Tìm kiếm

Sưng khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & Cách chữa khớp sưng tấy

Hình ảnh người đàn ông bị sưng khớp chân

Sưng khớp thường xuất phát từ tình trạng dịch trong khớp tràn ra, khiến khớp bị sưng, khó chịu và gây nhiều khó khăn trong di chuyển. Hiện tượng này có thể diễn ra ở các vị trí khớp bất kỳ như cổ, vai, tay, chân, gối, cổ chân,…và ai cũng có nguy cơ gặp phải. Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân gây nên tình trạng sưng khớp, Dược Bình Đông mời bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.

1.  Đôi nét về tình trạng sưng khớp

1.1. Giới thiệu về tình trạng sưng khớp

Khớp là vị trí nối giữa 2 hoặc nhiều xương với nhau, giúp cơ thể di chuyển, vận động và thực hiện trơn tru các hoạt động sống hằng ngày. Các khớp được bao bọc và đệm bởi các mô mềm. Sưng khớp xuất hiện khi chất lỏng tích tụ trong các mô này.

Người phụ nữ đang bị sưng khớp kèm viêm và thoái hóa khớp gối
Sưng khớp là biểu hiện thường gặp của các bệnh về khớp

Các khớp bị sưng sẽ có kích thước lớn hơn bình thường hoặc có hình dáng kỳ lạ. Kèm với đó là các triệu chứng như: Đau nhức khớp, Tê khớp, Cứng khớp, Cảm giác nóng hoặc ấm làm khó khăn khi di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Các vị trí hay xuất hiện tình trạng sưng khớp là: cổ, vai, tay, chân, hông, các khớp ngón tay,….Trong đó, Sưng khớp được chia thành 2 loại như sau:

  • Sưng khớp cấp tính diễn ra khá nhanh và kéo dài trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ như khi chấn thương.
  • Sưng khớp mãn tính sẽ diễn ra từ từ và gây nên các vấn đề lâu dài như viêm khớp, thoái hóa khớp…

Tình trạng sưng khớp có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, phổ biến nhất là:

  • Người lớn tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người chấn thương.

1.2. Biến chứng sưng khớp

Sưng khớp không chỉ gây khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động thường ngày mà nó còn có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:

  • Teo cơ, biến dạng xương: Khi xuất hiện các cơn đau dữ dội người bệnh sẽ hạn chế vận động. Chính điều này làm cho việc trao đổi chất kém đi, để lâu ngày gây ra tình trạng cơ bị teo và biến dạng xương. 
  • Thương tật vĩnh viễn, tàn phế: Nếu những tổn thương không có dấu hiệu phục hồi thì người bệnh có thể bị mất đi khả năng cử động.
Người phụ nữ lớn tuổi đang bị biến dạng, sưng khớp tay
Sưng khớp có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng xương, tàn phế

1.3. Khi nào đi khám bác sĩ

Ngay khi phát hiện tình trạng sưng khớp xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

Ngoài ra, bệnh nhân sưng khớp thường cảm thấy đau nhức và khó chịu tại vị trí các khớp sưng viêm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và công việc. Nếu cơ thể gặp các triệu chứng đó, bạn cũng nên gặp các y bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng khớp

2.1. Chấn thương

Chấn thương do vận động mạnh, khuân vác, tai nạn có thể gây ra những tổn thương xương khớp như bong gân, trật khớp, gãy xương. Mặc dù đã được điều trị khỏi, những tổn thương này vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây sưng khớp về sau. Ngoài ra, chấn thương còn thay đổi cấu trúc giải phẫu tại vị trí bị thương, làm hỏng sụn khớp, dẫn đến bào mòn, lỏng lẻo và dễ bị tổn thương hơn. Trong trường hợp tổn thương nghiêm trọng, sụn khớp có thể bị tách ra khỏi xương, gây mất đi lớp đệm bảo vệ và tạo lực ma sát trực tiếp giữa các đầu xương gây đau nhức, sưng viêm khi vận động.

