Tìm kiếm

Viêm khớp ngón tay: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách chữa

Hình ảnh người phụ nữ bị viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay là tình trạng sưng tấy và viêm tại các khớp ngón tay, gây ra nhiều trở ngại cho người bệnh trong các hoạt động hàng ngày. Đây là căn bệnh khá phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người cao tuổi. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và các dạng viêm khớp, bạn hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về viêm khớp ngón tay

1.1. Giới thiệu về tình trạng viêm khớp ngón tay

Khớp ngón tay là những khớp hoạt động nhiều nhất trên cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động từ ăn uống, vui chơi đến làm việc. Do tính chất hoạt động liên tục, các khớp ngón tay sẽ dễ bị tổn thương hơn so với các khớp khác. 

Viêm khớp ngón tay là một dạng bệnh lý thuộc chứng viêm khớp, xuất hiện khi lớp sụn đệm ở các khớp ngón tay bị bào mòn và thoái hóa. Tình trạng này khiến các khớp xương chà sát vào nhau, dẫn đến tổn thương, sưng đau và viêm. 

Người phụ nữ bị viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong ngón tay

Viêm khớp có thể xuất hiện ở bất kỳ khớp nào trên bàn tay nhưng thường tập trung ở ngón tay giữa và ngón tay cái, nơi chịu trách nhiệm cho các hoạt động đòi hỏi sự phức tạp, chính xác cao. Trong đó, các vị trí khớp trên ngón tay như: 

  • Gốc ngón tay cái, nơi nối liền ngón tay với cổ tay.
  • Các đốt ngón tay, các khớp giữa ngón tay.
  • Khớp cuối cùng của ngón tay (liền kề móng tay). 

Viêm khớp ngón tay là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến, thường gặp ở các đối tượng như phụ nữ, người cao tuổi, người lao động, công nhân, nhân viên văn phòng thường xuyên sử dụng các ngón tay để thao tác trên máy tính,..

1.2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm khớp ngón tay

Dấu hiệu của viêm khớp ngón tay có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Phần lớn những người bị viêm khớp vẫn sẽ xuất hiện một số biểu hiện dưới đây:

  • Đau nhức khớp: Các cơn đau do thường xuất hiện ở gốc ngón tay, nhất là khi người bệnh thực hiện các thao tác cầm, nắm đồ vật hay sử dụng lực ngón tay để làm việc. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khi cử động ngón tay. Khi tình trạng viêm trở nặng, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau liên tục, dai dẳng, ngay cả lúc nghỉ ngơi. 
  • Cứng khớp: Nguyên nhân gây cứng khớp là do tình trạng sưng tấy khiến các khớp không thể cử động trơn tru như bình thường. Tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng sau khi ngủ dậy do hoặc sau một ngày dài vận động. 
  • Sưng tấy, nóng, đỏ: Các khớp ngón tay bị sưng và đau, tạo nên các nốt Bouchard và Heberden. Nốt Bouchard sẽ xuất hiện ở khớp liên đốt gần khu vực viêm. Còn nốt Heberden xuất hiện ở khớp liên đốt xa. Ngoài ra, bệnh còn kèm theo các biểu hiện như sưng tấy, đau gốc ngón tay,…
  • Biến dạng khớp: Là tình trạng các khớp ngón tay bị gập hoặc duỗi quá mức. Có hai kiểu biến dạng phổ biến nhất là Cổ thiên nga và Boutonniere. Trong đó, biến dạng cổ thiên nga xuất hiện do khớp liên đốt gần lỏng lẻo, duỗi quá mức và kết hợp với khớp liên đốt xa bị gập lại. Còn biến dạng Boutonniere là tình trạng gập ở khớp liên đốt gần và duỗi ở khớp liên đốt xa của ngón tay. 
  • Biến dạng ngón tay: Lúc này, các khớp ngón tay bắt đầu hướng về một phía, thường là hướng về bên ngón út. Hiện tượng lệch về bên xương trụ này sẽ gây đau, yếu tay và khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này xảy ra khi bệnh trở nặng.
  • Cử động khó khăn: Khi bị viêm khớp, các khớp ngón tay sẽ trở nên biến dạng, to hoặc uốn cong bất thường, khiến bàn tay cử động khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật và thực hiện các hoạt động hàng ngày.

