Tình trạng đau vai gáy là một trong những nỗi phiền toái gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và cuộc sống bệnh nhân. Đây còn là một trong những bệnh phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhất là những người có đặc thù công việc ít vận động, phải đứng hoặc ngồi nhiều. Để cải thiện tình trạng trên, ngoài thăm khám bác sĩ và nghỉ ngơi, người bệnh cũng cần có thực đơn ăn uống hợp lý. Vậy bệnh nhân đau vai gáy nên ăn gì? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Đôi nét về tình trạng đau cổ vai gáy và chế độ ăn uống của người đau cổ vai gáy
1.1. Thế nào là đau cổ vai gáy?
Đau cổ vai gáy là tình trạng các cơ tại vùng vai, gáy bị co cứng lại và khiến người bệnh bị đau. Các cử động ở vùng này cũng bị hạn chế, nhất là khi quay đầu hay quay cổ. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng này vào mỗi sáng lúc ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu. Những người lao động nặng hoặc người đang bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau cổ vai gáy.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị đau cổ vai gáy, từ những người trẻ tuổi cho đến những người lớn tuổi. Đặc biệt, triệu chứng đau cổ vai gáy thường xuyên xảy ra ở một số đối tượng như nhân viên văn phòng, người lao động nặng, các tài xế lái xe, người đang gặp chấn thương, có các bệnh lý hoặc có dị tật ở vùng vai gáy,…
Người bệnh đau cổ vai gáy thường xuất hiện những dấu hiệu như:
- Đau nhức nhẹ: cảm giác khó chịu hoặc tê mỏi có thể tập trung giữa cổ và vai hoặc lan rộng trên vai và cổ. Cơn đau tăng khi đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ quá mức, sau khi xoa bóp hoặc day ấn cột sống cổ. Các triệu chứng đau thường tăng lên khi thay đổi thời tiết và giảm khi nghỉ ngơi.
- Các cơ ở cổ, vai, gáy có thể cảm thấy căng và bị kéo sau khi ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu. Bên cạnh đó, khi vận động như quay đầu hoặc nhấc tay sẽ có cảm giác cứng, nặng, nóng, sưng cổ, vai, gáy và hạn chế vận động.
- Cảm giác ngứa ran, tê lan dần xuống vai, cánh tay và bàn tay (tê bì chân tay đau mỏi vai gáy).
- Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác gồm: Cơn đau có thể lan từ bả vai sang các vùng lân cận như mang tai, thái dương, cánh tay, và thắt lưng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như đau đầu, nặng đầu, nửa đầu,…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau vai gáy, điển hình như các bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh lý khác như vôi hoá cột sống, rối loạn khớp bả vai lồng ngực, rối loạn chức năng thần kinh, viêm bao khớp vai, ung thư, viêm khớp dạng thấp,… Ngoài ra, căng cơ hoặc tai nạn, chấn thương cũng dễ dẫn đến tình trạng này.
Tình trạng đau cổ vai gáy kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh chủ quan không đi thăm khám và được điều trị kịp thời, tình trạng đau vai gáy có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây ra rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu lên não, đau rễ thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí gây ra bại liệt một hoặc cả hai tay.
Tình trạng đau cổ vai gáy luôn là mối lo ngại khiến cho người bệnh luôn phải đau đầu tìm giải pháp. Để có thêm thông tin, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết Đau cổ vai gáy.
1.2. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống đối với người đau cổ vai gáy
Với những người đang bị đau vai gáy, việc ăn uống với chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cho bệnh nhân được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp điều trị bệnh hiệu quả, khắc phục những cơn đau và khiến vận động vùng cổ, vai, gáy trở nên linh hoạt hơn.
Vậy bệnh nhân đau vai gáy nên xây dựng chế độ ăn uống như như thế nào? Hãy cùng điểm qua một số nhóm thực phẩm mà người bị đau vai gáy nên sử dụng, cụ thể:
Axit béo như Omega-3: Giúp giảm chứng tăng thân nhiệt và mất ngủ hiệu quả. Bên cạnh đó, chất này còn giúp tăng cường quá trình phục hồi ở chuột mắc CCI của dây thần kinh tọa.
