vông nem
Vông nem (Erythrina variegata L) còn có tên gọi khác là cây Vông, Thích đồng bì, Hải đồng bì,… thuộc họ Đậu (Fabaceae). Đây là loại cây thân gỗ, bộ phận dùng làm thuốc của cây là lá, vỏ cây và hoa. Trong đó, lá và vỏ cây thường được sử dụng để làm thuốc an thần, giúp ngủ ngon, kéo dài giấc ngủ.
Trong Đông y, Vông nem có các đặc điểm sau:
- Tính vị: Vị đắng, tính bình.
- Quy kinh: Lá tác dụng vào Tâm, Tỳ. Vỏ thân tác dụng vào Thận và Can.
- Công dụng: Lá có công dụng an thần, sát trùng.
- Chữa trị: Lá và vỏ thân được dùng làm thuốc an thần chữa mất ngủ, trị phong thấp, chữa tim hay hồi hộp, trị viêm ruột ỉa chảy, chữa viêm da, trị ung độc, trị đau khớp,…
Bài thuốc giúp ngủ ngon, an thần từ Vông nem có thể thực hiện rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 5 – 10g lá Vông nem.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày.
2.2. Lạc tiên cây thuốc giúp ngủ ngon hiệu quả
Lạc tiên (Passiflora foetida L.) hay còn được biết đến với các tên gọi khác như Dây chùm bao, Dây nhãn lồng,… thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae). Các bộ phận của cây trừ rễ đều được dùng làm thuốc, bao gồm: thân (dây), lá, hoa và quả. Lạc tiên được dùng làm thuốc chữa mất ngủ, tim hồi hộp và thường được phối hợp với các vị thuốc như Lá dâu, Tim sen, …
Trong Đông y, Lạc tiên có các đặc điểm sau:
- Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát.
- Quy kinh: Tâm, Can.
- Công dụng: An thần, giải độc, thanh nhiệt, dưỡng can, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau,…
- Chủ trị: Trị mất ngủ, mơ nhiều, lo âu, tim hồi hộp, bệnh suy nhược thần kinh, gan nóng, bệnh đau nhức xương khớp, mệt mỏi,…
Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh Lạc tiên:
- Chuẩn bị: 150g Lạc tiên,130g lá Vông, 2,2g tim Sen, 10g lá Dâu, 90g đường.
- Thực hiện: Nấu thành cao lỏng. Ngày dùng 5g (khoảng 2 – 4 thìa to) trước khi ngủ.
2.3. Bình vôi
Cây Bình vôi (Stephania glabra (Roxb.) Miers) là một loài cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae), có phần thân gốc phình to thành củ. Đây là bộ phận được dùng làm thuốc. Các nghiên cứu đã tìm ra trong thành phần hóa học của củ Bình vôi có một lượng lớn Rotundin và L-tetrahydropalmatin. Đây là những hoạt chất có tác dụng an thần, giúp duy trì giấc ngủ, điều hòa hệ tuần hoàn của cơ thể, trị tình trạng suy nhược cơ thể,…
Trong Đông y, củ Bình vôi có một số đặc điểm sau:
- Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính lương
- Quy kinh: Can, Tỳ
- Công dụng: An thần, tuyên phế
- Chủ trị: Mất ngủ, sốt nóng, nhức đầu, đau dạ dày, ho nhiều đờm, hen suyễn khó thở.
2.4. Sen
Sen (Neumbo nucifera Gaertn. hay còn gọi là Liên, Quỳ, Ngậu,… thuộc họ Sen (Nelumbonaceae). Đây là cây thuốc quý rất có giá trị cho sức khỏe và đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại công nhận. Toàn bộ cây Sen đều được dùng làm thuốc, trong đó hạt Sen (Liên nhục) và tim Sen (Liên tâm) là những vị thuốc nổi tiếng với công dụng dưỡng tâm, an thần.
Một số đặc điểm của Hạt sen (Semen Nelumhinis nuciferae) trong Đông y:
- Tính vị: Cam, sáp, bình
- Quy kinh: Tỳ, Thận, Tâm
- Công dụng: Dưỡng tâm, an thần, bổ tỳ, dưỡng thận, sáp trường, cố tinh
- Chủ trị: Hồi hộp, mất ngủ, suy nhược cơ thể, Tỳ hư tiết tả, di mộng tinh, đới hạ
Bài thuốc chữa mất ngủ, suy nhược cơ thể bằng hạt Sen
- Chuẩn bị: 12g hạt Sen, 12g Đảng sâm, 12g Phục thần, 12g Hoàng kỳ, 12g Viễn chí, 12g Toan táo nhân, 6g Trần bì 6g và 4g Cam thảo
- Thực hiện: Đem sắc uống hàng ngày.
