Đau vai gáy đã trở thành một chứng bệnh phổ biến ngày nay. Tình trạng này không chỉ gặp ở người cao tuổi mà còn dễ dàng gặp phải ở người trẻ, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị đau vai gáy, trong đó các mẹo dân gian đang được rất nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi và dễ thực hiện. Hãy cùng Dược Bình Đông khám phá các mẹo dân gian trị đau vai gáy mà bạn có thể thử áp dụng ngay tại nhà!
1. Đôi nét về đau cổ vai gáy
Đau cổ vai gáy là tình trạng các cơ tại vùng vai, gáy bị co cứng lại và khiến người bệnh thấy đau. Các vận động ở vùng này cũng bị hạn chế, nhất là khi quay đầu hay quay cổ. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng này vào mỗi sáng lúc ngủ dậy hoặc khi ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu. Những người lao động nặng hoặc người đang bị nhiễm lạnh cũng có thể bị đau cổ vai gáy.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị đau cổ vai gáy, kể cả người trẻ tuổi lẫn người lớn tuổi. Những đối tượng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi tình trạng đau cổ vai gáy có thể kể đến như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe, người lao động nặng, người đang gặp chấn thương, có các bệnh lý hoặc có dị tật ở vùng vai gáy,…
Người bệnh đau cổ vai gáy thường xuất hiện những dấu hiệu như vùng cổ và vai có cảm giác khó chịu, tê mỏi, đau nhức nhẹ, đặc biệt là khi đứng hoặc ngồi quá lâu, hoặc khi vận động ở vùng này quá mức. Các cơ ở cổ, vai, gáy có thể cảm thấy căng và bị kéo sau khi ngồi hoặc đứng ở một tư thế quá lâu. Bên cạnh đó, khi vận động như quay đầu hoặc nhấc tay có thể bị hạn chế, gây đau và khó khăn cho việc cử động. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác: cảm giác ngứa ran, tê lan dần xuống vai, cánh tay và bàn tay cơn đau có thể lan từ bả vai sang các vùng lân cận như mang tai, thái dương, cánh tay, và thắt lưng, đau đầu, nặng đầu, nửa đầu,…
Đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép vào dây thần kinh ở vùng cổ vai gáy gây cảm giác đau mỏi.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đây là tình trạng sụn chêm (đĩa đệm) giữa các đốt xương sống bị tụt ra khỏi vị trí bình thường và chèn ép vào dây thần kinh cổ vai gáy. Bệnh kèm theo các triệu chứng như đau cục bộ, tê bì, yếu cơ tay chân hoặc đau lan tỏa theo đường dây thần kinh.
- Bệnh lý khác: Một số bệnh lý khác gây đau cổ vai gáy như: vôi hoá cột sống, rối loạn khớp bả vai lồng ngực, rối loạn chức năng thần kinh, viêm bao khớp vai, ung thư, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,…
- Căng cơ hoặc Chấn thương: Đây là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau cổ vai gáy.
Tình trạng đau cổ vai gáy kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh chủ quan không đi thăm khám và được điều trị kịp thời, tình trạng đau vai gáy có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây ra rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu lên não, đau rễ thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác tứ chi, thậm chí gây ra bại liệt một hoặc cả hai tay.
2. Những bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa đau cổ vai gáy
Từ xưa đến nay, những bài thuốc dân gian vẫn luôn được đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ điều trị đau cổ vai gáy. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với người bệnh bị đau nhức tình trạng nhẹ và vừa. Những bài thuốc dân gian mang lại nhiều lợi ích như:
- Giảm đau, giảm căng thẳng cơ.
- Tiết kiệm thời gian và công sức cho bệnh nhân.
- Dễ làm, dễ tìm và mua nguyên liệu.
- Các bài thuốc dân gian an toàn, nhẹ nhàng.
2.1. Bài thuốc dân gian Ngải cứu kết hợp muối hột giảm đau vai gáy
Ngải cứu là một loại thảo dược quen thuộc với nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt hiệu quả trong việc giảm đau vai gáy. Với các thành phần tinh dầu có khả năng giảm đau và kháng viêm tự nhiên, lá ngải cứu được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc dân gian để giảm đau vai gáy.