Đọc thêm:

Người phụ nữ bị viêm khớp ngón tay
Khớp ngón tay bị sưng to, biến dạng là một trong những dấu hiệu bệnh viêm khớp ngón tay

1.3. Viêm khớp ngón tay có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Viêm khớp ngón tay gắn liền với các triệu chứng sưng đau gây khó khăn trong các hoạt động thường ngày, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Nguy hiểm hơn, nếu không được thăm khám và điều trị sớm, tình trạng này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như liệt, mất chức năng vận động tạm thời, teo cơ biến dạng khớp, khớp co cứng,…  

Vì vậy, khi có các dấu hiệu nguy hiểm sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Thay đổi từ đau âm ỉ sang đau nhói.
  • Cơn đau ở khớp ngón tay khiến bạn khó chịu, trằn trọc và mất ngủ.
  • Cơn đau khớp gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày, khiến bạn phải liên tục đổi tư thế tay để tìm kiếm sự thoải mái, giảm bớt cảm giác khó chịu.
  • Bàn tay trở nên yếu đi do các khớp dần trở nên to hơn hoặc bị biến dạng.
  • Không thể mở hay nắm chặt các ngón tay hoàn toàn.
Người bác sĩ đang tư vấn cho bệnh nhân về triệu chứng viêm khớp ngón tay
Nên thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường

2. Nguyên nhân gây viêm khớp ngón tay

2.1. Do chấn thương

Các chấn thương như bong gân nặng, gãy xương hoặc tổn thương khớp ngón tay, có thể ảnh hưởng đến sụn khớp và thay đổi hoạt động của khớp. Khi bị tổn thương, cách sắp xếp và chuyển động của khớp sẽ bị thay đổi, dẫn đến tăng áp lực lên bề mặt sụn khớp gây phá hủy sụn khớp. Do sụn khớp có khả năng tự phục hồi rất kém, chấn thương sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến các dấu hiệu viêm khớp ngón tay. 

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài nguyên nhân chấn thương, viêm khớp ngón tay còn xuất phát từ các bệnh lý như:

  • Thoái hóa khớp: Theo thời gian, sụn khớp của chúng ta có xu hướng suy yếu và xơ hóa. Cùng với đó, những hoạt động lao động nặng nhọc, quá sức kéo dài sẽ bào mòn, thoái hóa các lớp sụn khớp, tạo điều kiện cho quá trình viêm phát triển và dẫn đến tình trạng khớp ngón tay bị viêm ở người cao tuổi. 
  • Viêm xương khớp: Đặc điểm của bệnh là lớp sụn khớp dần bị thoái hóa (ăn mòn), làm lộ ra phần xương dưới khớp. Các khớp thường chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi tình trạng này bao gồm khớp gian đốt xa (DIP joint), khớp gian đốt gần (PIP joint) và khớp tại gốc ngón tay cái. 
  • Viêm khớp dạng thấp: Là bệnh lý tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm các mô khỏe mạnh trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm sưng ở các khớp. Các mô mềm xung quanh khớp, đặc biệt là ở khớp bàn đốt (MCP) và khớp liên đốt xa của ngón tay sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 
  • Hội chứng ống cổ tay: Là tình trạng các dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép. Việc dẫn đến sưng viêm và tổn thương ở các khớp ngón tay.
  • Bệnh Gout: Xuất hiện khi cơ thể gặp vấn đề trong việc chuyển hóa axit uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ dần tích tụ, hình thành các tinh thể sắc nhọn bên trong khớp, dẫn đến tình trạng viêm sưng, đau nhức và giảm khả năng vận động. 
  • Các bệnh lý khác như viêm khớp nhiễm khuẩn, loạn dưỡng cơ bắp, Lupus ban đỏ, tiểu đường,…
Hình chụp người phụ nữ bị biến dạng ngón tay
Tình trạng viêm khớp ngón tay có thể xuất phát từ bệnh gout

2.3. Yếu tố nguy cơ

Bên cạnh nguyên nhân chính từ chấn thương và bệnh lý, nhiều yếu tố khác cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ quan trọng cần lưu ý:

  • Tuổi tác: Ở người cao tuổi, hệ thống xương khớp của họ dần dần bị lão hóa, suy yếu dẫn đến nguy cơ bị viêm khớp ngón tay.
  • Giới tính: Nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp ngón tay cao hơn nam giới. Nhóm nguy cơ cao nhất là phụ nữ trên 40 tuổi, thường xuyên làm các công việc nặng hoặc sử dụng khớp ngón tay nhiều. 
  • Nghề nghiệp: Một số người làm các công việc đòi hỏi sử dụng cổ tay và các ngón tay liên tục trong thời gian dài như công nhân, nhân viên văn phòng, có thể dẫn đến tình trạng các khớp ngón tay hoạt động quá tải gây ra tình trạng viêm.
  • Di truyền: Nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn người bình thường khác do yếu tố di truyền. 
  • Cân nặng: Cân nặng dư thừa là một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến nhiều bệnh lý, bao gồm cả viêm khớp ngón tay. So với người bình thường, người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Thói quen: Bên cạnh việc gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, thói quen sử dụng thuốc lá còn là một yếu tố nguy hiểm khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn. 

3. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp ngón tay

Chẩn đoán sớm và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời giúp ức chế hiệu quả nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, tình trạng khớp ngón tay bị viêm sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Trước tiên, bác sĩ tiến hành khám lâm sàng về các triệu chứng của bệnh, kiểm tra các dấu hiệu sưng trên khớp ngón tay.

Đối với các trường hợp phức tạp cần thêm thông tin để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm máu để tìm nguyên nhân gây bệnh. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT-scan và MRI, siêu âm,…
Bác sĩ đang phân tích kết quả xét nghiệm
Chụp X-quang giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm khớp ngón tay

4. Phương pháp điều trị và chăm sóc giúp cải thiện tình trạng viêm khớp ngón tay

4.1. Phương pháp Tây y

Tùy thuộc tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất. Điều trị bằng Tây y gồm có 2 phương pháp: Sử dụng thuốc và phẫu thuật. 

Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm giúp bệnh nhân cải thiện những triệu chứng khó chịu (sưng, đỏ, đau,…). Lưu ý: Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Các loại thuốc có thể kể đến là:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: Giảm đau trong giai đoạn đầu của tình trạng viêm.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau và chống viêm tại nơi khớp bị tổn thương.
  • Corticosteroid: Được chỉ định trong các trường hợp không phản ứng với các loại thuốc trên hoặc có dịch tụ ở khớp. Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc trị viêm khớp bạn có thể tham khảo bài viết Thuốc trị viêm khớp. 

Các loại thuốc tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng gây ra gánh nặng cho gan, thận và tình trạng viêm ở các khớp ngón tay dễ tái phát. Vì thế, việc sử dụng thuốc cần phải cẩn thận và không được tự ý thay đổi liều lượng dùng thuốc. 

Hình chụp vê thuốc giảm đau Paracetamol giúp giảm viêm khớp ngón tay
Thuốc giảm đau Paracetamol được sử dụng trong giai đoạn đầu của viêm khớp ngón tay

Bên cạnh dùng thuốc, phẫu thuật cũng được xem xét thực hiện khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, không còn đáp ứng với các biện pháp điều trị nội khoa. Mục đích chính của phẫu thuật là hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Một số phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện để điều trị là cắt bỏ gai xương, thay thế khớp ngón tay,… 

4.2. Phương pháp Đông y

Theo Đông y, viêm khớp ngón tay được coi là bệnh thuộc chứng Tý trong Y học cổ truyền. Nguyên nhân bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài như phong, hàn, thấp cũng như từ các vấn đề nội tại như nguyên khí suy yếu và sự tạng phủ yếu của cơ thể. Sự xâm nhập của tà khí, đàm trọc, huyết ứ và tắc nghẽn kinh lạc có thể dẫn đến các triệu chứng như sưng đau, cứng khớp và biến dạng khớp. Y học cổ truyền tập trung vào điều trị nguyên nhân gây bệnh, loại bỏ triệu chứng đau, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ quá trình tái tạo sụn khớp và ngăn chặn  nguy cơ tái phát của bệnh.

