Bạch chỉ là một loại thảo dược quý, được sử dụng rộng rãi trong Đông y với nhiều công dụng chữa bệnh. Bài viết này Dược Bình Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Bạch chỉ, khám phá lợi ích mà vị thuốc này mang lại cho sức khỏe. Hãy cùng đọc và tìm hiểu, có thể bạn sẽ tìm thấy phương pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp với mình từ Bạch chỉ.
1. Đôi nét về Bạch chỉ
Vị thuốc Bạch chỉ (Radix Angelicae) là phần rễ đã được phơi hoặc sấy khô của cây Bạch chỉ (Angelica dahurica (Hoffm.) Benth. & Hook. f. ex Franch. &Sav.), thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Bạch chỉ còn có các tên gọi khác như Bách chiểu, An bạch chỉ, Chỉ hương, Xuyên bạch chỉ, Lan hòe, Bạch cự, Hưng an bạch chỉ,…
Bạch chỉ là loại thảo dược sống lâu năm, có thân rỗng, mập, đường kính từ 2 – 3 cm, thân trên có lông tơ ngắn. Lá to, màu xanh, xẻ lông chim, cuống lá dài khoảng 4 – 20cm. Hoa màu trắng mọc thành cụm ngay đầu cành hoặc kẽ lá vào tháng 7 – 8 hàng năm. Bạch chỉ thường ra quả vào tháng 8 – 9 trong năm. Quả bế, hình tròn dài hoặc bầu dục
Cây Bạch chỉ thích môi trường sống ở bìa rừng có độ cao từ 500 – 1000m so với mực nước biển hoặc các đồng cỏ, thung lũng và ven bờ suối. Trên thế giới, Bách chiểu có mặt nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, các tỉnh nằm phía đông bắc Trung Quốc như Cát Lâm, Liêu Ninh. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở miền Bắc với các tỉnh như Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Lào Cai…
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây Bách chiểu chính là rễ. Mùa thu lúc trời khô ráo là thời điểm thu hái rễ cây Bạch chỉ. Những cây khoảng 10 tháng tuổi trở lên, có lá bắt đầu úa vàng dưới gốc sẽ được đào lên để lấy rễ một cách cẩn thận để tránh làm gãy rễ hoặc trầy xước vỏ. Sau đó đem rửa sạch, cắt bỏ cổ rễ và các rễ con mọc xung quanh. Phần rễ làm thuốc có hình trụ, màu nâu nhạt hoặc màu vàng, dài khoảng 3 – 5cm và có mùi thơm hắc.
Dược liệu Bách chiểu thường được bào chế thông qua một số cách như:
- Cách 1: Cho rễ Bạch chỉ vào vại vôi và đậy kín nắp trong 7 ngày. Sau đó, lấy ra phơi nắng hoặc sấy khô. Cuối cùng cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài.
- Cách 2: Xông rễ Bạch chỉ với lưu huỳnh trong 2 lần, mỗi lần xông khoảng 1 ngày 1 đêm sao cho rễ chín mềm và đạt độ ẩm dưới 13%. Đem phơi khô thu được phần rễ Bạch chỉ màu trắng.
- Cách 3: Cạo sạch vỏ rễ Bách chiểu, thái nhỏ, đồ chung với Hoàng tinh theo tỷ lệ 1:1. Sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô.
Sau khi bào chế, dược liệu cần được bảo quản trong hộp kín, nơi khô ráo, tránh để chỗ ẩm mốc hoặc ánh nắng trực tiếp.
2. Công dụng của Bạch chỉ
Bách chiểu, một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, cũng được công nhận rộng rãi trong y học phương Tây. Cả hai hệ thống y học này đều công nhận và khuyến nghị sử dụng Bạch chỉ vì những công dụng đáng kể
2.1. Tây Y
Bạch chỉ là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh lý như đau đầu, đau răng, viêm mũi và cảm cúm. Bách chiểu còn được biết đến với khả năng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ.
Thành phần hóa học của Bách chiểu chủ yếu là các dẫn chất coumarin như scopoletin, bergapten, imperatorin, isoimperatorin, oxypeucedanin, neobyak angelicol, xanthotoxin, byak-angelicin…. Ngoài ra, Bách chiểu còn chứa nhiều tinh dầu, acid béo, B-sitosterol, các dẫn chất polyacetylen,…
Công dụng của Bách chiểu theo Tây y:
- Giảm đau: Giảm đau đầu sau khi sinh, đau đầu do cảm cúm, đau răng.
- Kháng khuẩn: Hiệu quả kháng khuẩn đối với các loại Shigella, Salmonella, cũng như vi khuẩn Gram+, thương hàn, trực khuẩn lỵ và vi khuẩn lao.
- Chống viêm: Sử dụng trong tai mũi họng, giúp trị đau đầu, đau răng và đau thần kinh tam thoa.
- Làm đẹp da: Giúp giảm nốt mụn sưng viêm trên da, giảm thâm nám, trị tàn nhang, đồi mồi trên da.
2.2. Đông Y
Trong Y học cổ truyền, Bạch chỉ được biết đến với các tác dụng quý như giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm… Dưới đây là một số thông tin chi tiết về Bách chiểu trong Đông y:
- Tính vị: vị cay, tính ấm
- Quy kinh: Phế, Vị, Đại tràng
- Công dụng: Giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tổng mù ra, sinh cơ chi đau.
- Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, nhức đầu vùng trán, đau xương lông mày, đau răng, mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ, ngứa ở các bộ phận trong người.
3. Gợi ý một số bài thuốc trị bệnh từ Bạch chỉ
Bách chiểu đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay. Không chỉ dùng để điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, mụn nhọt sưng đau, tiểu ra máu, tiểu khó, đau nửa đầu, hay hôi miệng, Bạch chỉ còn là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc.
3.1. Bài thuốc tán hàn, giải biểu, trị đau đầu do cảm mạo
- Thành phần: 4g Bạch chỉ, 4g Khương hoạt, 16g Bạc hà, 8g Kinh giới, 8g Xuyên khung, 3g Phòng phong và 2g Tế tân
- Cách dùng: Tán bột. Mỗi ngày uống 24g với nước trà, sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
3.2. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng đau
- Thành phần: Bột Bạch chỉ và Phá môn, lượng bằng nhau
- Cách dùng: Hòa 8g bột với nước cơm, uống mỗi ngày 1 lần.
3.3. Bài thuốc trị tiểu ra máu
- Thành phần: Bột Bạch chỉ và Đương quy, lượng bằng nhau.
- Cách dùng: Hòa 8g bột với 1 ly nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần.
3.4. Bài thuốc trị tiểu khó
- Thành phần: Bạch chỉ, Giấm gạo, Cam thảo hoặc Mộc thông.
- Cách dùng: Bạch chỉ tẩm giấm, phơi khô rồi tán nhuyễn. Mỗi ngày uống 8g bột thuốc cùng nước sắc từ Cam thảo hoặc Mộc thông.
3.5. Bài thuốc trị đau nửa đầu
- Thành phần: Bạch chỉ, Tế thạch, Một dược, Thiên trạch hương, Độc diệp thải. Tất cả ở dạng bột với lượng bằng nhau
- Cách dùng: Nếu đau bên trái thì thổi vào mũi bên phải và ngược lại.
3.6. Bài thuốc trị hôi miệng
- Thành phần: 30g bột Bạch chỉ, 30g bột Xuyên khung và mật ong
- Cách dùng: Trộn bột thuốc với mật ong để làm hoàn. Mỗi lần ngậm 1 viên, ngày dùng từ 2-3 lần. Lưu ý không nhai hoặc uống với nước mà ngậm để thuốc tan ra từ từ rồi nuốt.
4. Những lưu ý để sử dụng Bạch chỉ an toàn, hiệu quả
Bạch chỉ mặc dù là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong Y học cổ truyền, nhưng việc sử dụng nó cũng cần phải thận trọng. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, cần chú ý một số điều sau:
- Các trường hợp tránh dùng Bạch chỉ:
- Người có dị ứng với thành phần của Bách chiểu
- Người có thể âm hư, huyết nhiệt, hỏa vượng
- Người có tình trạng khí hư đới hạ ra nhiều hoặc bị lậu hạ
- Người đang bị tổn thương khí huyết hoặc mắc sốt xuất huyết
- Người bị mụn nhọt, mụn vỡ, say nắng, nhức đầu, chóng mặt
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng Bách chiểu, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước.
- Tránh tiếp xúc da với ánh nắng mặt trời khi dùng Bách chiểu, có thể gây kích ứng da và viêm nhiễm.
- Bạch chỉ có thể tương tác với Warfarin – một loại thuốc chống đông máu. Sử dụng cả hai cùng lúc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Tìm hiểu kỹ để tránh mua nhầm Xuyên bạch chỉ, một loại thảo dược có hình dáng tương tự Bạch chỉ.
5. Tổng kết
Trong Đông y, Bạch chỉ là dược liệu quý với nhiều công dụng cho sức khỏe, được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, nổi bật như trị bệnh cảm ho, nhức đầu, mụn nhọt, tiểu khó,… Khi sử dụng Bạch chỉ, để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc thầy thuốc. Ngoài ra, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách dùng, liều lượng và quy trình điều trị.
Qua những chia sẻ trong bài viết trên, Dược Bình Đông hy vọng bạn đã biết thêm những thông tin hữu ích về Bạch chỉ cũng như cách sử dụng vị thuốc này hiệu quả nhất. Ngoài ra, website Dược Bình Đông cũng có rất nhiều bài viết hay cung cấp những kiến thức bổ ích để giúp bạn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Mời các bạn đón đọc tại Chuyên mục Cẩm nang sức khỏe của chúng tôi.
Nếu bạn cần tư vấn thêm các vấn đề sức khỏe hoặc tìm hiểu các sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Dược Bình Đông vui lòng liên hệ hotline (028)39 808 808 hoặc email: info@binhdong.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.
6. Câu hỏi thường gặp về Bạch Chỉ
Nền Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông Y) đã tồn tại hàng trăm năm nay và đạt được nhiều thành tựu to lớn cũng như có chỗ đứng vững chắc trong nền Y học của Việt Nam nói chung. Chính vì mang bản chất lành tính, hiệu quả và an toàn cao nên phương pháp Đông y đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Do xu hướng này mà hiện nay có rất nhiều công ty Đông y được thành lập nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, không phải công ty đông y nào cũng đủ uy tín để mọi người tin tưởng lựa chọn. Vậy những tiêu chí đánh giá một công ty uy tín là gì, hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
- Thương hiệu: Khi tìm đến các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phân phối các sản phẩm dược liệu thì điều khách hàng quan tâm nhất là sự uy tín, sự đảm bảo, chuyên môn, kinh nghiệm, dịch vụ … Các tiêu chí: Thời gian tồn tại, Địa chỉ liên hệ rõ ràng, Lĩnh vực hoạt động …
- Nguồn gốc dược liệu: Việc sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ cây thuốc quý giá. Những nguồn tài nguyên quý này đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đem đến nhiều phương pháp điều trị tự nhiên và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
- Nhân sự / Cơ sở sản xuất: Một công ty Đông y uy tín, đáng tin cậy cần phải có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Giấy chứng nhận: Nhà nước cũng như các công ty Đông y đang đẩy mạnh quá trình nghiên cứu, chế tạo ra những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe với nhiều công dụng phục vụ cho nhu cầu của mọi người. Các loại giấy phép: Giấy phép hoạt động, Giấy phép GMP.
Bạch chỉ đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay. Không chỉ dùng để điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, mụn nhọt sưng đau, tiểu ra máu, tiểu khó, đau nửa đầu, hay hôi miệng, Bạch chỉ còn là thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc.
Bài thuốc tán hàn, giải biểu, trị đau đầu do cảm mạo
- Thành phần: 4g Bạch chỉ, 4g Khương hoạt, 16g Bạc hà, 8g Kinh giới, 8g Xuyên khung, 3g Phong phong và 2g Tế tân
- Cách dùng: Tán bột. Mỗi ngày uống 24g với nước trà, sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ.
- Thành phần: Bột Bạch chỉ và Phá môn, lượng bằng nhau
- Cách dùng: Hòa 8g bột với nước cơm, uống mỗi ngày 1 lần.
- Thành phần: Bột Bạch chỉ và Đương quy, lượng bằng nhau.
- Cách dùng: Hòa 8g bột với 1 ly nước ấm, uống mỗi ngày 1 lần.
- Thành phần: Bạch chỉ, Giấm gạo, Cam thảo hoặc Mộc thông.
- Cách dùng: Bạch chỉ tẩm giấm, phơi khô rồi tán nhuyễn. Mỗi ngày uống 8g bột thuốc cùng nước sắc từ Cam thảo hoặc Mộc thông.
Các trường hợp tránh dùng Bạch chỉ:
- Người có dị ứng với thành phần của Bạch chỉ
- Người có thể âm hư, huyết nhiệt, hỏa vượng
- Người có tình trạng khí hư đới hạ ra nhiều hoặc bị lậu hạ
- Người đang bị tổn thương khí huyết hoặc mắc sốt xuất huyết
- Người bị mụn nhọt, mụn vỡ, say nắng, nhức đầu, chóng mặt
- Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần thận trọng khi dùng Bạch chỉ, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước.
Bạch chỉ có thể tương tác với Warfarin – một loại thuốc chống đông máu. Sử dụng cả hai cùng lúc có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Tìm hiểu kỹ để tránh mua nhầm Xuyên bạch chỉ, một loại thảo dược có hình dáng tương tự Bạch chỉ.