Tìm kiếm

Cây kim ngân hoa có tác dụng gì?

Kim ngân hoa là vị thuốc lâu đời được dùng để chữa nhọt độc, rôm sảy, viêm mũi dị ứng, thấp khớp,… Các bài thuốc từ Kim ngân hoa được đánh giá là hiệu quả và có tính ứng dụng cao trong trị bệnh. Hãy cùng Dược Bình Đông tìm hiểu rõ hơn về đặc tính của Kim ngân hoa cũng như tác dụng và các bài thuốc trong bài viết dưới đây. 

1. Giới thiệu về Kim ngân hoa

Kim ngân hoa (Flos Lonicerae) là hoa được phơi hoặc sấy khô của cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.), họ Cơm cháy (Caprifoliaceae) Cây Kim ngân còn có các tên gọi khác là Nhẫn đông, Song bào hoa,…

Đặc điểm mô tả của cây Kim ngân:

  • Kim ngân là loại cây leo bằng thân quấn, thân non có màu nâu đỏ và có lớp lông phủ. 
  • Lá cây mọc đối, hơi dày, có hình trứng, chiều dài 4 – 7cm, rộng 2 – 4cm và xanh tốt quanh năm. 
  • Cụm hoa mọc xen kẽ các lá. Hoa màu trắng và sau ngả sang màu vàng. Mùa hoa nở thường từ tháng 3 – 5.
  • Quả Kim ngân hình cầu và có màu đen. Mùa quả vào tháng 6 – 8. 
Hình ảnh về vị thuốc Kim ngân hoa
Hoa Kim ngân mọc xen kẽ các lá

Kim ngân có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á, sau đó được trồng phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Tại Việt Nam, Kim ngân phân bố chủ yếu ở các vùng núi và trung du phía Bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây,… 

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Kim ngân là hoa mới chớm nở, được gọi là Kim ngân hoa, phần lá và dây thường ít sử dụng hơn.

Thời điểm thu hoạch tốt nhất của cây là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Kim ngân hoa nên được hái vào thời điểm mới chớm nở, nên hái vào lúc 9 – 10 giờ sáng khi hoa màu trắng chưa chuyển vàng. Tiến hành nhặt bỏ tạp chất, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến khi khô. Bảo quản Kim ngân hoa khá dễ vì dược liệu ít bị mốc, mọt. Tuy nhiên để đảm bảo tác dụng của dược liệu, nên bảo quản ở nơi khô mát, tránh sâu mọt. 

Hình ảnh về hoa kim ngân được dùng làm thuốc
Hoa Kim ngân khô dùng làm thuốc

2. Công dụng của Kim ngân hoa

Kim ngân hoa sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe, đã được chứng minh hiệu nghiệm trong Đông y và được ứng dụng rộng rãi trong Tây y. Dưới đây là công dụng cụ thể của dược liệu Kim ngân hoa: 

2.1. Theo Tây y

Kim ngân hoa được ứng dụng trong Y học hiện đại để kháng khuẩn, tăng đường huyết và ngăn chặn choáng phản vệ. Hoa Kim ngân chứa một loạt các hợp chất, trong đó có flavonoid như luteolin, luteolin – 7 – glucosid, lonicerin và loniceraflavon. Ngoài ra, hoa Kim ngân cũng chứa acid clorogenic và acid isoclorogenic…

Tác dụng của Kim ngân hoa theo Tây y như sau: 

  • Tác dụng kháng khuẩn: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sắc từ hoa Kim ngân có khả năng ức chế mạnh mẽ sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn và trùng lỵ Shiga. Nó cũng được biết đến có hiệu quả kháng khuẩn cao hơn so với các dạng bào chế khác.
  • Tác dụng tăng đường huyết: Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng tăng lượng đường huyết, kéo dài hiệu quả này trong khoảng 5 – 6 giờ sau khi được dùng qua đường uống.
  • Chống choáng phản vệ: Nước sắc Kim ngân còn có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ trên chuột lang.

2.2. Theo Đông y

Kim ngân hoa là vị thuốc quen thuộc trong Đông y thường dùng để chữa mụn nhọt, mề đay, lở ngứa, viêm mũi dị ứng, sốt nóng, sốt rét,…  

  • Tính vị: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc.
  • Quy kinh: Tâm, Phế, Vị.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. 
  • Chủ trị: Chữa mụn nhọt, mày đay, lở ngứa, viêm mũi dị ứng, sốt rét, sốt nóng, ban sởi, đậu, ỉa chảy, lỵ, thấp khớp, giang mai. Hoặc có thể dùng làm trà uống mát, trị ngoại cảm phát sốt, triệu chứng ho và phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường ruột, giải nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa rôm sảy. 
Hình ảnh về vị thuốc Kim ngân hoa
Vị thuốc Kim ngân được dùng phổ biến trong Đông và Tây y

3. Bài thuốc sử dụng với Kim ngân hoa

Kim ngân hoa có thể được dùng làm các bài thuốc với công dụng chính như sau: 

3.1. Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, một số trường hợp dị ứng