Một số cây thuốc nam được đánh giá cao về hiệu quả chữa trị khớp ngón tay bị viêm là: Dây đau xương, Độc hoạt, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Thổ phục linh, Ngưu tất (Cỏ xước), Trinh nữ hoàng cung, Đinh lăng, Ngải cứu, Lá lốt,…

Dưới đây là một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

Bài thuốc từ cây Xấu hổ 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón tay, đau khớp ngón tay trỏ.
  • Nguyên liệu: Rễ của cây xấu hổ, nước và rượu trắng từ 40 – 45 độ.
  • Cách làm: Rửa sạch rễ cây Trinh nữ, chặt khúc nhỏ, phơi khô. Tẩm rễ cây với rượu trắng trong 15 phút. Sao vàng rễ cây, sắc với 500ml nước đến khi còn 1 bát. Chia thuốc làm 2 phần uống trong ngày, liên tục 1 tuần.

Bài thuốc từ hạt Gấc 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón tay và các bệnh lý về xương khớp khác.
  • Nguyên liệu: Hạt Gấc và rượu trắng > 40 độ.
  • Cách làm: Tách bỏ vỏ cứng đen bên ngoài hạt Gấc và thái hạt thành lát mỏng. Cho hạt Gấc vào bình thủy tinh rồi đổ rượu trắng vào ngâm 20 – 25 ngày. Mỗi ngày dùng rượu hạt Gấc xoa bóp lên chỗ bị đau nhức 5 – 10 phút. Có thể thực hiện 1 lần/ngày hoặc xoa bóp khi bị đau nhức.

Bài thuốc từ lá Ngải cứu 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón tay, đau xương khớp hoặc sưng đau khớp ngón tay.
  • Nguyên liệu: 1 nắm lá Ngải cứu tươi, đắng và muối hạt, mật ong.
  • Cách làm: Bạn hãy rửa sạch lá Ngải cứu, ngâm nước muối loãng, giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó, bạn hãy pha nước Ngải cứu với mật ong, uống mỗi ngày 1 cốc. Bên cạnh đó, kết hợp chườm nóng theo công thức sao nóng lá Ngải cứu đã được rửa sạch với muối hạt to. Tiếp đến, bạn hãy cho hỗn hợp vào khăn mỏng, chườm lên khớp tay bị đau 1 – 2 lần mỗi ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số bài thuốc Đông y sau:

Độc hoạt ký sinh thang 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón tay, nhức mỏi xương khớp, phong tê thấp.
  • Nguyên liệu: 12g Tang ký sinh, 12g Tần giao, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 12g Sinh địa, 12g Đỗ trọng, 12g Phục linh, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Ngưu tất, 6g Xuyên khung, 4g Nhân sâm, 4g Nhục quế, 4g Cam thảo, 4g Tế tân. 
  • Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

Phòng phong thang gia giảm 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón tay, viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu.
  • Nguyên liệu: 12g Phòng phong, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 12g Khương hoạt, 8g Quế chi, 8g Bạch linh, 8g Ma hoàng, 8g Tần giao, 6g Cam thảo. 
  • Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

Ý dĩ nhân thang gia giảm 

  • Công dụng: Điều trị viêm khớp ngón tay, viêm khớp dạng thấp giai đoạn đầu.
  • Nguyên liệu: 16g Ý dĩ, 12g Thương truật, 12g Đảng sâm, 8g Ma hoàng, 8g Khương hoạt, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Huỳnh kỳ, 8g Ngưu tất, 8g Xuyên khung, 6g Quế chi, 6g Cam thảo.
  • Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước uống.

