Tình trạng đau cổ vai gáy thường gặp và có tác động xấu đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của nhiều người. Cơn đau có thể lan xuống vai, gáy, cánh tay, thậm chí là cả đầu, gây cảm giác tê bì, châm chích, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, đau cổ vai gáy có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là những thuốc đau vai gáy thường được sử dụng? Cần lưu ý những gì khi sử dụng các loại thuốc trị đau vai gáy? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé!!
1. Đôi nét về tình trạng đau cổ vai gáy
1.1. Giới thiệu về triệu chứng đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là tình trạng các cơ tại vùng vai, gáy bị co cứng lại, khiến người bệnh thấy đau. Các vận động ở vùng này cũng bị hạn chế, nhất là khi quay đầu hay quay cổ. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng này vào mỗi sáng lúc thức dậy hoặc khi ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu. Những người lao động nặng hoặc người đang bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau cổ vai gáy.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị đau cổ vai gáy, từ những người trẻ tuổi cho đến những người lớn tuổi. Đặc biệt, triệu chứng đau cổ vai gáy thường xuyên xảy ra ở một số đối tượng như nhân viên văn phòng, người lao động nặng, các tài xế lái xe, người đang gặp chấn thương, có các bệnh lý hoặc có dị tật ở vùng vai gáy,…
Tình trạng đau cổ vai gáy có thể được nhận biết qua một số dấu hiệu như xuất hiện cảm giác khó chịu, tê mỏi, đau nhức nhẹ ở vùng cổ. Cơn đau có thể tăng lên khi ngồi quá lâu, ho, hắt hơi, vận động quá mức ở vùng cổ hoặc sau khi xoa bóp, day ấn cột sống cổ. Triệu chứng đau cũng có thể nghiêm trọng hơn khi thời tiết thay đổi và giảm bớt khi cơ thể được nghỉ ngơi. Cổ, vai, gáy có cảm giác cứng, nặng. Khi quay đầu hoặc nhấc cánh tay thì tại những vùng này bị hạn chế vận động, gây đau đớn, khó khăn cho người bệnh khi cử động. Cảm giác tê rần, ngứa ran có thể lan xuống vùng vai, cánh tay, bàn tay, gây tê bì chân tay, đau mỏi vai gáy.
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, tiêu biểu như:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Khi đốt sống cổ bị thoái hoá, một hoặc nhiều lỗ liên hợp nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống sẽ bị thu nhỏ. Do đó các dây thần kinh cột sống có nguy cơ bị thu hẹp hoặc viêm gây ra cơn đau nhức.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Là tình trạng sụn chêm (đĩa đệm) giữa các đốt xương sống bị tụt ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào dây thần kinh gần đó. Các triệu chứng đi kèm đó là đau cục bộ, tê bì, yếu cơ tay chân hoặc đau lan tỏa theo đường dây thần kinh.
- Căng cơ hoặc Chấn thương: Các cơ liên kết vùng cổ vai gáy khi bị kéo căng sẽ gây cảm giác cứng và đau đớn. Bên cạnh đó, đau cổ vai gáy có thể do chấn thương liên quan đến cơ, gân, dây chằng.
- Các bệnh lý khác: Vôi hóa cột sống, rối loạn khớp bả vai lồng ngực, rối loạn chức năng thần kinh, viêm bao khớp vai, ung thư, bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp…
Tình trạng đau cổ vai gáy kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị kịp thời, tình trạng đau vai gáy có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Gây ra rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu lên não, đau rễ thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí gây ra bại liệt một hoặc cả hai tay.
Tình trạng đau cổ vai gáy luôn là mối lo ngại khiến cho người bệnh phải đau đầu tìm giải pháp. Để có thêm nhiều thông tin cần biết về tình trạng này, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết Đau cổ vai gáy của Dược Bình Đông.
