Đau khủyu tay có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh xương khớp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của cánh tay. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, do đó việc chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh là vô cùng quan trọng để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Trong bài viết dưới đây, Dược Bình Đông sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả của đau khớp khuỷu tay.
1. Đôi nét về tình trạng đau khớp khuỷu tay
1.1. Giới thiệu về tình trạng đau khớp khuỷu tay
Khớp khuỷu tay là bộ phận có cấu trúc khá phức tạp bởi có tới 3 xương tham gia cử động, đó là xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Trong đó, phần xương lồi ra mà chúng ta có thể nhìn thấy chính là phần đầu tròn của xương cánh tay, là nơi cơ và gân nối xương cánh tay, giúp cánh tay gập và duỗi dễ dàng.
Đau khớp vùng khuỷu tay (đau cùi chỏ) gây ảnh hưởng tới chức năng, hoạt động cũng như cấu trúc của khớp khuỷu tay. Tình trạng này xảy ra khi có một hoặc nhiều bộ phận cấu thành khuỷu tay kích ứng quá mức hoặc bị viêm.
Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: Sưng khớp, Cứng khớp, Khớp kêu (lục cục, lắc rắc, lạo xạo,…), đau buốt, nóng đỏ,… Những triệu chứng này có thể diễn ra ở khuỷu tay trái hoặc khuỷu tay phải, thậm chí là đồng thời cả 2 bên.
Đau khớp khuỷu tay có thể xảy ra ở bất cứ ai, đặc biệt là các đối tượng thường xuyên vận động, làm việc dùng nhiều lực tay hoặc có tiền sử chấn thương.
1.2. Biến chứng của đau khớp khuỷu tay
Theo các bác sĩ, nếu viêm khớp khuỷu tay được chẩn đoán và can thiệp kịp thời thì hoàn toàn có thể kiểm soát và không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để viêm khớp tiến triển trong thời gian dài thì có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Mất vững khớp khuỷu tay;
- Cứng khớp;
- Biến dạng khớp khuỷu;
- Chèn ép thần kinh;
- Hạn chế sinh hoạt hằng ngày;
- Rối loạn giấc ngủ do đau.
1.3. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Cần thăm khám khớp khuỷu tay tại Bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình nếu như không biết nguyên nhân (tự nhiên bị đau) hoặc khi gặp các triệu chứng như:
- Các cơn đau nhức dữ dội ở khuỷu tay, kèm theo những vết bầm tím và sưng đỏ ở xung quanh.
- Đau khi cử động cánh tay hoặc không thể cử động cánh tay.
- Nhận thấy khớp bị biến dạng hoặc có cử động bất thường.
- Sốt cao kéo dài, sử dụng các biện pháp hạ sốt nhưng không hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp khuỷu
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp khuỷu tay, có thể kể đến như:
2.1. Chấn thương
Các chấn thương xảy ra trong quá trình vận động sẽ khiến khớp trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Các chấn thương thường gặp nhất là trật khớp, bong gân, gãy xương,… xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày, khi chơi thể thao hoặc khi bị tai nạn, té ngã,…
2.2. Bệnh lý
Người mắc các bệnh như thoái hoá khớp, viêm khớp, gout,… rất dễ gặp phải triệu chứng đau khớp.
- Thoái hóa khớp khuỷu tay: Đây là dạng viêm khớp mãn tính gây hư hỏng và hao mòn sụn khớp, khiến cho phần đầu xương ở khớp cọ xát với nhau. Các triệu chứng đi kèm đó là sưng khớp, giảm khả năng vận động khớp khuỷu tay, biến dạng khớp khuỷu tay, xuất hiện gai xương ở khuỷu tay khi chụp x quang, nghe tiếng lụp cụp khi uốn cong hoặc duỗi thẳng khớp.
- Viêm khớp khuỷu tay: Tình trạng viêm và sưng ở một hoặc nhiều khớp, gây đau và hạn chế vận động. Triệu chứng đi kèm như đau, sưng đỏ và cứng khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: Xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp màng mỏng bao quanh khớp gây viêm, làm tổn thương xương, sụn và mô mềm xung quanh. Bệnh gây nên tình trạng đau nhức và sưng viêm ở cả hai khớp khuỷu tay.