  • Chuẩn bị: 6-12g Kim ngân hoa, 100ml nước, đường
  • Cách dùng: Sắc Kim ngân hoa cùng với 100ml nước cho đến khi còn 10ml thì thêm đường. Có thể uống ngay hoặc cho vào lọ kín hấp tiệt trùng và bảo quản để dùng lâu dài. Liều dùng như sau: 
    • Người lớn: 2 – 4 ống/ ngày
    • Trẻ em: 1 – 2 ống/ ngày.
Hình ảnh người phụ nữ đang bị mụn nhọt
Bài thuốc Kim ngân hoa chữa mụn nhọt, dị ứng

3.2.  Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm chữa viêm gan mãn tính

  • Chuẩn bị: 20g Nhân trần, 16g Kim ngân, 12g Hoàng cầm, 12g Đại phúc bì, 12g Hoạt thạch, 12g Mộc thông, 8g Trư linh, 8g Phục linh, 8g Đậu khấu, 4g Cam thảo.
  • Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

3.3. Ngân kiểu tán chữa mụn nhọt, sốt, cảm (bài thuốc kinh nghiệm từ cổ)

  • Chuẩn bị:  40g Kim ngân hoa, 40g Liên kiều, 24g Cát cánh, 24g Bạc hà, 24g Ngưu bàng tử, 20g Đạm đậu xị, 16g Tinh tới tuệ, 16g Đạm trúc diệp. 
  • Cách dùng: Tất cả sấy khô tán thành bột. Có thể làm thành viên, ngày uống 1 – 2 lần, mỗi lần 12g.

3.4. Chữa viêm phổi

Hình ảnh người đàn ông đang bị viêm phổi
Kim ngân hoa chữa viêm phổi

3.5. Chữa viêm phổi trẻ em

  • Chuẩn bị: 20g Thạch cao, 16g Kim ngân hoa, 8g Tang bạch bì, 6g Tri mẫu, 6g Hoàng liên, 6g Liên kiều, 6g Hoàng cầm, 4g Cam thảo. 
  • Cách làm: Sắc uống.

3.6. Chữa sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: 20g Kim ngân hoa, 20g Rễ cỏ tranh, 16g Cỏ nhọ nồi, 16g Hoa hòe, 12g Liên kiều, 12g Hoàng cầm, 8g Chi tử
  • Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang. Nếu khát nước, thêm 12g Huyền sâm, 12g Sinh địa. Nếu sốt cao thêm 8g Chi mẫu.

Bên cạnh những công dụng trên, Kim ngân hoa còn được sử dụng trong các bài thuốc chống co giật trẻ em, viêm phần phụ cấp tính, viêm màng tiếp hợp cấp, đinh râu,… Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như tránh tác dụng phụ. 

4 . Một số lưu ý để sử dụng Kim ngân hoa an toàn

Để sử dụng Kim ngân hoa một cách an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Liều dùng khuyến cáo của Kim ngân hoa là 12 – 16g/ ngày, dạng thuốc sắc hoặc hãm. Hoặc có thể dùng ngâm rượu, làm hoàn tán. 
  • Đối tượng không nên sử dụng đó là người bị tỳ vị hư hàn ỉa chảy hoặc người có vết thương, mụn nhọt có mủ loãng do khí hư, mụn nhọt đã có mủ, vỡ loét 
  • Không nên dùng trực tiếp Kim ngân hoa trên da bởi có thể dẫn đến tình trạng phát ban da (ở những người bị dị ứng). 
  • Không dùng Kim ngân hoa trong thời kỳ kinh nguyệt, đồng thời cần tránh uống quá mức có thể gây phản tác dụng. 
  • Không nên sử dụng trà Kim ngân hoa thường xuyên, bởi dùng trong thời gian dài có thể làm yếu cơ thể và gây ra sự mất cân bằng âm dương.

5. Tổng kết

Kim ngân là vị thuốc quen thuộc trong cả Đông y và Tây y với rất nhiều công dụng như kháng khuẩn, chữa mụn nhọt, mề đay,… Tuy vậy, bất kỳ loại dược liệu nào cũng có những đặc tính riêng. Kim ngân có bản chất lạnh và không thích hợp để uống lâu dài, do đó bạn chỉ nên dùng tạm thời vào mùa hè nóng. Trước khi sử dụng Kim ngân, bạn cần tham khảo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc, dùng đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin chăm sóc sức khỏe từ loại dược thảo thiên nhiên trong Cẩm nang sức khỏe của Dược Bình Đông. Qua đó, hy vọng bạn có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Liên hệ Dược Bình Đông

Đánh giá bài viết này

0 / 5

Your page rank:

Đang cập nhật
Liên hệ với Dược Bình Đông để được tư vấn miễn phí
Bình luận
0 0 đánh giá
5
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết, Dược Bình Đông luôn trung thành với tôn chỉ "Thành quả chúng tôi không phải tiền bạc mà là sức khỏe và sự tin tưởng của khách hàng".

Tư vấn miễn phí

Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe mà bạn cần. Hãy để lại lời nhắn, chúng tôi sẽ phản hồi ngay!

(Các thông tin cung cấp đều được bảo mật)