Tìm kiếm

Viêm khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả

Người đàn ôn bị viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay là một trong những bệnh lý phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng lực tay như: vận động viên, nhiếp ảnh gia, công nhân,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ,… Chủ động tìm hiểu về viêm khớp ở khuỷu tay và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất qua bài viết bên dưới nhé!

1. Đôi nét về viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay là một bệnh thuộc nhóm xương khớp, không chỉ giới hạn khả năng vận động của cánh tay mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

1.1. Giới thiệu về tình trạng viêm khớp khuỷu tay

Khớp khuỷu tay được đánh giá là khớp có cấu trúc tương đối phức tạp của cơ thể, bởi có đến 3 xương tham gia hoạt động, đó là xương cánh tay, xương quay và xương trụ. Khớp khuỷu tay là khớp đóng vai trò quan trọng trong vận động, đồng thời cũng là khớp chịu nhiều lực tác động nên rất dễ bị tổn thương.

Viêm khớp khuỷu tay là tình trạng giãn, rách hoặc đứt một hoặc một vài nhóm gân cơ tại khớp khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm ở khớp khuỷu tay phải hoặc tay trái.

Tình trạng này thường gặp do chấn thương hoặc do vận động khớp tay nhiều như:

  • Người thường chơi những môn thể thao đòi hỏi sức từ cánh tay: Đánh golf, bóng chày, bóng ném, tennis, cử tạ,…
  • Người làm công việc cần dùng lực tay nhiều: Thợ mộc, đầu bếp, họa sĩ, thợ sửa nước, nhiếp ảnh gia, công nhân nhà máy,…
  • Những người có tiền sử chấn thương hoặc gãy xương khuỷu tay.
Người đàn ông bị đau nhức xương khớp do viêm khớp khuỷu tay
Khớp khuỷu tay được đánh giá là khớp có cấu trúc tương đối phức tạp của cơ thể

1.2. Các giai đoạn của viêm khớp khuỷu tay

Bệnh được chia thành nhiều giai đoạn với những triệu chứng điển hình khác nhau, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn đầu: Bệnh nhân có cảm giác đau nhẹ tại vùng khuỷu, thỉnh thoảng bất động trong thời gian ngắn và phục hồi ngay sau đó. 
  • Giai đoạn vừa đến nặng: Các biểu hiện khớp khuỷu tay bị viêm rõ ràng hơn, nổi bật là tình trạng sưng, nóng, đỏ và viêm tại ổ khớp kèm theo đó là giới hạn khả năng vận động tại chỗ. Lúc này, người bệnh nên được thăm khám và điều trị ngay.  

1.3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm khớp khuỷu tay

Tương tự các bệnh lý liên quan đến xương khớp khác, dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm khớp khuỷu tay phụ thuộc vào tiến triển cũng như nguyên nhân gây bệnh. 

Các dấu hiệu tại khớp bao gồm:

  • Đau nhức khớp: Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thỉnh thoảng cảm nhận được cơn đau. Đặc biệt, khi xoay cẳng tay hay mở rộng cánh tay thì cường độ đau sẽ tăng lên.
  • Sưng tấy, nóng, đỏ: Khớp khuỷu tay là khớp lớn nên người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy sự sưng tấy, đôi khi kèm theo hiện tượng nóng đỏ.
  • Cứng khớp: Tình trạng này thường xảy ra ở những bệnh nhân mắc viêm khớp sau chấn thương.
  • Cử động khó khăn: Cánh tay không thể co lại hay duỗi thẳng, khó nâng đồ vật. Khớp khuỷu có thể bị lệch và không ổn định, từ đó gây hạn chế trong các hoạt động hàng ngày… Người bệnh còn nghe thấy những tiếng lục khục khi chuyển động cánh tay.
  • Khóa khớp: Tình trạng này được mô tả như khớp bị khóa lại khi bạn đang vận động và không thể đưa khớp về trạng thái bình thường.

