Việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng viêm khớp. Đặc biệt, người cao tuổi – đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh càng cần chú ý đến chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe tốt. Vậy người bị viêm khớp nên ăn gì và uống gì? Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
1. Đôi nét về viêm khớp và chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
1.1. Giới thiệu tình trạng viêm khớp
Viêm khớp là một thuật ngữ chung dùng để chỉ tất cả các rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của khớp. Khi bị viêm khớp, người bệnh sẽ bị sưng, đau, cứng một hoặc nhiều khớp trên cơ thể và làm hạn chế khả năng vận động. Bệnh lý này thường xảy ra ở người cao tuổi, người lao động nặng, người thừa cân béo phì, người từng bị chấn thương xương khớp, nhân viên văn phòng,…
Theo thống kê, có hơn 100 loại bệnh viêm khớp khác nhau như viêm xương khớp (OA), viêm khớp dạng thấp (RA), viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp phản ứng, gout,… Trong đó, phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).
Hầu hết người mắc bệnh viêm khớp sẽ gặp một số triệu chứng điển hình như đau nhức, cứng khớp, sưng tấy, nóng đỏ vùng da quanh khớp; phát ra âm thanh lạo xạo khi di chuyển; gặp khó khăn khi vận động;… Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng khác như sốt cao, sụt cân đột ngột, ngứa ngáy, phát ban, khó thở,…
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp, bao gồm:
- Nguyên nhân tại khớp: Viêm sụn khớp, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn khớp.
- Nguyên nhân ngoài khớp: Chấn thương, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng miễn dịch,…
- Các yếu tố nguy cơ: Tuổi tác, cân nặng, di truyền, giới tính,…
Nếu không được quan tâm điều trị đúng cách, viêm khớp có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là tàn phế và bại liệt. Do vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh chóng.
1.2. Chế độ dinh dưỡng của người bệnh bị viêm khớp
Chế độ ăn uống đóng vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng viêm khớp. Thực đơn khoa học sẽ giúp cân bằng dinh dưỡng, kiểm soát lượng calo nạp vào và bảo toàn các dưỡng chất quan trọng, góp phần kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm khớp, bạn cần lưu ý những điều sau:
Lưu ý khi chọn lựa thực phẩm
- Bổ sung đa dạng các loại thực phẩm: Để xây dựng thực đơn phù hợp cho người bị viêm khớp, điều quan trọng cần lưu ý chính là đảm bảo sự đa dạng để cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Hãy cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu bao gồm đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất theo tỷ lệ hợp lý. Việc ăn quá nhiều hoặc quá ít ở bất kỳ nhóm thực phẩm nào cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị viêm khớp.
- Lựa chọn thực phẩm theo mùa: Do được thu hoạch vào thời điểm chín tự nhiên, thực phẩm theo mùa sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, có hương vị tươi ngon hơn so với thực phẩm trái mùa.
- Kết hợp thực phẩm nhiều màu sắc vào thực đơn: Một bữa ăn nhiều màu sắc không chỉ kích thích vị giác mà còn là minh chứng cho sự phong phú về mặt dinh dưỡng. Mỗi màu đại diện cho các loại thực phẩm khác nhau, khi kết hợp sẽ đem lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, góp phần tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cải thiện bệnh viêm khớp.
Lưu ý trong chế độ ăn uống
- Chế biến thực phẩm tại nhà, hạn chế ăn ngoài: Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều dầu mỡ, muối, đường,… không tốt cho sức khỏe. Lượng gia vị dư thừa trong các loại thực phẩm này có thể dẫn đến tăng cân, gây áp lực lên xương khớp và khiến tình trạng viêm trầm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên nấu ăn tại nhà để có thể kiểm soát nguyên liệu, cách chế biến và hàm lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể.
- Chọn phương pháp chế biến phù hợp: Phương pháp chế biến đóng vai trò quan trọng trong việc bảo toàn các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Bạn nên ưu tiên hấp thay vì luộc, chiên sơ trong dầu ăn thực vật lành mạnh thay vì chiên ngập dầu,… để giữ lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.
- Chú ý lượng calo nạp vào, tránh tăng cân: Bạn nên kiểm soát chặt chẽ lượng calo nạp vào cơ thể để cải thiện tình trạng thừa cân, béo phì. Bởi vì đây là yếu tố khiến bệnh viêm khớp ngày càng trở nên trầm trọng. Đối với những người có chỉ số BMI vượt mức bình thường thì nên giảm cân để làm giảm áp lực lên xương khớp.
