Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi từ dậy thì cho đến khi mãn kinh. Việc nhận biết các dấu hiệu trước kỳ kinh sẽ giúp bạn chuẩn bị tâm lý tốt hơn, chủ động hơn để tránh gặp phải bất tiện trong những ngày “đèn đỏ”. Vậy đâu là những dấu hiệu báo trước khi kinh nguyệt xuất hiện? Nguyên nhân nào dẫn đến những triệu chứng này và liệu có phương pháp nào cải thiện? Mời bạn đọc theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết này để có lời giải đáp.
1. Đôi nét về kinh nguyệt
Kinh nguyệt là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung dẫn đến hiện tượng chảy máu kinh hàng tháng. Máu kinh (bao gồm máu và mô niêm mạc tử cung) sẽ chảy từ trong tử cung qua cổ tử cung và cuối cùng được đẩy ra ngoài qua âm đạo.
Chu kỳ kinh nguyệt là từ diễn tả một chuỗi những thay đổi sinh lý lặp đi lặp lại của cơ thể người phụ nữ dưới sự điều khiển hệ hormone sinh dục. Một chu kỳ kinh sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này cho tới ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Trước khi tới kỳ kinh nguyệt sẽ có một loạt những thay đổi về tâm trạng, hành vi và thể chất, những dấu hiệu sắp có kinh này khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ có độ tuổi từ 20 – 40, những người đã từng mang thai và kéo dài trong khoảng 1 – 2 tuần trước khi chính thức “rụng dâu”.
2. Dấu hiệu trước kỳ kinh
2.1. Thay đổi tâm trạng
Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt bực bội
Trong khoảng thời gian 1 tuần trước kỳ kinh, tâm trạng của các chị em thường trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, bực bội. Nguyên nhân là do nồng độ hormone Progesterone và Estrogen trong cơ thể người phụ nữ thay đổi đột ngột. Ngoài ra, các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, đau lưng, căng tức vùng ngực, nổi nhiều mụn,… khiến chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn.
Giảm ham muốn tình dục
Ham muốn tình dục của người phụ nữ tăng cao vào trước thời điểm rụng trứng nhưng lại giảm dần trong 1 tuần trước khi tới tháng. Nguyên nhân là do nồng độ hormone nội tiết tố giảm, âm đạo khô hạn (không đủ chất bôi trơn) kết hợp với tâm trạng mệt mỏi khiến chị em không còn hứng thú với chuyện chăn gối.
2.2. Thay đổi thể chất
Trước mỗi mùa “dâu rụng”, cơ thể chị em thường có sự thay đổi rõ rệt về cả thể chất lẫn tinh thần. Sau đây là một số thay đổi về thể chất thường thấy:
Đau vùng bụng dưới
Đau vùng bụng dưới (còn được gọi là đau bụng kinh) là dấu hiệu điển hình báo hiệu sắp có kinh nguyệt ở nữ giới. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ đau sẽ nặng nhẹ khác nhau, có thể đau nhẹ, âm ỉ hoặc dữ dội theo từng đợt, thậm chí có người phải nằm nghỉ một chỗ. Nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố và sự co thắt của cơ tử cung để loại bỏ lớp niêm mạc tử cung ra ngoài. Tình trạng này thường xuất hiện trong khoảng vài ngày trước khi hành kinh rồi giảm dần, một số trường hợp sẽ bị đau bụng trong suốt cả kỳ kinh.
Ngực căng hơn và gia tăng về kích thước
Khi sắp tới kỳ kinh, bạn sẽ thấy căng tức ở vùng ngực và bị đau khi chạm vào. Theo các chuyên gia, phụ nữ bị căng và đau ngực là do sự thay đổi nồng độ hormone nội tiết tố sinh dục nữ làm kích thích tuyến vú cương to hơn.
Đau mỏi thắt lưng và vùng hông
Khi sắp tới tháng, chị em còn thường cảm thấy đau mỏi ở vùng thắt lưng và hông. Nguyên nhân là do sự gia tăng đột ngột của hormone Prostaglandin để kích thích tử cung co bóp, giúp đào thải máu và niêm mạc bong tróc ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Cảm giác này có thể kéo dài trong vài ngày trước kỳ kinh nhưng cũng có trường hợp bị đau dữ dội khi đang hành kinh.
Khí hư tiết ra nhiều hơn
Âm đạo tiết ra lượng khí hư nhiều hơn bình thường vào thời gian trước kỳ kinh 1 tuần. Bởi vì, đây là thời điểm các hormone trong cơ thể đang thay đổi nhanh chóng làm dịch nhầy ở cổ tử cung cũng gia tăng theo. Vùng kín trong những ngày này cũng luôn trong trạng thái ẩm ướt, khó chịu cho nên bạn cần vệ sinh sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên để tránh vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu khí hư tiết ra nhiều hơn bình thường và có sự thay đổi về màu sắc, có mùi hôi hoặc có dạng như bã đậu thì đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa, cần phải đi khám ngay.
Da nhờn và nổi mụn
Một trong những dấu hiệu trước kỳ kinh đó là chị em thường dễ bị lên mụn hơn so với ngày thường. Nguyên nhân là bởi nồng độ hormone Progesterone tăng cao, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, từ đó khiến da bị bóng dầu, bít tắc lỗ chân lông và mọc mụn.
Tiêu hóa gặp vấn đề
Một số phụ nữ trước kỳ kinh sẽ bị tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu, táo bón hay thậm chí bị buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ biến mất khi kết thúc kỳ kinh bởi vì đó là kết quả của các cơn co thắt tử cung làm ảnh hưởng đến các cơn co thắt ở ruột.
Phù nề
Trong giai đoạn sắp tới ngày “đèn đỏ”, nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng gây ra tình trạng tích tụ dịch, giữ nước trong các mô cơ thể. Do đó, trong những ngày này, các bộ phận như chân, bàn chân, ngực và dạ dày có thể bị phù nề. Lúc này, bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm trong khoảng 10-15 phút để làm giảm sưng phù.
Đau nửa đầu
Có nhiều phụ nữ gặp phải triệu chứng đau nửa đầu trước kỳ kinh. Nguyên nhân là do hàm lượng hormone Estrogen giảm xuống thấp khiến hormone Serotonin trong não cũng giảm theo, làm cho các mạch máu bị co lại gây ra tình trạng đau nửa đầu.
Thân nhiệt tăng nhẹ
Thân nhiệt của người phụ nữ tăng nhẹ từ 0.3 – 0.5℃ trong suốt thời gian rụng trứng và kéo dài cho đến ngày hành kinh. Tuy thân nhiệt bình thường chỉ có tăng nhẹ, khi bạn bị sốt cao thì đó không còn là dấu hiệu trước kỳ kinh mà đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý, tuyệt đối không được chủ quan.
2.3 Dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu trước kỳ kinh nêu trên, chị em cũng thường xuất hiện các dấu hiệu khác báo hiệu sắp tới ngày “rụng dâu” như:
Cảm giác thèm ăn
Theo một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy rằng sự thay đổi nồng độ hormone Estrogen và Progesterone trước kỳ kinh nguyệt gây ra cảm giác thèm ăn đồ có nhiều Carbohydrate và thức ăn ngọt. Tuy nhiên, dấu hiệu trước kỳ kinh này thường không được chị em để ý.
Mất ngủ
Trước ngày hành kinh, chị em sẽ gặp tình trạng khó ngủ, không ngủ được mặc dù cơ thể đang cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Bởi vì trong giai đoạn này, lượng Tryptophan (một loại axit amin giúp con người có cảm giác thư giãn và buồn ngủ) bị sụt giảm, gây ra tình trạng mất ngủ, đau đầu, thiếu tỉnh táo,…Ngoài ra, các triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của phụ nữ.
Hoa mắt chóng mặt
Hormone sinh dục nữ thay đổi đột ngột trong giai đoạn tiền kinh nguyệt khiến cơ thể chưa kịp thích nghi chính là nguyên nhân gây ra tình trạng hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá thời gian “rụng dâu” có thể là dấu hiệu của các bệnh như bệnh tim, u não, thiếu máu lên não,… bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Vừa rồi là các dấu hiệu trước kỳ kinh thường gặp ở phụ nữ mà bạn nên biết. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như một số trường hợp dưới đây thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra:
- Bị rối loạn cảm xúc, cảm thấy chán nản, quá lo lắng, trầm cảm hoặc thậm chí có ý định tự tử.
- Khó ngủ.
- Chán ăn, ăn uống không ngon hoặc bỏ bữa.