Nguyên liệu: Ngải cứu 100g, muối hột 50g.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá ngải cứu và để cho ráo nước.
- Rang nóng lá ngải cứu cùng muối.
- Đặt hỗn hợp vào túi vải và chườm lên vùng vai gáy trong 20 phút.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
2.2. Bài thuốc dân gian Lá lốt, Cúc tần và Rượu trắng
Lá lốt hay là một thảo dược tự nhiên giúp giảm đau và ngăn chặn sưng viêm ở vùng vai gáy Thành phần chính như ancaloit và benzylaxetat trong lá lốt có tác dụng chữa lành các bệnh liên quan đến bệnh xương khớp.
Nguyên liệu: Lá lốt 1 nắm, cúc tần 1 nắm, rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và cúc tần rồi đi giã nguyễn, sau đó trộn với rượu trắng.
- Xào nóng hỗn hợp.
- Sử dụng khăn bông mềm bọc chặt và để nguội bớt.
- Chườm đắp lên vùng đau nhức.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 30 phút.
2.3. Bài thuốc dân gian từ Gừng
Khi nói đến khả năng làm ấm, kháng viêm và giảm đau cơ xương khớp, không thể không nhắc đến gừng. Bạn có thể sử dụng gừng để đắp trực tiếp hoặc xoa bóp với rượu gừng để giảm đau ở vùng cổ vai gáy.
Cách 1: Kết hợp với muối hột
Nguyên liệu: Gừng tươi, muối hột
Cách thực hiện:
- Rửa sạch gừng tươi và giữ nguyên vỏ.
- Giã nát gừng và thêm một chút muối hột.
- Đặt hỗn hợp lên một miếng gạc y tế, sau đó đắp lên vùng vai gáy đau.
- Sử dụng khăn quấn để cố định gạc.
- Thời gian đắp: 20 – 30 phút mỗi lần, thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Cách 2: Kết hợp với hành
Nguyên liệu: Gừng tươi 20g, hành tím 15g.
Cách thực hiện:
- Giã nát gừng tươi và hành tím, sau đó trộn đều với một ít bột mì.
- Rang hỗn hợp trên chảo cho nóng.
- Đắp hỗn hợp lên vùng đau và băng lại bằng gạc sạch.
- Thực hiện mỗi ngày một lần.
Cách 3: Kết hợp với rượu trắng
Nguyên liệu: Gừng tươi 1kg, rượu trắng 1 lít.
Cách thực hiện:
- Giã nát gừng và ngâm trong rượu trắng ít nhất 3 ngày.
- Mỗi ngày, trước khi đi ngủ, áp dụng xoa bóp với dung dịch rượu gừng để giảm đau vai gáy.
2.4. Bài thuốc dân gian Hạt gấc kết hợp rượu trắng
Hạt gấc được sử dụng trong Y học cổ truyền để điều trị viêm khớp, chấn thương, đau mỏi vai gáy nhờ vào khả năng giảm đau và tiêu viêm của nó.
Nguyên liệu: 50g hạt từ quả gấc chín và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Hạt gấc được làm sạch và nướng trên than cho đến khi cháy đen.
- Để nguội và tách vỏ để lấy nhân bên trong, sau đó giã nhuyễn thành bột.
- Bột này được ngâm trong rượu trắng khoảng 1 tuần.
- Sau đó, bạn có thể sử dụng tấm vải mỏng để bôi một lớp mỏng hỗn hợp này và đắp lên vùng đau vai gáy, hoặc sử dụng rượu gấc này để xoa bóp cổ gáy.
- Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những bài thuốc dân gian được đánh giá cao về hiệu quả điều trị vai gáy. Bạn có thể tham khảo, nghiên cứu để áp dụng bài thuốc ngay từ hôm nay.
3. Những thông tin cần biết khi điều trị đau vai gáy
3.1. Lưu ý khi thực hiện các mẹo dân gian
Các biện pháp dân gian thường tận dụng những vị thuốc thông dụng để giúp giảm đau vai gáy. Để đảm bảo an toàn và tránh gây hậu quả không mong muốn, bạn cần lưu ý nghiên cứu kỹ về nguồn gốc của bài thuốc, kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu, sử dụng theo đúng liều lượng và tham khảo ý kiến từ chuyên gia Đông Y.
Đặc biệt, nếu có dấu hiệu bất thường trên cơ thể, cần ngừng sử dụng ngay.
Phương pháp chữa bệnh tại nhà thường chỉ hiệu quả đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Trong trường hợp đau vai gáy vừa và nặng, hiệu quả thường không cao. Vì vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
3.2. Kết hợp với các phương pháp khác để hỗ trợ giảm đau vai gáy
Bên cạnh các mẹo dân gian đơn giản này, người bệnh cần kết hợp thêm các phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả cao. Dưới đây là những phương pháp phổ biến hiện nay bao gồm:
Phương pháp Tây Y
Các bác sĩ sẽ dựa theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau cổ vai gáy mà người bệnh đang gặp phải để chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp.
- Nội khoa: Để giúp người bệnh giảm bớt tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau cổ vai gáy như Paracetamol, thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau Opioids, thuốc kháng viêm Corticosteroid, nhóm thuốc giãn cơ điều trị đau vai gáy cổ,…
- Phẫu thuật: Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp người bệnh bị đau cổ vai gáy do những vấn đề liên quan đến rễ thần kinh, tủy sống.
Phương pháp Đông Y
Theo Y học cổ truyền, dựa theo từng thể bệnh sẽ có những bài thuốc điều trị đau cổ vai gáy tương ứng. Đây là những bài thuốc tác động đến xương khớp, các mạch máu và khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm đau, giảm co cứng, tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp.
Điều trị đau nhức cổ vai gáy theo Đông y với những thành phần thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính là phương pháp giúp bệnh nhân khắc phục được tình trạng đau mỏi, điều trị tận gốc và phòng ngừa tái phát hiệu quả mà ít gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Các loại cây thuốc: Cỏ Trinh nữ, Mễ nhân, Ngải cứu,…
- Bài thuốc cho các trường hợp phổ biến:
- Quyên tý thang trị đau cổ vai gáy can thận hư (Thoái hóa đốt sống cổ).
- Ma hoàng quế chi thang gia giảm trị đau cổ vai gáy do lạnh.
Ngoài ra để nâng cao hiệu quả điều trị đau cổ vai gáy, giảm tình trạng cứng khớp tại vùng cổ vai gáy, tăng cường chức năng cổ vai gáy giúp việc chuyển động tại vùng đau mỏi được dễ dàng thì người bệnh có thể áp dụng kèm theo các phương pháp như bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, diện chẩn,…
Phương pháp Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cổ vai gáy là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với tình trạng đau nhức, căng cứng vùng cổ vai gáy. Mục tiêu điều trị hướng đến giảm tình trạng đau khớp và cứng khớp; cải thiện phạm vi chuyển động của phần đầu, cổ, vai, gáy,…Nguồn
- Vật lý trị liệu chủ động: Bài tập kéo giãn cơ, bài tập tăng cường cơ bắp, bài tập di chuyển thiết bị hoặc bài tập dưới nước.
- Vật lý trị liệu bị động: Dùng nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh), dùng sóng âm, kích thích điện, siêu âm trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng,…
Hỗ trợ giảm đau tại nhà
Một số phương pháp hỗ trợ giảm tình trạng đau cổ vai gáy tại nhà mà bạn có thể áp dụng gồm:
- Thực phẩm và dinh dưỡng dành cho người đau cổ vai gáy: Bổ sung những thực phẩm giàu Canxi, Vitamin D, Vitamin C, Vitamin A, Protein, chất chống oxy hóa, Kẽm, Omega-3, Magie,…
- Thực hiện các bài tập giãn cơ: Các bài tập như xoay cổ, nghiêng đầu sang hai bên, kéo căng cơ cổ có thể giúp giảm căng thẳng và đau nhức. Để biết thêm chi tiết về các bài tập giãn cơ, bạn có thể tham khảo bài: “Các bài tập cổ vai gáy“.
- Thay đổi thói quen: Không sử dụng chất kích thích, tránh căng thẳng; uống nhiều nước ít nhất 2 lít mỗi ngày,…
- Tư thế: Cải thiện tư thế nằm, đứng, đi lại, nâng đồ,… Luôn giữ cho đầu và vai luôn thẳng hàng, vai thẳng hàng với hông để cột sống duy trì được dáng cong hình chữ “S” tự nhiên. Xem thêm bài viết “Tư thế ngủ cho người đau vai gáy nào tốt?”
- Chườm nóng, chườm lạnh hoặc xoa bóp vùng cổ vai gáy: Xoa bóp, massage giúp tăng cường lưu thông máu, giảm tình trạng co cứng vùng cổ vai gáy, giảm đau và tránh các triệu chứng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt,… Để biết thêm chi tiết về cách xoa bóp vùng cổ vai gáy, bạn có thể tham khảo bài “Massage cổ vai gáy“.
- Hạn chế vận động vùng cơ vai gáy: Không thực hiện những hoạt động gây áp lực lớn lên vùng cổ vai gáy như là mang vác vật nặng, cúi đầu quá mức.
- Sử dụng thuốc đúng cách: Dùng thuốc giảm đau, chống viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hay tăng liều.
3.3. Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi gặp các dấu hiệu đau nhức người bệnh nên đi khám chuyên khoa Cơ xương khớp càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân từ đó có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả. Việc phát hiện và điều trị sớm từ ban đầu, kết hợp với duy trì lối sống, ăn uống lành mạnh, kiểm soát cân nặng tránh thừa cân sẽ làm chậm tiến triển của bệnh.
Các dấu hiệu cho thấy bạn cần đến gặp bác sĩ ngay gồm:
- Đau lan xuống tay hoặc chân, nhất là khi kèm theo cảm giác tê bì, yếu cơ hoặc thay đổi cảm giác lan dần đến cánh tay và chân, đi kèm đau nhức.
- Khó khăn đáng kể trong việc di chuyển hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày do đau hoặc cứng khớp.
- Triệu chứng nặng kèm theo: Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, khó thở, khối u bất thường ở đầu hoặc cổ, sốt không rõ nguyên nhân hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sưng đỏ, nóng ở khu vực đau.
- Cơn đau cổ vai gáy cấp tính xảy ra sau khi người bệnh bị chấn thương, gây tổn thương cơ và dây chằng.
- Đau kéo dài hơn một tuần không thuyên giảm dù đã nghỉ ngơi hoặc sử dụng các biện pháp giảm đau thông thường.
4. Tổng kết
Đau cổ vai gáy là hiện tượng khi các cơ ở khu vực vai và gáy bị căng cứng, gây ra cảm giác đau. Bệnh làm giảm khả năng vận động ở khu vực vai gáy, đặc biệt là khi xoay đầu hoặc cổ. Do đó, bạn có thể áp dụng mẹo dân gian chữa đau vai gáy để cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh tại nhà thường chỉ hiệu quả đối với các trường hợp nhẹ. Nếu bị đau vai gáy vừa và nặng, bạn nên đến thăm khám bác sĩ.
Khi dùng mẹo dân gian chữa đau vai gáy, bạn lưu ý nghiên cứu kỹ về nguồn gốc của bài thuốc, kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sử dụng theo đúng liều lượng. Để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia Đông Y là cần thiết.
Hy vọng bài viết từ Dược Bình Đông đã giúp bạn biết thêm nhiều phương pháp đơn giản và hiệu quả để giảm đau thần kinh tọa tại nhà, từ đó có thể áp dụng ngay.
Dược Bình Đông là đơn vị với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng. Sản phẩm được kết hợp công thức Y học cổ truyền với thành phần thảo dược thiên nhiên và quy trình sản xuất hiện đại. Thương hiệu Dược Bình Đông hiện có mặt tại hơn 2000 đại lý trên toàn quốc, trở thành lựa chọn hàng đầu được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng trong suốt những năm qua.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đau vai gáy hoặc các vấn đề sức khỏe khác, hay cần tư vấn về các sản phẩm của Dược Bình Đông, xin vui lòng liên hệ qua Hotline 02839808 808 để được hỗ trợ sớm nhất!