2.2. Bệnh lý

Bên cạnh chấn thương, bệnh lý là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng sưng khớp. Dưới đây là một số bệnh thường gặp:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng sụn khớp bị hao mòn và tổn thương. Theo thời gian, lớp sụn bảo vệ dần mất đi khiến bề mặt khớp cọ xát vào nhau mỗi khi vận động. Đồng thời, để đáp ứng tình trạng thiếu hụt sụn, cơ thể sẽ phát triển các gai xương. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy sưng, đau hoặc cứng khớp.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh tự miễn mãn tính, ảnh hưởng đến các khớp, đặc biệt là các khớp nhỏ ở tay và ngón tay. Bệnh gây ra tình trạng sưng tấy ở khớp, viêm khớp.
  • Bệnh gout: Đây là tình trạng gia tăng axit uric trong máu, có thể dẫn đến sự lắng đọng của các tinh thể axit uric trong khớp, dẫn đến sưng. Triệu chứng đi kèm: đau nhức dữ dội, khớp viêm sưng nóng đỏ, phù nề nghiêm trọng.
  • Bệnh lý khác: Sưng khớp xuất phát từ nhiều bệnh lý khác như: Viêm khớp vảy nến; Viêm khớp nhiễm trùng; Viêm gân; Viêm bao hoạt dịch, Lupus ban đỏ hệ thống (lupus); Suy giáp; Sarcoidosis…

2.3. Yếu tố nguy cơ

Bên cạnh nguyên nhân từ chấn thương và bệnh lý, một số yếu tố khác cũng góp phần gia tăng nguy cơ sưng khớp. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ điển hình:

  • Tuổi tác: Ở người cao tuổi, hệ thống xương khớp dần bị lão hóa, suy yếu, dẫn đến nguy cơ sưng khớp tăng cao.
  • Lối sống không lành mạnh, lười vận động: Khi cơ thể lười, không hoạt động trong thời gian dài, cơ khớp của bạn sẽ bị yếu dần đi gây ra nhiều vấn đề về xương khớp, đặc biệt là là sưng khớp.
  • Di truyền: Nếu thành viên trong gia đình mắc bệnh sưng khớp thì nguy cơ bạn mắc bệnh cũng sẽ cao hơn người bình thường khác do yếu tố di truyền.
  • Chế độ dinh dưỡng: Thiếu các dưỡng chất như Canxi, Collagen, Vitamin B2, Magie,… gây nên bệnh loãng xương, làm giảm tiết dịch khớp, khiến cho khớp phát ra tiếng lục cục khi vận động, sưng khớp, viêm khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn xương khớp sẽ chịu thêm nhiều áp lực, làm cho xương khớp sưng tấy, kêu rắc rắc khi vận động.
Người phụ nữ bị thừa cân béo phì do ăn nhiều đồ ngọt gây ra nguy cơ bị sưng khớp
Yếu tố gây nên sưng khớp có thể là do di truyền, thừa cân, béo phì,…

3. Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán sớm sưng khớp giúp phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời, từ đó giúp giảm nguy cơ biến chứng. Phương pháp chẩn đoán thường được áp dụng là khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành xác định những tổn thương như tiền sử bệnh, hiệu ứng vận động, triệu chứng khác,…

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng các phương pháp chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm máu, dịch khớp.
  • Chẩn đoán hình ảnh bằng cách siêu âm, MRI, X-quang hoặc chụp CT để đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị thích hợp, đồng thời phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác.
  • Nội soi khớp.
Bác sĩ chụp CT để chẩn đoán bệnh viêm sưng khớp cho bệnh nhân
Chẩn đoán hình ảnh bằng cách siêu âm, MRI, X-quang, chụp CT để phát hiện các bệnh về khớp

4. Phương pháp điều trị giúp cải thiện tình trạng sưng khớp do bệnh lý

Sưng khớp là bệnh lý phổ biến khiến nhiều người lo ngại. Để điều trị và chăm sóc bệnh sưng khớp, người bệnh thường được áp dụng phương pháp Tây y, Đông y hoặc Vật lý trị liệu. Dưới đây là thông tin chi tiết cho từng phương pháp.