2. Các loại thực phẩm tốt cho người bị viêm khớp
2.1. Viêm khớp nên ăn gì?
“Bị viêm khớp nên ăn gì?” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải bệnh lý này. Sau đây là một số loại thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn uống để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể, giúp xương, cơ, khớp chắc khỏe và giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức, sưng viêm:
Thực phẩm giàu Omega-3
- Omega-3 là một loại axit béo có khả năng hạn chế sản xuất Cytokine và Enzyme gây vỡ sụn, từ đó giúp kháng viêm, giảm sưng khớp hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá hồi, cá trích, cá thu, cá cơm, cá mòi, trứng cá, đậu nành, óc chó, mắc ca, hạnh nhân, hạt chia,… Người trưởng thành nên nạp tối thiểu 250 – 500mg hàm lượng Omega-3 vào cơ thể hàng ngày.
Thực phẩm giàu vitamin
- Vitamin D: Vitamin D đóng vai trò thiết yếu trong việc hấp thu canxi vào cơ thể, giúp ngăn ngừa tình trạng phá hủy sụn khớp và hạn chế nguy cơ bị thu hẹp khớp. Người bệnh viêm khớp có thể tăng cường vitamin D bằng cách phơi nắng hàng ngày vào trước 8 giờ sáng và bổ sung các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá mòi, tôm, sữa, trứng, đậu hũ, ngũ cốc,… Tuy nhiên, đối với người bệnh bị viêm khớp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nạp vitamin D với hàm lượng phù hợp, tránh gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt chất.
- Vitamin C: Đây là vitamin quan trọng trong cơ thể giúp hình thành sụn, bảo vệ xương khớp và chống oxy hóa hiệu quả. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như ổi, cam, bưởi, dứa, đu đủ, dâu tây, dưa lưới, kiwi, mâm xôi và các loại rau như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn,…
- Vitamin K: Vitamin K tham gia vào quá trình tổng hợp protein thiết yếu cho hệ xương, góp phần tăng cường mật độ xương và giúp xương chắc khỏe. Các loại thực phẩm giàu vitamin K có thể kể đến như rau cải, bông cải, bắp cải, dầu đậu nành, dầu oliu,…
- Vitamin E: Thiếu hụt vitamin E có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe như yếu cơ và tăng khả năng bị nhiễm trùng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ vitamin E là vô cùng cần thiết cho người bệnh viêm khớp để duy trì sức khỏe tổng thể. Vitamin E có thể được cung cấp qua các thực phẩm quen thuộc như dầu mè, cá hồi, đậu phộng,…
Dầu oliu
Omega-3, Axit Oleic và Oleocanthal có trong dầu oliu có khả năng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm khớp đáng kể. Bên cạnh đó, dầu oliu còn thúc đẩy hấp thu canxi, magie, kẽm để duy trì mật độ xương cũng như vitamin A, D có trong dầu.
Rau củ quả giàu các chất chống oxy hóa
- Các loại thực phẩm chứa Beta Carotene: Beta Carotene khi được hấp thu vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A – dưỡng chất thiết yếu cho quá trình tăng trưởng và phát triển xương khớp. Đây cũng là chất chống oxy hóa mạnh, bảo vệ xương khớp khỏi tổn thương do nhiễm trùng, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do và làm chậm quá trình lão hóa. Beta Carotene có nhiều trong các loại rau củ quả có màu cam, vàng, đỏ, xanh đậm như cà chua, cà rốt, bỉ đỏ, ớt chuông, đu đủ, xoài, đào, khoai lang, xà lách, rau bina, măng tây,…
- Thực phẩm chứa Bioflavonoid: Với đặc tính chống oxy hóa mạnh, Bioflavonoid có khả năng chống lại các gốc tự do gây hại, ngăn chặn tổn thương tế bào, tăng cường hấp thụ vitamin C, nâng cao hệ thống miễn dịch và cải thiện sức khỏe xương khớp. Bạn có thể bổ sung Bioflavonoid qua các loại thực phẩm như ớt xanh, nho, chanh vàng, quả anh đào,…
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngô, yến mạch,…) giúp giảm mức CRP – chỉ số xét nghiệm thể hiện tình trạng viêm nhiễm bên trong cơ thể. Hơn nữa, ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều chất xơ nên tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng duy trì mức cân nặng hợp lý, giảm áp lực của cơ thể lên xương khớp.