Một số đặc điểm của Tim sen (Embryo Nelumbinis nuciferae) trong Đông y:
- Tính vị: Khô, hàn
- Quy kinh: Tâm, Thận
- Công dụng: Thanh tâm, trừ nhiệt, chỉ huyết, sáp tinh
- Chữa trị: Tâm phiền mất ngủ, di tinh, thổ huyết
Tim sen trị mất ngủ:
- Chuẩn bị: 10g Tim sen
- Cách dùng: Đun cùng 100ml nước, để sôi trong 10-15 phút, chắt lấy nước uống trước khi đi ngủ
2.5. Long nhãn
Long nhãn là phần cùi được sấy khô của quả Nhãn (Dimocarpus longan Lour.), họ Bồ hòn (Sapindaceae). còn được gọi là Lệ chi nô, Á lệ chi, Mạy ngận, Bảo viên, Quế viên, Mác nhan (Tày). Theo Đông y, Long nhãn bổ Tâm, Tỳ, có công dụng dưỡng huyết, an thần nên thường được dùng như một vị thuốc giúp ngủ ngon hiệu quả.
Đặc điểm của Long nhãn
- Tính vị: Vị ngọt, tính ấm
- Quy kinh: Tâm và Tỳ.
- Tác dụng dược lý: Bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần
- Chủ trị: Mất ngủ, hay quên, khí huyết bất túc, hồi hộp, tim đập mạnh, huyết hư.
Bài thuốc chữa chứng ngủ không ngon giấc, mất ngủ, hay quên, hồi hộp
- Thành phần: 12g Long nhãn, 12g Hoàng kỳ, 12g Phục thần, 12g Toan táo nhân, 12g Đảng sâm, 12g Bạch truật, 8g Đương quy, 6g Viễn Chí, 4g Mộc hương, 4g Chích thảo.
- Cách dùng: Sắc lấy nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Có thể gia thêm các vị như Đại táo, Sinh khương để đạt hiệu quả tốt hơn.
2.6. Táo nhân cây thuốc giúp ngủ ngon hiệu quả
Táo nhân còn được gọi là Toan táo nhân, Toan táo hạch, là phần nhân hạt được phơi khô của Táo ta chua chín già (Zizyphus jujuba Lamk), thuộc họ Táo ta (Rhamnaceae). Đây là dược liệu thường được dùng trong các bài thuốc Đông y để trị thiếu ngủ, đổ mồ hôi, khó thở,…
Đặc điểm của Táo nhân trong Đông y:
- Tính vị: Vị ngọt, tính bình
- Quy kinh: Tâm, Tỳ, Can, Đởm.
- Công dụng: Dưỡng tâm an thần, bổ âm liễm hãn
- Chủ trị: Trị bồn chồn, hồi hộp mất ngủ, kích ứng, đau tức vùng ngực, tim đập mạnh, cơ thể hư nhược, ra nhiều mồ hôi.
Bài thuốc chữa mất ngủ từ Táo nhân:
- Chuẩn bị: 45g Táo nhân, 4,5g Cam thảo.
- Cách dùng: Sắc uống.
2.7. Cây Trinh nữ/ cây Xấu hổ
Cây Trinh nữ (Mimosa pudica L. var. hispida Brenan) hay còn gọi là cây Xấu hổ, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae), là loài cây mọc dại ở khắp nước ta. Cành lá và rễ của cây Trinh nữ được dùng làm thuốc. Cành lá thu hái vào mùa hè, có thể dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ cây được đào quanh năm, thái mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.
Đặc điểm của cây Trinh nữ:
- Tính vị: Vị ngọt, tính hàn
- Quy kinh: Phế
- Công dụng: Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, viêm phế quản, viêm gan, huyết áp cao, phong thấp, đau dạ dày, viêm kết mạc cấp tính,…
Bài thuốc điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh từ cây Trinh nữ
- Thành phần: 30g Chua me đất, 15g Trinh nữ, 15g Cúc tần.
- Cách dùng: Sắc thành nước uống hàng ngày và mỗi buổi tối.
- Chủ trị: Mất ngủ, viêm gan, vô sinh, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư …
2.8. Xạ đen
Xạ đen (Celastrus hindsii Benth et Hook,) thuộc họ Dây gối (Celastraceae) được biết đến với các tên khác như: Bạch vạn hoa, Bách giải, Dây gối,… Nhờ công dụng thanh nhiệt, giải độc, Xạ đen được xem là vị thuốc chữa chứng mất ngủ và suy nhược thần kinh rất hữu hiệu.
Xạ đen có công dụng cải thiện tình trạng mất ngủ
Các đặc điểm của Xạ đen trong Đông y:
- Tính vị: Vị đắng, tính hàn.
- Quy kinh: Can.
Công dụng: Giúp an thần, giải tỏa căng thẳng, tăng sức đề kháng. Chữa ung nhọt, lở loét, rối loạn tiêu hóa, mát huyết, giúp thông kinh, lợi niệu.
Dùng Xạ đen để điều trị mất ngủ hiệu quả như sau:
- Thành phần: 100g lá và thân cây Xạ đen
- Cách dùng: Rửa sạch với nước rồi để ráo. Cho toàn bộ dược liệu vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ. Đun sôi với lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc còn phân nửa thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước, uống thay nước trà.
2.9. Đinh lăng
Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) là một cây thuốc quý trong Đông y, hầu như tất cả bộ phận của cây từ thân, cành, lá đến củ, rễ đều được tận dụng để làm thuốc. Trong đó, lá Đinh lăng có tác dụng an thần và được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ.
Các đặc điểm của lá Đinh lăng:
- Tính vị: Vị nhạt, hơi đắng, tính bình.
- Quy kinh: Kinh Phế, Tỳ, Thận.
- Công dụng: Phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng
- Chủ trị: hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể
Bài thuốc từ lá Đinh lăng chữa mất ngủ do suy nhược:
- Thành phần: 20g lá Đinh lăng, 20g Cỏ mực, 20g Tam diệp, 20g lá Vông, 20g Rau má, 16g cây Xấu hổ, 10g Hoàng liên, 10g Hoàng bá, 10g Bạch linh.
- Cách dùng: Sắc các vị thuốc trên với 700ml nước cho đến khi cạn nước còn lại 300ml thì dừng. Chia nước thuốc thành 2 phần bằng nhau, uống vào buổi sáng và chiều tối. Dùng trong 7 ngày liên tục mà thấy cải thiện tình trạng mất ngủ, tinh thần sảng khoái thì ngưng.
3. Lưu ý khi dùng cây thuốc giúp ngủ ngon
Việc sử dụng cây thuốc Đông y để cải thiện giấc ngủ được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như đề phòng một số tác dụng phụ, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi dùng cây thuốc Nam để chữa bệnh mất ngủ, người bệnh cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn sử dụng.
- Nên tìm và sử dụng nguyên liệu sạch: Ưu tiên lựa chọn dược liệu mọc tự nhiên, tránh thu hái cây cỏ ở vùng đất đã được bón phân hóa học hoặc sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều.
- Cần kiên nhẫn trong quá trình điều trị: Do tác dụng chữa bệnh mất ngủ từ cây thuốc nam diễn ra chậm hơn so với việc sử dụng thuốc Tây y.
Ngoài ra, để việc sử dụng cây thuốc giúp ngủ ngon đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với các thói quen lành mạnh như:
- Xây dựng thói quen đi ngủ đúng giờ và duy trì lối sống khoa học để không ảnh hưởng đến quá trình ngủ.
- Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Không nên mang những căng thẳng, mệt mỏi hoặc áp lực lên giường với bạn, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể thông qua việc ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Thực hiện các hoạt động như thiền, yoga, dưỡng sinh,… để giảm căng thẳng và mệt mỏi. Điều này giúp giải tỏa tâm lý và tạo điều kiện thư giãn cho tâm trí.
4. Tổng kết
Dược Bình Đông vừa chia sẻ cho bạn 9 cây thuốc giúp ngủ ngon hiệu quả và một số lưu ý khi sử dụng để bạn có thể áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ cũng như kết hợp với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giúp việc điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Bên cạnh những cây thuốc giúp ngủ ngon được kể ở trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm Bát Tiên Bình Đông – giải pháp hỗ trợ giấc ngủ ngon, ngủ sâu hiệu quả. Sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc Thục Địa, Hoài Sơn, Mạch Môn, Lạc Tiên, Bạch Phục Linh, Ngũ Vị Tử, Hoàng Tinh, Phòng Đảng Sâm, Sơn Thù Du, Mẫu Đơn Bì. Đây đều là các thảo dược quý, có nguồn gốc từ thiên nhiên với công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe, giúp ăn ngon và ngủ sâu hơn.
Bát Tiên Bình Đông là sản phẩm thuộc công ty Dược Bình Đông – thương hiệu chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng, an toàn, uy tín. Để tham khảo thêm về Bát Tiên Bình Đông cũng như các sản phẩm khác, vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 để được tư vấn miễn phí!