Tìm kiếm

Tổng hợp 10+ bài thuốc, cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp – Dược Bình Đông

Các bài thuốc Đông y chữa trị thoái hóa khớp được sử dụng phổ biến

Thoái hóa khớp là một bệnh lý thường gặp ở những người lớn tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, hạn chế khả năng vận động và gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết này, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu những cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp, các bài thuốc thông dụng và những điều cần chú ý khi sử dụng thuốc nam để bạn đọc tham khảo.

1. Đôi nét về thoái hóa khớp và thuốc Nam trị thoái hóa khớp

1.1. Giới thiệu tình trạng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một bệnh xương khớp mãn tính làm tổn thương lớp sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Khi khớp bị thoái hóa, lớp sụn bị bào mòn, xù xì hoặc thậm chí làm trơ ra đầu xương dưới sụn. Vùng xương dưới sụn cũng bị thay đổi cấu trúc, tạo ra các phản ứng gây viêm, dẫn đến tình trạng sưng tấy và đau đớn.

Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở mọi khớp trên cơ thể, tuy nhiên có một số vị trí dễ gặp phải tình trạng này hơn như cột sống, đầu gối, cổ chân, háng, ngón tay,… 

Các biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp thường phát triển chậm và tăng nặng dần theo thời gian. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh thoái hóa khớp là đau nhức, sưng tấy, cứng khớp, giảm khả năng vận động, nghe thấy tiếng kêu khi di chuyển. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp như:

  • Lão hóa: Càng lớn tuổi, hàm lượng nước trong sụn khớp càng tăng dần, dẫn đến hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn bị suy giảm khiến sụn khớp bị thoái hóa. 
  • Chấn thương: Chấn thương khiến phần sụn khớp bị tổn thương, bong nứt, có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp.
  • Bệnh lý: Những người bị viêm khớp dạng thấp, thừa sắt thừa hormone có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.
  • Yếu tố nguy cơ: Di truyền, béo phì, những người thường xuyên làm việc nặng nhọc,…

Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vôi hóa sụn khớp, xương bị hoại tử, gãy xương, chảy máu hoặc nhiễm trùng, gân và dây chằng bị tổn thương,… Để tránh những biến chứng này, bạn cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay khi có những dấu hiệu của thoái hóa khớp.

Người bác sĩ đang phân tích nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp khiến người bệnh cảm thấy đau nhức

1.2. Đôi nét về thuốc Nam trị thoái hóa khớp

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp thuộc phạm vi chứng Tý. Nguyên nhân do ngoại nhân (phong, thấp, hàn), do nội thương (phủ tạng và nguyên khí bị suy yếu), tà khí xâm nhập, huyết ứ, đàm trọc, tắc nghẽn kinh lạc gây sưng đau, cứng khớp và biến dạng khớp.

Trị thoái hóa khớp bằng thuốc Nam là một phương pháp điều trị được nhiều người sử dụng và đánh giá cao về hiệu quả. Các vị thuốc Nam trị thoái hóa khớp có nguồn gốc từ các vị thuốc cổ truyền, có tính vị quy kinh rõ ràng. Bằng nhiều cách bào chế khác nhau, các vị thuốc này có thể giúp giải quyết các triệu chứng hoặc căn nguyên gây ra thoái hóa. Mặc dù bệnh nhân cần phải sử dụng thuốc Nam trị thoái hóa khớp trong một thời gian dài mới có hiệu quả và việc sắc thuốc cũng làm tốn nhiều công sức nhưng đây vẫn là phương pháp trị bệnh có hiệu quả cao.

Ngoài ra, cách chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Nam còn được nhiều người tin dùng bởi nó có một số ưu điểm như sau:

  • Lành tính: Các bài thuốc Nam trị thoái hóa khớp có nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên. Do đó, người bệnh không cần lo ngại nếu phải sử dụng thuốc trong thời gian dài.
  • Chi phí thấp: Các nguyên liệu có trong thuốc Nam rất phổ biến, có thể tìm mua dễ dàng, giá rẻ.
  • Hiệu quả: Nếu bệnh nhân kiên trì sử dụng thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Các cây thuốc, bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Nam sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ 

2. Các cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp

2.1. Dây đau xương

Dây đau xương (hay còn được gọi là Khoan cân đằng, Khau năng cấp, Tục cốt đằng hoặc Chan mau nhây) có tên khoa học là Tinospora sinensis (Lour.) Merr., họ Tiết dê (Menispermaceae). Vị thuốc Dây đau xương có chứa nhiều các hoạt chất có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương alkaloid, Dinorditerpen Glucosid,  Tinosinensid A và B, giúp giảm đau nhanh chóng. Do đó, đây là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc Nam trị thoái hóa khớp và các vấn đề về xương khớp, thần kinh khác.