Hạt và quả hạch
Các loại hạt và quả hạch là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa tốt cho cơ thể, giúp giảm Cholesterol và kiểm soát tình trạng viêm khớp. Khi bổ sung nhóm thực phẩm này, cơ thể sẽ được nạp một lượng protein, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa dồi dào. Người bệnh bị viêm khớp có thể ăn các loại hạt và quả hạch như óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, hạt dẻ cười, hạt lanh, hạt chia,…
Các loại củ chứa hoạt chất chống viêm tự nhiên
- Gừng: Nhờ đặc tính chống viêm mạnh mẽ, củ gừng từ lâu đã được sử dụng để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bạn có thể dùng gừng như một loại gia vị trong các món ăn hàng ngày hoặc pha trà để uống.
- Nghệ: Curcumin là thành phần chính trong củ nghệ có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, khử trùng, giúp ngăn chặn sự tiến triển của tình trạng viêm khớp.
- Tỏi: Bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày giúp chống viêm, xoa dịu các cơn đau nhức xương khớp và tăng cường hệ miễn dịch.
2.2. Viêm khớp nên uống gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu bệnh viêm khớp nên ăn gì thì uống gì cũng quan trọng không kém. Dưới đây là một số loại đồ uống tốt cho bệnh viêm khớp bạn có thể tham khảo:
Nước lọc
Nước giúp vận chuyển dinh dưỡng bên trong cơ thể, bôi trơn các khớp và chống lại tình trạng viêm nhiễm. Khi cơ thể thiếu nước trong thời gian dài, khả năng hấp thụ của khớp sẽ bị suy giảm, gây đau nhức và khiến bệnh viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, việc duy trì thói quen uống nước lọc mỗi ngày (khoảng 2 lít đối với người trưởng thành) là vô cùng quan trọng để giữ cho khớp được hoạt động linh hoạt.
Nước trà xanh
Trong nước trà xanh có chứa Epigallocatechin-3-gallate, một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm và ngăn ngừa sản sinh các phân tử làm tổn thương xương khớp.
Nước ép, sinh tố trái cây, rau xanh
Bạn nên thường xuyên bổ sung các loại nước ép hoặc sinh tố trái cây như bưởi, cam, dứa, chuối,… để cung cấp các loại vitamin, khoáng chất tốt cho xương khớp. Trong các loại thức uống này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do và hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, bạn cũng có thể xay sinh tố hoặc làm nước ép rau xanh như cần tây, cải xoăn,… vì chúng chứa nhiều canxi và chất xơ giúp xương khớp trở nên khỏe mạnh hơn.
2.3. Viêm khớp nên ăn trái cây gì?
Bên cạnh việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày thì người bệnh nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu dưỡng chất có lợi cho xương khớp như:
- Quả mọng có múi như cam, chanh, bưởi: sở hữu hàm lượng vitamin C cao, giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương, tiêu xương.
- Nho: có chứa hợp chất Proanthocyanidin rất tốt cho xương khớp, hạn chế lây lan các tế bào viêm nhiễm trong máu.
- Bơ: chứa nhiều axit béo không bão hoà, vitamin E, Carotenoid Lutein có tác dụng kháng viêm, giảm triệu chứng viêm khớp, ngăn chặn các tế bào nối khớp bị thoái hoá và tái tạo các mô liên kết.
- Chuối: bao gồm các thành phần Tryptophan, Serotonin, Kali,… có khả năng duy trì độ dẻo dai của xương khớp, đồng thời giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt canxi trong cơ thể.
- Dâu tây: chứa nhiều vitamin K, kẽm, canxi giúp tăng sinh tế bào xương, chống loãng xương và rối loạn chức năng xương.
- Kiwi: cải thiện sức khỏe của xương, giúp xương chắc khỏe nhờ chứa nhiều kali và vitamin K.
- Các loại trái cây khác: Bên cạnh các loại trái cây điển hình kể trên thì người bệnh viêm khớp cũng có thể bổ sung thêm việt quất, mâm xôi, nho đen, đu đủ, dứa,… Những loại quả này đều có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao, giúp kháng viêm, giảm đau nhức và làm xương chắc khỏe.