- Thường xuyên bị đau đầu dữ dội hoặc bị chuột rút.
3. Nguyên nhân gây ra các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân có thể xảy ra và các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng này như:
- Sự thay đổi hormone: Trước khi đến kỳ, các hormone trong cơ thể nữ giới (bao gồm Estrogen và Progesterone) có sự thay đổi đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi, từ đó dẫn đến các thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần trước kỳ kinh.
- Thiếu Serotonin (chất dẫn truyền thần kinh): Thiếu hụt chất Serotonin vào trước kỳ kinh sẽ làm xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, mệt mỏi, buồn bã, suy giảm trí nhớ,….
- Do cơ địa hoặc di truyền: Những gia đình có mẹ hoặc chị em có hội chứng tiền kinh nguyệt thì tỉ lệ mắc hội chứng này ở bạn khá cao (56%).
- Thiếu hụt Magie hoặc Calcium: Những người mắc hội chứng tiền kinh nguyệt có nồng độ Calcium và Magie thấp hơn đáng kể so với người bình thường. Do đó, khi bị thiếu hụt các chất này trong có thể sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các dấu hiệu trước kỳ kinh.
4. Phương pháp cải thiện các dấu hiệu sắp đến tháng
Các triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh ở mỗi người phụ nữ là khác nhau với mức độ cũng khác nhau. Tuy nhiên, khi các triệu chứng này gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp làm giảm bớt tình trạng khó chịu này như sau:
4.1. Phương pháp Tây y
Trong Tây Y, để cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt, các bác sĩ thường sẽ kê cho bệnh nhân các loại thuốc làm giảm các triệu chứng khó chịu như:
- Thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp đau đầu, đau bụng, đau thắt lưng,… bác sĩ có thể chỉ định Paracetamol hoặc các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Diclofenac kali….
- Thuốc chống trầm cảm: Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm chứa nhóm chất ức chế hấp thu Serotonin có chọn lọc (SSRI) để giúp làm giảm cảm giác lo âu, căng thẳng.
- Thuốc lợi tiểu: Khi cơ thể có hiện tượng tích nước gây phù nề, bác sĩ sẽ có thể chỉ định sử dụng thuốc lợi tiểu để giảm tình trạng sưng phù, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
- Liệu pháp hormone: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc tránh thai là để giúp cân bằng nội tiết tố, từ đó cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt.
Lưu ý: Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Xem thêm: Thuốc điều hòa kinh nguyệt: Thời điểm tốt nhất nên sử dụng
4.2. Phương pháp Đông y
Theo Đông Y, các triệu chứng trước kỳ kinh nguyệt có liên quan đến các tạng Tỳ, Can, Thận hoặc Tâm và thuộc các chứng bệnh riêng biệt ở phụ nữ như: Mất ngủ hành kinh, đau vú hành kinh, phù thũng hành kinh, đau đầu hành kinh,… Trên lâm sàng, các chứng bệnh này thường được Đông y chia thành 6 thể bệnh tiền kinh nguyệt để sử dụng bài thuốc hỗ trợ điều trị phù hợp. Sau đây là một số bài thuốc giúp làm giảm các triệu chứng trước kỳ kinh mà bạn có thể tham khảo:
Thể can khí uất trệ
- Biểu hiện: Trước kỳ kinh 3-7 ngày, căng tức ở hai bầu vú, đụng nhẹ cũng gây đau. Kèm theo đó là căng tức vùng dạ dày, người phù nề nhẹ, kén ăn, chóng mặt, nhức đầu. Trong trường hợp nặng, người bệnh bị đau nửa đầu, hai thái dương, tâm trạng bồn chồn, dễ nổi giận. Khi bắt đầu hành kinh, bụng dưới chướng đau, kinh huyết ra ít, sắc đỏ tươi hoặc tím đen kết khối, rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi hơi đỏ, mạch huyền tế.
- Nguyên liệu: 10g Diên hồ sách, 10g Bạch thược, 10g Đan sâm, 10g Xuyên khung, 10g Đương quy, 10g Uất kim hương phụ (tẩm giấm sao), 8g Sài hồ
- Cách dùng: Sắc với 1000ml nước, đến khi còn 400ml, chia thành 2 phần, uống trong ngày trước khi ăn. Dùng mỗi ngày 1 thang, liên tục 4-5 ngày trước kỳ kinh.
