Ra máu trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu mang thai hoặc là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh. Đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nghiêm trọng khiến nhiều chị em lo lắng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dược Bình Đông để hiểu tìm hiểu rõ nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa tình trạng này nhé.
1. Đôi nét về tình trạng ra máu trước kỳ kinh
Ra máu trước kỳ kinh là tình trạng chảy máu âm đạo bất thường, không trong thời gian hành kinh. Ví dụ máu có thể xuất hiện trước kỳ kinh 3 ngày, 7 ngày hoặc 10 ngày.
Chị em phụ nữ khi gặp tình trạng xuất hiện máu trước kỳ kinh thường kèm theo các biểu hiện sau:
- Lượng máu có thể thay đổi từ một ít đến một lượng lớn.
- Máu có màu đỏ tươi hoặc nâu nhạt.
- Đau bên hông dưới bụng.
- Tâm trạng thay đổi, cảm thấy lo âu, căng thẳng, có thể dẫn đến trầm cảm.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, một số người sẽ có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn mửa khi xuất hiện tình trạng chảy máu trước kỳ kinh.
Để nhận biết tình trạng chảy máu trước kỳ kinh có phải là kinh nguyệt đến sớm không, bạn có thể xác định qua lượng máu và thời gian ra máu.
- Nếu hiện tượng này kéo dài khoảng vài ngày và bắt buộc bạn cần mang băng vệ sinh để kiểm soát lượng máu, đây là dấu hiệu cho thấy bạn hành kinh sớm.
- Nếu quan sát chỉ thấy đốm máu lấm tấm và bạn không xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, đau bụng dưới, đau ngực, màu máu bất thường (như màu nâu),… thì rất có thể bạn đang gặp các vấn đề sức khỏe khác.
Hiện tượng chảy máu trước kỳ kinh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên trong một số trường hợp nó có thể là dấu hiệu của các rối loạn nội tiết tố hay bệnh lý. Chính vì thế, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế khi tình trạng ra máu kéo dài, màu máu bất thường hoặc ra máu nhiều, để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Để hiểu rõ hơn về màu máu kinh nói lên tình trạng gì của sức khỏe mời bạn đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về tình trạng của mình: Màu máu kinh nguyệt thế nào là bất thường? Tìm hiểu 8 sắc màu kinh nguyệt
2. Nguyên nhân tình trạng ra máu trước kỳ kinh
Ra máu trước kỳ hành kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này:
- Rối loạn kinh nguyệt: Rối loạn kinh nguyệt là chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường. Vì vậy, khi bị rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện tình trạng chảy máu trước kỳ hành kinh và người bệnh khó tính toán thời gian rụng trứng hay thụ thai.
- Bệnh phụ khoa: Bị ra máu trước chu kỳ có thể xuất phát từ các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm vùng kín, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, nhiễm trùng lây qua đường tình dục, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,… Bệnh thường kèm theo các biểu hiện sốt cao, đau bụng, đau vùng chậu, đi tiểu thường xuyên, dịch âm đạo có mùi khó chịu hoặc có màu nâu, tiểu buốt hoặc cảm thấy nóng rát khi đi tiểu.
- Tiền mãn kinh và mãn kinh: Nồng độ Estrogen thay đổi có thể dẫn đến tình trạng chảy ít máu trước kỳ hành kinh. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, cơ thể nữ giới thường xuất hiện các đốm máu lấm tấm có màu hồng, nâu cùng với các triệu chứng như là bốc hỏa, rụng tóc, chóng mặt,…
- Mang thai và những biến động trong thai kỳ: Theo như Đại học Sản phụ khoa của Hoa Kỳ, có khoảng 15 – 25% phụ nữ mang thai có tình trạng ra máu lốm đốm ở 3 tháng đầu. Đây có thể là máu báo thai nếu xảy ra trong 1 – 2 tuần sau khi trứng thụ tinh và làm tổ ở tử cung. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng khác liên quan đến quá trình mang thai như thai ngoài tử cung, mang thai trứng, dấu hiệu dọa sẩy hoặc sẩy thai.
- Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai không đúng liều lượng làm mất cân bằng Estrogen trong cơ thể dẫn đến hiện tượng ra máu trước kỳ kinh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản ở nữ giới vì thế cần được chữa trị kịp thời.
- Tác dụng phụ của thuốc: Hiện tượng ra máu trước kỳ kinh có thể là do ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của các loại thuốc như Aspirin và chất làm loãng máu khác, thuốc hóa trị, thuốc điều trị bệnh tuyến giáp, thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
3. Chẩn đoán tình trạng ra máu trước kỳ kinh
Để xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu trước khi hành kinh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Do đó, khi mắc phải tình trạng này bạn nên theo dõi và ghi chép cẩn thận các thông tin như: thời gian bắt đầu chảy máu và kết thúc, lượng máu, màu sắc máu và các triệu chứng gặp phải, để hỗ trợ quá trình chẩn đoán của bác sĩ.
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để xác định rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng ra máu trước kỳ kinh như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết tố, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung, nội soi ổ bụng, chụp cộng hưởng từ (MRI), nội soi buồng tử cung.
4. Phương pháp điều trị ra máu trước kỳ kinh
Để điều trị tình trạng ra máu trước kỳ kinh, người bệnh có thể áp dụng theo phương pháp Tây y hoặc Đông và kết hợp thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.
4.1. Phương pháp Tây y
Sau khi được thăm khám, tùy vào kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh là gì, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như:
- Phương pháp nội khoa: Thuốc tây được sử dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó cải thiện tình trạng ra máu chu kỳ, điều hòa kinh nguyệt và ổn định lưu thông máu kinh. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Phương pháp ngoại khoa: Áp dụng các kỹ thuật can thiệp nhằm mục đích điều trị dứt điểm các bệnh lý phụ khoa gây ra tình trạng chảy máu trước ngày đèn đỏ.
Đọc thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng
4.2. Điều hòa kinh nguyệt bằng phương pháp Đông y
Kinh nguyệt có sớm theo Y học cổ truyền là do huyết nhiệt và khí hư gây nên. Vì vậy, để điều trị tình trạng chảy máu trước kỳ hành kinh, bạn cần chú trọng bổ huyết, dưỡng huyết, điều hòa khí huyết.
Để cải thiện tình trạng ra máu trước kỳ kinh, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như Ích mẫu, Ngải cứu, Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược, Hương phụ,… Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị ra máu trước kỳ kinh:
Bài thuốc “Tứ vật thang”
- Công dụng: Dưỡng huyết, điều kinh.
- Thành phần: 12 – 24g Thục địa, 12 – 16g Đương quy, 12 – 16g Bạch thược, 6 – 8g Xuyên khung.
- Cách dùng: Sắc uống hàng ngày trong vòng 1 tháng. Thực hiện trước kỳ kinh từ 5 – 10 ngày cho hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc “Nữ trinh tử thang”
- Công dụng: Điều trị ra máu trước kỳ kinh, huyết nhiệt.
- Thành phần: Sinh mẫu lệ 30g, Bạch thược 15g, Địa cốt bì, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo mỗi thứ 10g, Sài hồ 5g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần trong ngày và uống sau khi ăn no 30 phút.
Bài thuốc “Ích mẫu thảo thang”
- Công dụng: Trị ra máu trước kỳ kinh, thanh nhiệt.
- Thành phần: Đan sâm 15g, Ích mẫu thảo 15g, Hương phụ 10g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần trong ngày và uống sau khi ăn no 30 phút. Uống liên tục 7 ngày sau khi sạch kinh.
Bài thuốc “Hoàng kỳ sao bạch thược thang”
- Công dụng: Trị ra máu trước kỳ kinh, kinh nguyệt sớm.
- Thành phần: Hoàng kỳ 15g, Đảng sâm 12g, Sao bạch thược 9g, Hương phụ 10g, Ngải cứu 6g, Cam thảo 6g, Xuyên khung 6g, Nhục quế 3g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần trong ngày và uống sau khi ăn no 30 phút. Uống liên tục 7 ngày trước khi có kinh.
Bài thuốc “Hương phụ thang”
- Công dụng: Trị ra máu trước kỳ kinh, kinh nguyệt sớm.
- Thành phần: Hoàng cầm 10g, Hương phụ 10g, Đan bì 6g.
- Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần trong ngày và uống sau khi ăn no 30 phút.
Nhấp vào xem thêm: Top 7 cây thuốc, bài thuốc điều hòa kinh nguyệt Đông y an toàn
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm là sự kế thừa bài cổ phương chuyên để bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt “Tứ vật thang” gồm Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, và được gia thêm 1 số thành phần như Ích mẫu, Đại hoàng, Hương phụ, Bạch phục linh, Ngải diệp. Nhờ đó, sản phẩm có công dụng cải thiện tình trạng ra máu trước kỳ kinh, bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và giảm cơn đau bụng kinh dữ dội trong những ngày hành kinh.
4.3. Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng phương pháp Tây y hoặc Đông y, bạn nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây để nhanh chóng cải thiện tình trạng ra máu trước kỳ kinh:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đúng giờ sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng ở mức khỏe mạnh, cân bằng nội tiết tố, từ đó cải thiện tình trạng bệnh. Bạn nên bổ sung vào thực đơn các món ăn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt như Nha đam, các loại Cá giàu omega-3, Trứng và các loại thức uống như trà Quế, trà Hoa cúc,…
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm sẽ giúp cơ thể phục hồi và cân bằng nội tiết tố, từ đó giúp cải thiện tình trạng ra máu trước kỳ kinh.
- Giữ tâm trạng lạc quan, vui vẻ: Căng thẳng, lo âu là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy, luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ giúp hỗ trợ cải thiện ra máu trước “ngày rụng dâu” hiệu quả.
- Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý, khoa học: Xây dựng chế độ tập luyện hợp lý, khoa học giúp tăng cường lưu thông máu, giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng, nhờ đó cải thiện tình trạng bệnh.
- Luôn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bản thân: Bạn hãy luôn ghi chép lại ngày bắt đầu, kết thúc và các triệu chứng của kỳ kinh để theo dõi sự thay đổi và phát hiện bất thường sớm nhất.
5. Phòng tránh tình trạng ra máu trước kỳ kinh
Để ngăn ngừa tình trạng ra máu trước kỳ kinh, bạn nên áp dụng các phương pháp phòng tránh dưới đây:
- Quan hệ tình dục an toàn: Nên chỉ có một bạn tình, không hoạt động tình dục thô bạo để tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa gây ra hiện tượng kinh sớm.
- Luôn vui vẻ, thoải mái: Không để tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt hạn chế tình trạng ra máu trước kỳ kinh nguyệt.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày: Vệ sinh vùng kín thường xuyên, thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng 1 lần trong thời gian hành kinh để giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm âm đạo.
- Khám phụ khoa định kỳ: Thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để bác sĩ có thể thăm khám và chữa trị kịp thời các bệnh lý liên quan.
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại thực phẩm hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt như Quế, Gừng, Nghệ, Dứa, Nha đam, rau Mùi tây, Mướp đắng,…
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt tại nhà giúp phòng tránh và điều trị hiệu quả tình trạng liên quan đến rối loạn kinh nguyệt. Hiện nay, có nhiều chị em tin dùng và đánh giá cao các loại sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ thành phần thảo dược tự nhiên điển hình như Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Sản phẩm giúp phòng ngừa tình trạng ra máu trước kỳ kinh, bổ huyết, điều kinh.
6. Tổng kết
Tình trạng ra máu trước kỳ kinh không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và lượng máu ra trước kỳ kinh nhiều bất thường thì bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngược lại, nếu nguyên nhân bắt nguồn từ việc rối loạn nội tiết thì bạn chỉ cần duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng sản phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt thì sẽ cải thiện tình trạng này.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết thì có thể tham khảo sản phẩm Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Đây là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ chất lượng được nhiều chị em tin dùng tại Dược Bình Đông, được chiết xuất từ thành phần tự nhiên như: Hương phụ, Ngải diệp, Ích mẫu, Xuyên khung, Thục địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên đại hoàng, Bạch phục linh,… giúp cải thiện tình trạng ra máu trước kỳ kinh, giảm thiểu triệu chứng đau bụng kinh, bế kinh, giúp bổ huyết, điều kinh.
Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm, chuyên cung cấp các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, cam kết mang tới những sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số Hotline (028)39 808 808 để được tư vấn về sản phẩm và đặt hàng nhanh chóng.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm về tình trạng ra máu giữa chu kỳ & tình trạng Kinh nguyệt có dịch nhầy qua 2 bài viết dưới đây:
- Hiện tượng ra máu giữa chu kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân & Cách điều trị
- Kinh nguyệt có dịch nhầy là bệnh gì? Nguyên nhân & Chẩn đoán, Cách điều trị