Bên cạnh thực đơn ăn uống khoa học, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp như Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây là sản phẩm được bào chế 100% từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn cho sức khỏe, giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức, tê cứng do viêm khớp gây ra. Sự kết hợp giữa Thảo Linh Tiên Bình Đông và chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ đem lại hiệu quả đáng kể trong quá trình cải thiện tình trạng viêm khớp, giúp xoa dịu những cơn đau và nâng cao chất lượng cuộc sống.
3. Lưu ý khi dùng thực phẩm trị viêm khớp
3.1. Viêm khớp không nên ăn gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu viêm khớp nên ăn gì, người bệnh cũng cần nắm rõ những thực phẩm không nên ăn nhằm kiểm soát bệnh và cải thiện triệu chứng. Các loại thực phẩm mà người bị viêm khớp không nên ăn bao gồm:
Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến
Việc ăn nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt dê,…) và thịt đã qua chế biến (giăm bông, thịt xông khói, xúc xích,…) khiến cho tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Lý do vì các loại thịt này có thể thúc đẩy quá trình sản xuất các chất Interleukin-6, CRP và Homocysteine gây viêm trong cơ thể.
Sản phẩm từ sữa
Nhiều người tin rằng các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai,… mang lại nhiều lợi ích cho xương khớp nhờ hàm lượng canxi và vitamin D dồi dào. Nhưng bạn cần lưu ý rằng bên cạnh canxi và vitamin D, các sản phẩm từ sữa còn chứa chất béo bão hòa – “kẻ thù” của bệnh viêm khớp. Chất béo bão hòa thúc đẩy quá trình sản sinh các chất gây viêm trong cơ thể, khiến cho triệu chứng đau nhức xương khớp trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy lựa chọn sữa ít béo hoặc sữa không béo để góp phần kiểm soát tình trạng bệnh.
Thực phẩm nhiều muối
Thức ăn, đồ uống chứa quá nhiều muối không chỉ làm tăng huyết áp mà còn khiến các triệu chứng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh bị viêm khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp, chỉ nên nạp ít hơn 5g muối mỗi ngày.
Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm chứa nhiều đường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của tất cả mọi người và dĩ nhiên người bị viêm khớp cũng không ngoại lệ. Khi nạp quá nhiều đường, cơ thể sẽ sản sinh các chất gây viêm làm gia tăng triệu chứng đau nhức, sưng tấy và cứng khớp. Vì thế, người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, trà sữa, kem, chè, nước sốt thịt nướng, mayonnaise,…
Thực phẩm chứa Gluten
Chế độ có ít hoặc không có Gluten sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Vì vậy, người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa Gluten như bánh mì, bánh quy, pizza, bánh quy, nước ngọt, chất làm ngọt,…
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn như ngũ cốc ăn liền, mì ăn liền, cá đóng hộp, thịt đóng hộp, đồ nguội, thức ăn nhanh,… thường chứa đường bổ sung, chất béo chuyển hóa và chất bảo quản. Những chất này có thể kích thích phản ứng viêm và làm trầm trọng các triệu chứng đau nhức xương khớp.
Rượu
Người bệnh bị viêm khớp nên tránh uống rượu vì có thể làm tăng các triệu chứng viêm khớp. Không chỉ vậy, chất cồn trong rượu còn làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dẫn đến chảy máu hoặc viêm loét.
Nội tạng động vật
Việc thường xuyên tiêu thụ nội tạng động vật như tim, gan, bao tử gây nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người bị viêm khớp. Nguyên nhân là do những thực phẩm này chứa hàm lượng photpho cao. Mặc dù đây là khoáng chất thiết yếu cho cơ thể nhưng khi nạp quá mức sẽ khiến tình trạng đau nhức, sưng tấy ở các khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời, lượng photpho lớn cũng khiến những cơn đau kéo dài, gây ảnh hưởng đáng kể đến việc đi lại và sinh hoạt của người bệnh.
Sản phẩm Glycat hóa bền vững (AGEs)
Sản phẩm Glycat hóa bền vững (AGEs) là những phân tử được tạo ra khi đường glucose phản ứng với protein hoặc chất béo. AGEs có thể được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm từ động vật chưa nấu chín hoặc được hình thành thông qua các phương pháp chế biến như nướng, quay, chiên,… Các loại thức ăn tích tụ nhiều AGEs có thể kể đến thịt nướng, thịt xông khói, bít tết, xúc xích nướng, gà rán, bơ thực vật, khoai tây chiên, phô mai, mayonnaise,… Khi tích tụ nhiều trong cơ thể, AGEs có thể gây ra căng thẳng oxy hóa và kích thích các phản ứng viêm. Hai yếu tố này có thể làm bệnh viêm khớp tiến triển nặng hơn.
