Tìm kiếm

Top 7 loại thuốc trị viêm khớp hiệu quả và lưu ý khi sử dụng

Hình chụp các loại thuốc tây điều trị viêm khớp

Chúng ta thường nghĩ, viêm khớp là một căn bệnh của tuổi già nhưng thực tế hiện nay cho thấy độ tuổi mắc phải căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Người mắc bệnh viêm khớp có thể chỉ mới khoảng từ 35 đến 45 hoặc thậm chí còn trẻ hơn. Tùy vào từng đối tượng, tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc trị viêm khớp khác nhau. Mời bạn đọc theo dõi thêm những thông tin trong bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị viêm khớp và một số lưu ý khi sử dụng để giúp điều trị bệnh hiệu quả và chức năng khớp được phục hồi nhanh chóng. 

1. Đôi nét về viêm khớp và thuốc Tây trị viêm khớp

1.1. Giới thiệu tình trạng viêm khớp

Viêm khớp là một thuật ngữ dùng để chỉ chung tất cả các rối loạn làm ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là một căn bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, người ngồi lâu một tư thế, phổ biến nhất là nhân viên văn phòng, những người lao động nặng, thừa cân hoặc đã từng bị chấn thương khớp,…

Người đàn ông đang bị các vấn đề về viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp trong cơ thể

Bệnh viêm khớp được chia thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: viêm khớp dạng thấp (RA), viêm xương khớp (OA), viêm khớp phản ứng, viêm khớp nhiễm khuẩn, Gout… Trong đó, hai loại viêm khớp thường gặp nhất là viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA). 

Hầu hết người mắc bệnh viêm khớp sẽ gặp một số triệu chứng phổ biến như sưng tấy, nóng, đỏ và đau ở các khớp, phát ra âm thanh lạo xạo khi chuyển động, cứng khớp khiến bệnh nhân khó khăn khi vận động,… Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp thêm một số triệu chứng khác như sốt cao, ngứa ngáy, phát ban, khó thở, sụt cân đột ngột,…Để tìm hiểu thêm một số triệu chứng của viêm khớp bạn có thể tham khảo qua 2 bài viết dưới đây: Sưng khớp & Khớp kêu răng rắc.

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp, cụ thể như sau:

  • Các nguyên nhân tại khớp: Sụn khớp bị viêm hoặc bị bào mòn, thoái hóa khớp
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: Chấn thương, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng miễn dịch,…
  • Các yếu tố nguy cơ: Tuổi tác, cân nặng, giới tính, di truyền,…

Viêm khớp nếu không được quan tâm, điều trị đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt và tàn phế. Do đó, nếu xuất hiện các triệu chứng viêm khớp, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

1.2. Đôi nét về thuốc Tây trị viêm khớp

Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị viêm khớp, tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể khác nhau mà bác sĩ sẽ có chỉ định riêng cho từng trường hợp. Để việc điều trị viêm khớp an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý đổi thuốc hay đổi liều lượng khi chưa được cho phép. 

Các loại thuốc trị viêm khớp thường có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm, đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn trong quá trình điều trị. Hơn nữa, việc kết hợp tốt giữa thuốc trị viêm khớp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ giúp hạn chế tối đa các biến chứng liên quan.  

Hình chụp các loại thuốc tây dạng viên
Người bệnh có thể điều trị viêm khớp bằng thuốc Tây