Vitamin các loại gồm:
- Vitamin K1 và K2 giúp đưa Canxi đến xương, thường có trong lòng đỏ trứng, sữa bò, bắp cải …
- Vitamin A tham gia vào sản xuất tế bào bạch cầu, giúp chống lại virus và nhiễm trùng, tăng đề kháng cho cơ thể, thường có trong Cà rốt, Bông cải xanh, Khoai lang,…
- Vitamin C có tác dụng xây dựng lại mô bị tổn thương thanh hơn sau chấn thương và bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do có thể gây hại, có trong các loại quả mọng, trái cây họ cam quýt và rau củ như Ớt chuông, Bông cải xanh.
Canxi: Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương cũng như quá trình truyền tín hiệu thần kinh và co cơ. Vì vậy, đây là nhóm chất không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người bị đau vai gáy, có thể kể đến những loại thực phẩm như bông cải xanh, đậu bắp, hạnh nhân, đậu phụ, rong biển,…
Các khoáng chất như:
- Kali: Cơ thể có đủ hàm lượng Kali sẽ hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Các dây thần kinh cũng sẽ hoạt động đúng theo chức năng, làm cải thiện sự tập trung. Kali
- Magie: Magie kết hợp cùng Canxi và Photpho giúp xây dựng hệ xương chắc khoẻ, giúp ngăn ngừa và làm giảm cơn đau mỏi vai gáy và tăng cường sức mạnh cơ bắp Magie
- Kẽm: Góp mặt vào quá trình sản xuất Enzym và Protein, giúp chữa lành và phát triển hệ mô của cơ thể. Kẽm
- Photpho: Giúp cơ thể phát triển và duy trì sự khỏe mạnh của cơ xương. Ngoài ra còn giúp kiểm soát được cơn đau cổ vai gáy, cải thiện khả năng vận động và giảm viêm nhiễm, thoái hoá xương khớp.
- Selen: Giúp ngăn chặn rối loạn chuyển hoá, chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường sức khỏe cho người bệnh đau cổ vai gáy.
Thực phẩm giàu chất xơ: Có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh đau vai gáy. Việc bổ sung đầy đủ chất xơ cho cơ thể khi điều trị tình trạng đau vai gáy giúp giảm cơn đau, sưng, cải thiện vùng cơ xương bị co cứng.
Khi xây dựng chế độ ăn uống cho bệnh nhân bị đau nhức vai gáy, cần lưu ý những điểm sau đây:
- Đảm bảo trong thực đơn ăn uống có đủ 4 nhóm chất chính gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, khoáng chất – vitamin.
- Nạp Canxi và những khoáng chất với lượng vừa đủ, phù hợp với cơ thể, tránh bổ sung quá nhiều vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi niệu quản, sỏi thận và khiến cho nồng độ Canxi trong máu cũng bị ảnh hưởng, gây ra rối loạn Canxi máu và rối loạn nhịp tim.
- Lựa chọn những loại thực phẩm sạch, được kiểm định kỹ càng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ưu tiên các phương pháp chế biến tốt cho sức khoẻ như luộc, hấp, nướng không dầu thay vì sử dụng nhiều dầu mỡ như chiên, xào.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm nhằm hỗ trợ cải thiện tình trạng xương khớp trong bữa ăn mỗi ngày.
2. Thực phẩm dành cho người bị đau vai gáy
2.1. Đau vai gáy nên ăn gì?
“Người mắc phải tình trạng đau vai gáy nên ăn gì?” luôn là câu hỏi mà bất kỳ người bệnh nào cũng quan tâm. Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể sẽ góp phần cải thiện tình trạng đau nhức. Bạn có thể tham khảo bổ sung dưỡng chất cho cơ thể qua các loại thực phẩm như:
- Các loại rau lá xanh: Giàu các loại Vitamin và Magie. Đặc biệt có nhiều trong các loại rau như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, cải cầu vồng. Những loại thực phẩm này chứa nhiều Vitamin D, chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp xương khớp tăng khả năng hấp thụ Canxi, duy trì xương khớp chắc khỏe, giảm thiểu cơn đau ở vùng cổ, vai, gáy.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt điều, quả hạch,… có chứa nhiều Omega-3 và các chất dinh dưỡng thực vật khác có lợi cho sức khỏe, giúp chống viêm, bảo vệ mô liên kết của khớp.
- Ngũ cốc: Chứa nhiều chất xơ, giúp sản xuất Axit béo, hạn chế tình trạng viêm xương khớp. Sử dụng các loại ngũ cốc hàng ngày có thể giúp xoa dịu được cảm giác đau vai gáy.
- Các loại cá giàu Omega: Cá Hồi, cá Ngừ, cá Thu có chứa Omega-3, một thành phần giúp kích thích Protein có lợi, giảm viêm, giúp chữa lành các tổn thương trong cơ thể.
- Các loại gia vị chống viêm: Tỏi, Nghệ, Gừng là những cái tên có thể kể đến. Trong đó, Nghệ và Gừng giúp chống viêm, giúp xương khớp tránh tổn thương, tỏi có chứa Diallyl Disulfide giúp chống lại các Enzym gây hại cho sụn. Vì vậy, bạn nên tận dụng sử dụng các gia vị này vào thực đơn hàng ngày.
- Các loại hải sản: Cua, Sò điệp, Tôm, Nghêu,… là các loại thực phẩm giàu Canxi, giúp người bệnh phục hồi xương khớp bị tổn thương, ngăn nguy cơ loãng xương, duy trì xương khớp dẻo dai.
2.2. Nước uống cho người bị đau vai gáy
Không những cải thiện thực đơn hàng ngày, người bệnh cũng nên kiểm soát các loại nước uống được nạp vào cơ thể để có thể hỗ trợ tốt cho tình trạng đau vai gáy. Những loại nước uống mà bệnh nhân nên dùng bao gồm:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bao gồm phô mai, sữa chua, những món có chứa nhiều Canxi và Vitamin D, giúp xương khỏe mạnh và giúp hình thành cơ bắp nhờ có Protein. Khi cơ xương chắc khỏe, cử động khớp linh hoạt, triệu chứng đau nhức vai gáy có thể được cải thiện. Đặc biệt, trong sữa đậu nành có chứa Genistein giúp chống viêm, ức chế việc sản xuất các phân tử gây viêm cho cơ thể.
- Các loại trà: Bao gồm trà đen, trà xanh, trà ô long, trà trắng. Đặc biệt là trà xanh, trà trắng có chứa chất giúp chống viêm Polyphenol cao nhất trong các loại trà.
2.3. Các loại trái cây phù hợp với bệnh đau vai gáy
Trong chế độ ăn của người bị đau vai gáy không thể thiếu các loại trái cây chứa nhiều loại Vitamin có lợi cho cơ thể và có tác dụng chống viêm hiệu quả. Các loại trái cây phổ biến và phù hợp với người bị bệnh đau vai gáy có thể kể đến như:
- Chuối: Trong chuối có chứa nhiều Kali và Vitamin B9, là các loại dưỡng chất tốt cho quá trình cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy.
- Thơm (dứa): Trong loại trái cây này có chứa Enzyme Bromelain có tính kháng viêm, giúp giảm viêm khớp hiệu quả, đặc biệt là giảm đau khớp do thoái hoá khớp và viêm khớp dạng thấp gây ra. Đặc biệt phần lõi của quả dứa là phần chứa nhiều chất này nhất. Vì vậy khi ăn, bạn hãy giữ lại phần lõi nhé.
- Các loại trái cây họ cam quýt: Cam, bưởi, quýt,… là các loại trái cây giàu Vitamin C – một dưỡng chất giúp bảo vệ cơ, gân, xương, da. Khi cung cấp đủ Vitamin C cho cơ thể, các mô bị tổn thương sẽ được phục hồi nhanh hơn, cơ thể cũng được bảo vệ khỏi các gốc tự do gây hại.
- Quả mọng: Việt quất, Dâu tây, Mâm xôi, Nho,… có chứa Anthocyanins – một chất chống oxy hóa mạnh nhất, giúp cơ thể giảm các phản ứng viêm, từ đó giảm tình trạng đau vai gáy.
3. Những lưu ý khi sử dụng thực phẩm giảm đau vai gáy
3.1. Người bị đau vai gáy nên kiêng gì?
Để thúc đẩy quá trình phục hồi và giảm đau nhức vai gáy hiệu quả, ngoài những thực phẩm nên sử dụng, người bệnh cần kiêng ăn một số nhóm thực phẩm nhất định để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh như:
- Nội tạng động vật, thịt mỡ: Đây là hai loại thực phẩm giàu Cholesterol, làm tăng chứng viêm trong cơ thể, kéo dài thời gian lành vết thương vì khiến triệu chứng đau nhức trở nên trầm trọng .
- Rượu, bia và các loại thức uống có cồn khác: Những loại đồ uống này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và đau nhức xương khớp, đồng thời làm tổn thương nhiều bộ quan khác trong cơ thể.
- Carbs tinh chế: Sử dụng nhiều thực phẩm có chứa Carbs tinh chế khiến tình trạng viêm nhiễm và đau nhức nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, nó có trong bánh kẹo ngọt, bánh mì,… nên bệnh nhân bị đau vai gáy nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như trên.
- Thịt đỏ: Sử dụng nhiều thịt đỏ khiến nguy cơ gây viêm nhiễm trong cơ thể tăng lên. Vì vậy, bệnh nhân đau vai gáy nên hạn chế tiêu thụ và ăn các món ăn chế biến từ thịt.
- Thức ăn nhanh và các loại thức ăn đóng hộp: chứa các chất có khả năng gây viêm, khiến cơn đau cổ, vai, gáy trở nên trầm trọng hơn. Một số loại thức ăn nhanh điển hình như xúc xích, thịt xông khói,…
- Đường: là “thủ phạm” lớn nhất trong danh sách thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp và viêm cơ. Vì vậy, người gặp chấn thương ở cổ, vai và những người mắc bệnh lý liên quan đến xương khớp cần tuyệt đối tránh đồ ngọt.
3.2. Kết hợp nhiều phương pháp phù hợp để chữa đau vai gáy
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn phù hợp, người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả cao. Dưới đây là những phương pháp phổ biến hiện nay:
Phương pháp Tây Y
Các bác sĩ sẽ dựa theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau cổ vai gáy mà người bệnh đang gặp phải để chỉ định sử dụng phương pháp điều trị cho phù hợp.
- Nội khoa: Để giúp người bệnh giảm bớt tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau Opioids, thuốc kháng viêm Corticosteroid, nhóm thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy,…
- Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp người bệnh bị đau cổ vai gáy do những vấn đề liên quan đến rễ thần kinh, tủy sống.
Phương pháp Đông Y
Theo Y học cổ truyền, dựa theo từng thể bệnh sẽ có những bài thuốc điều trị đau cổ vai gáy tương ứng. Đây là những bài thuốc tác động đến xương khớp, các mạch máu và khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm đau, giảm co cứng, tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
Điều trị đau nhức cổ vai gáy theo Đông y với những thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính là phương pháp giúp bệnh nhân khắc phục được tình trạng đau mỏi, điều trị tận gốc và phòng ngừa tái phát hiệu quả mà ít gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại cây thuốc: Cỏ Trinh nữ, Mễ nhân,
Ngải cứu,…Bài thuốc cho các trường hợp phổ biến:
- Quyên tý thang trị đau cổ vai gáy can thận hư (Thoái hóa đốt sống cổ).
- Ma hoàng quế chi thang gia giảm trị đau cổ vai gáy do lạnh.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy, giảm tình trạng cứng khớp tại vùng cổ vai gáy, tăng cường chức năng cổ vai gáy giúp việc chuyển động tại vùng đau mỏi được dễ dàng thì người bệnh có thể áp dụng kèm theo các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, diện chẩn,…
Phương pháp Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cổ vai gáy là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng đau nhức, căng cứng vùng cổ vai gáy. Mục tiêu điều trị hướng đến giảm tình trạng đau khớp và cứng khớp; cải thiện phạm vi chuyển động của phần đầu, cổ, vai, gáy,…
- Vật lý trị liệu chủ động: Bài tập kéo giãn cơ, bài tập tăng cường cơ bắp, bài tập di chuyển thiết bị hoặc bài tập dưới nước.
- Vật lý trị liệu bị động: Dùng nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh), dùng sóng âm, kích thích điện, siêu âm trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng,…
Hỗ trợ giảm đau tại nhà
Một số phương pháp hỗ trợ giảm tình trạng đau cổ vai gáy tại nhà mà bạn có thể áp dụng gồm:
- Thực hiện các bài tập giãn cơ: Các bài tập như xoay cổ, nghiêng đầu sang hai bên, kéo căng cơ cổ có thể giúp giảm căng thẳng và đau nhức.Tìm hiểu thêm các bài tập cổ vai gáy
- Thay đổi thói quen: Không sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng; uống nhiều nước ít nhất 2 lít mỗi ngày,…
- Tư thế: Cải thiện tư thế nằm, đứng, đi lại, nâng đồ,… Luôn giữ cho đầu và vai luôn thẳng hàng, vai thẳng hàng với hông để cột sống duy trì được dáng cong hình chữ “S” tự nhiên. Để tìm hiểu thêm về các tư thế ngủ đúng cho người đau vai gáy bạn có thể xem thêm tại bài viết: Tư thế ngủ cho người đau vai gáy nào tốt?
- Chườm nóng, chườm lạnh hoặc xoa bóp vùng cổ vai gáy: Xoa bóp, massage giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng co cứng vùng cổ vai gáy, giảm đau và tránh các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt,… Tham khảo các bài Massage cổ vai gáy
- Hạn chế vận động vùng cơ vai gáy: Không thực hiện những hoạt động gây áp lực lớn lên vùng cổ vai gáy như là mang vác vật nặng, cúi đầu quá mức.
- Sử dụng thuốc đúng cách: Dùng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay tăng liều.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ
Đau cổ vai gáy không chỉ khiến người bệnh bị hạn chế vận động tại khu vực vùng cổ vai gáy mà các cơn đau còn có xu hướng dần lan sang các vùng lân cận khiến người bệnh khó chịu, có cảm giác tê bì, châm chích, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Nếu tình trạng bệnh kéo dài lâu ngày mà không được điều trị kịp thời có thể tiến triển nặng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu não, rối loạn cảm giác tứ chi, đau rễ thần kinh và thậm chí teo yếu cơ tay, bại liệt một hoặc cả hai tay.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường sau, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám bác sĩ kịp thời:
- Cơn đau lan xuống tay hoặc chân, nhất là khi kèm theo cảm giác tê bì, yếu cơ hoặc thay đổi cảm giác lan dần đến vùng cánh tay, chân và đi kèm đau nhức.
- Khó khăn khi di chuyển hay thực hiện các hoạt động hàng ngày do đau khớp, cứng khớp.
- Bị đau cổ vai gáy nặng hơn kèm theo các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, khó thở, có khối u bất thường ở đầu hoặc cổ, sốt không rõ nguyên nhân hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng (sưng đỏ, nóng tại khu vực bị đau).
- Cơn đau cổ vai gáy cấp tính xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương, cơ và dây chằng bị tổn thương
- Cơn đau kéo dài hơn một tuần nhưng không thuyên giảm đi dù đã nghỉ ngơi, sử dụng các biện pháp giảm đau thông thường.
5. Tổng kết
Bài viết trên cũng đã tổng hợp những thông tin mà bạn cần biết về đau vai gáy nên ăn gì và những lưu ý dành cho người bệnh. Nếu kéo dài tình trạng này, bạn sẽ mất chức năng khớp và chất lượng cuộc sống thường nhật bị giảm sút. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa, vật lý trị liệu và thực hiện các bài tập tại nhà, việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp là vô cùng quan trọng. Bởi vì khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, sức khỏe sẽ được tăng cường, bệnh tình sẽ được cải thiện nhanh chóng,…
Ngoài ra, khi có các triệu chứng bệnh, bạn không nên chủ quan mà nên đi thăm khám và điều trị sớm. Khi đó, các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, chữa trị sớm sẽ làm tăng tỉ lệ khỏi bệnh nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu để bệnh kéo dài quá lâu, bệnh nhân có thể sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Dược Bình Đông với hơn 70 năm hình thành và phát triển đã cho ra đời những sản phẩm chăm sóc sức khỏe an toàn, chất lượng với thành phần từ các loại thảo dược thiên nhiên. Với sự kết hợp giữa các bài thuốc cổ truyền với công nghệ sản xuất hiện đại, chúng tôi đã mang lại nhiều giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe cho người tiêu dùng. Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hotline 02839808808 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!