Đặc điểm:

  • Tính vị: Vị đắng, tính mát
  • Quy kinh: Can
  • Công dụng: Khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, chấn thương, mạnh gân hoạt cốt, phong thấp tê bại, rắn cắn.
Cây thuốc Dây đau xương chữa thoái hóa khớp
Lá và quả của Dây đau xương

2.2. Độc hoạt

Cây Độc hoạt có tên khoa học là Angelica pubescens Maxim, họ Hoa tán (Apiaceae). Vị thuốc Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) chính là phần rễ của loài cây này đã được phơi hoặc sấy khô. Ngoài ra, loại dược liệu này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như  Sơn tiên độc hoạt, Độc diêu thảo, Xuyên độc hoạt, Khương thanh, Trường sinh thảo,… Vị thuốc này có tác dụng giảm đau, chống viêm, an thần, giúp hỗ trợ điều trị tốt các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Trong Y học cổ truyền, vị thuốc Độc hoạt có một số các đặc điểm, công dụng như sau:

  • Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi ấm
  • Quy kinh: Thận, Can, Bàng quang
  • Công dụng: Khu phong,  trừ thấp, thông tý, chỉ thống
  • Chủ trị: Phong hàn thấp tý, chứng đau sưng xương khớp, co quắp, tê cứng, đau thắt lưng và đầu gối, phong hàn hiệp thấp đau đầu, thiếu âm phục phong đầu thống, đau đầu, cảm do nhiễm lạnh, nhiễm nước.
Hình ảnh về dược liệu độc hoạt được sử dụng để làm thuốc
Rễ Độc hoạt đã được phơi khô làm thuốc

2.3. Kê huyết đằng

Kê huyết đằng (còn được gọi là cây Cỏ máu, Hồng đăng, Dây máu, Đại hoàng đằng,…) có tên khoa học là Spatholobus suberectus, họ Đậu (Fabaceae). Đây là loại dược liệu có khả năng kháng viêm, tác động tốt lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng chuyển hóa phosphate. Do đó, Kê huyết đằng được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Nam trị đau lưng mỏi gối, đau nhức gân xương, viêm khớp dạng thấp, đau thần kinh tọa,…

Theo Y học cổ truyền, Kê huyết đằng có một số đặc điểm, công dụng như sau:

  • Tính vị: Đắng, ôn
  • Quy kinh: Thận, Can
  • Công dụng: Làm mạnh gân xương, bổ huyết, hành huyết, hòa huyết, táo vị, bổ trung, thông kinh, thư cân, chỉ thống, hoạt lạc 
  • Chủ trị: Tay chân tê, đau gối, lưng đau, đau nhức người do chấn thương, khí huyết kém, kinh nguyệt không đều sau sinh.
Vị thuốc kê huyết đằng hỗ trợ điều trị thoái hóa
Vị thuốc Kê huyết đằng

2.4. Đỗ trọng

Cây Đỗ trọng có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv., thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Vị thuốc Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là phần thân vỏ đã phơi hoặc sấy khô của loại cây này. Ngoài ra, vị thuốc này còn được gọi với nhiều tên khác như Xuyên đỗ trọng, Mộc miên, Ngọc ti bì hay Hậu đỗ trọng. Đây là một vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, tê bì chân tay, đau thắt lưng,…

Sau đây là một số đặc điểm của Đỗ trọng theo Đông y:

  • Tính vị: Tính ôn, vị ngọt, không độc
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Công dụng: Bổ can hư, kiện gân cốt, an thai, cường chí, dương huyết, ích tinh khí, hạ áp và làm ấm tử cung.
  • Chủ trị: Chân tay mỏi đau, lưng đau nhức, phong thấp, bại liệt, di tinh, liệt dương, tiểu đêm, động thai ra huyết, cao huyết áp,…
Vị thuốc Đỗ Trọng trước khi chế biến
Vị thuốc Đỗ trọng

2.5. Thổ phục linh

Vị thuốc Thổ phục linh có tên khoa học là Rhizoma Smilax glabra là phần thân rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Thổ phục linh (tên khoa học là Smilax glabra Roxb), thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae). Ngoài ra, cây còn được biết đến với một số tên loại khác như Khúc khắc, Tơ pớt, Kim cang,…Vị thuốc Nam này được dùng để giải độc, trị chứng đau nhức xương

khớp do bệnh phong thấp gây ra. 