4.1. Phương pháp Tây y

Tùy thuộc tình trạng của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phù hợp nhất. Điều trị bằng Tây y gồm có 2 phương pháp: Sử dụng thuốc tân dược và phẫu thuật. 

Thuốc Tân dược

Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm giúp bệnh nhân cải thiện tình trạng sưng khớp. Lưu ý: người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định, phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh. Các loại thuốc thường được chỉ định là:

  • Thuốc giảm đau Paracetamol: hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid (NSAIDs): giúp giảm đau và chống viêm tại nơi khớp bị sưng.
  • Thuốc khác: Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc đặc trị khác nhau. Ví dụ như nguyên nhân xuất phát từ bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ được chỉ định thuốc kháng sinh; DMARD. Bệnh thoái hóa khớp sẽ được khuyên dùng thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm như axit Hyaluronic.
Các loại thuốc tây dạng viên Paracetamol hỗ trợ giảm đau khớp, sưng khớp
Paracetamol hỗ trợ giảm đau khớp hiệu quả

Phẫu thuật

Trong trường hợp sưng khớp, viêm đau nặng nề và không giảm đau sau khi đã thử nhiều phương pháp điều trị khác nhau, các bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật. Mục đích chính của phẫu thuật là hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Phương pháp này nhằm mục đích sửa chữa hoặc thay thế các khớp bị tổn thương, hoặc giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép gây sưng đau bằng cách cắt bỏ gai xương, bó bột, thay thế khớp,…

Các bác sĩ đang phẫu thuật bệnh khớp cho bệnh nhân
Phẫu thuật là hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm do bệnh khớp gây ra

4.2. Phương pháp Đông y

Bên cạnh phương pháp Tây y, điều trị bằng Đông y cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Các loại thuốc Đông y dùng để trị bệnh xương khớp có nguồn gốc thiên nhiên an toàn và lành tính. Lưu ý, việc sử dụng các bài thuốc trị sưng khớp cần được bác sĩ/ thầy thuốc Đông y kê đơn dựa trên tình trạng bệnh lý, cơ địa và thể trạng của từng người.

Một số cây thuốc được đánh giá cao về hiệu quả chữa trị sưng khớp cổ có thể kể đến Dây đau xương, Độc hoạt, Đỗ trọng, Kê huyết đằng, Ngưu tất (Cỏ xước), Đinh lăng, Trinh nữ hoàng cung, Ngải cứu, Lá lốt,…

Bài thuốc dân gian

Bên cạnh các bài thuốc Y học cổ truyền, dân gian cũng lưu truyền nhiều bài thuốc mang lại hiệu quả hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng khớp. Một số bài thuốc phổ biến có thể kể đến:

Bài thuốc với Gừng:

  • Công dụng: Gừng có vị cay, tính ấm hỗ trợ trị sưng khớp, chống viêm, giảm đau hiệu quả.
  • Thành phần: Gừng tươi, Muối, Hành tây.
  • Cách dùng: Gừng và Hành tây rửa sạch bỏ vào túi vải sạch và đập dập. Rang nóng muối và thêm vào túi với Gừng, Hành tây tiếp tục đập. Sau đó chườm lên khu vực bị sưng khớp. 

Bài thuốc với Ngải cứu:

  • Công dụng: Ngải cứu có tính ấm, vị đắng giúp điều trị sưng khớp, giảm đau, kháng viêm rất tốt. 
  • Thành phần: Ngải cứu, Rượu gạo.
  • Cách dùng: Lấy ngải cứu tươi rang chung với muối hoặc xào lên với rượu gạo. Sau đó, đắp hoặc chườm lên vùng khớp bị sưng. 

Bài thuốc với lá Chìa vôi:

  • Công dụng: Lá Chìa vôi có tính mát hỗ trợ điều trị sưng khớp, đau khớp và thoái hóa khớp. 
  • Thành phần: Lá Chìa vôi, muối.
  • Cách dùng: Lá Chìa vôi tươi nghiền nát rồi sao khô với muối. Sau đó chườm lên khu vực bị sưng khớp. 