Bên cạnh các bài thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các phương pháp Y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị bệnh như: châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt,… 

Các bài thuốc Đông y chữa trị viêm khớp ngón tay được sử dụng phổ biến
Sử dụng các bài thuốc Đông y để hỗ trợ điều trị viêm khớp ngón tay

4.3. Vật lý trị liệu

Nhờ tính an toàn, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau và phục hồi chức năng vận động khớp, vật lý trị liệu ngày càng được ưa chuộng. Dưới đây là các kỹ thuật được áp dụng trong quá trình vật lý trị liệu viêm khớp ngón tay:

  • Mang nẹp: Nẹp được sử dụng để hỗ trợ và hạn chế chuyển động của khớp ngón tay, giúp giảm đau, ngăn ngừa tình trạng biến dạng của khớp.
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh giảm sưng tấy và viêm. Người bệnh nên chườm lạnh để xoa dịu cơn đau, giảm sưng và giúp các khớp tay dễ chịu hơn.
  • Các bài tập: Các bài tập vật lý trị liệu cũng có thể giúp làm dịu cơn đau ở các khớp ngón tay do bệnh gây ra, mang lại sự thoải mái và linh hoạt cho người bệnh.
Người phụ nữ đang tập giãn cơ để phòng bệnh viêm khớp ngón tay
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu giúp làm dịu cơn đau ở các khớp ngón tay

4.4. Chăm sóc bản thân tại nhà

Để tăng hiệu quả chữa trị viêm khớp ngón tay, người bệnh không chỉ nên quan phương pháp điều trị mà còn phải chú trọng cả chế độ sinh hoạt và ăn uống. Dưới đây là các phương pháp chăm sóc bản thân tại nhà:

  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C (kiwi, dứa, bưởi, dâu tây,…), rau họ cải (bông cải, cải bắp, cải kale,…), các loại cá giàu axit béo Omega-3, bột nghệ, tỏi, quế,… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric cao như thịt lợn, thịt bê, nội tạng động vật,… Tìm hiểu kỹ về các thực phẩm trị viêm khớp qua bài viết Thực phẩm trị viêm khớp 
  • Duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp ngón tay như nhấc ngón tay, căng ngón tay cái, nắm chặt tay,… Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thì có thể truy cập bài viết “Bài tập giảm đau nhức xương khớp ngón tay”. 
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp điển hình như Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây là một sản phẩm của Dược Bình Đông hoàn toàn từ thiên nhiên và nổi bật với công dụng bồi bổ, nuôi dưỡng xương khớp.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và duy trì các thói quen sinh hoạt tích cực như: Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế thức khuya,… 
Hình chụp người phụ nữ đang tập yoga
Duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp

5. Phòng ngừa viêm khớp ngón tay

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, ngay từ bây giờ bạn nên quan tâm đến xương khớp để tránh gặp tình trạng viêm khớp ngón tay. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa hữu hiệu: 

  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với đa dạng nhóm thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống đủ nước,… để ổn định hàm lượng Axit uric trong máu cũng như duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Thận trọng trong sinh hoạt thường ngày tránh tình trạng chấn thương.
  • Tạo thói quen tốt khi làm việc như: nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục, đặc biệt là khi hoạt động đánh máy, may vá hoặc tô vẽ,…
  • Thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh tật và điều trị kịp thời.

Đọc thêm: Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp

Các loại đồ ăn thức uống tốt cho xương khớp
Xây dựng một chế độ ăn đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm

6. Tổng kết

Viêm khớp ngón tay là một bệnh lý phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy nhiên, với sự chăm sóc và điều trị thích hợp, người bệnh có thể duy trì lối sống tích cực và khỏe mạnh. Chính vì thế, bạn nên bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt để ngăn ngừa bệnh lý và đến bác sĩ thăm khám ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường. Để nâng cao hiệu quả điều trị viêm khớp ở ngón tay, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông.

Thảo Linh Tiên Bình Đông là sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp hiệu quả và an toàn. Sản phẩm này được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên như Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ,… Sản phẩm hiện đang được nhiều người tin dùng và đánh giá cao về hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp. 

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông hỗ trợ điều trị viêm, nhức, đau nhức xương khớp
Uống Thảo Linh Tiên Bình Đông giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp

Thảo Linh Tiên Bình Đông được sản xuất bởi Dược Bình Đông – thương hiệu uy tín với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối dược phẩm từ thảo dược. Dược Bình Đông cam kết chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Thảo Linh Tiên Bình Đông cũng như các sản phẩm khác của công ty. Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và mua hàng nhanh chóng, bạn vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808.

Đọc thêm các bài viết khác về Viêm khớp:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)