Thể can cường tỳ nhược
- Biểu hiện: Trước kỳ kinh 3-5 ngày, phiền táo, dễ cáu giận, ngực sườn đau nhức, hai vú trướng đau, mắt cá chân và mí mắt phù nề, kén ăn, bụng trướng đầy, đại tiện lỏng, mạch nhỏ, chất lưỡi hạt, kinh kỳ thất thường, tháng sớm tháng muộn, lượng kinh khi nhiều khi ít.
- Nguyên liệu: 10g Phục linh, 10g Xa tiền tử, 10g Đương quy, 10g Bạch thược, 10g Diên hồ sách, 10g Đan sâm, 10g Đẳng sâm, 10g Uất kim, 10g Hương phụ, 10g Bạch truật (sao), 6g Sài hồ.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1000ml nước, đến khi còn 400ml, chia thành 2 phần, dùng để uống trong ngày, trước khi ăn. Dùng thuốc mỗi ngày một thang, liên tục 5-7 ngày trước và sau kỳ kinh.
Thể huyết hư can vượng
- Biểu hiện: Kinh đến trước kỳ, kinh huyết vón cục, sắc đỏ, trước kỳ kinh đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, người gầy, phiền táo, mạch huyền căng, nhỏ hoặc tế sác (nhỏ, nhanh).
- Nguyên liệu: 16g Thục địa, 15g Câu đằng, 12g Tang thầm, 12g Sơn dược, 12g Kỷ tử, 10g Phục linh, 10g Trạch tả, 8g Cúc hoa, 8g Đan bì, 8g Sơn thù nhục, 6g Thích tật lê.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1000ml nước, đun đến khi còn 400ml, chia thành 3 phần, uống trong ngày, trước khi ăn. Dùng thuốc mỗi ngày một thang, liên tục 5-7 ngày trước và sau kỳ kinh.
Thể tâm tỳ lưỡng hư
- Biểu hiện: Thể chất suy yếu, da nhợt nhạt, thường mất ngủ trước kỳ kinh, ngủ ít mộng nhiều, tinh thần uể oải, kém ăn, tim đập dồn; lượng kinh huyết nhiều, sắc nhạt và loãng, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược (nhỏ, yếu).
- Nguyên liệu: 15g Đẳng sâm, 15g Hoàng kỳ, 12g Long nhãn nhục, 10g Đương quy, 10g Bạch truật, 10g Phục thần 8g Viễn chí, 8g Toan táo nhân, 6g Mộc hương, 6g Trần bì, 6g Ngũ vị tử, 6g Cam thảo, 6 quả Đại táo.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1000ml nước, đến khi còn 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm khi mới thức dậy và trước khi đi ngủ buổi tối. Dùng thuốc liên tục 5-7 ngày trước và sau kỳ kinh.
Thể tỳ thận dương hư
- Biểu hiện: Phù thũng nhẹ trước kỳ kinh, ăn ít, người mệt mỏi, ngực bụng chướng đau, lưng đau mỏi, chân gối yếu, có thể bị tiêu chảy khi hành kinh; Kinh đến chậm, sắc huyết nhạt, kinh huyết ít, chất huyết loãng; chất lưỡi nhạt, rêu trắng nhớt, mạch trầm tế (chìm, nhỏ).
- Nguyên liệu: 12g Ba kích, 10g Tiên mao, 10g Sơn dược, 10g Bạch truật, 10g Tiên linh tỳ, 10g Thỏ ty tử, 10g Phục linh, 10g Trạch tả, 6g Ngũ vị tử, 6g Mộc hương, 6g Sơn thù nhục.
- Cách dùng: Sắc thuốc với 1000ml nước, đun đến khi còn 450ml, chia thành 3 phần, uống liền trong ngày, trước khi ăn. Dùng thuốc mỗi ngày một thang, liên tục 5-7 ngày trước và sau kỳ kinh.
Thể can âm bất túc
- Biểu hiện: Ngực sườn đau âm ỉ hoặc bụng dưới chướng đau trước khi hành kinh. Khi bắt đầu hành kinh, vai và thắt lưng đau mỏi, tứ chi vô lực, miệng khát, tai ù, ngủ giấc không sâu, hay mê, mặt có thể bị phù nhẹ; lượng kinh huyết nhiều, sắc nhạt hoặc đỏ tươi; rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ; mạch huyền hoạt (căng, trơn).