Đọc thêm: Sưng khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa khớp sưng tấy

Bên cạnh đó, người bệnh có thể có một số triệu chứng khác như tê rần, ngứa ran và đau nhức ở vùng xương hay mô mềm lân cận, nặng một bên cánh tay kèm theo nóng sốt tại chỗ hay toàn thân, mệt mỏi, xuất hiện các hạch tại nách hoặc cổ.

Người đàn ông đang bị viêm khớp khuỷu tay
Khuỷu tay sưng, nóng, đỏ là dấu hiệu nhận biết viêm khớp khuỷu tay

1.4. Viêm khớp khuỷu tay có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?

Theo các bác sĩ, nếu khớp khuỷu tay bị viêm được chẩn đoán và can thiệp kịp thời thì hoàn toàn có thể kiểm soát và không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để viêm khớp tiến triển trong thời gian dài thì có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: 

  • Mất vững khớp khuỷu; 
  • Cứng khớp;
  • Biến dạng khớp khuỷu; 
  • Chèn ép thần kinh; 
  • Hạn chế sinh hoạt hằng ngày; 
  • Rối loạn giấc ngủ do đau.

Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi gặp phải một số dấu hiệu dưới đây:

  • Cơn đau không cải thiện sau khi điều trị thuốc giảm đau;
  • Đau kết hợp với các triệu chứng như tê bì, yếu mỏi cánh tay, bàn tay;
  • Đau dữ dội làm hạn chế vận động của cánh tay kèm theo triệu chứng sưng, nóng, đỏ khớp khuỷu tay;
  • Sốt, mệt mỏi.
Người phụ nữ mắc bệnh về viêm khớp khuỷu tay
Viêm khớp khuỷu tay tiến triển có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây viêm khớp khuỷu tay

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp khuỷu tay khá đa dạng, có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố từ bên ngoài tác động.

2.1. Do chấn thương

Viêm khớp khuỷu tay thường xuất hiện ở những người thường xuyên vận động khuỷu tay quá sức (do đặc thù công việc) hoặc sai tư thế. Ngoài ra, người có tiền sử chấn thương (gãy xương, trật khớp, bong gân,…) hoặc đã từng trải qua quá trình phẫu thuật khuỷu tay có thể làm hỏng lớp sụn của khớp dẫn đến tình trạng viêm.

Tình trạng viêm khớp sau chấn thương có thể tiến triển âm thầm trong nhiều năm từ chấn thương ban đầu. Ngay cả khi đã được điều trị, khớp tổn thương vẫn có thể bị viêm theo thời gian.

2.2. Nguyên nhân bệnh lý

Viêm khớp ở khuỷu tay là hậu quả của nhiều bệnh lý bao gồm:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng sụn khớp bị hao mòn và tổn thương. Theo thời gian, lớp sụn bảo vệ dần mất đi khiến bề mặt khớp cọ xát vào nhau mỗi khi vận động. Đồng thời, để đáp ứng tình trạng thiếu hụt sụn, cơ thể sẽ phát triển các gai xương. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy sưng, đau hoặc cứng khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý mãn tính và tiến triển do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức. Viêm khớp dạng thấp sẽ dần phá hủy sụn, xương cũng như gây viêm bao hoạt dịch. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là đau đối xứng, âm ỉ, cơn đau xảy ra chủ yếu ở mặt ngoài của khớp và cường độ đau tăng khi xoay cẳng tay kèm với tình trạng sưng, đỏ, nóng ở khớp khuỷu.
  • Viêm khớp vảy nến: Viêm khớp vảy nến là tình trạng viêm khớp xảy ra ở bệnh nhân mắc vảy nến. Bệnh vảy nến xuất hiện với những nốt ban đỏ, vảy trắng và thường ở khuỷu tay, bàn tay, mắt cá chân, bàn chân và đầu gối. Bệnh viêm khớp vảy nến gây ra những cơn đau ở bất kỳ cơ quan nào, trong đó phải kể đến là tình trạng viêm khớp cùi chỏ.
  • Lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh lý này liên quan đến sự suy kiệt của hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể. Bệnh nhân mắc lupus ban đỏ có những triệu chứng như tổn thương thận và hệ thống thần kinh, hội chứng Raynaud, viêm màng phổi,… khiến các khớp đau nhức và gây nên viêm khớp do lupus ban đỏ.
  • Các bệnh lý khác: Gout, rối loạn cơ chế miễn dịch, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp thiếu niên,…
Hình chụp người phụ nữ bị biến dạng ngón tay do bệnh Gout
Nhiều bệnh lý có thể gây ra tình trạng viêm khớp khuỷu tay

2.3. Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố sinh lý hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng viêm khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi bước vào độ tuổi trung niên, phần đệm sụn tại các khớp khuỷu tay sẽ trở nên mỏng và yếu, dẫn đến việc 2 đốt xương cọ xát vào nhau và gây ra tình trạng đau, viêm ở người bệnh.
  • Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc viêm khớp khuỷu tay ở nam giới cao hơn nữ giới và có sự liên quan với hormon steroid trong cơ thể.
  • Nghề nghiệp: Người làm các công việc cần dùng lực tay nhiều như thợ mộc, đầu bếp, thợ sửa nước, công nhân, họa sĩ, nhiếp ảnh,… sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý viêm khớp ở khuỷu tay.
  • Thói quen: Nếu bạn thường xuyên thực hiện các hoạt động sử dụng khớp khuỷu tay nhiều thì khả năng bị chấn thương và gặp phải vấn đề với vùng khớp này sẽ cao hơn.
  • Di truyền: Các yếu tố di truyền cũng có thể là nguy cơ dẫn tình trạng thoái hóa khớp cũng như viêm khớp dạng thấp.
  • Thời tiết: Thời tiết thay đổi, đặc biệt là trời trở lạnh khiến tình trạng cứng khớp, đau khớp khuỷu tay trầm trọng hơn.

3. Phương pháp chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay

Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm nhận những cơn đau nhẹ và thoáng qua nên thường có tâm lý chủ quan. Điều này làm cho bệnh tình tiến triển nặng và gặp nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Do đó, khi phát hiện bất thường về sức khỏe thì nên được thăm khám sớm để có biện pháp can thiệp hiệu quả.

Một số phương pháp thường được chỉ định để chẩn đoán viêm khớp khuỷu tay bao gồm: 

  • Xét nghiệm máu
  • Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT-scan và MRI, siêu âm khớp, nội soi khớp,…
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân
Thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân viêm khớp khuỷu tay

4. Phương pháp điều trị và chăm sóc giúp cải thiện tình trạng viêm khớp khuỷu tay

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị và hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm khớp khuỷu tay.

4.1. Phương pháp Tây y

Tùy thuộc tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ có chỉ định nhóm thuốc thích hợp để điều trị cho bệnh nhân như: 

  • Thuốc Tây: Một số loại thuốc được sử dụng giúp bệnh nhân cải thiện những triệu chứng của bệnh (sưng, đỏ, đau,…) bao gồm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc chống viêm khớp DMARDs, thuốc tiêm steroids.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nếu những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Một số phương pháp có thể được chỉ định để điều trị viêm khớp ở khuỷu tay bao gồm phẫu thuật cắt bao hoạt dịch, nội soi khớp, phẫu thuật thay thế khớp hoặc cắt xương.

Để tìm hiểu kỹ hơn về các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm khớp cũng như lưu ý trong quá trình sử dụng, bạn có thể truy cập vào bài viết “Thuốc trị viêm khớp”.

4.2. Phương pháp Đông y

Theo Y học cổ truyền, viêm khớp dạng thấp thuộc phạm vi chứng Tý. Căn nguyên chính do ngoại nhân (thấp, phong, hàn), nội thương (tạng phủ, nguyên khí suy yếu), đàm trọc, huyết ứ, tà khí xâm nhập, tắc nghẽn kinh lạc dẫn đến sưng đau, cứng và biến dạng khớp. Y học cổ truyền hướng đến việc điều trị căn nguyên, chấm dứt triệu chứng cũng như hỗ trợ tái tạo sụn khớp, hạn chế biến chứng và tránh tái phát.

Một số cây thuốc nam dùng để điều trị viêm khớp khuỷu tay bao gồm: Dây đau xương, Độc hoạt, Thổ phục linh, Ngưu tất (Cỏ xước), Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Thiên niên kiện, Khương hoạt, Ngũ Gia Bì,…

Các bài thuốc dân gian được sử dụng để điều trị bệnh có nguồn gốc thiên nhiên, đảm bảo an toàn và hạn chế tác dụng không mong muốn. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ cải thiện một phần triệu chứng nếu bệnh đang ở thể nhẹ đến vừa. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị khớp khuỷu tay bị viêm:

Bài thuốc với Lá lốt và Muối

Nguyên liệu: Khoảng 10 Lá lốt và 100mg muối.

Cách làm:

  • Rửa sạch Lá lốt với nước, vò nát và sao vàng.
  • Thêm 100mg Muối, đảo đều đến khi nóng thì dừng.
  • Cho hỗn hợp vào túi vải, sau đó chườm lên vị trí khớp khuỷu tay, có thể thực hiện từ 1 đến 2 lượt mỗi khi đau.

Bài thuốc với lá Địa liền và Rượu

Nguyên liệu: 3 củ Địa liền và 500ml rượu.

Cách làm:

  • Rửa sạch Địa liền rồi thái lát mỏng.
  • Bỏ địa liền vào hũ đựng, thêm 500ml rượu trắng và đậy kín.
  • Ngâm ít nhất 20 ngày, sau đó thoa trực tiếp lên bề mặt vùng khớp khuỷu tay khi đau.

Bài thuốc với Khoai tây

Nguyên liệu: 1 củ Khoai tây.

Cách làm:

  • Khoai tây rửa sạch và để ráo nước rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Đắp trực tiếp khoai tây lên vị trí khớp khuỷu tay đang có hiện tượng sưng đỏ.
Hình ảnh về quả khoai tây tốt cho sức khỏe
Mẹo trị viêm khớp khuỷu tay bằng Khoai tây

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y được đánh giá cao trong điều trị và hỗ trợ cải thiện tình trạng khớp khuỷu tay bị viêm dưới đây: 

Bài thuốc 1: Quyên tý thang gia giảm

  • Nguyên liệu: Đương quy, Hoàng kỳ, Xích thược mỗi vị 14g, Khương hoàng 12g, Quế chi 12g, Phòng phong 10g, Khương hoạt 10g, Cam thảo 6g, Đại táo 3 quả. 
  • Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Quế chi thược dược tri mẫu thang

  • Nguyên liệu: Thược dược 12g, Bạch truật 12g, Tri mẫu 12g, Phòng phong 12g, Quế chi 8 – 12g, Chế Phụ tử 8 – 12g, Chích thảo 8g, Ma hoàng 8g, Sinh khương 5 lát.
  • Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.

Bài thuốc 3: Cửu vị khương hoạt gia giảm

  • Nguyên liệu: Sinh địa 20g, Bạch chỉ 14g, Xuyên khung 14g, Thông bạch 12g, Thương truật 12g, Sinh khương 12g, Phòng phong 10g, Khương hoạt 8g, Hoàng cầm 8g, Tế tân 6g, Cam thảo 6g. 
  • Cách làm: Sắc uống. 

Đọc thêm: Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe

Ngoài các bài thuốc trên bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều loại thảo dược từ thiên nhiên với công dụng nuôi dưỡng xương khớp, trừ phong hàn, phong thấp, bổ can thận, thanh nhiệt đồng thời cải thiện các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp do viêm khớp, thoái hóa khớp. 

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông của công ty Dược Bình Đông
Sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm khớp, thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp

Bên cạnh đó, châm cứu được cho là một biện pháp giúp giảm đau hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp khuỷu tay bị chấn thương do vận động, giúp cải thiện triệu chứng và cải thiện hoạt động của khớp.

4.3. Vật lý trị liệu

Một số phương pháp vật lý trị liệu giúp cải thiện tình trạng viêm khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Giãn cơ: Giúp giảm các biểu hiện đau tức và khó chịu ở khớp khuỷu, được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật.
  • Phục hồi cử động khớp với các bài tập: Vận động khớp khuỷu theo chuỗi tư thế gập, duỗi và xoay giúp hỗ trợ vận động cũng như phục hồi chức năng.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài tập, liệu pháp (nhiệt hoặc lạnh) hoặc dụng cụ (nẹp cố định) để hỗ trợ giảm đau và giảm căng thẳng cho phần khớp khuỷu.

Hình chụp người phụ nữ đang giản cơ
Giản cơ giúp giảm các biểu hiện đau tức và khó chịu ở khớp khuỷu

4.4. Chăm sóc bản thân tại nhà

Sử dụng thuốc điều trị kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe phù hợp sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị:

  • Thực phẩm tốt cho xương khớp: Một số loại thực phẩm giúp người bệnh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng và tăng cường sức khỏe xương khớp như thực phẩm chứa vitamin C (kiwi, dứa, bưởi, dâu tây,…), rau họ cải (bông cải, cải bắp, cải kale,…), các loại cá giàu axit béo omega-3, bột nghệ, tỏi, quế,… Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng acid uric cao như thịt lợn, thịt bê, nội tạng động vật,…
  • Các bài tập hỗ trợ xương khớp: Duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp chuyên sâu cũng là một phương pháp được đánh giá cao. Tìm hiểu thêm bài viết “Bài tập giảm đau nhức xương khớp cổ tay”. 
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp: Bạn có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ bổ sung các thành phần dưỡng chất tốt cho xương khớp, cải thiện các vấn đề liên quan tới xương khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp. Thảo Linh Tiên Bình Đông là một trong những sản phẩm được nhiều người tiêu dùng tin chọn.
  • Thay đổi thói quen: Duy trì thói quen sinh hoạt tích cực có thể góp phần hạn chế diễn tiến bệnh, đảm bảo một cuộc sống tinh thần lành mạnh, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…
Hình chụp người phụ nữ đang tập yoga để phòng bệnh viêm khớp khuỷu tay
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng và hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp

5. Phòng ngừa viêm khớp khuỷu tay

Để phòng ngừa tình trạng viêm khớp khuỷu tay, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

  • Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng một chế độ ăn đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chú ý bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và uống đủ nước để giúp ổn định hàm lượng axit uric trong máu cũng như duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
  • Tránh chấn thương: Thận trọng trong sinh hoạt thường ngày, khi tham gia giao thông hay chơi thể thao để giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, cần hạn chế mang vác vật nặng hoặc có dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết. 
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn và đúng cách: Bạn có thể tập các môn thể thao vận động nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, yoga để hạn chế kích thích và tổn thương ổ khớp.
  • Thói quen tốt khi làm việc: Tạo thói quen nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục, đặc biệt là khi đánh máy, may vá hoặc vẽ,…
  • Thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về xương khớp.

Đọc thêm: Người bị viêm khớp nên ăn gì, uống gì để mau khỏi bệnh?

Hình chụp các thực phẩm tốt cho xương khớp
Xây dựng chế độ ăn uống đa dạng để phòng ngừa viêm khớp khuỷu tay

6. Tổng kết

Ngày nay, các vấn đề về xương khớp nói chung và viêm khớp khuỷu tay nói riêng xảy ra khá phổ biến. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên, với sự chăm sóc và điều trị thích hợp, người bệnh có thể duy trì lối sống tích cực và khỏe mạnh.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khỏe xương khớp, bạn có thể tham khảo sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm là sự kết hợp của 9 loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, phong thấp, thoái hóa khớp. Đây là một trong những sản phẩm nổi bật của Dược Bình Đông, đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng về hiệu quả điều trị. 

Với 70 năm kinh nghiệm, Dược Bình Đông đã nghiên cứu, phát triển và cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng với bảng thành phần lành tính, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vui lòng liên hệ ngay với Dược Bình Đông qua số hotline (028) 39 808 808 để trò chuyện với đội ngũ chuyên gia về các vấn đề sức khỏe.

Đọc thêm các bài viết khác về viêm khớp:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)