Theo Đông y, Thổ phục linh có một số đặc điểm cụ thể như sau:

  • Tính vị: Vị chát, ngọt nhạt, tính bình và không có độc 
  • Quy kinh: Can, Vị
  • Công năng: Trừ thấp, thông lợi các khớp, giải độc, lợi niệu. 
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, tràng nhạc, lở ngứa, giang mai, xích bạch đới, tiểu đục, trúng độc thủy ngân.
Vị thuốc bạch phục linh trước khi chế biến
Vị thuốc Thổ phục linh

2.6. Cốt toái bổ

Cây Cốt toái bổ có tên khoa học là Drynaria bonii H. Christ thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Vị thuốc Cốt toái bổ Rhizoma Drynariae là phần thân rễ đã phơi hay sấy khô của loại cây này. Ngoài tên Cốt toái bổ, nó còn được biết đến với một số tên khác như Tổ Phượng, Hầu khương, Tắc kè đá, Tổ rồng, Thân Khương, Hộc quyết, Thu Mùn,… Loại dược liệu này có tác dụng tăng cường sự hấp thu Canxi của xương, tăng lượng Photpho trong máu giúp người bệnh nhanh chóng liền xương. Nó được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam chữa phong thấp, gãy xương, đau lưng mỏi gối do thận yếu,…

Theo Đông Y, vị thuốc Cốt toái bổ có những đặc điểm sau:

  • Tính vị: Vị đắng, tính ấm
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Công dụng: Mạnh gân xương, giảm đau, cầm máu, hoạt huyết, hóa ứ, bổ can thận,…
  • Chủ trị: Chấn thương do té ngã, đau nhức lưng, đau lưng mỏi gối, thận hư yếu, đau răng, chảy máu chân răng, ù tai, tiêu chảy kéo dài.
Vị thuốc cốt toái bổ sau khi được phơi khô
Vị thuốc Cốt toái bổ thường được dùng trong bài thuốc trị bệnh xương khớp

2.7. Mộc qua

Cây Mộc qua hay còn được gọi là cây Tra tử, Thu mộc qua, Toan mộc qua,… Loài cây này có tên khoa học là Chaenomeles lagenaria, họ Hoa hồng (Rosaceae). Vị thuốc Mộc qua chính là phần quả đã được phơi khô của cây Mộc qua. Vị thuốc này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có khả năng giảm đau, kháng viêm, được sử dụng trong các bài thuốc chữa phong thấp, chân tay tê bại, gân mạch co quắp, khó cử động các khớp,…

Theo sách Y học cổ truyền ghi lại, vị thuốc Mộc qua có những đặc điểm và công dụng như sau:

  • Tính vị: Vị chua, tính ấm, không có độc
  • Quy kinh: Can, Phế, Tỳ, Thận, Vị
  • Công dụng: Hòa vị, hoạt lạc, khu phong cường tráng, hóa thấp, tiêu viêm, bình can, trấn thống và thư cân.
  • Chủ trị: Phong thấp, thổ tả rút gân, kiết lỵ, tiêu chảy, nôn mửa ra chất chua.
Trái mộc qua sau khi phơi khô và chuẩn bị được dùng làm thuốc
Vị thuốc Mộc qua 

2.8. Ngưu tất

Vị thuốc Ngưu tất (tên khoa học là Radix Achyranthis bidentatae) là phần rễ đã phơi hoặc sấy khô của cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata Blume), thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae). Cây Ngưu tất còn được gọi là cây Hoài Ngưu tất hoặc cây Cỏ xước. Đây là một loại thảo dược quý dùng trong nhiều bài thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng chống loãng xương, bảo vệ thần kinh,…

Theo Đông y, Ngưu tất có một số đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Vị đắng, chua; tính bình
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Công năng: Mạnh gân cốt, hoạt huyết thông kinh, bổ can thận
  • Chủ trị: Dùng để trị tình trạng đau lưng gối, mỏi gân xương; chu kỳ kinh nguyệt không đều, bế kinh, tăng huyết áp.
Hình ảnh rễ của cây ngưu tất được dùng làm thuốc
Hình ảnh cây Ngưu tất

2.9. Ngải cứu

Ngải cứu là một loài thảo dược có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây Ngải cứu còn được gọi là cây Thuốc cứu, Ngải diệp, cỏ Linh ly, Quá sú, Nhả ngải, Ngỏi,… Cây thuốc này có tác dụng bổ máu, chữa cảm cúm, điều kinh và giúp làm giảm đau xương khớp hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, Ngải cứu có một số đặc điểm, công dụng như sau:

  • Tính vị: Vị đắng, tính ấm
  • Quy kinh: Can, Tỳ, Thận
  • Công dụng: Trừ hàn thấp, chỉ huyết, điều kinh, an thai 
  • Chủ trị: Hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm đau, sát trùng, ôn kinh, trị kinh nguyệt không đều,…

2.10. Đinh lăng

Cây Đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms., họ Nhân sâm (Araliaceae). Cây còn có một số tên gọi khác là cây Gỏi cá, Đinh lăng lá nhỏ, Nam Dương sâm,… Theo Y học cổ truyền, Đinh lăng được dùng để trị một số bệnh về cơ xương khớp, bệnh về da hoặc một số bệnh ở phụ nữ.

Một số đặc điểm của vị thuốc Đinh lăng theo Đông y như sau:

  • Tính vị: Vị ngọt, tính bình
  • Quy kinh: Phế, Tỳ, Thận 
  • Công dụng: Bổ khí, giải độc, lợi sữa 
  • Chủ trị: Dùng trong các trường hợp bị suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, kém phát dục, ngủ kém, tiêu hóa kém; giúp lợi sữa, giải độc.

2.11. Cẩu tích

Cây Cẩu tích có tên khoa học là Cibotium barometz (L.) J. Sm, họ Cẩu tích (Dicksoniaceae). Ngoài tên Cẩu tích thì loài cây này còn được gọi là Cu li, Cù liền, Kim mao cẩu tích,… Vị thuốc Cẩu tích là phần thân rễ đã loại bỏ lông của cây Cẩu tích đem đi phơi, sấy khô. Trong Đông y, vị thuốc này được dùng để trị đau lưng, tay chân nhức mỏi, thấp khớp, đau dây thần kinh, khí hư bạch đới ở phụ nữ, đi tiểu nhiều lần ở người cao tuổi.

Sau đây là một số đặc điểm của Cẩu tích theo Đông y:

  • Tính vị: Tính ôn, vị đắng, ngọt
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Tác dụng: Mạnh gân cốt, trừ phong thấp, bổ Can Thận.
  • Chủ trị: Phong hàn thấp, tay chân nhức mỏi, đau lưng, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều,…

2.12. Tục đoạn

Vị thuốc Tục đoạn (Radix Dipsaci) là phần rễ đã được sấy hoặc phơi khô của cây Tục đoạn (Dipsacus japonicus Miq.), họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Cây Tục đoạn còn có nhiều tên gọi khác như Tục đoạn là Sơn cân thái, Sâm nam, Oa thái,… Vị thuốc này có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm lành vết thương, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau lưng, mỏi gối, gân xương co cứng,…

Trong Đông y, vị thuốc Tục đoạn có các đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Vị đắng, cay, ngọt, tính ấm
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Tác dụng: Bổ can thận, liền xương, cường cân cốt, an thai.
  • Chủ trị: Đầu gối và thắt lưng đau yếu, gãy xương, đứt gân sang chấn,, di tinh, động thai, trị rong kinh, băng huyết, đới hạ.

Ngoài các loại cây dược liệu kể trên, bạn có thể tham khảo thêm một số loại cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp khác như Hàm ếch, Hy thiêm, cây Sung, Thiên niên kiện, Xá xị, Tỳ giải, Vòi voi, Mật gấu, Chìa vôi,…

Để việc trị thoái hóa khớp có hiệu quả cao, bạn cần kết hợp đúng cách các loại thảo dược với nhau. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và sử dụng các sản phẩm bảo vệ xương khớp có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, chẳng hạn như:

Thảo Linh Tiên Bình Đông: Sản phẩm này là sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên, có tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận, phong thấp, trừ phong hàn, thanh nhiệt; hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do bị thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc phong thấp.

Vị thuốc Thảo linh của công ty Dược Bình Đông
Sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông 

Dưỡng Cốt Bình Đông: Sản phẩm này là sự phối hợp hài hòa giữa các thành phần thảo dược như Cốt toái bổ, Cẩu tích, Ngưu tất, Đỗ trọng, Câu kỷ tử, Hoàng tinh mang đến tác dụng giúp bổ Thận, củng cố chức năng “chủ cốt tủy” của Thận, hỗ trợ nuôi dưỡng xương khớp, mạnh gân cốt và giảm triệu chứng của viêm khớp. Sản phẩm dạng viên nang cứng tiện lợi, khí huyết dễ lưu thông, giảm các triệu chứng như đau lưng, mỏi gối, chân tay tê mỏi.

Sản phẩm bảo vệ sức khỏe dưỡng cốt bình đông của Dược Bình Đông
Sản phẩm Dưỡng Cốt Bình Đông

3. Bài thuốc dân gian trị thoái hóa khớp

Trong dân gian, có nhiều bài thuốc trị thoái hóa khớp được sử dụng rộng rãi. Sau đây là một số bài thuốc trị thoái hóa khớp mà bạn có thể tham khảo:

3.1. Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc Nam được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc nam trị thoái hóa khớp. Ngải cứu còn có chứa các hoạt chất như acid amin và flavonoid có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Sau đây là cách làm bài thuốc Ngải cứu trị thoái hóa khớp:

  • Nguyên liệu: 1 nắm Ngải cứu tươi, Rượu gạo hoặc Muối
  • Cách làm: Ngải cứu đem xào với Rượu gạo hoặc rang với Muối. Sau đó, đem hỗn hợp này đem đắp hoặc chườm vào vị trí thoái hóa khớp.
Lá cây Ngải cứu (Ngải diệp) giúp điều trị thoái hóa khớp
Đắp lá Ngải cứu tươi trị thoái hóa khớp

3.2. Gừng

Theo Đông y, Gừng có tính ấm, vị cay, có tác dụng giảm đau, chống viêm, giải cảm, giữ ấm cơ thể, tăng lưu thông máu. Sau đây là cách làm bài thuốc trị thoái hóa khớp với Gừng:

  • Nguyên liệu: Gừng, Hành tây, Muối. 
  • Cách làm: Cho Gừng và Hành tây vào túi vải sạch và đập dập. Muối rang nóng rồi bỏ chung vào túi, sau đó đem chườm lên vị trí đang bị đau nhức.
Cây thuốc gừng hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp
Gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả

3.3. Lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược có tính ấm, có tác dụng giảm đau, trừ thấp, tăng cường lưu thông khí huyết. Nhờ đó, các mô sụn khớp bị tổn thương được nuôi dưỡng và chữa lành. Ngoài ra, trong lá Lốt còn chứa các hoạt chất tiêu viêm, kháng khuẩn như alkaloid, flavonoid,… giúp làm giảm thiểu các triệu chứng thoái hóa khớp. Cách thực hiện bài thuốc trị thoái hóa khớp bằng Lá lốt:

  • Nguyên liệu: 20-30g Lá lốt tươi, Muối hạt.
  • Cách làm: Giã nhuyễn Lá lốt cùng với Muối hạt. Bỏ hỗn hợp này vào miếng vải, cho vào nồi đun nóng lên rồi chườm trực tiếp lên vùng đầu gối bị đau.

3.4. Lá Chìa vôi

Theo Đông y, Chìa vôi có tính mát, vị đắng, có tác dụng trị thoái hóa khớp, đau nhức, giải độc, kháng khuẩn. Còn theo Y học hiện đại, trong ngọn và lá non có chứa nhiều chất xơ, glucid có tác dụng trị thoái hóa khớp hiệu quả.

  • Nguyên liệu: Lá Chìa vôi tươi, Muối trắng
  • Cách làm: Nghiền nát lá Chìa vôi rồi đem sao khô với Muối. Sau đó, dùng khăn bọc rồi đem chườm lên vị trí các khớp đang bị đau.

4. Bài thuốc Nam phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp

Theo Đông y, bệnh thoái hóa khớp có thể xuất phát từ chứng phong hàn, phong thấp hoặc phong nhiệt. Để chữa trị chứng phong hàn cần phải bổ thận bình can khu hàn, bổ khí hành huyết, giảm đau. Đối với chứng phong thấp, cần phải kiện tỳ bổ thận, tiêu đàm ẩm, khu phong trừ thấp. Còn đối với chứng phong nhiệt thì cần thanh nhiệt giáng hỏa, giảm đau, khu phong trừ thấp. Do đó, tùy vào bệnh thuộc chứng nào mà thầy thuốc sẽ kê các bài thuốc Nam trị thoái hóa khớp có công dụng tương ứng.

Các bài thuốc Đông y chữa trị thoái hóa khớp
Các bài thuốc Đông y chữa trị thoái hóa khớp được sử dụng phổ biến

4.1. Độc hoạt tang ký sinh

  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, cứng khớp, phong thấp, và một số bệnh lý khác liên quan đến xương khớp.
  • Nguyên liệu: 12g Tang ký sinh, 12g Tần giao, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 12g Sinh địa, 12g Đỗ trọng, 12g Phục linh, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Ngưu tất, 6g Xuyên khung, 4g Tế tân, 4g Nhân sâm, 4g Nhục quế, 4g Cam thảo. 
  • Cách làm: Sắc uống

4.2. Tam tý thang

  • Chủ trị: Bổ chính khí, trị các chứng đau nhức (tý) lâu ngày.
  • Nguyên liệu: 16-24g Địa hoàng, 12-16g Đỗ trọng, 12-16g Ngưu tất, 12-16g Phục Linh. 12-16g Đương quy, 8-12g Độc hoạt, 8-12g Phòng phong,8-12g Tần giao, 6-12g Xuyên khung, 4-8g Tế tân, 4g Chích thảo, 4g Quế tâm, Tục đoạn, Sinh khương, Hoàng Kỳ.
  • Cách làm: Sắc thuốc lấy nước dùng để uống, chia hai lần ngày.

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

  • Vị thuốc Tế tân nóng và có độc nên cẩn trọng liều lượng khi sử dụng, không dùng chung với Lê lô. 
  • Cam thảo có phản ứng nguy hiểm với Hải tảo, Cam toại, Hồng đại kích và Nguyên hoa
  • Đẳng sâm không dùng chung với Lê lô.
  • Thục địa kỵ các thứ huyết, Củ cải và Hành nên cần dùng thuốc cách xa giờ ăn 1 giờ.
  • Xuyên ô không dùng chung với Bối mẫu, Bán hạ, Qua lâu, Bạch cập, Bạch liễm.
  • Có thai không dùng Ngưu tất và Xuyên ô. 
  • Đặc biệt, Xuyên ô rất độc nên cần được bào chế kỹ càng mới dùng được.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Nam trị thoái hóa khớp

5.1. Lưu ý khi sử dụng

Để sử dụng thuốc Nam trị thoái hóa khớp một cách an toàn, có hiệu quả cao thì bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Cần phải thăm khám bác sĩ và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ Đông y.
  • Cần kiên trì sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, tuân thủ đúng liệu trình và không được tự ý ngưng thuốc để thuốc có thể phát huy hết tác dụng, có hiệu quả cao nhất.
  • Nếu bệnh nặng hoặc dùng thuốc nhưng không có thuyên giảm thì cần phải đi khám ngay.
  • Thuốc Nam tuy lành tính nhưng vẫn có thể gây ra tình trạng dị ứng ở một số người. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì cần phải ngưng thuốc ngay và tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
  • Cây thuốc Nam còn tươi, không bị dập nát, héo úa và không có thuốc trừ sâu.
  • Các dược liệu khô cần được bảo quản đúng cách, tránh ẩm mốc, hư hỏng.
Các vị thuốc nam được được sắp xếp trên một bề mặt bằng gỗ sử dụng trong y học cổ truyền
Chọn thuốc Nam có nguồn gốc rõ ràng

5.2. Kết hợp dùng thuốc Nam với các biện pháp khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ sau đây để giúp việc điều trị thoái hóa khớp có hiệu quả hơn:

  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, bạn cần bổ sung đủ nước, ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây,… để giúp giữ ổn định nồng axit uric trong máu và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh. Mời bạn tham khảo thêm bài viết “Thoái hóa khớp nên ăn gì?” để có nhiều thông tin hơn cho việc xây dựng thực đơn của mình.
Bữa ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
  • Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng, không quá sức như đi bộ, yoga,….  để tránh gây kích thích, làm tổn thương đến xương khớp.
  • Xây dựng thói quen tốt: Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… ngủ đủ giấc, tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi.
  • Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp: Bạn có thể tham khảo và sử dụng thêm sản phẩm bảo vệ xương khớp Thảo Linh Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Độc hoạt, Đảng sâm, Dây đau xương, Ngưu tất, Tang thầm, Mộc qua, Cốt toái bổ, Đỗ Trọng, Kê huyết đằng giúp nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận, trừ phong hàn, phong thấp, thanh nhiệt; hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp do bị thoái hóa khớp, viêm khớp, phong thấp.
  • Kết hợp với Y học hiện đại: Đây là phương pháp điều trị có tác dụng giảm đau, hồi phục khả năng vận động của khớp, làm giảm tối đa tác dụng phụ của thuốc và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. 

Trong đó, phương pháp dùng thuốc gồm một số loại thuốc Tây trị thoái hóa khớp như: Thuốc giảm đau, thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs),… Mời bạn xem chi tiết tại công dụng và cách dùng thuốc an toàn tại bài viết “Thuốc Tây trị thoái hóa khớp

Ngoài ra, còn có phương pháp Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi khớp (để rửa khớp, làm sạch khớp, sửa chữa tổn thương, cấy ghép tế bào sụn) hoặc phẫu thuật thay khớp.

5.3. Khi nào gặp bác sĩ

Khi có dấu hiệu của thoái hóa khớp, người bệnh cần phải đến cơ sở y tế chuyên khoa Cơ xương khớp để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bạn cần kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và lành mạnh để kiểm soát cân nặng, làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. 

Đặc biệt, nếu xuất hiện một số dấu hiệu bệnh nặng dưới đây thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay:

  • Không thể đứng vững, dễ bị khuỵu xuống.
  • Tình trạng sưng, cứng khớp không thuyên giảm.
  • Quan sát thấy khớp bị biến dạng rõ rệt.
  • Sốt đi kèm với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ và đau ở khớp.

6. Tổng kết

Bài viết trên đây vừa giới thiệu những cây thuốc Nam trị thoái hóa khớp, một số bài thuốc dân gian và bài thuốc Đông y phổ biến để bạn đọc tham khảo. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có sự tham khám và hướng dẫn của bác sĩ Đông y. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh kết hợp với chế độ tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe, giúp hệ xương khớp của mình luôn khỏe mạnh.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ xương khớp có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như:

  • Thảo Linh Tiên Bình Đông: Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần thảo dược như Dây đau Xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Mộc qua, Độc hoạt, Cốt toái bổ, có công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, đau nhức, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp và phong thấp gây ra.
Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo linh tiên của dược bình đông
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên
  • Dưỡng Cốt Bình Đông: Sản phẩm được bào chế từ các thảo dược quý như Cốt toái bổ, Cẩu tích, Câu kỷ tử, Hoàng tinh, Ngưu tất, Đỗ trọng, làm mạnh gân cốt, giảm triệu chứng đau lưng, đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân do viêm khớp.
Hình ảnh về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dưỡng Cốt Bình Đông
Dưỡng Cốt Bình Đông giúp mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm triệu chứng của thoái hóa khớp

Thảo Linh Tiên Bình Đông và Dưỡng Cốt Bình Đông là hai sản phẩm của Dược Bình Đông. Đây là một đơn vị đã có hơn 70 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu và bào chế các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho người dùng. Các sản phẩm của Dược Bình Đông được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và đánh giá cao về hiệu quả nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. 

Nếu bạn đang quan tâm tới các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số hotline (028)39808808 để tư vấn và đặt hàng sớm nhất.

Xem thêm các chủ đề liên quan:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)