- Nguyên liệu: 15g Cao quy bản, 12g Câu kỷ tử, 6g Trần bì, đường đỏ vừa đủ.
- Cách dùng: Sắc Trần bì và Câu kỷ tử với 500ml nước, đun còn 300ml; chắt lấy nước, lược bỏ bã. Tiếp đến hòa Cao quy bản và đường đỏ vào nước sắc vừa thu được, chia thành 2 phần, uống trong ngày khi bụng đói. Dùng trước kỳ kinh liên tục 4-5 ngày, mỗi ngày một thang.
4.3. Phương pháp hỗ trợ tại nhà
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị ở trên, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ tại nhà để cải thiện các triệu chứng khó chịu trước kỳ kinh như:
- Duy trì lối sống tích cực, sinh hoạt đúng giờ, lành mạnh, luôn giữ cho tinh thần thoải mái, vui tươi.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan, từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho sức khỏe.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều magie, calcium như bơ, rau xanh, sữa, chuối, cá hồi,…
- Tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc.
Tìm hiểu thêm: Top các thực phẩm điều hòa kinh nguyệt và lưu ý khi sử dụng
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Song Phụng Điều Kinh Bình Đông. Đây là sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chị em phụ nữ có nguồn gốc từ thiên nhiên, lành tính và hầu như không có tác dụng phụ. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược như Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Hương phụ, Ích mẫu, Xuyên đại hoàng, Ngải diệp, Bạch phục linh mang đến công dụng bổ huyết, điều kinh nguyệt, hỗ trợ xoa dịu các triệu chứng tiền kinh nguyệt như mệt mỏi, đau bụng kinh, chán ăn, cáu gắt, kinh đến không đều,…
5. Tổng kết
Dược Bình Đông hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn nắm được các dấu hiệu trước kỳ kinh, nguyên nhân và các biện pháp giảm thiểu những triệu chứng khó chịu này. Từ đó bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tinh thần lẫn sức khỏe để bước qua những ngày “rụng dâu” suôn sẻ. Nếu các triệu chứng trước kỳ kinh trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới công việc và sinh hoạt thường ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và thăm khám sức khỏe định kỳ để cảm thấy dễ chịu hơn khi kỳ kinh tới.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe phụ nữ có nguồn gốc thảo dược như Song Phụng Điều Kinh Bình Đông, sản phẩm được kế thừa bài thuốc cổ phương “Tứ vật thang” giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng kinh, mệt mỏi, tâm lý khó chịu, cáu gắt,… giúp phụ nữ vượt qua kỳ kinh một cách dễ chịu, nhẹ nhàng hơn.
Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược Bình Đông – thương hiệu đã có hơn 70 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam. Chúng tôi vinh dự và hạnh phúc khi được hàng triệu gia đình tin tưởng và sử dụng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline (028)39 808 808 để đặt mua sản phẩm Song Phụng Điều Kinh cùng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe khác.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: Hội chứng sau kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân, Chẩn đoán & Cách chữa trị
6. Câu hỏi thường gặp
Bảng dưới đây cung cấp một số đặc điểm để phân biệt máu kinh và máu báo thai mà chị em có thể tham khảo:
Đặc điểm phân biệt | Máu kinh nguyệt | Máu báo thai | |
Đặc điểm của máu | Màu sắc và trạng thái | Có màu đỏ thẫm có thể kèm theo nhầy nhớt và các cục máu động | Có màu hồng nhạt hoặc màu nâu đỏ, không có kèm theo dịch nhầy và các cục máu đông. |
Về lượng | Nhiều, phải dùng băng vệ sinh, mất khoảng 50ml/1 lần hành kinh. | Rất ít, thường chỉ có vài giọt dính trên quần lót. | |
Mùi | Mùi tanh | Không có mùi | |
Thời gian | Dài hơn, từ 2-7 ngày | Ngắn hơn, từ 2 giờ đến 2 ngày | |
Triệu chứng đi kèm | Bụng đau âm ỉ, đau từ nhẹ đến dữ dội, trước kỳ kinh ra nhiều khí hư khiến vùng kín ẩm ướt. | Xuất hiện các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi vị, chán ăn hoặc thèm ăn bất thường,… | |
Kết quả của que thử thai | 1 vạch | 2 vạch |