Các bài thuốc Đông y

Dựa vào nguyên nhân và tình trạng bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các bài thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y bạn có thể tham khảo:

Độc hoạt ký sinh thang:

  • Công dụng: Điều trị sưng khớp, phong thấp, trị các chứng tê nhức khớp, tay chân co rút.
  • Thành phần: 12g Tang ký sinh, 12g Sinh địa, 12g Tần giao, 12g Bạch thược, 12g Đương quy, 12g Phục linh, 12g Đỗ trọng, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Ngưu tất, 6g Xuyên khung, 4g Nhân sâm, 4g Nhục quế, 4g Cam thảo, 4g Tế tân.
  • Cách dùng: Tất cả các nguyên liệu đem đi sắc lấy nước thuốc uống.

Phòng phong thang gia giảm:

  • Công dụng: Giảm sưng khớp, đau nhức khớp, hành khí hoạt huyết, khu phong.
  • Thành phần: 12g Phòng phong, 12g Đương quy, 12g Bạch thược, 12g Khương hoạt, 8g Quế chi, 8g Ma hoàng, 8g Tần giao, 8g Bạch linh, 6g Cam thảo.
  • Cách dùng: Đem tất cả nguyên liệu đi sắc lấy nước thuốc uống.

Đọc thêm: Top 10 cây thuốc nam chữa xương khớp giúp hệ xương chắc khỏe

Ngoài ra với sự kết hợp của các loại thảo dược thiên nhiên như Dây đau xương, Đảng sâm, Tang thầm, Kê huyết đằng, Đỗ trọng, Ngưu tất, Độc hoạt, Mộc qua, Cốt toái bổ,… Sản phẩm bảo vệ sức khỏe Thảo Linh Tiên của Dược Bình Đông sẽ giúp bạn nuôi dưỡng lại xương khớp, bổ can thận, trừ phong hàn, phong thấp, thanh nhiệt. Đồng thời hỗ trợ giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do viêm khớp, thoái hóa khớp hay phong thấp hiệu quả.

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận
Thảo Linh Tiên Bình Đông – Giải pháp cho người sưng khớp 

Các phương pháp điều trị sưng khớp hiệu quả khác trong Đông Y như châm cứu, châm loa tai (nhĩ châm), xoa bóp bấm huyệt. Những phương pháp này sẽ tác động lên các huyệt đạo tương ứng với khớp đau, vùng lân cận chỗ đau để giảm đau nhức, tăng cường lưu thông khí huyết.

4.3. Vật lý trị liệu

Sưng khớp để lâu ngày không điều trị kịp thời sẽ gây nên các vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Do vậy, người bệnh cần tìm hiểu các phương pháp trị liệu phù hợp để giảm sưng đau, khó chịu. Có 2 hình thức trị liệu cơ bản là tích cực và thụ động.

  • Tích cực: Áp dụng các bài tập kéo giãn cơ đơn giản, bài tập tăng cơ bắp, di chuyển thiết bị hay bài tập ở dưới nước.
  • Thụ động: Sử dụng các trang thiết bị hiện đại để giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép như dùng: nhiệt trị liệu (nóng hoặc lạnh), sóng âm, kích thích điện, siêu âm trị liệu, trị liệu bằng ánh sáng, nắn hay xoa bóp khớp,…

Đọc thêm: 

4.4. Chăm sóc tại nhà

Một chế độ chăm sóc tại nhà tốt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng đau, sưng vùng gối do sưng khớp. Bản thân người bệnh và người thân chăm sóc cần chú ý:

  • Thực phẩm: Bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những chất tốt cho phần khớp  như các loại cá béo, rau xanh, trái cây cung cấp Canxi, Vitamin D, Omega-3, chất chống oxy hóa…Để biết chi tiết hơn về thực phẩm hỗ trợ sưng khớp mời bạn tham khảo bài viết: Thực phẩm đau nhức xương khớp.
  • Massage nhẹ vào các vùng khớp bị sưng.
Người phụ nữ đang massage chân để giảm sưng khớp
Massage nhẹ vào các vùng khớp bị sưng giúp người bệnh dễ chịu hơn
  • Sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung xương khớp giảm bớt tình trạng đau nhức, mạnh gân cốt, cải thiện sức khỏe xương khớp. Thảo Linh Tiên Bình Đông chính là sản phẩm đang được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn hiện nay.
  • Thay đổi thói quen xấu: Giúp người bệnh thay đổi thói quen sống, tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích. Đồng thời bạn cũng nên tạo lập môi trường sống thư giãn, thoải mái để người bệnh tránh gặp tình trạng stress, căng thẳng.
  • Đảm bảo giữ tư thế đúng khi sinh hoạt, làm việc để tránh gây tổn thương cho hệ xương khớp
  • Dùng thuốc đơn và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Tìm hiểu thêm: Những món ăn tốt cho bệnh xương khớp

5. Phòng ngừa sưng khớp

Sau đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa sưng khớp như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin C (kiwi, dứa, bưởi, dâu tây,…), rau họ cải (bông cải, cải bắp, cải kale,…), các loại cá giàu axit béo Omega-3, bột nghệ, tỏi, quế,…  giúp ổn định nồng độ axit uric trong máu, duy trì hệ xương khỏe mạnh.
  • Tránh chấn thương: Nên chơi thể thao đúng kỹ thuật, mang giày vừa chân, sử dụng đồ bảo hộ trong lúc tập luyện và tránh mang vác đồ vật nặng để hạn chế chấn thương tại khu vực khớp.
  • Tập thể dục thường xuyên và đúng cách: Nên vận động vừa phải tầm 30 phút/ ngày để các khớp dẻo dai, xương chắc khỏe, tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối để giảm nguy cơ mắc sưng khớp và nhiều bệnh lý mãn tính khác.
Những người phụ nữ đang tập thể dục để phòng bệnh sưng khớp
Thường xuyên tập luyện thể thao để giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe
  • Tạo thói quen tốt khi làm việc: nghỉ ngơi khoảng 5 – 10 phút sau mỗi giờ làm việc liên tục, đặc biệt là khi hoạt động đánh máy, may vá hoặc tô vẽ,…
  • Thăm khám định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện bệnh tật và điều trị kịp thời.
  • Kiểm soát cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa sẽ tạo áp lực lớn lên xương khớp, từ đó gây sưng khớp, đau khớp. Do đó bạn nên giữ cân nặng ở mức hợp lý (18.5 ≤ BMI < 25) để tránh tình trạng này xảy ra.

Đọc thêm: Thực phẩm (Ăn uống gì, trái cây) bồi bổ, nuôi dưỡng xương khớp

6. Tổng kết

Hy vọng với những thông tin mà Dược Bình Đông chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sưng khớp. Đây là tình trạng  gặp phổ biến ở người già, nhưng hiện nay giới trẻ cũng có nguy cơ mắc phải loại bệnh này. Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh sưng khớp bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng của mình, thường xuyên tập thể dục, xây dựng thói quen tốt, bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe,…

Hình ảnh sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông với tác dụng nuôi dưỡng xương khớp, bổ can thận
Thảo Linh Tiên Bình Đông hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng sưng khớp, viêm đau thì có thể tham khảo sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông. Sản phẩm này được điều chế bởi các loại thảo dược hoàn toàn tự nhiên như Ngưu tất, Đảng sâm, Đỗ trọng, Độc hoạt, Cốt toái bổ,… Có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, tê mỏi tay chân do viêm khớp, thoái hóa khớp, phong thấp.

Dược Bình Đồng là thương hiệu uy tín với kinh nghiệm hơn 70 năm trong lĩnh vực phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn cần tư vấn về tình trạng sưng khớp hoặc tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm Thảo Linh Tiên Bình Đông thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline (028)39808808 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất!

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)