Tìm kiếm

Thoái hóa khớp nên ăn gì và kiêng gì? 15+ Thực phẩm tốt & nên kiêng

Hình ảnh các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe

Hiện nay, tình trạng thoái hóa khớp xảy ra khá phổ biến, không chỉ ở người cao tuổi mà ở cả người trẻ. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Để phòng ngừa và cải thiện vấn đề thoái hóa khớp, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để “bỏ túi” một số thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc “Thoái hóa khớp nên ăn gì?”.

1. Đôi nét về thoái hóa khớp và chế độ dinh dưỡng cho người bị thoái hóa khớp  

1.1. Giới thiệu tình trạng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh lý về xương khớp mãn tính rất phổ biến hiện nay và đang có xu hướng gia tăng. Bệnh lý này không chỉ xảy ra ở những người cao tuổi mà còn xuất hiện ở giới trẻ, nhất là từ 35 tuổi trở lên. 

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khu vực khớp nào trên cơ thể, nhất là những vị trí khớp chịu nhiều áp lực như là cột sống cổ, cột sống thắt lưng, khớp vai, khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân, khớp cùng chậu,… Người mắc thoái hóa khớp thường gặp các biểu hiện: đau nhức, sưng viêm, khớp kêu, khả năng vận động suy giảm, biến dạng khớp,… 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, trong đó phổ biến nhất là do tuổi tác. Bởi khi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra mạnh mẽ hơn. Hệ thống xương khớp, là vị trí chịu nhiều ảnh hưởng, dần trở nên suy yếu và bắt đầu thoái hóa. Theo thời gian, chất lượng và hàm lượng Protid trong sụn khớp giảm dần, làm cho các sụn bắt đầu bị thoái hóa. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác như: di truyền, giới tính, thừa cân/ béo phì, tính chất công việc,… 

Bệnh thoái hóa khớp phát triển chậm với mức độ nặng dần theo thời gian, càng để lâu bệnh sẽ càng chuyển biến nặng kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm (gout, vôi hóa sụn khớp, tổn thương gân và dây chằng quanh khớp, gãy xương, hoại tử xương,…) vì thế nếu phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

1.2. Chế độ dinh dưỡng của người bị thoái hóa khớp

Ăn uống theo chế độ phù hợp giúp cho bệnh nhân thoái hóa khớp cân bằng lượng dinh dưỡng trong cơ thể, bảo toàn các dưỡng chất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giúp tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nhanh theo chiều hướng tích cực.

Người đàn ông đang bị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi

Ngoài ra, bệnh nhân thoái hóa khớp cũng cần đảm bảo các tiêu chí khi xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, dưới đây là những tiêu chí lựa chọn thực phẩm:

  • Lựa chọn thực phẩm đa dạng, cân bằng dinh dưỡng: Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bị thoái hóa khớp, cần lưu ý cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Các nhóm thực phẩm như đạm, protein, chất béo,… nên được nạp đầy đủ, không nên ăn một nhóm thực phẩm quá nhiều và ăn ít nhóm thực phẩm khác vì sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị thoái hóa khớp.
  • Lựa chọn thực phẩm theo mùa: Thực phẩm cũng sẽ có lượng dinh dưỡng cao hơn và chín một cách tự nhiên. Ngoài ra, việc tìm mùa thực phẩm theo mùa giúp bạn mua được thực phẩm có giá hợp lý hơn.
  • Kết hợp thực phẩm nhiều màu sắc vào thực đơn: Việc có nhiều màu sắc trong bữa ăn không chỉ kích thích thị giác để bệnh nhân ăn ngon miệng hơn mà còn giúp bữa ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Từ đó giúp bệnh nhân giữ sức khỏe tốt và làm giảm các triệu chứng thoái hóa khớp.

Để tối ưu hiệu quả chế độ ăn uống cho người thoái hóa khớp, bệnh nhân và gia đình cần lưu ý những điều sau:

  • Chế biến thực phẩm tại nhà, hạn chế ăn ngoài: Khi ăn uống các thực phẩm được chế biến bên ngoài, chúng ta không thể kiểm soát được lượng gia vị, chất béo đã được nêm nếm vào món ăn. Vì vậy, nếu ăn những món quá nhiều dầu mỡ hoặc được nêm nếm quá nhiều muối, cân nặng và xương khớp sẽ bị ảnh hưởng. Thay vào đó, khi chế biến thực phẩm tại nhà, bạn có thể nắm được hàm lượng dinh dưỡng được nạp vào cơ thể trong mỗi bữa ăn.
  • Chọn phương pháp chế biến phù hợp: Việc lựa chọn phương pháp chế biến thực phẩm phù hợp giúp bảo toàn được chất dinh dưỡng có trong loại thực phẩm đó. Ví dụ, nên hấp thực phẩm thay vì luộc, nên chiên sơ trong dầu ăn có thành phần lành mạnh như dầu đậu nành, dầu hoa cải,… thay vì chiên ngập dầu để giữ lại các dưỡng chất có trong thực phẩm.
  • Chú ý lượng calo nạp hàng ngày, tránh tăng cân: Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thoái hóa khớp chính là thừa cân, béo phì. Vì vậy, nếu bệnh nhân đang mắc phải tình trạng này nên kiểm soát lượng calo đi vào trong cơ thể một cách chặt chẽ hơn, tốt nhất là nên giảm cân.

Đọc thêm: Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp

2. Các loại thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp

2.1. Thoái hóa khớp nên ăn gì?

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết luôn là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ bạn nâng cao sức khỏe và cải thiện vấn đề xương khớp. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho việc điều trị thoái hóa khớp mà bạn không nên bỏ qua.

Đầu tiên là nhóm thực phẩm giàu Canxi: Đây là thành phần cấu tạo nên hệ cơ xương, giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa khớp cũng như cải thiện các vấn đề về xương khớp. Do đó, việc bổ sung các thực phẩm giàu Canxi như: tôm, cua, sò, ốc, nước xương hầm, sữa,… vào chế độ ăn hằng ngày là điều vô cùng cần thiết.

Tiếp đó có thể kể đến nhóm thực phẩm giàu Vitamin: Vitamin là nguồn dưỡng chất thiết yếu của cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi tình trạng thoái hóa khớp. Dưới đây là một số loại Vitamin nên bổ sung: 

  • Vitamin D: Một số nghiên cứu về thấp khớp và viêm khớp cho thấy, Vitamin D có thể ngăn ngừa sự phá vỡ của sụn và giảm thiểu nguy cơ thu hẹp không gian khớp. Để tăng cường Vitamin D tự nhiên, ngoài việc hấp thụ ánh sáng mặt trời (trước 8h sáng), bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm như: cá mòi, cá hồi, tôm, trứng, sữa chua, đậu hũ,…
  • Vitamin K: Nguồn Vitamin K dồi dào nhất đến từ rau bina, rau diếp cá, cải xoăn, bông cải xanh,… Dưỡng chất này có tác dụng duy trì sự ổn định của nồng độ Canxi trong xương, từ đó ngăn ngừa thoái hóa và giảm nguy cơ loãng xương. Mỗi ngày, bạn cần cung cấp 1 microgam Vitamin K/kg trọng lượng cơ thể.
  • Vitamin E: Dầu thực vật và một số loại hạt là nguồn bổ sung Vitamin E thiết yếu cho cơ thể. Lượng tiêu thụ Vitamin E cho một người trưởng thành là 3 – 4 mg/ngày tương đương 1 muỗng cà phê. Nếu cơ thể thiếu hụt loại dưỡng chất này sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, yếu cơ.
  • Vitamin C: Đây là vitamin quan trọng đối với sự phát triển của sụn khớp, đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Vitamin C có nhiều trong chanh, cam, bưởi, đu đủ, kiwi, dâu tây, súp lơ, ớt chuông,…

Thực phẩm giàu Omega-3: Đây là loại chất béo rất tốt cho sức khỏe với công dụng ức chế sự sản sinh của Cytokine và một số Enzyme tham gia vào quá trình phá vỡ sụn khớp và gây viêm. Bạn có thể bổ sung Omega-3 thể thông qua những thực phẩm như các loại cá béo (cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá trích và cá thu,…), quả hạch (đậu phộng, hạnh nhân, óc chó, hồ đào,…). 

Thực phẩm chứa Bioflavonoid: Một số Bioflavonoid như Quercetin có khả năng chống oxy hóa và chống viêm rất tốt. Bạn có thể bổ sung Bioflavonoid bằng một số thực phẩm quen thuộc như: Hành tây đỏ, hành tây trắng, hành tây vàng, cải xoăn, tỏi tây, bông cải xanh, cà chua bi, việt quất, nho đen, táo, trà xanh, quả mơ,…

Các nhóm thực phẩm cụ thể khác

  • Các loại rau xanh đậm: Các loại rau có phần lá màu xanh đậm chứa hàm lượng Vitamin D dồi dào, ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa và Phytochemical. Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ Canxi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Các loại rau xanh đậm bao gồm: Cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh, cải cầu vồng,…
  • Các loại dầu: Một số loại dầu có tác dụng chống viêm như: Dầu ô-liu, dầu bơ hay dầu cây rum,… Dầu ô liu chứa hàm lượng Oleocanthal cao với đặc tính tương tự thuốc chống viêm không Steroid. Ngoài ra, dầu bơ, dầu cây rum đều là những sự lựa chọn rất tốt cho sức khỏe. Do đó, người bệnh thoái hóa khớp nên bổ sung dầu ô liu thay vì các loại chất béo khác trong chế độ ăn uống hằng ngày. 
  • Các loại ngũ cốc: Đây là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để cải thiện sức khỏe. Trong điều trị thoái hóa xương khớp, ngũ cốc làm làm giảm nồng độ Protein trong máu. Từ đó, cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm ở các khớp bị tổn thương. Ngoài ra, ngũ cốc còn cung cấp chất xơ, duy trì vóc dáng cho người bệnh xương khớp nên hãy bổ sung khoảng 300 gram ngũ cốc mỗi ngày nhé.
  • Các loại gia vị có chất chống viêm tự nhiên: Một số loại gia vị có khả năng chống oxy hóa, giảm sưng viêm ở khớp gối, xoa dịu cơn đau cũng như bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể: tỏi, gừng, nghệ,…
  • Nước hầm xương: Đây là nguồn cung cấp Glucosamin và Chondroitin dồi dào cho cơ thể. Glucosamine kích thích sản sinh các thành phần cơ bản của sụn và ức chế Enzyme phá hủy sụn khớp, tăng cường tạo chất nhầy ở dịch khớp. Chondroitin kết hợp với Glucosamine sẽ giúp cơ xương khớp và dây chằng thêm chắc khỏe. 
Các món ăn bổ xương khớp hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp
Bổ sung các món ăn bổ xương khớp vào thực đơn hằng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp

2.2. Thoái hóa khớp nên uống gì?

Bên cạnh nhóm thức ăn có lợi cho người thoái hóa khớp, bệnh nhân nên bổ sung xen kẽ các loại thức uống giúp chế độ ăn uống phong phú đa dạng hơn:

  • Nước lọc: Không chỉ tốt cho quá trình cải thiện tình trạng xương khớp mà còn cần thiết cho nhiều hoạt động khác của cơ thể. Khi cơ thể mất nước quá lâu sẽ khiến cho xương khớp bị giảm khả năng hấp thụ, gây ra đau khớp, làm tình trạng thoái hóa khớp diễn biến nặng hợp. Vì vậy, mỗi người cần uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, từ đó giúp khớp được bôi trơn.
Người phụ nữ đang uống nước lọc
Nên bổ sung đầy đủ nước trong cơ thể để cải thiện tình trạng viêm khớp
  • Nước trà xanh: Trong nước trà có chứa chất chống oxy hóa là Epigallocatechin-3-gallate, giúp giảm thoái hóa khớp và ngăn ngừa các phân tử làm tổn thương xương khớp.
  • Nước ép, sinh tố trái cây, rau xanh: Nên bổ sung thường xuyên các loại nước trái cây như cam, dứa, cà rốt, cà chua,… để ngăn ngừa oxi hoá, bổ sung vitamin C, giảm tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên, có nhiều loại nước ép trái cây cũng chứa nhiều đường và lượng calo lớn nên bệnh nhân có thể kết hợp cùng các loại rau, chế biến thành sinh tố, từ đó bổ sung đầy đủ chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa.
  • Nước cam, sả, mật ong: Cam chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Sả có tính ấm giúp thăng khí và trừ phong thấp. Mật ong được ví như một chất kháng sinh có tính kháng viêm tự nhiên. Do đó, các loại đồ uống này rất phù hợp cho người thoái hóa khớp.
  • Sữa đậu nành: Sữa đậu nành chứa hàm lượng Canxi cao, rất tốt cho xương khớp. Ngoài ra, loại thức uống này còn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, ngăn ngừa loãng xương.
  • Sữa nghệ: Nghệ có tính ấm giúp ích khí và trừ phong, hàn, thấp. Sữa chứa nhiều Canxi, hỗ trợ quá trình tạo xương. Thưởng thức một cốc sữa nghệ ấm có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả, đồng thời giúp tinh thần thoải mái và thư giãn.
Người phụ nữ đang uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành chứa hàm lượng Canxi cao, rất tốt cho xương khớp

2.3. Thoái hóa khớp nên ăn trái cây gì?

Dưới đây là một số loại trái cây có tác dụng chống oxy hóa cao, hạn chế tình trạng sưng viêm hiệu quả:

  • Quả mọng: Quả mọng (dâu tây, việt quất, mâm xôi,…) chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất thiết yếu có khả năng kháng viêm hiệu quả. Tiêu thụ 40 gam bột việt quất đông lạnh mỗi ngày trong vòng 4 tháng có thể cải thiện tình trạng đau và cứng khớp.
Các loại trái cây mộng nước hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Các loại quả mọng chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa
  • Đu đủ: Đu đủ được biết đến là sự lựa chọn hoàn hảo để phòng tránh và chữa trị thoái hóa khớp nhờ công dụng: chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng, chống viêm, bổ sung nhiều calo. Lưu ý: Chất nhựa trong đu đủ có thể gây kích thích dạ dày nên chỉ ăn khi no bụng.
  • Nho: Có chứa Proanthocyanidin, mang lại hiệu quả tốt cho xương khớp, giảm lây lan các tế bào viêm nhiễm trong máu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, bệnh nhân nên ăn đủ 250 gam nho mỗi ngày.
  • Bơ: Trong bơ có chứa nhiều Axit béo không bão hoà, Vitamin E, Carotenoid lutein giúp chống viêm nhiễm, giảm triệu chứng thoái hóa khớp, ngăn chặn các tế bào nối khớp bị thoái hoá và giúp tái tạo các mô liên kết.
  • Chuối: Với thành phần chính là Tryptophan, Serotonin, Kali, chuối là thực phẩm giúp duy trì độ dẻo dai của xương khớp, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt canxi của cơ thể. Bệnh nhân nên ăn một quả chuối mỗi ngày để nạp đủ dưỡng chất cho xương khớp.
  • Dâu: Chứa nhiều vitamin K, kẽm, canxi là các dưỡng chất tăng sinh tế bào xương, chống loãng xương và rối loạn chức năng xương.
  • Kiwi: Giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, đảm bảo xương chắc khỏe nhờ lượng kali dồi dào, vitamin K có trong trái kiwi. 
  • Các loại trái cây khác có vị chua như Dứa, cam, chanh, bưởi, quýt… có chứa lượng vitamin C dồi dào, cung cấp men kháng viêm, vì vậy ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp.

Ngoài chú ý đến chế độ dinh dưỡng thì việc bổ sung các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng là sự lựa chọn hợp lý. Trên thị trường, Thảo Linh Tiên Bình Đông là một trong những sản phẩm được đánh giá cao trong việc hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp, giảm các triệu chứng đau nhức, tê mỏi do viêm khớp hay thoái hóa khớp gây ra. Đặc biệt, Thảo Linh Tiên sở hữu bảng thành phần 100% thảo dược từ thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính với sức khỏe người tiêu dùng. 

3. Lưu ý khi dùng thực phẩm trị thoái hóa khớp

3.1. Thoái hóa khớp không nên ăn gì?

“Thực phẩm” là một con dao 2 lưỡi, có những thực phẩm tốt cho xương khớp thì cũng sẽ có thực phẩm làm trầm trọng hơn tình trạng sưng viêm, thoái hóa xương khớp. Dưới đây là một số thực phẩm nên hạn chế khi bị viêm khớp, thoái hóa khớp:

  • Thịt đỏ đã qua chế biến: Loại thịt này thường chứa nhiều đường, nhiều muối nên không tốt cho người gặp các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh gout.
  • Thực phẩm nhiều muối: Khi tiêu thụ một lượng muối cao sẽ làm gia tăng nồng độ Natri trong máu, thúc đẩy quá trình lão hóa tế bào và không tốt cho người thoái hóa khớp. Ngoài ra, muối có thể gây làm giảm mật độ Canxi trong xương, làm xương trở nên yếu, và dễ gãy hơn, tăng nguy cơ loãng xương.
  • Thực phẩm nhiều đường: Đây có thể là tác nhân làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể với bệnh tật. Điều này khiến tình trạng viêm sưng trở nên tồi tệ hơn và các khớp xương sẽ dần suy yếu.
  • Đồ ăn từ bột tinh chế (bánh mỳ, ngũ cốc đóng gói, mì ống,…): Đây là yêu tố kích thích phản ứng viêm của cơ thể, làm trầm trọng hơn tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp. 
  • Đồ ăn nhiều Acid béo Omega – 6: Omega – 6 có nhiều trong dầu Hoa hướng dương, dầu Đậu nành, Trứng gà,… Đây là loại chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng tim mạch, gây ra những cơn đau nhức, sưng viêm.
  • Rượu, bia: Các loại đồ uống có cồn sẽ khiến chất độc tích tụ trong gan, gia tăng tình trạng thiếu ngủ, mất nước. Đây chính là những yếu tố đẩy mạnh quá trình lão hóa.
  • Thực phẩm giàu Ages: AGEs (sản phẩm cuối cùng của quá trình glycation nâng cao) là các phân tử được tạo ra thông qua các phản ứng giữa đường và protein hoặc chất béo từ đó hủy hoại collagen – chất ngăn ngừa lão hóa. Thực phẩm động vật giàu protein, chất béo cao được chiên, nướng,… là một số nguồn thực phẩm giàu AGEs nhất. 
  • Đồ ăn đóng hộp: Loại thực phẩm này phần lớn đều có chất Sulfit và một số chất bảo quản khác, có khả năng gây viêm và đẩy nhanh quá trình lão hóa. 
  • Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Đây là nhóm thực phẩm làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và khiến các cơn đau trở nên tồi tệ hơn. Người bị thoái hóa khớp cần kiêng các món chiên xào, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.
Người phụ nữ đang ăn thức ăn nhanh
Hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ 

3.3. Khi nào gặp bác sĩ

Khi xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa khớp, người bệnh cần được thăm khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả. Việc phát hiện và can thiệp ngay từ ban đầu, kết hợp duy trì một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học sẽ làm chậm tiến triển của bệnh.

Các dấu hiệu “cảnh báo” bệnh nhân cần gặp bác sĩ khi bệnh ko thuyên giảm và tình trạng bệnh dần trở nên nặng hơn:

  • Người bệnh không thể đứng vững và dễ bị khuỵu xuống.
  • Tình trạng sưng, đau, cứng khớp không thuyên giảm.
  • Quan sát thấy có biến dạng rõ rệt ở khớp. 
  • Sốt kèm theo các triệu chứng viêm (sưng, nóng, đỏ và đau) ở khớp.
Người bác sĩ đang tư vấn về bệnh thoái hóa khớp cho bệnh nhân
Khi xuất hiện các dấu hiệu thoái hóa khớp người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

4. Tổng kết

Hiện nay, thoái hóa khớp không còn là vấn đề của riêng người cao tuổi mà tình trạng này đang có xu hướng “trẻ hóa”. Bạn hãy tham khảo các loại thực phẩm mà người bị thoái hóa khớp nên ăn và nên tránh ở trên để xây dựng cho mình một thực đơn khoa học. Đồng thời, bạn cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động hợp lý để cải thiện cũng như ngăn ngừa tình trạng này nhé!

Ngoài ra, việc sử dụng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng rất cần thiết để duy trì một hệ xương khớp săn chắc. Bạn có thể tham khảo Thảo Linh Tiên Bình Đông – một sản phẩm của công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông với các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên như: Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thần, Kê huyết đằng, Mộc qua, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Độc hoạt và Cốt toái bổ. Sản phẩm có công dụng nuôi dưỡng xương khớp, thanh nhiệt, bổ can thận, trừ phong thấp, phong hàn, hỗ trợ giảm các triệu chứng tê mỏi tay chân, đau nhức xương khớp do các bệnh phong thấp, viêm khớp, thoái hóa khớp gây ra.

Hình chụp sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên Bình Đông nuôi dưỡng xương khớp, đẩy lùi thoái hóa hiệu quả

Dược Bình Đông đã có hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Công ty đã và đang đồng hành cùng quý khách hàng trên hành trình bảo vệ sức khỏe và gìn giữ những công thức cổ truyền kết hợp với hệ thống sản xuất hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO của Bộ Y tế. Dược Bình Đông cam kết mang đến cho người tiêu dùng Việt những sản phẩm chất lượng nhất, đặc biệt bạn có thể dễ dàng tìm mua sản phẩm tại các hệ thống nhà thuốc và đại lý trên toàn quốc. 

Nếu cần hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề sức khỏe, quý bạn đọc có thể liên hệ với Dược Bình Đông qua Hotline 02839808808 để được phục vụ tận tình trong thời gian sớm nhất!

Xem thêm các chủ đề liên quan:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)