1.2. Đôi nét về thuốc Tây trong giảm đau cổ vai gáy
Thuốc trị đau cổ vai gáy đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng cấp tính, giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và chỉ dùng trong thời gian ngắn hạn. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây đau, tình trạng sức khỏe và các yếu tố liên quan như nguy cơ dị ứng, tình trạng sức khỏe, tuổi tác… của bệnh nhân để lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Thuốc đau vai gáy thường được chỉ định cho những trường hợp được chẩn đoán lâm sàng mắc chứng đau cổ vai gáy, khi các biện pháp chăm sóc và nghỉ ngơi tại nhà không mang lại hiệu quả. Liều lượng và thời gian sử dụng cho từng loại thuốc là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
2. Các loại thuốc sử dụng để điều trị đau vai gáy
Đối với những trường hợp đau vai gáy ở mức độ nhẹ, việc sử dụng thuốc Tây có thể mang lại hiệu quả giảm đau nhức rõ rệt mà không cần can thiệp bằng phẫu thuật. Việc lựa chọn loại thuốc phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguy cơ dị ứng, tình trạng sức khỏe, tuổi tác của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ là người có chuyên môn để đưa ra quyết định phù hợp nhất, đồng thời điều chỉnh liều lượng và thời gian sử dụng thuốc cho từng trường hợp và từng loại thuốc cụ thể. Nhờ vậy, việc điều trị bằng thuốc Tây có thể đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.
2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol
- Thành phần: Hoạt chất chính là Paracetamol.
- Cơ chế hoạt động: Paracetamol tác động lên hệ thần kinh trung ương, ức chế sản sinh prostaglandin – chất trung gian gây viêm và truyền cảm giác đau. Nhờ vậy, thuốc giúp ngăn chặn chuỗi phản ứng dẫn đến cảm giác đau, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Tác dụng: Giảm đau hiệu quả cho nhiều loại đau từ nhẹ đến vừa, bao gồm: đau đầu, đau cơ, đau khớp, đau do viêm khớp,…
- Hiệu quả: Giảm đau nhanh chóng trong thời gian ngắn.
- Cách dùng: Dùng theo đường uống.
- Tác dụng phụ: Phổ biến: Dị ứng (phát ban, ngứa, sưng mặt, khó thở,…). Ít gặp: Buồn nôn, phân đen, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, tổn thương gan, chán ăn, vàng da, vàng mắt.
- Lưu ý khi sử dụng: Chống chỉ định với người say rượu; người có bệnh tim mạch, thận, phổi, gan; người mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không hiệu quả trong trường hợp bị viêm sưng khớp cơ. Cần thận trọng khi sử dụng cho người đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ/ dược sĩ. Thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác thuốc.
2.2. Thuốc giảm đau kháng viêm không có steroid (NSAID)
- Tác dụng: Thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm.
- Hiệu quả: So với Paracetamol, NSAID có tác dụng giảm đau mạnh hơn.
- Ứng dụng: Dùng trong điều trị các bệnh như đau vai gáy, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, viêm khớp vai, hội chứng đường hầm cổ tay, viêm lồi cầu xương cánh tay,…
- Cách sử dụng: Uống, bôi hoặc tiêm.
Các loại thuốc NSAID được chia thành 2 loại chính, bao gồm:
Nhóm 1: NSAID không chọn lọc
- Cơ chế: Các loại thuốc này giúp ức chế cả enzyme COX-1 và COX-2 một cách hiệu quả.
- Hoạt chất: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…
- Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ cho hệ tiêu hoá có thể kể đến như viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa,…
- Lưu ý khi sử dụng: Những người từng bị viêm loét dạ dày tá tràng, người đang dùng đồng thời loại thuốc chống đông máu và Corticosteroid.
Nhóm 2: NSAID chọn lọc trên COX2
- Cơ chế: Ức chế chọn lọc enzyme COX2, giảm viêm hiệu quả, hạn chế tác động tiêu cực lên dạ dày.
- Hoạt chất: Celecoxib, Meloxicam,…
- Tác dụng phụ: Gây tác dụng phụ trên tim mạch.
- Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người bệnh thận, xơ gan, suy tim hoặc đang sử dụng thuốc lợi tiểu. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
2.3. Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Đối với những trường hợp đau vai gáy nghiêm trọng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc nhóm Opioid (như Morphine) để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng nhóm thuốc này cần được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn cụ thể. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua hoặc sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng như biện pháp cuối cùng: Do tiềm ẩn nhiều nguy cơ và tác dụng phụ nguy hiểm, nhóm thuốc Opioid chỉ được sử dụng khi các loại thuốc giảm đau khác không mang lại hiệu quả.
