Tìm kiếm

Tổng hợp 10+ bài thuốc, cây thuốc Nam trị viêm khớp – Dược Bình Đông

Hình ảnh cây thuốc bài thuốc nam trị viêm khớp

Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi làm việc, sinh hoạt bởi các khớp bị đau và hạn chế tầm vận động. Không chỉ riêng Tây y, phương pháp điều trị viêm khớp bằng Đông y cũng được nhiều người tin tưởng sử dụng. Trong bài viết hôm nay, Dược Bình Đông sẽ giới thiệu những cây thuốc Nam trị viêm khớp và một số bài thuốc tiêu biểu và các lưu ý trong khi sử dụng để bạn đọc tham khảo.

1. Đôi nét về viêm khớp và thuốc Nam trị viêm khớp

1.1. Giới thiệu tình trạng viêm khớp

Viêm khớp là một thuật ngữ chung, dùng để chỉ tất cả những rối loạn gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Đây là căn bệnh phổ biến ở những người lớn tuổi, những người thường xuyên phải lao động nặng, nhân viên văn phòng, người bị thừa cân béo phì hoặc những người đã từng bị chấn thương ở khớp,…

Người phụ nữ bị viêm khớp ngón tay
Viêm khớp khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó khăn trong khi vận động

Viêm khớp dạng thấp (RA) và viêm xương khớp (OA) là hai loại viêm khớp thường gặp nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều loại viêm khớp khác như viêm khớp phản ứng, viêm khớp nhiễm khuẩn, Gout,…

Khi bị viêm khớp, người bệnh thường bị đau, sưng tấy và nóng đỏ ở vùng khớp, có âm thanh lạo xạo phát ra khi chuyển động, cứng khớp,… Không chỉ thế, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như phát ban, ngứa ngáy, sụt cân đột ngột, khó thở, sốt cao,…

Đọc thêm:

Bệnh viêm khớp có nhiều loại, mỗi loại sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia thành hai loại nguyên nhân gây ra viêm khớp như sau:

  • Các nguyên nhân tại khớp: Thoái hóa khớp, viêm hoặc bị bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp,… 
  • Các nguyên nhân ngoài khớp: Bị chấn thương, rối loạn chức năng miễn dịch, rối loạn chuyển hóa,…
  • Các yếu tố nguy cơ: Tuổi tác, giới tính, tính chất công việc (thường xuyên mang vác nặng, ngồi lâu một chỗ), thói quen xấu (ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, uống nhiều rượu bia,…), di truyền, cân nặng,…

Bệnh viêm khớp nếu không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt và tàn phế. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay khi có các triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp.

1.2. Đôi nét về thuốc Nam trị viêm khớp

Viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp thuộc phạm vi chứng Tý của Y học cổ truyền. Căn nguyên do ngoại nhân (phong, hàn, thấp), nội thương (nguyên khí, tạng phủ suy yếu) tà khí xâm nhập, đàm trọc, huyết ứ, tắc nghẽn kinh lạc gây sưng đau, cứng khớp, biến dạng khớp.

Các loại thuốc Nam trị xương khớp hầu hết đều có nguồn gốc từ các vị thuốc cổ truyền, có tính vị quy kinh rõ ràng. Thuốc Nam có thể được bào chế bằng nhiều cách khác nhau để chữa trị theo triệu chứng hoặc căn nguyên của bệnh. Mặc dù trị viêm khớp bằng phương pháp này phải mất nhiều thời gian để thuốc ngấm sâu vào cơ thể mới có tác dụng và công đoạn chuẩn bị vất vả nhưng lại có hiệu quả điều trị cao.

Bên cạnh đó, thuốc Nam trị viêm khớp còn có nhiều ưu điểm nổi bật khiến nhiều người tin tưởng sử dụng như:

  • Lành tính: Nguyên liệu của các bài thuốc Nam đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, không hại thận, hại gan hay dạ dày. Người bệnh có thể sử dụng trong một thời gian dài mà không lo về tác dụng phụ.
  • Chi phí thấp: Các cây thuốc thường là những loại quen thuộc, dễ tìm mua và có giá rẻ.
  • Hiệu quả: Nếu kiên trì sử dụng trong một thời gian dài thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm. 
Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị viêm khớp
Thuốc Nam trị viêm khớp lành tính, phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng

2. Top 10 cây thuốc Nam trị viêm khớp

2.1. Dây đau xương

Dây đau xương có tên khoa học là Tinospora sinensis (Lour.) Merr, cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae). Ngoài ra, Dây đau xương còn có nhiều tên gọi khác là Khoan cân đằng, Khau năng cấp, Tục cốt đằng, và Chan mau nhây. Đây là một vị thuốc trong Đông y có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa trị các triệu chứng liên quan đến xương khớp, thần kinh. 

Một số đặc điểm trong Đông y của Dây đau xương:

  • Tính vị: Vị đắng, tính mát
  • Quy kinh: Can
  • Công dụng: Thư cân hoạt lạc, khu phong trừ thấp, 
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, mạnh gân hoạt cốt, phong thấp tê bại, chấn thương, rắn cắn.
Hình ảnh về vị thuốc Dây đau xương chữa viêm khớp
Lá và quả của cây Dây đau xương

2.2. Độc hoạt

Dược liệu Độc hoạt (có tên khoa học là Radix Angelicae pubescentis), là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Độc hoạt (tên khoa học là Angelica pubescens Maxim), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Ngoài ra, cây Độc hoạt còn có nhiều tên gọi khác như Sơn tiên độc hoạt, Khương thanh, Hộ khương sứ giả, Hồ vương sứ giả, Độc diêu thảo, Thanh danh tinh, Trường sinh thảo, Xuyên độc hoạt. Đây là một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp.

Theo Y học cổ truyền, Độc hoạt có những đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Đắng, cay, hơi ấm
  • Quy kinh: Can, Bàng quang, Thận.
  • Công dụng: Khu phong, trừ thấp, thông tý, chỉ thống.
  • Chủ trị: Phong hàn thấp tý, phong hàn hiệp thấp đau đầu, chứng đau sưng xương khớp, co quắp, tê cứng, đau thắt lưng và đầu gối, thiếu âm phục phong đầu thống, đau đầu, cảm do nhiễm lạnh, nhiễm nước.
Dược liệu độc hoạt được sử dụng để làm thuốc trị viêm khớp
Phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Độc hoạt

2.3. Kê huyết đằng

Kê huyết đằng có tên khoa học là Spatholobus suberectus, thuộc họ Đậu (Fabaceae), còn được gọi với nhiều cái tên khác như Dây máu, Cỏ máu, Hồng đăng, Đại hoàng đằng,… Loại dược liệu này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị viêm khớp dạng thấp, đau nhức gân xương, đau lưng mỏi gối,…

Theo Y học cổ truyền, Kê huyết đằng có một số đặc điểm sau đây:

  • Tính vị: Tính ôn, vị đắng.
  • Quy kinh: Thận, Can.
  • Công dụng: Làm mạnh gân xương,bổ huyết, hành huyết, thông kinh, táo vị, bổ trung, thư cân, chỉ thống, hòa huyết và hoạt lạc. 
  • Chủ trị: Tay chân tê, đau gối, lưng đau, đau nhức người do chấn thương, khí huyết kém, kinh nguyệt không đều sau sinh,.

2.4. Đỗ trọng

Vị thuốc Đỗ trọng (Cortex Eucommiae) là phần vỏ thân đã được phơi hoặc sấy khô của cây Đỗ trọng (có tên khoa học là Eucommia ulmoides Oliv.), thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae). Đỗ trọng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Hậu đỗ trọng, Xuyên đỗ trọng, Tư trọng, Tư tiên, Miên hoa, Ngọc ti bì, Loạn ngân ty, Quỷ tiên mộc,…Đây là một vị thuốc quý đã được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc điều trị đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm hay các chứng thận hư. 

Theo Đông y, Đỗ trọng có một số đặc điểm cụ thể như sau:

  • Tính vị: Tính ôn, vị ngọt, không độc.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Đỗ trọng có tác dụng giúp kiện gân cốt, bổ can hư, dương huyết, an thai, cường chí, ích tinh khí, hạ áp và làm ấm tử cung.
  • Chủ trị: Lưng đau nhức, chân tay mỏi đau, phong thấp, bại liệt, tiểu đêm, di tinh, liệt dương, động thai ra huyết, cao huyết áp,…

2.5. Thổ phục linh

Vị thuốc Thổ phục linh (tên khoa học là Rhizoma Smilax glabra) là thân rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Thổ phục linh (tên khoa học là Smilax glabra Roxb), thuộc họ Khúc khắc (Smilacaceae). Loài cây này còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Kim cang, Khúc khắc, Tơ pớt,… Thổ phục linh được dùng trong các bài thuốc Nam trị chứng đau nhức xương khớp do phong thấp, giải độc,…

Trong Đông y, vị thuốc này được coi là “thần dược” với một số đặc điểm, công dụng như sau:

  • Tính vị: Vị ngọt nhạt, chát, tính bình và không độc. 
  • Quy kinh: Can, Vị.
  • Công năng: Thông lợi các khớp, trừ thấp, lợi niệu, giải độc. 
  • Chủ trị: Trị đau nhức xương khớp, tràng nhạc, tiểu đục, lở ngứa, giang mai, xích bạch đới, trúng độc thủy ngân.

2.6. Cẩu tích

Vị thuốc Cẩu tích (tên khoa học là Rhizoma Cibotii Culi) là phần thân rễ đã được loại bỏ lông và phơi hay sấy khô của cây Cẩu tích ( tên khoa học là Cibotium barometz (L.) J. Sm.), thuộc họ Cẩu tích (Dicksoniaceae). Loài cây này còn có một số tên gọi khác như Cu li, Kim mao cẩu tích, Cù liền,… Theo Đông y, vị thuốc Cẩu tích có tác dụng hiệu quả trong chữa trị các chứng đau lưng, thấp khớp, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh, khí hư bạch đới ở phụ nữ, tiểu nhiều lần ở những người lớn tuổi. 

Sau đây là một số đặc điểm của Cẩu tích theo Đông y:

  • Tính vị: Tính ôn, vị đắng, ngọt.
  • Quy kinh: Thận, Can.
  • Tác dụng: Trừ phong thấp, mạnh gân cốt, Bổ Can Thận.
  • Chủ trị: Phong hàn thấp, đau lưng, tay chân nhức mỏi, đau dây thần kinh tọa, đi tiểu nhiều,…

2.7. Cốt toái bổ

Vị thuốc Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) là phần thân rễ đã  phơi hoặc sấy khô của cây Cốt toái bổ (có tên khoa học là Drynaria fortunei (Kunze ex Mett.) J.Sm. hoặc Drynaria bonii H. Christ), họ Dương xỉ (Polypodiaceae). Cây Cốt bổ toái còn có nhiều tên gọi khác như Tắc kè đá, Hầu khương, Thân Khương, Tổ rồng, Tổ Phượng, Hộc quyết, Thu Mùn,… Đây là một loại dược liệu quý hiếm giúp xương tăng cường hấp thu Canxi, tăng lượng Photpho cho máu nên rất tốt cho hệ xương khớp.

Theo Đông y, Cốt bổ toái có một số đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Tính ấm, vị đắng.
  • Quy kinh: Can, Thận.
  • Công dụng: Mạnh gân xương, giảm đau, hoạt huyết, hóa ứ, bổ can thận, cầm máu.
  • Chủ trị: Chấn thương do té ngã, đau nhức lưng, đau lưng mỏi gối, thận hư yếu, chảy máu chân răng, ù tai, đau răng, tiêu chảy kéo dài.
Vị thuốc cốt toái bổ giúp bổ xương khớp
Vị thuốc Cốt toái bổ

2.8. Mộc qua

Mộc qua (hay còn được gọi là Tra tử, Thu mộc qua, Toan mộc qua,…) có tên khoa học là Chaenomeles lagenaria, họ Hoa hồng (Rosaceae). Đây là một vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc trị bệnh cổ xưa. Vị thuốc này có tác dụng giảm đau, kháng viêm và đặc tính chống oxy hóa mạnh nên được nhiều trong các bài thuốc nam trị viêm khớp.

Theo Y học cổ truyền, vị thuốc Mộc qua có một số đặc điểm, công dụng như sau:

  • Tính vị: Tính ấm, vị chua, không độc.
  • Quy kinh: Can, Thận, Phế, Tỳ, Vị.
  • Công dụng: Hòa vị, hóa thấp, khu phong cường tráng, tiêu viêm, bình can, hoạt lạc, trấn thống và thư cân.
  • Chủ trị: Phong thấp, thổ tả rút gân, tiêu chảy, kiết lỵ, nôn mửa ra chất chua.

2.9. Ngưu tất

Vị thuốc Ngưu tất (có tên khoa học là Radix Achyranthis bidentatae) là phần rễ đã được phơi, sấy khô của cây Ngưu tất (tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume), thuộc họ Rau dền (Amaranthaceae). Loài cây này còn được biết đến với tên gọi khác như cây Cỏ xước hay Hoài ngưu tất. Đây là một loài thảo dược quý, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị loãng xương, hạ huyết áp, bảo vệ thần kinh,…

Theo Đông y, Ngưu tất có một số đặc điểm, công dụng như sau:

  • Tính vị: Tính bình, vị chua, đắng.
  • Quy kinh: Can, Thận
  • Công năng: Giúp  mạnh gân cốt, hoạt huyết thông kinh, bổ can thận
  • Chủ trị: Dùng để trị mỏi gân xương, đau lưng gối,  tăng huyết áp, bế kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều.

2.10. Tang thầm

Vị thuốc Tang thầm (tên khoa học là Fructus Mori albae) là quả chín của cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae). Tang thầm còn được gọi là quả Dâu tằm, Tang táo, Tang thực, Hắc thầm, Ô thầm,… Vị thuốc này được sử dụng trong các bài thuốc trị  chân tay tê bại, đau lưng, thận yếu, táo bón ở người cao tuổi.

Sau đây là một số đặc điểm của Tang thầm trong Đông y: 

  • Tính vị: Tính ấm, vị ngọt. 
  • Quy kinh: Can, Tâm và Thận. 
  • Công dụng: Bổ âm và tạo máu, bổ can ích thận, tăng sinh dịch cơ thể, chống khát, nhuận tràng. 
  • Chủ trị: Đau lưng, mỏi gối, khó khăn khi vận động khớp, liệt nửa người, hoa mắt chóng mặt, tai ù điếc, râu tóc mọc sớm, mất ngủ, táo bón,…
Vị thuốc Tang Thầm hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp
Vị thuốc Tang thầm chính là quả chín của cây dâu tằm

2.10. Ngũ gia bì

Ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera heptaphylla (L.) Frodin, họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như Ngũ gia bì chân chim, cây Đáng, Sâm nam, cây Lằng, cây Chân vịt,… Đây là một vị thuốc được dùng nhiều trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, giảm khả năng sinh lý, suy nhược, tiểu tiện kém,…

Theo Đông y, vị thuốc Ngũ gia bì có một số đặc điểm như sau:

  • Tính vị: Tính ấm, vị đắng, cay.
  • Quy kinh: Thận, Phế và Can.
  • Công dụng: Mạnh gân xương, thất thương, minh mục, tăng trí nhớ, ích tinh và bổ trung; Trừ thấp, trừ phong, tiêu thủy, hóa đờm ích tinh và dưỡng thận; Trừ phong thấp, tiêu phù, hạ khí bổ ngũ lao.
  • Chủ trị: Đau nhức xương khớp, bại liệt, co quắp;  Cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi, suy nhược; Cải thiện yếu sinh lý do thận hư yếu hoặc cơ thể suy nhược; Cầm ho, hen suyễn,…

Các cây thuốc Nam trị viêm khớp trên đây nếu được kết hợp đúng cách sẽ mang đến hiệu quả  cao và lâu dài cho người sử dụng. Thảo Linh Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông chính là một sản phẩm bảo vệ xương khớp được bào chế từ các loại thảo dược như Dây đau xương, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Mộc qua và Cốt toái, giúp nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp do các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hay bệnh phong thấp gây ra.

Thực phẩm chức năng Thảo Linh Tiên Bình Đông
Sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông để hỗ trợ quá trình điều trị các vấn đề về viêm khớp

3. Bài thuốc dân gian trị viêm khớp

Có nhiều bài thuốc dân gian trị viêm khớp được nhiều người truyền tai nhau sử dụng bởi chúng có công dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Một số bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo để hỗ trợ giảm viêm khớp:

3.1. Bài thuốc từ Ngải cứu

Ngải cứu là một vị thuốc Nam trị viêm khớp được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Theo Đông y, vị thuốc này có vị đắng, tính ấm. Sau đây là một số thông tin về công dụng và cách làm bài thuốc trị viêm khớp bằng Ngải cứu mà bạn có thể tham khảo:

  • Công dụng: Trong Ngải cứu có chứa acid amin, aspirin và flavonoid có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt.
  • Nguyên liệu: Một nắm ngải cứu tươi, rượu gạo hoặc muối.
  • Cách làm: Ngải cứu đem rang với muối hoặc xào lên cho thêm một chút rượu gạo. Sau đó đem đi chườm hoặc đắp vào vị trí khớp đang bị viêm.

3.2. Bài thuốc từ Gừng

Trong các vị thuốc Nam trị viêm khớp thì không thể bỏ qua Gừng. Theo Đông y, Gừng có tính ấm, vị cay. Sau đây là một số công dụng, cách làm bài thuốc trị viêm khớp bằng Gừng mà bạn có thể tham khảo:

  • Công dụng: Chống viêm, giảm đau, cải thiện lưu thông máu, giải cảm, giữ ấm cơ thể.
  • Nguyên liệu: Gừng, muối, hành tây.
  • Cách làm: Cho hành tây, gừng vào một túi vải sạch rồi đập dập. Muối đem rang nóng, sau đó bỏ chung vào túi vải để chườm lên vùng xương khớp bị đau nhức.
Công dụng của vị thuốc gừng trong điều trị viêm khớp
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm có phần thân rễ mẫm lên thành củ

3.3. Bài thuốc từ Lá lốt

Lá lốt là một loại thảo dược có tính ấm nên được sử dụng trong các bài thuốc dân gian trị viêm khớp. Sau đây là công dụng của lá lốt trong điều trị viêm khớp và hướng dẫn cách làm bài thuốc: 

  • Công dụng: Trừ thấp, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết đến nuôi dưỡng các mô sụn khớp đang bị tổn thương, giúp cho xương khớp được chữa lành. Ngoài ra, các hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm trong lá lốt như alkaloid, flavonoid,… còn có giúp làm giảm các triệu chứng và làm giảm quá trình thoái hóa khớp.
  • Nguyên liệu: 20-30g lá lốt tươi đã rửa sạch và muối hạt
  • Cách làm: Giã nhuyễn lá lốt cùng với muối hạt, sau đó bọc hỗn hợp này vào một miếng vải, đem đi đun nóng. Dùng bọc vải này chườm trực tiếp lên vùng đầu gối đang bị đau.

3.4. Bài thuốc từ Lá chìa vôi

Theo Đông y, lá Chìa vôi có vị chát, tính lạnh.  Sau đây là một số công dụng của lá Chìa vôi và cách làm bài thuốc trị viêm khớp từ loại thảo dược này:

  • Công dụng: Loại bỏ phù thũng, tiêu độc, giúp củng cố thành mạch, giảm căng cơ và đau sưng, tăng cường lưu thông máu.
  • Nguyên liệu: Lá Chìa vôi tươi và muối hạt 
  • Cách làm: Đem nghiền nát lá chìa vôi sau khi đã rửa sạch và để ráo, sau đó nghiền nát, sao khô với muối rồi bỏ vào túi vải để chườm lên vị trí các khớp đang bị đau.

4. Các bài thuốc Đông y trị viêm khớp

Trong Y học cổ truyền, viêm khớp được chia thành 4 thể bệnh khác nhau dựa trên nguyên nhân gây bệnh, bao gồm: thể phong thấp nhiệt, thể phong thấp, thể hàn thấp, thể can thận hư. Tùy vào một thể bệnh khác nhau, sẽ có các triệu chứng khác nhau và tương ứng với những cách điều trị khác nhau. Sau đây là một số bài thuốc Đông y trị viêm khớp mà bạn có thể tham khảo:

Độc hoạt tang ký sinh

  • Chủ trị: Khu phong tán hàn, trừ thấp, bình can, bổ thận, bổ khí hành huyết.
  • Nguyên liệu: 12g Phục linh, 12g Tang ký sinh, 12g Tần giao, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 12g Sinh địa, 12g Đỗ trọng, 8g Độc hoạt, 8g Ngưu tất, 8g Phòng phong, 6g Xuyên khung, 4g Nhân sâm, 4g Nhục quế, 4g Cam thảo, 4g Tế tân
  • Cách làm: Sắc uống

Tiểu hoạt lạc đơn

  • Chủ trị: Khu phong trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc, trừ đờm trục ứ.
  • Nguyên liệu: 240g Chế nam tinh, 240g Chế xuyên ô, 240g Chế thảo ô, 240g Địa long, 88g Một dược, 88g Nhu hương. 
  • Cách làm: Tán thuốc thành bột mịn rồi dùng rượu để làm hoàn. Một viên nặng 4g, mỗi lần uống 1 viên và uống 1-2 lần/ ngày khi đói với rượu.

Đại tần giao thang

  • Chủ trị: Các khớp bị đau, sưng và nóng đỏ.
  • Nguyên liệu: 120g Tần giao, 80g Bạch thược, 80g Xuyên khung, 80g Đương quy, 80g Độc hoạt, 80g Cam thảo, 80g Thạch cao, 40g Hoàng cầm, 40g Bạch truật, 40g Phòng phong, 40g Bạch linh,  40g Bạch chỉ, 40g Thục địa, 40g Khương hoạt, 40g Sinh địa, 20g Tế tân.
  • Cách làm: Tán tất cả thành bột, mỗi ngày dùng 40g để sắc uống.

Khương hoạt thắng thấp thang

  • Chủ trị: Trị phong thấp ở phần biểu, lưng nặng đau, gáy cứng, đầu đau, khư phong, thắng thấp. 
  • Nguyên liệu: 4g Cảo bản, 4g Độc hoạt, 4g Khương hoạt, 4g Phòng phong, 2g Cam thảo (nướng), 1.2g Màn kinh tử, 0.8g Xuyên khung 
  • Cách làm: Sắc uống.

Cải định tam tý thang

  • Chủ trị: Trị các chứng đau nhức (tý) lâu ngày, bổ chính khí.
  • Nguyên liệu: 12g Bạch truật, 8g Bạch thược, 8g Nhân sâm, 8g Đương quy, 6g Hoàng kỳ, 4g Cam thảo, 4g Ô đầu (nướng), 4g Tế tân, 4g Xuyên khung, 4g Phòng kỷ, 4g Phòng phong, 4g Phục linh, 2g Quế tâm, 3 quả Đại táo, 3 lát Sinh khương.
  • Cách làm: Sắc uống.

Quyên tý thang

  • Chủ trị: Trị đau nhức phong thấp, đặc biệt là vùng gáy, lưng, vai, cánh tay, toàn thân mỏi nặng, đau nhức ở các khớp.
  • Nguyên liệu: 15-20g Khương hoạt, 15-20g Khương hoàng, 15-20g Hoàng kỳ,  15-20g Xích thược, 15-20g Phòng phong, 15-20g Đương quy, 4g Chích cam thảo.
  • Cách làm: Sắc với nước gừng tươi, mỗi ngày dùng 01 thang

Tam tý thang

  • Chủ trị: Dưỡng Can Thận, trừ phong thấp, bổ khí huyết.
  • Nguyên liệu: 12g Tần giao, 12g Bạch linh, 12g Bạch thược, 12g Sinh địa, 12g Đẳng sâm, 12g Ngưu tất, 12g Đương quy, 12g Xuyên khung, 12g Tục đoạn, 12g Đỗ trọng, 12g Phòng phong, 12g Hoàng kỳ, 10g Độc hoạt, 6g Cam thảo, 5g Quế chi, 4g Can khương.
  • Cách làm:  Đem sắc lấy nước, chia hai lần ngày để uống.
Những bài thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị bệnh khớp
Có nhiều bài thuốc Đông y điều trị viêm khớp hiệu quả

Ý dĩ nhân thang

  • Chủ trị: Trị tình trạng đau khớp, đau cơ.
  • Nguyên liệu: 8-10g Ý dĩ nhân, 4g Đương quy, 4g Ma hoàng, 4g Bạch truật, 3g Quế chi, 3g Thược dược, 2g Cam thảo.
  • Cách làm: Sắc mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần uống/ ngày. Uống khi thuốc đang còn ấm.

Phòng phong thang

  • Chủ trị: Trị sưng đau hoặc đau mỏi các khớp, thớ thịt, gân cơ, đau di chuyển.
  • Nguyên liệu: 16g Phòng phong, 16g Xuyên quy, 16g Cát căn, 12g Hoàng cầm, 12g Tần giao, 12g Xích phục linh, 10g Khương hoạt, 8g Hạnh nhân, 8g Quế chi 8g, 6g Cam thảo.
  • Cách làm: Hạnh nhân đem bỏ vỏ, Quế chi cạo bỏ vỏ, Xuyên quy tẩm rượu. Đem tất cả  sắc với 2 lít nước cho đến khi còn 250ml, lọc lấy nước, bỏ bã. Chia đều nước sắc thành 5 phần, ngày uống 4 phần, tối uống 1 phần, uống khi còn ấm.

Can Khương Thương Truật Thang

  • Chủ trị: Trị đau lưng cấp ( do hàn thấp)
  • Nguyên liệu: 12g Phục linh, 12g Xuyên khung, 12g Ý dĩ, 8g Can khương, 8g Quế chi, 8g Thương truật, 6g Cam thảo.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, đem sắc làm 2 lần.

Lưu ý: 

  • Cam thảo phản ứng với các vị thuốc Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại và Nguyên hoa tạo ra nguy hiểm.
  • Các vị thuốc Ý dĩ, Quế Chi, Can khương kỵ thai nên phải cực kỳ thận trọng khi sử dụng.

5. Lưu ý khi dùng thuốc Nam trị viêm khớp

5.1. Lưu ý khi sử dụng

Mặc dù thuốc Nam trị viêm khớp khá lành tính nhưng để đảm bảo an toàn thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để việc điều trị bệnh có hiệu quả tốt nhất: 

  • Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh và tư vấn loại thuốc phù hợp để sử dụng.
  • Kiên trì sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn, không được tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của thầy thuốc để việc điều trị bệnh có hiệu quả cao.
  • Trong trường hợp bệnh nặng hoặc đã dùng thuốc Nam theo chỉ dẫn của bác sĩ một thời gian mà không có cải thiện, hãy tới cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Tuy thuốc Nam lành tính nhưng vẫn có thể gây ra dị ứng ở một số trường hợp. Do đó, hãy ngưng sử dụng thuốc ngay và tìm sự giúp đỡ của chuyên gia y tế khi có biểu hiện bất thường xảy ra.
Bài thuốc có các loại dược liệu khô
Cần chú ý khi sử dụng bài thuốc có các loại dược liệu khô

5.2. Kết hợp dùng thuốc với các biện pháp khác

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn có thể thực hiện thêm một số biện pháp hỗ trợ dưới đây để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn:

Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, tăng sức đề kháng. Đặc biệt, bạn cần uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây,… để giúp ổn định nồng Axit uric trong máu và duy trì hệ xương khỏe mạnh. Để có gợi ý nhiều hơn trong việc xây dựng thực đơn của mình, mời bạn tham khảo thêm những thông tin trong bài viết viết “Viêm khớp nên ăn gì?”.

Xem thêm: Những thực phẩm (đồ ăn, thức uống, trái cây) tốt cho xương khớp

Tập luyện thể dục, thể thao hợp lý: Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga để tránh gây kích thích, làm tổn thương đến hệ xương khớp.

Xây dựng thói quen tốt: Không sử dụng chất kích thích, tránh để tình trạng căng thẳng kéo dài, ngủ đủ giấc,…

Sử dụng sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp: Bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông của Dược Bình Đông. Sản phẩm này được chiết xuất 100% từ các loại thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính. Với các thành phần như  Độc hoạt, Đảng sâm, Dây đau xương, Đỗ Trọng, Kê huyết đằng, Ngưu tất, Tang thần, Mộc qua và Cốt toái bổ, sản phẩm mang đến công dụng nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng tê mỏi chân tay, đau nhức xương khớp trong các trường hợp mắc phải các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hay bệnh phong thấp.

Kết hợp với y học hiện đại: Phương pháp này sẽ giúp giảm đau, hồi phục khả năng vận động của khớp, giảm tác dụng phụ của thuốc và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Có hai phương pháp có thể được áp dụng khi điều trị kết hợp với y học hiện đại:

  • Dùng thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc bôi ngoài da,…
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi khớp hoặc phẫu thuật thay khớp.

Đọc thêm: Thuốc điều trị viêm khớp cấp nào tốt?

Các bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Kết hợp với y học hiện đại trong điều trị bệnh viêm khớp

5.3. Khi nào gặp bác sĩ

Bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị nếu có các dấu hiệu sau:

  • Khớp bị đau và tê cứng mà không có lý do rõ ràng.
  • Khớp bị đau có đi kèm với sốt.
  • Cơn đau ngày một nghiêm trọng hơn.
  • Sưng hoặc đau các khớp kéo dài trong thời gian hơn 2 tuần.
  • Khớp bị hạn chế cử động trong thời gian hơn 2 tuần.
Người bác sĩ đang thăm khám lâm sàn cho bệnh nhân về bệnh viêm khớp
Sưng hoặc đau các khớp kéo dài trong thời gian hơn 2 tuần

6. Tổng kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu những loại cây thuốc Nam trị viêm khớp, các bài thuốc dân gian và các bài thuốc Đông y để bạn đọc tham khảo. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng một chế độ độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, rèn luyện hợp lý để cải thiện nâng cao sức khỏe. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông. Đây là sản phẩm giúp hỗ trợ bảo vệ xương khớp được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên như Dây đau xương, Kê huyết đằng, Mộc qua, Đảng sâm, Tang thần, Đỗ Trọng, Ngưu tất, Độc hoạt và Cốt toái bổ giúp nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận, trừ phong hàn, phong thấp, thanh nhiệt, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay khi mắc phải bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp hoặc phong thấp.

Hình chụp sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông
Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông hỗ trợ điều trị viêm khớp, thoái hóa khớp

Thảo Linh Tiên được sản xuất bởi Dược Bình Đông, một đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm tại Việt Nam. Công ty TNHH Dược Phẩm Bình Đông sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Bên cạnh đó, các sản phẩm của Dược Bình Đông không chỉ được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn sử dụng mà còn nhận về giải thưởng “Sản phẩm cho sức khỏe cộng đồng”.

Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm về sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông, vui lòng liên hệ tới chúng tôi qua số hotline (028)39808808 để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)