2. Các loại thuốc Tây trị viêm khớp

2.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

  • Hoạt chất: Paracetamol
  • Cơ chế: Tác động lên trung ương, ức chế thành lập prostaglandin – chất trung gian hóa học gây viêm đau, làm chặn đứng chuỗi phản ứng truyền cảm giác đau đến trung ương thần kinh, nhờ đó giúp người bệnh có cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn. 
  • Tác dụng: Làm giảm đau nhức từ nhẹ đến vừa.
  • Hiệu quả: Làm giảm đau nhanh chóng và kiểm soát cơn đau viêm khớp trong một thời gian ngắn. Paracetamol có hiệu quả tốt với các trường hợp đau từ nhẹ đến vừa nhưng không có hiệu quả nhiều với viêm sưng khớp cơ.
  • Ứng dụng: Loại thuốc này thường được chỉ định trong các trường hợp đau khớp, đau cơ hoặc đau do viêm khớp.
  • Cách sử dụng: Đường uống
  • Tác dụng phụ: Dị ứng ở những người có cơ địa mẫn cảm, tổn thương gan, phân màu đen, buồn nôn, chán ăn, vàng mắt, vàng da…
  • Lưu ý khi sử dụng: Những người bị bệnh gan cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này vì có thể xảy ra ngộ độc. Không dùng Paracetamol cho những người thiếu men G6PD. 
Các loại thuốc tây dạng viên
Thuốc giảm đau Paracetamol làm giảm đau nhức từ nhẹ đến vừa

2.2. Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs)

  • NSAIDs (Non-steroidal antiinflamatory drug) là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau và kháng viêm, bao gồm nhiều hoạt chất khác nhau
  • Hiệu quả: Các loại thuốc thuộc nhóm NSAIDs có tác dụng giảm đau mạnh hơn Paracetamol.
  • Ứng dụng: Được chỉ định trong điều trị các bệnh viêm khớp như như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng; bệnh thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, đau vai gáy; bệnh lý phần mềm do thấp như viêm khớp vai, hội chứng De Quervain, hội chứng đường ống cổ tay, viêm lồi cầu xương cánh tay,…
  • Cách sử dụng: NSAIDs có thể được sử dụng qua nhiều cách khác nhau, bao gồm uống, tiêm và bôi.

Các thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs) chia làm 2 nhóm là:

Nhóm 1 – NSAID không chọn lọc:

  • Cơ chế: Những loại thuốc này có khả năng ức chế hoạt động của hai loại enzyme COX-1 và COX-2.
  • Hoạt chất: Nhóm thuốc NSAIDs bao gồm các hoạt chất phổ biến như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…
  • Tác dụng phụ: Có thể gây ra một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. 
  • Lưu ý khi sử dụng: Những người có tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng hoặc đang dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu và Corticosteroid cần cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc NSAIDs.

Nhóm 2 – NSAID ức chế chọn lọc:

  • Cơ chế: Ức chế chọn lọc enzyme COX2 – đây là một enzyme được tìm thấy tại các vị trí bị viêm nhiều hơn enzyme COX1 (enzyme này thường thấy trong dạ dày, tiểu cầu và mạch máu).
  • Hoạt chất: Nhóm thuốc NSAIDs ức chế chọn lọc bao gồm các hoạt chất như Meloxicam, Celecoxib…
  • Tác dụng phụ: Có thể gây ra các tác dụng phụ lên tim mạch. 
  • Lưu ý khi sử dụng: Khuyến cáo không sử dụng thuốc cho các bệnh nhân thận, suy tim, xơ gan hoặc những người đang sử dụng thuốc lợi tiểu.

2.3. Corticosteroid (Corticoid, Steroid)

  • Cơ chế: Tác dụng Corticosteroid gồm Chống viêm; Ức chế miễn dịch và Co mạch
  • Hoạt chất thông dụng:  Trong nhóm thuốc Corticosteroid các hoạt chất phổ biến là Prednisolone, Cortisone, Methylprednisolone, Dexamethasone
  • Tác dụng: Làm giảm viêm và ức chế miễn dịch.
  • Hiệu quả: Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng nhưng cần phải tăng liều lượng trong một thời gian dài mới có thể đem lại hiệu quả.
  • Ứng dụng: Thường được chỉ định trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch, hội chứng ống cổ tay, cứng khớp vai,…
  • Cách sử dụng: Tùy vào từng loại thuốc mà sẽ có cách sử dụng khác nhau, bao gồm:
    • Uống: Thuốc Corticosteroid thường được sử dụng trong điều trị bệnh đa xơ cứng, viêm khớp dạng thấp,…
    • Tiêm nội khớp: Tiêm thuốc trực tiếp vào khớp hoặc cơ.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ ngắn hạn của Corticosteroid bao gồm thèm ăn, tăng cân, nổi mụn, mờ mắt, khó ngủ, kích thích dạ dày,… Tác dụng phụ dài hạn có thể xảy ra nếu sử dụng Corticosteroid bao gồm rối loạn giấc ngủ, đường huyết cao, loãng xương, viêm loét dạ dày, làm mỏng da,…
  • Lưu ý khi sử dụng: Loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng lâu dài, cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

2.4. Các thuốc chống thấp khớp cổ điển (DMARD) (Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm)

  • Cơ chế: Thuốc sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh, nhờ đó, làm giảm viêm nhiễm tấn công vào các khớp, giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh.
  • Hoạt chất: Hydroxychloroquine, Methotrexat, Leflunomide, Sulfasalazine.
  • Tác dụng: Có tác dụng làm giảm viêm và giảm tạm thời các cơn đau.
  • Hiệu quả: Hiệu quả của thuốc sẽ khá chậm, có thể mất vài tháng mới có thể cảm nhận được sự giảm đau.
  • Ứng dụng: Loại thuốc này có thể giúp ổn định tình trạng viêm khớp, làm chậm tiến trình phá hủy sụn khớp ở nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc chỉ có thể thấy rõ ràng với những bệnh nhân có triệu chứng viêm khớp ngoài cột sống, bao gồm khớp hông, khớp vai, khớp gối, khớp bàn tay,…
  • Cách sử dụng: Dạng uống, tiêm
  • Tác dụng phụ: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như viêm da nhẹ, buồn nôn, mệt mỏi, loét miệng, rối loạn chức năng gan,

2.5. Các thuốc DMARD sinh học còn được gọi là tác nhân sinh học (Biologic Agents)

  • Cơ chế: Thuốc có gốc sinh học (bDMARD) hoạt động bằng cách ngăn chặn các con đường gây viêm cụ thể do các tế bào miễn dịch tạo ra, từ đó giúp làm giảm viêm khớp dạng thấp.
  • Hoạt chất: Rituximab (chỉ định phổ biến), Etanercept, Infliximab, Adalimumab, Tocilizumab, Anakinra.…
  • Tác dụng: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm viêm trong điều trị viêm khớp dạng thấp.
  • Hiệu quả: Hiệu quả của thuốc diễn ra chậm hơn so với các loại thuốc giảm đau thông thường.
  • Ứng dụng: Khi dùng DMARD cổ điển không đủ để điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
  • Cách sử dụng: Sử dụng bằng đường tiêm.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây nhiễm khuẩn từ nhẹ đến nặng.
  • Lưu ý khi sử dụng: Những người bị đa xơ cứng, suy tim sung huyết có triệu chứng hoặc tiền sử ung thư hạch, có hệ thống miễn dịch bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng không nên sử dụng loại thuốc này để tránh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc tái phát bệnh.

2.6. Thuốc ức chế Janus kinase (JAK)

  • Cơ chế: Thuốc hoạt động bằng cách ảnh hưởng đến gen và hoạt động của các tế bào miễn dịch trong cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa viêm cũng như là hạn chế tổn thương khớp và mô.
  • Hoạt chất: Một số hoạt chất phổ biến của nhóm thuốc ức chế JAK bao gồm Tofacitinib, Baricitinib và Upadacitinib.
  • Tác dụng: Có tác dụng làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở các khớp.
  • Ứng dụng: Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định uống loại thuốc nếu thuốc ức chế Janus kinase khi sử dụng DMARD cổ điển hoặc bDMARD để điều trị viêm khớp dạng thấp không mang đến hiệu quả cao. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng trong điều trị các tình trạng viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên, viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp hoặc viêm cột sống thể trục không tổn thương X-Quang.
  • Cách sử dụng: Uống
  • Tác dụng phụ: Sử dụng loại thuốc này có thể xuất hiện một số tác dụng phụ như nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm bàng quang, nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng, cúm,…

3. Lưu ý khi dùng thuốc Tây trị viêm khớp

3.1. Lưu ý khi sử dụng

Để việc sử dụng thuốc trị viêm khớp có hiệu quả cao và giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng khớp, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Sử dụng thuốc trị viêm khớp theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép.
  • Không được tự ý mua lại khi hết thuốc mà cần đến bệnh viện để được tái khám, theo dõi tiến triển của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên đổi thuốc và phương pháp điều trị hay không. 
  • Đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Trao đổi với bác sĩ về các bệnh lý đang điều trị và những loại thuốc đang uống (nếu có) để hạn chế nguy cơ thành phần của thuốc tác động gây ra phản ứng phụ.
  • Cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị ngay khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc trị viêm khớp để được tư vấn và xử lý kịp thời.

3.2. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị viêm khớp theo các chỉ định của bác sĩ, bạn có thể kết hợp với một số biện pháp sau đây để giúp chức năng khớp phục hồi nhanh hơn:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Hãy xây dựng một chế độ ăn đa dạng để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn, chống lại bệnh tật tốt hơn. Đặc biệt, bạn nên uống đủ nước, ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu, duy trì hệ xương khỏe mạnh. Để có gợi ý nhiều hơn trong việc xây dựng thực đơn của mình, mời bạn tham khảo thêm những thông tin trong bài viết “Viêm khớp nên ăn gì & Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp
  • Xây dựng chế độ luyện tập thể dục, thể thao hợp lý: Bạn nên lựa chọn các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga,… vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe, vừa tránh tình trạng kích thích, gây chấn thương khớp trong khi luyện tập.
  • Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên như Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược như Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua và Cốt toái bổ giúp nuôi dưỡng xương khớp, phong thấp, thanh nhiệt, bổ can thận, trừ phong hàn, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp.
  • Thay đổi thói quen: Duy trì thói quen sinh hoạt tốt có thể góp phần hạn chế diễn tiến bệnh, luôn giữ cuộc sống tinh thần lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các biện pháp khác hỗ trợ điều trị viêm khớp từ Đông y bạn có thể xem thêm bài viết: Cây thuốc Nam trị viêm khớp.

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp
Sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp

3.3. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Để hạn chế tối đa trường hợp gặp phải các biến chứng, bạn cần phải đến gặp bác sĩ khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:

  • Khớp bị đau, cứng mà không có lý do rõ ràng.
  • Khớp đau đi kèm với sốt.
  • Cơn đau phát triển nhanh chóng.
  • Sưng hoặc đau các khớp kéo dài hơn 2 tuần.
  • Khớp bị hạn chế cử động kéo dài trong hơn 2 tuần.
Hình chụp các loại thuốc tây dạng viên
Phải sử dụng thuốc trị viêm khớp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

4. Tổng kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn các loại thuốc trị viêm khớp cũng như những lưu ý quan trọng khi sử dụng. Bên cạnh việc tuân thủ theo cách điều trị của bác sĩ, bạn cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, rèn luyện hợp lý để cải thiện sức khỏe. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây là sản phẩm bảo vệ xương khớp được bào chế từ các loại thảo dược như Kê huyết đằng, Đảng sâm, Dây đau xương, Tang thần, Mộc qua, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt và Cốt toái bổ giúp nuôi dưỡng xương khớp, phong thấp, thanh nhiệt, bổ can thận, trừ phong hàn, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc phong thấp gây ra.

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp
Sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên để hỗ trợ quá trình điều trị các vấn đề về viêm khớp

Thảo Linh Tiên là sản phẩm của Dược Bình Đông, một đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Dược Bình Đông không chỉ được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sử dụng mà còn nhận về giải thưởng “Sản phẩm cho sức khỏe cộng đồng”.

Đọc thêm các bài viết khác về viêm khớp:

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

1. Thuốc trị viêm khớp dạng thấp: https://tambinh.vn/thuoc-dieu-tri-viem-da-khop-dang-thap/

2. Thuốc trị viêm khớp cấp: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/thuoc-dieu-tri-viem-khop-cap-nao-tot.html

3. Thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/cac-thuoc-chua-benh-viem-khop-dang-thap-vi

4. Arthritis medicine: https://www.arthritis.org/health-wellness/treatment/treatment-plan/disease-management/medications-for-arthritis

5. Arthritis medicine: https://versusarthritis.org/about-arthritis/treatments/drugs/

 

Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)