- Nguy cơ tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm trên hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ nghiện cao. Do đó, cần theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào hãy báo cáo ngay cho bác sĩ .
- Không sử dụng chung với rượu bia hoặc các chất kích thích khác: Khi dùng chung thuốc Opioid với rượu, bia hoặc các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ các tác dụng phụ nguy hiểm và gây quá liều.
2.4. Thuốc kháng viêm Corticosteroid (còn được gọi là Corticoid/ Steroid)
- Cơ chế: Chống viêm, Ức chế miễn dịch, Co mạch
- Hoạt chất: Methylprednisolone, Triamcinolone acetonide, Prednisolone.
- Tác dụng: Corticosteroid là một thuốc chống viêm mạnh, giúp ức chế sản sinh prostaglandin – chất trung gian gây viêm. Nhờ vậy, thuốc giúp giảm sưng, đỏ, rát, đau do viêm hiệu quả. Corticosteroid có khả năng ức chế hệ miễn dịch, giúp điều trị các bệnh tự miễn, nơi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
- Hiệu quả: Corticosteroid có tác dụng giảm đau nhanh chóng, hiệu quả cho nhiều loại đau do viêm. Đồng thời giúp giảm sưng, – viêm, giúp cải thiện các triệu chứng của nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh liên quan đến khớp. Corticosteroid có thể được sử dụng để điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp thiếu niên tự phát, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp phản ứng, tràn dịch khớp gối không do nhiễm khuẩn, đau ở vai gáy, kén bao hoạt dịch,viêm gân, viêm bao gân, viêm điểm bám gân, viêm quanh khớp vai,…
- Cách sử dụng: Corticosteroid có thể được sử dụng theo nhiều đường khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ nghiêm trọng.
- Đường uống: Dạng viên nén, viên nang hoặc siro. Đây là cách sử dụng phổ biến nhất của Corticosteroid.
- Tiêm nội khớp: Dùng để đưa thuốc trực tiếp vào khớp bị viêm. Phương pháp này thường được sử dụng cho các trường hợp viêm khớp nặng hoặc không đáp ứng với thuốc uống.
- Truyền tĩnh mạch: Dùng trong trường hợp cần thiết phải đưa thuốc vào cơ thể nhanh chóng, ví dụ như trong các trường hợp viêm nặng hoặc sốc phản vệ.
- Tác dụng phụ ngắn hạn: Thèm ăn, tăng cân, suy nhược, khó ngủ, mờ mắt, thay đổi tâm trạng, dễ bầm tím, mặt sưng, phù nề, nổi mụn, lông mọc nhiều, rậm rạp, khả năng miễn dịch yếu, loãng xương, kích thích dạ dày,…
- Tác dụng phụ dài hạn: Rối loạn giấc ngủ, huyết áp cao, đường huyết cao, cholesterol cao, loãng xương, mụn, mỏng da, viêm loét dạ dày, nguy cơ nhiễm trùng cao, đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp,…
- Lưu ý khi sử dụng: Người có tiền sử dị ứng với thuốc, người bị rối loạn đông máu, bị tổn thương nhiễm khuẩn tai hoặc gần vị trí tiêm không được khuyến cáo sử dụng lâu dài. Cần thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và thảo dược để tránh tương tác thuốc nguy hiểm. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Corticosteroid. Cần thận trọng khi sử dụng Corticosteroid khi lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt.
2.5. Thuốc giãn cơ
- Cơ chế: Thuốc giãn cơ hoạt động bằng cách tác động lên hệ thần kinh trung ương, cụ thể là tủy sống, làm gián đoạn các tín hiệu truyền cảm giác đau lên não. Nhờ vậy, thuốc giúp giảm đau, thư giãn cơ và cải thiện các triệu chứng co thắt cơ.
- Hoạt chất: Metaxalone, Cyclobenzaprine và Methocarbamol.
- Tác dụng: Khắc phục các triệu chứng co thắt cơ, chuột rút. Từ đó giảm đau do căng cơ, cải thiện các biểu hiện khó chịu, làm dịu đau cơ.
- Cách sử dụng: Dùng qua đường uống.
- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra căng thẳng, đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, huyết áp hạ khi đang đứng, nước tiểu chuyển màu sang cam, tím hoặc đỏ.
- Lưu ý: Tránh lạm dụng thuốc giãn cơ vì có thể gây nghiện. Người cao tuổi, mắc bệnh gan, não bộ, tâm thần cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Một số loại thuốc giãn cơ có thể gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, mất tập trung, thiếu tỉnh táo. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng và tránh thực hiện các hoạt động như lái xe, vận hành máy móc, leo núi khi đang dùng thuốc.
2.6. Các loại thuốc khác
Ngoài các nhóm thuốc đã đề cập trước đây, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc sau đây để hỗ trợ điều trị:
- Thuốc giảm đau thần kinh (chống co giật) Pregabalin và Gabapentin là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các cơn đau do tổn thương thần kinh, bao gồm cả đau ở vai gáy. Cần khoảng 3-4 tuần để thuốc bắt đầu có tác dụng. Pregabalin và Gabapentin có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, tăng cân. Ngoài ra có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như suy hô hấp. Cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng.
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCV3) là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị các rối loạn tâm trạng như trầm cảm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy TCV3 còn có khả năng giảm đáng kể triệu chứng đau ở vai gáy. Chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tăng lượng serotonin và norepinephrine – hai chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và cảm giác đau. Nhờ vậy, Thuốc có thể giúp giảm đau, cải thiện tâm trạng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân khi đau phần vai gáy. TCV3 có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, buồn ngủ, chóng mặt,… Nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào vui lòng báo ngay cho bác sĩ.
- Vitamin: Vitamin B1 (Thiamine), Vitamin B6 (Pyridoxine) và Vitamin B12 (Cobalamin) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển hóa tế bào thần kinh, giúp cải thiện chức năng thần kinh và giảm cảm giác đau. Bổ sung vitamin nhóm B có thể giúp hỗ trợ điều trị và giảm triệu chứng đau vai gáy.
- Bên cạnh các dạng thuốc uống, thuốc tiêm, bệnh nhân đau vai gáy có thể sử dụng thêm các loại thuốc bôi ngoài da và cao dán để giảm đau tại chỗ hiệu quả. Các loại thuốc này thường chứa các thành phần sau: Trolamine salicylate, Lidocaine, Capsaicin, Methyl salicylate.
3. Những lưu ý về thuốc điều trị đau cổ vai gáy
3.1. Những lưu ý sử dụng thuốc
Thuốc Tây được biết đến với tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng, hiệu quả, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh đau vai gáy. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây không đúng liều lượng có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thời gian và liều lượng sử dụng thuốc ở mỗi bệnh nhân sẽ không giống nhau. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc tăng giảm liều tùy ý. Ngoài ra, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi sử dụng thuốc đau vai gáy:
- Không tùy ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau vai gáy nào nếu chưa có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
- Tuân theo hướng dẫn dùng thuốc từ bác sĩ. Phải kịp thời thông báo cho bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.
- Không tự ý thay đổi liều, loại thuốc đã được bác sĩ chỉ định để tránh ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như quá trình điều trị.
- Luôn luôn đọc kỹ và cân nhắc hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng thuốc trị đau vai gáy.
- Trao đổi với bác sĩ về bệnh lý đang điều trị, loại thuốc đang uống (nếu có) để hạn chế các tương tác làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và sức khỏe bệnh nhân.
- Nếu người bệnh đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị nội khoa, dùng thuốc, chăm sóc tại nhà, thay đổi lối sống… nhưng không có cải thiện, có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật. Đây là lựa chọn cuối cùng giúp giảm đau, hạn chế biến chứng và phục hồi khả năng vận động.
3.2. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác
Bạn có thể kết hợp dùng thuốc với các biện pháp sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị đau vai gáy:
Phương pháp Đông Y
Sử dụng các loại cây thuốc.
Y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc điều trị đau vai gáy kết hợp nhiều loại thảo dược phù hợp với từng thể bệnh như:
- Bài thuốc Quyên tý thang trị đau cổ vai gáy can thận hư (Thoái hóa đốt sống cổ).
- Bài thuốc Ma hoàng quế chi thang gia giảm trị đau cổ vai gáy do lạnh.
Các phương pháp khác: Bên cạnh sử dụng các bài thuốc, bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu, bấm huyệt hoặc châm cứu,… để điều trị đau vai gáy.
Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm đau vai gáy tại nhà như:
- Chế độ dinh dưỡng: Bạn hãy xây dựng các bữa ăn đa dạng với những loại thực phẩm chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng sức đề kháng,… Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý bổ sung nhiều rau xanh, trái cây… để chống viêm, duy trì hệ cơ xương khỏe mạnh. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết Đau cổ vai gáy nên ăn gì?
- Thực hiện các bài tập giãn cơ: Các bài tập như xoay cổ, nghiêng đầu sang hai bên, kéo căng cơ cổ có thể giúp giảm căng thẳng và đau nhức. Tìm hiểu thêm các bài tập giảm đau cổ vai gáy.
- Thay đổi thói quen: Không sử dụng các chất kích thích, tránh căng thẳng; tập thói quen uống nhiều nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày),…
- Tư thế hoạt động: Chú ý tới tư thế hoạt động như nằm, ngủ, đi lại, đứng, nâng đồ (Không nâng vật nặng)… Tìm hiểu thêm tư thế ngủ cho người đau vai gáy.
- Các bài Massage nhẹ nhàng: Chườm nóng, chườm lạnh hoặc xoa bóp vùng cổ, vai, gáy. Tham khảo các bài Massage cổ vai gáy.
- Hạn chế vận động vùng cơ vai gáy: Không nên thực hiện các hoạt động gây áp lực lớn lên cổ và vai, như mang vật nặng hoặc cúi đầu quá mức.
- Sử dụng thuốc đúng cách: Nếu cần dùng thuốc giảm đau hoặc chống viêm, hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và không tự ý tăng liều.
- Áp dụng một số mẹo dân gian chữa đau cổ vai gáy.
3.3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu đau nhức, người bệnh nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Phát hiện và điều trị kịp thời ngay từ đầu, kết hợp với việc duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh. kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân sẽ làm chậm tiến triển của bệnh.
Các dấu hiệu bệnh đã trở nặng gồm:
- Đau lan xuống tay hoặc chân, nhất là khi kèm theo cảm giác tê bì, yếu cơ hoặc thay đổi cảm giác lan dần đến cánh tay và chân, đi kèm đau nhức.
- Khó khăn đáng kể trong việc di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày do đau hoặc cứng khớp.
- Triệu chứng nặng kèm theo: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, khó thở, khối u bất thường ở đầu hoặc cổ, sốt không rõ nguyên nhân hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sưng đỏ, nóng ở khu vực đau.
- Cơn đau cổ vai gáy cấp tính xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương, gây tổn thương cơ và dây chằng.
- Đau kéo dài hơn một tuần không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi hoặc sử dụng các biện pháp giảm đau thông thường.
4. Tổng kết
Việc sử dụng các loại thuốc đau vai gáy kể trên có thể giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả trong trường hợp nhẹ. Người bệnh hãy luôn nhớ sử dụng các loại thuốc giảm đau vai gáy theo liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ tác dụng phụ, triệu chứng bất thường nào, bạn hãy đến ngay bệnh viện gần nhất để được thăm khám nhé!
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần thay đổi lối sống, tập luyện thường xuyên và có chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa và điều trị hiệu quả đau vai gáy. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tăng cường sức khỏe của Dược Bình Đông để đạt được hiệu quả điều trị tốt hơn. Dược Bình Đông là thương hiệu uy tín lâu năm với các sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, an toàn và hiệu quả. Không những thế, Dược Bình Đông đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước, được người tiêu dùng tin tưởng. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm tăng cường sức khỏe, bạn hãy gọi ngay đến số 028.39.808.808 để được nhân viên của Dược Bình Đông tư vấn nhé!