- Bệnh lý khác: Bệnh lý xương khớp khác cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng khớp khuỷu tay. Các bệnh lý bao gồm: Gout, viêm khớp vảy nến, viêm khớp do lupus ban đỏ, viêm bao hoạt dịch, tiểu đường,…
2.3. Yếu tố nguy cơ
Ngoài nguyên nhân chính là do chấn thương và bệnh lý, còn có các yếu tố nguy cơ dẫn đến đau khớp khuỷu tay. Cụ thể đó là:
- Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, hệ thống xương khớp càng bị lão hoá và suy yếu dẫn tới nguy cơ đau khớp khuỷu tay.
- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ bị viêm khớp cao gấp đôi nam giới. Nhất là phụ nữ trên 40 tuổi, thường xuyên làm các công việc nặng hoặc sử dụng khớp khuỷu tay nhiều.
- Nghề nghiệp: Vận động viên golf, tennis,… thường bị tổn thương khuỷu tay do vận động khớp khuỷu nhiều. Nhân viên văn phòng, người phải làm việc nhiều với máy tính cũng là đối tượng dễ bị đau khuỷu tay.
- Di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh về viêm khớp thì khả năng cao bệnh có thể di truyền.
- Cân nặng: So với người bình thường, những người thừa cân, béo phì dễ có nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Trong đó, đau khớp khuỷu tay là một triệu chứng điển hình.
- Thói quen: Thói quen hút thuốc lá cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng viêm khớp khuỷu trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Chẩn đoán dấu hiệu đau khớp khuỷu tay
Chẩn đoán sớm dấu hiệu đau khớp khuỷu tay là vô cùng quan trọng giúp xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời cũng như giảm thiểu chi phí điều trị. Đau khớp khuỷu tay có thể được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe lâm sàng. Tuy nhiên, thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng bệnh, nhờ đó có phương án điều trị tốt nhất.
Quy trình thực hiện thăm khám lâm sàng sẽ bao gồm:
- Xác định khu vực bị đau.
- Tình trạng đau: Thời điểm đau nhất trong ngày; cơn đau bắt đầu từ bao giờ và kéo dài bao lâu; có các triệu chứng như sưng đỏ, bầm tím hay không,…
Bạn có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như sau:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra nồng độ axit uric, tốc độ lắng máu, protein phản ứng C… Qua đó giúp phân biệt những nguyên nhân gây viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gout,… Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng là cách hỗ trợ bác sĩ kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.
- Chụp X-quang: Chụp X-quang là phương pháp giúp tìm ra những bất thường ở xương như gai xương, u xương, gãy xương, thoái hóa khớp,… qua đó xác định chính xác tình trạng bệnh lý.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Cách này giúp tạo ra những hình ảnh chi tiết về mặt cắt ngang của mô mềm, qua đó bác sĩ có thể xác định tình trạng bệnh và vị trí tổn thương.
- Chụp cắt lớp vi tính CT: Chụp CT có thể thấy được hình ảnh chi tiết từ nhiều góc độ khác nhau của xương. Nhờ đó bác sĩ sẽ xác định những bất thường bên trong cấu trúc của xương và mô.
- Siêu âm khớp: Sóng âm tần số cao khi siêu âm khớp sẽ tạo ra hình ảnh chi tiết về những mô mềm như bao hoạt dịch, sụn,… Từ đó có thể xác định nhanh các vị trí tổn thương trong hệ thống xương khớp.
- Nội soi khớp
4. Phương pháp điều trị đau khớp khuỷu tay
4.1. Phương pháp Tây y
Đây chính là phương pháp điều trị phổ biến để làm giảm triệu chứng đau khớp khuỷu tay. Bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và biết được nguyên nhân khớp khuỷu tay bị đau. Tuỳ theo nguyên nhân và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc Tây y hoặc điều trị phẫu thuật.
Các loại thuốc có thể kể đến đó là:
- Paracetamol (đau nhẹ đến trung bình),
- Tramadol (đau trung bình đến nặng),
- Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs),
- Thuốc kháng viêm Corticoid,
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs),
- Thuốc sinh học.
Các loại thuốc Tây, đặc biệt là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không Steroid (NSAIDs) và Corticoid có thể gây nên các tác dụng phụ liên quan tới đường tiêu hoá, gan, thận, tim mạch,… Do đó, để tránh gặp phải tình trạng không mong muốn, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu tình trạng đau khớp khuỷu tay do các nguyên nhân phức tạp gây nên, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để cải thiện chức năng khuỷu tay. Kỹ thuật áp dụng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, tuổi tác, mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị của người bệnh. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị viêm đau khớp khuỷu tay thường được áp dụng đó là:
- Nội soi khớp
- Mổ mở
- Thay khớp nhân tạo.
Để tìm hiểu thêm về thuốc tây điều trị xương khớp bạn có thể tìm hiểu thêm về bài viết: Thuốc trị xương khớp và những lưu ý quan trọng cần nắm
4.2. Phương pháp Đông y
Bên cạnh việc điều trị đau khớp khuỷu tay bằng phương pháp Tây y thì nhiều người cũng đang cân nhắc sử dụng phương pháp Đông y.
Chữa đau khớp khuỷu tay theo Đông y được đánh giá là hiệu quả trong việc giảm đau, cứng khớp. Tuy vậy, người bệnh nên tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia Đông y để sử dụng bài thuốc một cách tốt nhất.
Các bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau, giảm viêm và hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn có thể chữa đau khớp khuỷu tay với bài thuốc từ Ngải cứu, lá Chìa vôi hoặc Sả:
Ngải cứu tươi đem rang cùng với muối, hoặc xào lên với rượu gạo. Sau đó, đem đi đắp hoặc chườm vào khớp khuỷu tay để giảm đau nhức.
- Nghiền nát và sao khô lá Chìa vôi tươi với muối. Sau đó đem đi đắp hoặc chườm vào vị trí khớp khuỷu tay.
- Xay nhuyễn Sả thành bột rồi trộn cùng với muối. Sử dụng hỗn hợp vừa làm thoa lên vùng khớp ở khuỷu tay, massage nhẹ nhàng và rửa lại với nước ấm.
Ngoài ra, trong Đông y có rất nhiều cây thuốc được dùng để điều trị thoái hóa khớp, hỗ trợ làm giảm đau khớp khuỷu tay, có thể kể đến như Trinh nữ (Xấu hổ), Ngải cứu, Đinh lăng, Lá lốt, Cỏ xước (Ngưu tất), Dền gai, Dây đau xương, Đỗ trọng, Thiên niên kiện…
Hiệu quả của các bài thuốc dân gian trong việc điều trị thoái hóa khớp tay còn tuỳ thuộc theo từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bài thuốc Quyên tý thang điều trị thoái hóa khớp khuỷu tay:
Bài thuốc Quyên tý thang:
- Công dụng: Ích khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.
- Nguyên liệu: 15-20g Khương hoạt, 15-20g Hoàng kỳ, 15-20g Khương hoàng, 15-20g Xích thược, 15-20g Phòng phong, 15-20g Đương quy, 4g Chích cam thảo.
- Cách làm: Sắc tất cả các với nước Gừng tươi, mỗi ngày uống 1 thang.
Để tìm hiểu thêm về các cây thuốc nam tốt cho xương khớp bạn có thể tìm hiểu thêm về bài viết: Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe
Ngoài ra, nhiều người tin dùng đó là sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ làm giảm đau khớp khuỷu tay Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang thầm, Kê huyết đằng, Độc hoạt, Mộc qua,… hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do thoái hóa khớp, viêm khớp hoặc phong thấp.
4.3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau, tăng tầm vận động cho phần khuỷu tay và chống cứng khớp. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh, kéo giãn và cải thiện sự linh hoạt cho dây chằng. Những hình thức vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến bao gồm:
- Tích cực: bài tập kéo giãn cơ, bài tập tăng cường cơ bắp, bài tập di chuyển thiết bị hoặc bài tập dưới nước.
- Thụ động: dùng nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh), dùng sóng âm, kích thích điện, siêu âm trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, nắn hoặc xoa bóp khớp,…
5. Hỗ trợ giảm tình trạng đau khớp khuỷu tay tại nhà
Bên cạnh việc điều trị đau khớp khuỷu tay bằng các phương pháp nêu trên, người bệnh cần kết hợp chú trọng chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là phương pháp hỗ trợ giảm đau khớp tại nhà:
- Chú trọng chế độ dinh dưỡng: Bổ sung thực phẩm tốt cho xương khớp như vitamin C từ kiwi, dứa, bưởi, dâu tây,… các loại rau họ cải, các loại cá giàu axit béo Omega-3, tỏi, quế, bột nghệ,… Hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng Acid uric cao như thịt lợn, thịt bê, nội tạng động vật,…Tìm hiểu kỹ về các thực phẩm trị viêm khớp qua bài viết Thực phẩm trị viêm khớp.
- Duy trì thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng xương khớp khuỷu tay như gập khuỷu tay, nâng lòng bàn tay, xoay cổ tay,… Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm, bạn có thể truy cập bài viết “Bài tập khớp khuỷu tay”.
- Có thể chườm đá để làm giảm đau cho khớp.
- Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông.
- Xây dựng lối sống lành mạnh và duy trì các thói quen sinh hoạt tích cực: Tránh xa rượu bia và các chất kích thích, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, không nên thức khuya,…
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
6. Phòng ngừa tình trạng đau khớp khuỷu tay
Để phòng ngừa tình trạng đau khớp khuỷu tay, bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:
- Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng một chế độ ăn đa dạng với nhiều nhóm thực phẩm, tăng cường sức đề kháng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Chú ý bổ sung trái cây, rau xanh và uống đủ nước,… để ổn định hàm lượng axit uric trong máu cũng như duy trì hệ xương khỏe mạnh. Tìm hiểu kỹ về chế độ dinh dưỡng tốt cho xương khớp qua bài viết Thực phẩm tốt cho xương khớp.
- Tránh chấn thương: Hãy cẩn thận trong sinh hoạt thường ngày, khi tham gia giao thông hay chơi thể thao để giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Ngoài ra, cần hạn chế mang vác vật nặng và sử dụng dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết.
- Tập luyện các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga: Việc tập luyện điều đặn và đúng cách sẽ giúp hạn chế kích thích và tổn thương ổ khớp.
- Tạo thói quen tốt khi làm việc: Tạo thói quen nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục nhất là khi đánh máy, may vá hoặc vẽ,…
- Thăm khám định kỳ: Bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về xương khớp.
7. Tổng kết
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau khớp khuỷu tay và các phương pháp điều trị hiệu quả mà bạn nên biết. Khi gặp cảm giác đau khớp, dù ở bất kỳ vị trí nào, bạn cũng không nên chủ quan để bệnh kéo dài mà cần phải thăm khám ngay tại các chuyên khoa cơ xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình.
Bên cạnh việc kết hợp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập điều độ, việc sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp vẫn vô cùng quan trọng. Sản phẩm Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông với các thành phần thảo dược thiên nhiên giúp nuôi dưỡng xương khớp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp, phong thấp. Chắc chắn, đây sẽ là giải pháp hoàn hảo cho những ai đang đau đầu về vấn đề đau nhức xương khớp.
Dược Bình Đông với quá trình hình thành và phát triển hơn 70 năm đã tạo nên thương hiệu uy tín và có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Những sản phẩm hiệu quả và chất lượng cao của chúng tôi đã khiến cho khách hàng luôn tin tưởng và an tâm lựa chọn sử dụng. Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm Thảo Linh Tiên hoặc các sản phẩm khác của Dược Bình Đông, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua hotline 028.39.808.808 để được hỗ trợ sớm nhất.