Gia vị cay
Gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt không nên được sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống của người bệnh viêm khớp vì chúng gây nên cơn nóng rát ở khớp và khiến các mô bị sưng nặng hơn.
3.2. Kết hợp với các biện pháp khác
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, bạn có thể kết hợp với một số biện pháp sau đây để giúp chức năng xương khớp phục hồi nhanh hơn:
Tuân thủ chế độ tập luyện thể dục, thể thao hợp lý
Bạn nên lựa chọn luyện tập bơi lội, đi bộ, yoga,… với cường độ vừa phải. Các bộ môn này vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe, vừa hạn chế các kích thích gây tổn thương khớp trong quá trình luyện tập. Nhờ đó, người bệnh có thể vận động linh hoạt và thoải mái hơn.
Thay đổi thói quen
Bạn có thể áp dụng một số thói quen nhỏ tích cực để hạn chế quá trình tiến triển của bệnh viêm khớp và bảo vệ sức khỏe hiệu quả. Cụ thể, bạn nên giảm tần suất thực hiện các hoạt động gây căng thẳng quá mức cho xương khớp như mang vác vật nặng, gõ bàn phím liên tục, sử dụng xẻng thường xuyên, vung tay ném bóng đột ngột, ngồi xổm,…
Sử dụng thực phẩm chức năng
Bạn có thể kết hợp bổ sung một số sản phẩm bảo vệ xương khớp có nguồn gốc thảo dược thiên nhiên như Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua và Cốt toái bổ giúp nuôi dưỡng xương khớp, trừ phong hàn, phong thấp, thanh nhiệt, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp.
Để tìm hiểu thêm các biện pháp khác hỗ trợ điều trị viêm khớp khớp khác bạn có thể xem thêm tại các bài viết:
- Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp
- Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe
- Top 7 loại thuốc trị viêm khớp hiệu quả và lưu ý khi sử dụng
3.3. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Viêm khớp là bệnh lý phổ biến gây ra nhiều cơn đau nhức và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo sớm, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để hạn chế tối đa biến chứng do viêm khớp gây ra, bạn cần quan tâm đến cơ thể và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
- Khớp bị đau, cứng nhưng không rõ nguyên nhân.
- Đau nhức xương khớp đi kèm với triệu chứng sốt.
- Cơn đau xương khớp phát triển nhanh chóng.
- Sưng hoặc đau các khớp kéo dài hơn 2 tuần.
- Khớp gặp khó khăn khi cử động hơn 2 tuần.
4. Tổng kết
Trên đây là gợi ý chi tiết cho câu hỏi “Viêm khớp nên ăn gì?”. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn có thể xây dựng một thực đơn ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất cần thiết để cải thiện tình trạng viêm khớp hiệu quả.
Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, người bệnh cũng cần kết hợp với các phương pháp khác như tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý và sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp. Thảo Linh Tiên Bình Đông là một trong những sản phẩm chất lượng, hiệu quả và bạn hoàn toàn có thể tin tưởng. Được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên, Thảo Linh Tiên hỗ trợ xoa dịu những cơn đau nhức, cứng xương khớp dai dẳng do căn bệnh viêm khớp gây ra. Chắc chắn đây sẽ là giải pháp tuyệt vời cho những người đang gặp vấn đề về xương khớp.
Thảo Linh Tiên là sản phẩm đến từ Dược Bình Đông – thương hiệu uy tín đã có mặt trên thị trường hơn 70 năm với mục tiêu phát triển và đưa những tinh hoa cổ truyền đến gần hơn với cuộc sống hiện đại. Dược Bình Đông không ngừng nỗ lực nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, nhận được sự tin tưởng vô cùng lớn từ khách hàng. Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm của Dược Bình Đông, hãy liên hệ ngay qua hotline (028)39 808 808 để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Đọc thêm các bài viết khác về viêm khớp:
- Viêm khớp cổ: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Phương pháp điều trị
- Viêm khớp cổ chân: Cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả
- Viêm khớp cổ tay: Triệu chứng bệnh và các phương pháp điều trị hiệu quả
- Viêm khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa
- Viêm khớp gối và những thông tin bạn cần biết
- Viêm khớp cùng chậu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh
- Viêm khớp khuỷu tay: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả