Kinh thưa là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, biểu hiện ở việc chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày hoặc thậm chí đến 3 tháng. Kinh thưa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, khiến quá trình thụ thai gặp khó khăn hoặc gây vô sinh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng kinh thưa và phương pháp điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết sau đây của Đông y cổ truyền Dược Bình Đông nhé!
1. Đôi nét về tình trạng kinh thưa
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ dao động trong khoảng 21 – 35 ngày. Nếu chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày, hoặc đến 45 ngày, 60 ngày, thậm chí là 3 tháng thì được gọi là kinh thưa.
Trên thực tế, có những trường hợp chu kỳ kinh kéo dài hơn 35 ngày nhưng vẫn được xem là bình thường như:
- Người có các chu kỳ kinh liên tiếp diễn ra ổn định và không bị thay đổi đột ngột. Ví dụ, chu kỳ kinh kéo dài 45 ngày nhưng diễn ra đều đặn thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Các bạn nữ mới có kinh, chu kỳ chưa ổn định trong khoảng 1 – 2 năm đầu do buồng trứng chưa phát triển đầy đủ.
- Phụ nữ mới sinh hoặc đang cho con bú gặp phải tình trạng kinh thưa do hormone trong cơ thể chưa kịp trở lại như bình thường.
Trừ những trường hợp trên, nếu chu kỳ kinh nguyệt đột ngột kéo dài trên 35 ngày hoặc lâu hơn, kèm theo đó là các triệu chứng đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, bốc hỏa, đau đầu, mọc mụn, lông tóc mọc nhiều, suy giảm thị lực, bị đau thắt lưng, ngủ không ngon, tâm trạng thất thường, ngực căng, đầy hơi,… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn.
Kinh nguyệt thưa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ, chẳng hạn như làm giảm tỷ lệ thụ thai và thậm chí gây vô sinh. Chính vì thế, chị em nên theo dõi chu kỳ kinh thường xuyên, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời:
- Đột ngột dừng kinh hơn 90 ngày.
- Đau bụng kinh dữ dội hoặc đau hơn so với bình thường.
- Kỳ kinh kéo dài hơn 7 ngày.
- Lượng kinh nhiều đáng kể nên phải thay băng vệ sinh hàng giờ.
Nhấp vào xem thêm: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bất thường? Tìm hiểu 8 sắc màu kinh nguyệt
2. Nguyên nhân dẫn đến kinh thưa
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kinh thưa, trong đó có thể kể đến như:
- Rối loạn nội tiết tố nữ: Lượng hormone Estrogen và Progesterone trong máu thay đổi có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và dẫn đến tình trạng kinh thưa, kinh không đều. Bên cạnh đó, phái nữ cũng có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như giảm ham muốn tình dục, khô âm đạo, sạm da, tóc khô xơ, dễ cáu gắt,…
- Nguyên nhân từ buồng trứng: Kinh thưa có thể do các vấn đề tại buồng trứng gây ra, bao gồm buồng trứng đa nang, suy buồng trứng sớm hoặc có khối u ở buồng trứng. Ngoài ra, chị em cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng kèm theo như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm ham muốn tình dục, đau vùng chậu, lo lắng, khó chịu, mọc lông rậm, mọc mụn, sạm da,…
- Nguyên nhân ở tử cung: Một số bệnh lý như u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung và thậm chí là ung thư cổ tử cung có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như: kinh thưa, kinh không đều, mất kinh,…
- Nguyên nhân do vùng hạ đồi: Vùng hạ đồi bị thiếu hormone GnRH bẩm sinh hoặc do cơ thể bị suy dinh dưỡng, tập thể dục quá sức, căng thẳng kéo dài,… cũng là lý do khiến chu kỳ kinh nguyệt thưa.
- Nguyên nhân do tuyến yên: Tình trạng khối u tuyến yên tiết Prolactin có thể gây ra các triệu chứng như chu kỳ kinh thưa, đau tức vòng một, dịch tiết bất thường ở núm vú, đau đầu, mệt mỏi kéo dài, thị lực suy giảm,…
- Tiểu đường: Tình trạng kinh thưa thường gặp ở những người bệnh bị tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
- Rối loạn ăn uống: Cuồng ăn, chán ăn hoặc ăn uống vô độ có thể gây thiếu hụt hoặc dư thừa dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng kinh thưa.
- Uống thuốc tránh thai: Sử dụng các loại thuốc tránh thai có thể làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt tạm thời.
3. Chẩn đoán tình trạng kinh thưa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thưa. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Để chẩn đoán kinh thưa, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh như chu kỳ kinh diễn ra thế nào, thói quen ăn uống và lối sống ra sao, có đang dùng loại thuốc nào không và trong gia đình có ai từng bị kinh thưa chưa. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể, khám bụng hoặc dùng dụng cụ mỏ vịt để kiểm tra âm đạo.
Ngoài ra, bạn cũng có thể được chỉ định các phương pháp chẩn đoán kinh thưa bằng hình ảnh như:
- Chụp CT.
- Siêu âm vùng chậu và bụng.
- Chụp cộng hưởng từ MRI.
4. Phương pháp điều trị tình trạng kinh thưa
4.1. Phương pháp Tây y
Đối với các trường hợp kinh thưa do bị rối loạn nội tiết tố nữ, bạn có thể được chỉ định dùng các loại thuốc như:
- Thuốc nội tiết tố.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
- Thuốc tránh thai.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các khối u đang sản sinh một lượng Androgen dư thừa gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý: Đối với các phương pháp Tây y, bạn cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc hoặc lạm dụng quá mức vì có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
4.2. Phương pháp Đông y
Kinh thưa là một biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới. Theo Đông y, phụ nữ thuộc âm và lấy huyết làm chủ, thế nên để điều trị kinh thưa cần phải chú trọng bổ huyết điều kinh, dưỡng huyết để điều hòa kinh nguyệt bình thường trở lại.
Khi gặp phải tình trạng kinh thưa, phái nữ có thể sử dụng một số loại thảo dược như Ngải cứu, Diếp cá, Ích mẫu, Lô hội, Nghệ,… để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt ổn định. Ngoài ra, chị em cũng có thể kết hợp các loại thảo dược với nhau để tạo nên bài thuốc dưỡng huyết, điều kinh hiệu quả. Điển hình có bài thuốc cổ phương nổi tiếng Tứ vật thang:
- Thành phần: 12 – 24g Thục Địa, 12 – 16g Đương quy, 12 – 16g Bạch thược, 6 – 8g Xuyên khung.
- Cách thực hiện: Sắc uống đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tháng.
Lưu ý: Để sử dụng các bài thuốc Đông y điều trị kinh thưa hiệu quả, bạn nên tuân theo chỉ định của bác sĩ Đông y. Tuyệt đối không được tự ý kê đơn hoặc uống theo toa thuốc của người khác để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Trong trường hợp không có thời gian để sắc thuốc hoặc chế biến thảo dược thì chị em có thể tham khảo Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm kế thừa tinh hoa của bài thuốc Tứ vật thang với các thành phần Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, kết hợp thêm Ích mẫu, Ngải diệp, Hương phụ, Xuyên đại hoàng, Bạch phục linh giúp bổ huyết, điều kinh, hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh thưa hiệu quả. Sản phẩm ở dạng cao lỏng dễ uống, tiện lợi nên được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn.
4.3. Biện pháp hỗ trợ điều trị kỳ kinh ngắn tại nhà
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp Đông y hoặc Tây y, để hỗ trợ cải thiện tình trạng kinh thưa một cách hiệu quả nhất, chị em nên xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học bằng cách:
- Ăn uống lành mạnh và chú trọng bổ sung các thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt như trứng, nha đam, đậu nành, cá giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, cá mòi,…)
- Tập thể dục điều độ, vừa sức.
- Nghỉ ngơi đầy đủ và nâng cao sức khỏe tinh thần bằng cách tập yoga hoặc thiền định.
- Dùng các loại thuốc ngừa thai hoặc áp dụng các biện pháp tránh thai theo đúng hướng dẫn y khoa.
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân thường xuyên.
5. Phòng tránh tình trạng kinh thưa
Để ngăn ngừa tình trạng kinh thưa bất thường xảy ra, tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp phòng tránh ngay từ bây giờ:
- Luôn quan hệ tình dục an toàn.
- Áp dụng chế độ ăn uống và tập luyện điều độ, khoa học.
- Giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Vệ sinh vùng kín thường xuyên và thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần trong ngày “rụng dâu”.
- Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh lý sớm và có phương pháp chữa trị kịp thời.
- Bổ sung các loại thuốc có tác dụng điều hòa kinh nguyệt hoặc các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ có công dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt và phòng tránh tình trạng kinh thưa như Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông.
6. Tổng kết
Tình trạng kinh thưa một cách bất thường đi kèm với các triệu chứng khác như: đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, bốc hỏa, đau đầu, đau lưng, tâm trạng thất thường,… có thể cảnh báo nhiều bệnh lý và ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của phái nữ.
Để phòng tránh kinh nguyệt thưa, tốt nhất bạn nên thực hiện các biện pháp điều hòa kinh nguyệt tại nhà và duy trì một lối sống khỏe mạnh. Một trong những cách bạn có thể tham khảo là bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ như Song Phụng Điều Kinh của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế 100% từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn và lành tính. Nhờ quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, Song Phụng Điều Kinh khi được cung cấp ra thị trường sẽ mang chất lượng cao và có tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt rất tốt.
Nếu bạn quan tâm đến sản phẩm Song Phụng Điều Kinh, hãy nhanh tay gọi ngay hotline (028)39 808 808 để được đội ngũ tư vấn của Dược Bình Đông hỗ trợ nhanh nhất có thể!
7. Câu hỏi thường gặp
Trả lời: Kinh thưa là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, có thể đến 45 ngày, 60 ngày hoặc thậm chí là 3 tháng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản của phụ nữ, làm giảm tỷ lệ thụ thai và thậm chí gây vô sinh.
Trả lời: Trong trường hợp kinh thưa do rối loạn nội tiết tố, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc nội tiết tố, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), hoặc thuốc tránh thai. Đối với phương pháp Đông y, có thể sử dụng các bài thuốc từ thảo dược như Ngải cứu, Diếp cá, Ích mẫu để hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Trả lời: Kinh thưa là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, có thể đến 45 ngày, 60 ngày hoặc thậm chí là 3 tháng.
Đau bụng dưới và ra nhiều khí hư là các triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo tình trạng kinh thưa. Nếu gặp phải các triệu chứng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trả lời: Để phòng tránh kinh thưa, bạn nên áp dụng chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giữ tâm trạng thoải mái và tránh căng thẳng kéo dài. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thăm khám phụ khoa định kỳ cũng là những bước quan trọng để phát hiện và ngăn chặn các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Trả lời: Sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông, với thành phần từ các loại thảo dược như Thục địa, Đương quy, Bạch thược, và Xuyên khung, đã được nhiều người dùng đánh giá cao trong việc hỗ trợ bổ huyết và điều hòa kinh nguyệt.
Trả lời: Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể cải thiện tình trạng kinh thưa bằng cách duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng, và đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi. Các thực phẩm như đậu nành, cá giàu omega-3, và thảo dược như Ngải cứu và Ích mẫu cũng có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.
Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Nếu chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày và xuất hiện một cách đột ngột kèm theo triệu chứng khác như đau bụng dưới, ra nhiều khí hư, hoặc đau lưng, bạn nên thăm khám bác sĩ.
Trả lời: Để chẩn đoán kinh thưa, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, kiểm tra tiền sử bệnh, thói quen ăn uống, lối sống và có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT, siêu âm, MRI.
Trả lời: Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ liên quan đến khả năng mang thai mà còn phản ánh sức khỏe tổng thể của phụ nữ. Sự bất thường trong chu kỳ có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe cần được xác định và điều trị kịp thời.